Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bí quyết giúp học sinh tự học từ mới (P.1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.12 KB, 6 trang )

Bí quyết giúp học sinh tự học từ mới (P.1)
Việc dạy từ mới trên lớp là hết sức cần thiết vì giáo
viên không thể chỉ trông chờ vào việc học sinh tự học
ở nhà. Tuy nhiên khi học tiếng Anh tại Việt Nam,
học viên buộc phải độc lập, có ý thức tự học và nỗ
lực cao để học từ vựng ngoài giờ lên lớp đơn giản là
vì thời gian tiếp xúc của họ với ngoại ngữ này trên
lớp còn hết sức hạn chế. Bên cạnh đó, việc tự học từ
mới lại không hề dễ dàng bởi sự phức tạp về mặt
ngôn ngữ, ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Vậy giáo
viên có thể làm gì để giúp việc tự học từ mới của học
sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả?
Trước tiên, giáo viên cần đa dạng hoá cách trình
bày từ vựng trong bài giảng. Thêm vào đó, để tăng
tính hiệu quả trong việc học từ vựng (cụ thể là ghi
nhớ và sử dụng thành thạo những từ đã học) cần
khuyến khích học sinh tận dụng những phương pháp
học họ đã biết và dạy họ những phương pháp học
mới. Theo nghiên cứu của Pacivic (1999), phương
pháp học có thể chia làm bốn nhóm cơ bản:
I. Học độc lập:
Nhóm này bao gồm những chương trình học tập được
lên kế hoạch rõ ràng, do người học chủ động đề ra do
tự họ cảm thấy cần phải tiếp xúc nhiều hơn với tiếng
Anh ngoài giờ lên lớp.
+ Lập ra các nhóm từ vựng theo chủ đề
+ Ghi lại các từ tiếng Anh đọc được hay nghe được
khi xem chương trình ti vi
+ Làm những tấm card từ mới/ Lướt qua từ điển
+ Mỗi ngày một từ mới
+ Ghi âm lại bản tin tiếng Anh và tập nghe


+ Ôn tập từ mới thường xuyên
v.v….
Ở nhóm phương pháp này, việc tư duy vận dụng các
đơn vị từ vựng được kết hợp với cách thức xử sự
trong giao tiếp. Việc này giúp người học có thể sử
dụng được các đơn vị ngôn ngữ một cách hiệu quả
trong giao tiếp.

II. Luyện tập máy móc:
Nhóm này giúp người học luyện tập từ vựng một
cách hệ thống. Mục đích của những hoạt động trong
nhóm này là học sinh có thể nhắc lại một cách chính
xác những đơn vị từ vựng đã học.
+ Đọc to từ mới
+ Sử dụng từ điển song ngữ
+ Tự kiểm tra bản thân
+ Ghi chép lại những từ mới đã học trên lớp
v.v…
III. Luyện tập sử dụng trong những tình huống cụ
thể:
Nhóm phương pháp này hoạt động dựa trên ngữ cảnh
của từ vựng trong bài. Chúng giúp học sinh có cơ hội
tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua
những tình huống giao tiếp thực tế trong cuộc sống.
+ Ghi nhớ từ tiếng Anh khi đọc sách hay xem ti vi
+ Sử dụng những từ đã học trong nhiều ngữ cảnh
khác nhau
+ Tìm định nghĩa
+ Nghe bài hát tiếng Anh và tìm ra ý nghĩa của lời
bài hát

+ Sử dụng những từ đã học trong các cuộc hội thoại
+ Luyện tập sử dụng những từ đã học cùng bạn bè
v.v….
IV. Ghi nhớ:
Nhóm này bao gồm một loạt phương pháp ghi nhớ
dựa trên sự liên hệ về mặt hình ảnh và ngôn ngữ giữa
từ tiếng Anh với từ tương ứng trong tiếng Việt hoặc
với những từ tiếng Anh khác.
+ Sử dụng tranh, hình ảnh minh hoạ
+ Sự liên hệ với tiếng mẹ đẻ
+ Tìm kiếm sự tương đồng giữa những từ đang học
+ Minh hoạ bằng các phương tiện nghe nhìn khác
v.v…
Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tốt nhất
trong số những phương pháp đã nêu vì mỗi phương
pháp lại giúp học sinh học từ vựng theo một cách
khác nhau. Khi học từ vựng, học sinh thường phải sử
dụng rất nhiều phương pháp khác nhau mà có khi
chính họ cũng không nhận thấy. Hiệu quả của việc tự
học từ vựng phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh kết
hợp những phương pháp học đơn lẻ như thế nào.
Nhiệm vụ của giáo viên trong trường hợp này là tạo
ra những hoạt động và nhiệm vụ học tập (trên lớp và
về nhà) để giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng và
nắm vững những phương pháp tự học từ vựng. Nhờ
đó học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm, đánh giá hiệu
quả và sau đó quyết định chọn lựa phương pháp tự
học hiệu quả nhất đối với họ. Vậy đâu là những ứng
dụng của các nhóm phương pháp này? Phần 2 của bài
viết này sẽ đưa ra những ứng dụng bổ ích.


Source: Diệu Linh


×