Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Để giúp học sinh nhớ lâu hơn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.77 KB, 7 trang )

Để giúp học sinh nhớ lâu hơn
Chúng ta cần vận dụng hiểu biết về cách thức lưu
giữ thông tin của não bộ để nâng cao chất lượng học
tập của học sinh, vì suy cho cùng quá trình học tập
nào cũng đều liên quan đến sự ghi nhớ. Nếu không
nhớ được thì chúng ta không thể học được.
I. Hoạch định bài giảng
Giáo viên thường sử dụng các “hoạt động hâm nóng”
(warmers) để chuẩn bị không khí cho cả lớp bắt đầu
bài học. Tuy nhiên, cần thận trọng để sắp xếp thời
gian vừa đủ cho hoạt động này, đồng thời phải giới
thiệu ngắn gọn được mục tiêu của bài học chính.
Cuối buổi học cần có một khoảng thời gian ôn lại
những phần chính của bài học, lý tưởng nhất là tổ
chức một hoạt động tư duy “thầm” để học sinh củng
cố và tiếp thu những gì vừa luyện tập.
Học sinh có thể nhớ nhiều vào thời điểm đầu và cuối
hơn là thời điểm giữa của một hoạt động; điều đó
cũng có nghĩa là nếu chúng ta tổ chức một vài hoạt
động ngắn thì học sinh có thể nhớ nhiều hơn là chỉ có
một hoạt động dài.
II. Ngôn ngữ “liên tưởng”
Ngôn ngữ liên hệ thường dễ nhớ hơn là ngôn ngữ
không có kết nối gì. Đó là lý do tại sao phương pháp
tốt nhất là dạy từ vựng theo chủ điểm hoặc theo chuỗi
các từ vựng có chung gốc.
Cũng vậy, khi giảng một cấu trúc hay chức năng,
giáo viên luôn phải giới thiệu và cho luyện tập trong
một ngữ cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để
những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn. Các bài hội
thoại, truyện ngắn, bài hát đều là những cách hữu


hiệu nhằm ngữ cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ hiểu
và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta có thể sử
dụng trong lớp học là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm
những tài liệu có khả năng gây cười cho học sinh.

III. Nhắc lại nhiều lần
Chìa khoá để dạy học thành công là lặp lại theo
những cách thức khác nhau, sử dụng các kỹ năng
khác nhau. Nhằm giúp học sinh nhớ ngay được các từ
vựng hay cấu trúc, chúng ta có thể sử dụng cách lặp
lại đơn giản bằng trò chơi hay bài hát vui nhộn.
Có thể tổ chức trò chơi thẻ ghi chú cho cả lớp. Dính
các thẻ gồm 6-8 từ lên bảng. Lần lượt chỉ vào các tấm
thẻ để cả lớp đọc từng từ một vài lần, sau đó lật một
trong các thẻ vào trong và yêu cầu đọc lại. Học sinh
sẽ phải nhớ lại từ “khuyết” khi bạn chỉ vào đấy. Lật
tấm thẻ thứ hai và yêu cầu đọc lại cả dãy từ. Tiếp tục
cho tới khi bạn lật hết các thẻ ghi chú và cả lớp sẽ
phải nhớ lại cả 6-8 từ.
Trong lớp học tiếng Anh, các bài hát hiệu quả nhất là
bài có nhiều đoạn lặp lại với nhịp điệu khoẻ và giai
điệu dễ nhớ. Thực ra, giáo viên có thể tự sáng tạo ra
một giai điệu đều đều cho hầu hết các cấu trúc hay
chuỗi từ định dạy. Miễn là đảm bảo nhấn đúng trọng
âm, thì việc bạn hát những cụm từ ngắn, hay thậm chí
cả những câu hỏi và câu trả lời đơn giản sẽ kích thích
học sinh mở miệng phát âm và lưu ngôn ngữ vào bộ
nhớ. Ví dụ:
What’s this? (Cái gì đây?) - It’s a pencil!
(Đấy là cây bút chì!)

What’s this? (Cái gì đây?) - It’s a ruler! (Đấy
là cái thước kẻ!)
What’s this? (Cái gì đây?) - It’s a pen! (Đấy
là cái bút!)
IV. Giúp “lưu” ngôn ngữ
Khi học sinh đã “luyện tập” một nhóm các từ hay
một cấu trúc cụ thể, phải đảm bảo những gì có trong
trí nhớ ngắn hạn chuyển hoá được sang trí nhớ dài
hạn. Để làm được việc này, giáo viên cần tạo ra nhiều
cơ hội tái sử dụng và ôn tập. Chẳng hạn, bạn sử dụng
truyện ngắn để dạy một cấu trúc, nếu đã dùng nguyên
cả truyện như trong sách, thì khi nhắc lại nó bạn phải
dùng cách khác. Có thể sao và cắt nhỏ truyện ra cho
cả lớp sắp xếp lại. Xoá một số đoạn để lớp tự điền
vào. Nếu truyện ngắn hay đoạn hội thoại chỉ có hai
hoặc ba nhân vật trong đấy, hãy sao chúng ra làm ba
bản, trong mỗi bản xoá lời nói của một nhân vật. Tiếp
theo, chia lớp ra làm ba nhóm đại diện cho ba nhân
vật và làm việc cùng nhau để điền vào đoạn còn
thiếu. Sau đó xếp mỗi thành viên ở một nhóm khác
vào với nhau để hoàn chỉnh câu chuyện bằng miệng.
Sử dụng rối, mặt nạ hay thậm chí cả lời nhắc đơn
giản để làm cho câu chuyện sinh động và đáng nhớ
hơn.
Trên lớp, quan trọng là giáo viên phải có phương
pháp để tất cả học sinh có thể nhớ một cách hiệu quả,
cung cấp cho các em nhiều chiến lược học tập và tác
nhân kích thích khác nhau. Có thể sử dụng tác nhân
hình ảnh, tác nhân âm thanh và quan trọng nhất là lôi
cuốn được sự tham gia của học sinh; ở đó các em

không chỉ nghe thấy, nhìn thấy, mà còn được thực
hiện các động tác. Cuối cùng, giáo viên cần thực tế
về mục đích và dự kiến - về những gì cá nhân học
sinh có thể gặp phải và thời gian các em cần để luyện
tập, ghi nhớ và học bài.

Source: Thanh Sơn

ctv_edu010


×