Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chữa bài không chỉ đơn thuần là đưa ra đáp án! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.19 KB, 8 trang )

Chữa bài không chỉ đơn thuần là đưa ra đáp án!
Khi chữa bài kiểm tra hay bài tập về nhà, giáo viên
thường chỉ ngồi ở chỗ dành cho mình trên bục giảng,
hỏi học viên đáp án và nói cho họ biết họ đã làm
đúng hay sai. Tuy nhiên, trong phương pháp giảng
dạy lấy người học làm trung tâm thì đây lại là một
bước quan trọng mà giáo viên có thể tận dụng để tổ
chức nhiều hoạt động bổ ích hơn là chỉ đưa ra đáp án.
Tại sao giáo viên cần chữa bài?

Giáo viên ngoại ngữ thường phải dành khá nhiều thời
gian cho việc chữa bài khi học viên làm xong bài
kiểm tra hay bài tập về nhà là bởi việc này giúp học
viên:

+ Biết rằng họ đã hiểu đúng hay sai những gì đã học
trước khi tiếp thu những kiến thức mới.

+ Thường xuyên được tiếp cận với những cách sử
dụng ngôn ngữ đúng đắn và chính xác.

+ Suy nghĩ tại sao đó lại là câu trả lời đúng hay làm
cách nào để tìm ra đáp án chính xác cho một câu hỏi
bất kỳ.

+ Có những nguồn tham khảo tin cậy về mặt ngôn
ngữ mà họ có thể dùng ngay cả khi đã kết thúc khoá
học.

+ Những học viên khá có thể củng cố lại những kiến
thức đã học và những học viên yếu hơn có thể tiếp


thu những kiến thức mới từ câu trả lời.

+ Có cảm giác thoả mãn sau khi dành thời gian thảo
luận và chia sẻ thông tin cùng các bạn trong nhóm.

Trong giờ trả và chữa bài kiểm tra, học sinh chỉ chú ý
đến điểm số chứ không mấy khi để ý tới nguyên nhân
mà họ trả lời sai. Như vậy họ sẽ không tiếp thu được
gì từ những lỗi của bản thân. Thay đổi cách làm việc
sẽ làm cho giờ chữa bài phát huy tối đa những tác
động tích cực đối với việc học của học sinh.

Làm thế nào để giờ chữa bài trở nên cuốn hút?

Giống như mọi hoạt động học tập khác, việc chữa bài
sẽ trở nên cuốn hút, hấp dẫn khi học sinh phải động
não chứ không chỉ đơn thuần nghe và chép câu trả lời
đúng. Khi đó việc tiếp thu những kiến thức mới sẽ trở
nên dễ dàng, thú vị và lôi cuốn. Điều này cũng làm
cho học viên cảm thấy mình có thể rút kinh nghiệm
từ những lỗi sai trong bài kiểm tra.

+ Thử viết câu hỏi trên bảng nhưng không theo trật tự
các câu trong bài: Chú ý hoạt động này chỉ áp dụng
cho những dạng bài mà học sinh có thể tìm ra đáp án
nào là của câu nào chứ không phù hợp với dạng bài
trắc nghiệm nhiều đáp án.

+ Học sinh nghe hay đọc một đoạn bài khoá để tìm ra
đáp án: Học sinh sẽ phải động não để tìm ra câu trả

lời. Hãy khuyến khích học viên bằng cách hỏi xem
đáp án của học sinh là gì (mà không hề nhận xét là
chúng sai hay đúng) trước khi cho chúng nghe băng
đáp án.

Biến hoạt động chữa bài thành một quá trình
tương tác hai chiều

Giáo viên có thể tận dụng việc học viên muốn biết
đáp án đúng thành một cơ hội tuyệt vời để luyện kỹ
năng nghe nói. Việc này cũng giúp tạo không khí làm
việc tập thể cho lớp.

+ Học sinh có đáp án dưới dạng “lỗ hổng thông tin”:
Ví dụ, học sinh A có đáp án của câu 2, 4 và 6 trong
khi học sinh B có đáp án của các câu 3, 5 và 7. Học
sinh có thể làm việc theo cặp và chia sẻ đáp án mình
có với bạn và tìm ra đáp án của những câu mà mình
không có.

+ Những học sinh/nhóm khác nhau chịu trách nhiệm
về đáp án của những câu khác nhau: Sau khi các
nhóm hoàn thành xong công việc được giao, giáo
viên có thể đi kiểm tra xem đáp án của từng nhóm
chính xác hay không, đề cử ra nhóm sẽ chịu trách
nhiệm trả lời từng câu cụ thể và cho họ vài phút để
chuẩn bị. Việc này sẽ giúp học sinh thêm tự tin khi
đọc câu trả lời trước lớp và các học sinh khác cũng sẽ
chăm chú lắng nghe hơn.


+ Học sinh tự đề cử người chữa bài: Sau khi đã kiểm
tra đáp án của từng nhóm, giáo viên chọn ra một học
sinh trả lời câu đầu tiên rồi học sinh đó sẽ đề cử
người trả lời câu tiếp theo. Sự tò mò không biết ai sẽ
là người tiếp theo khiến học sinh chú ý lắng nghe đáp
án hơn và dĩ nhiên hiệu quả của việc chữa bài cao
hơn rất nhiều.

Làm cho học sinh chủ động hơn trong giờ chữa
bài

Tự chữa bài sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá
trình học cũng như khuyến khích ý thức tự lập của
họ. Cả học sinh khá lẫn học sinh yếu đều có thể làm
việc theo tốc độ của riêng họ mà lại không làm ảnh
hưởng đến hiệu suất làm việc của cả lớp. Khi đó chắc
chắn học sinh sẽ có thái độ tích cực hơn với việc học
ngoại ngữ.

+ Học sinh đi vòng quanh lớp và tự quyết định câu
nào cần kiểm tra đáp án: Hãy viết những câu trả lời
vào những tấm các rồi đính chúng lên tường hay bày
ra bàn học. Cách chữa bài này rất hiệu quả đối với
những học viên thích hoạt động đồng thời giúp những
học viên nhút nhát có thể tự kiểm tra đáp án nhanh
chậm tùy ý.

+ Học sinh tự viết đáp án lên bảng: Những học sinh
hoàn thành công việc sớm có thể đảm nhiệm trọng
trách này. Họ cũng sẽ được biết xem đáp án mình

đưa ra đúng hay sai và nguyên nhân của điều đó.

+ Học sinh hỏi giáo viên những câu mà họ cần biết
đáp án: Bạn có thể động viên học sinh làm việc này
bằng cách viết lên bảng cấu trúc tiếng Anh cần dùng
để hỏi đáp án “What is the answer to …?”. Một khi
học viên quen với việc này, giờ chữa bài của bạn sẽ
rất hiệu quả.

Hy vọng với những cách được giới thiệu trên đây,
các giáo viên sẽ biến những phút kiểm tra bài cũ
thành những hoạt động bổ ích và lý thú!


Source: Diệu Linh

×