Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quy định mới về cấp “sổ đỏ” tại Hà Nội Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thổ cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.48 KB, 10 trang )







Quy định mới về cấp “sổ đỏ” tại Hà Nội
Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thổ cư

Điều kiện được xét cấp “sổ đỏ”
Điều kiện để được xét cấp “sổ đỏ” đó là: các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
ổn định mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất được UBND xã, phường, thị
trấn xác nhận không có tranh chấp và có một trong các loại giấy tờ như sau: được
cấp “sổ đỏ” mà không phải nộp tiền sử dụng đất, những giấy tờ về quyền sử dụng
đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp; GCN QSDĐ tạm thời
được cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao, tặng nhà tình nghĩa gắn liền với
đất; giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày
15//10/1993, nay được UBND phường, xã xác nhận là đã ở ổn định trước
15/10/1993; giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của
pháp luật; giấy tờ mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang ở thuê
theo quy định tại Nghị định 61/CP; giấy tờ về QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất để xây dựng nhà ở, đã thực hiện
việc nộp tiền sử dụng đất; giấy tờ về nhà đất do tổ chức phân, giao khi được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất để xây
dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên; giấy tờ mua bán nhà ở, đất ở của các đối
tượng chính sách; giấy tờ mua bán nhà ở, đất ở của các tổ chức kinh doanh nhà,
sau khi người mua nhà đã thực hiện nộp tiền mua nhà ở, đất ở; Quyết định giao đất
theo kết quả trúng đấu giá QSDĐ, Quyết định giao đất tái định cư, giải phóng mặt
bằng đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có 1 trong các loại giấy tờ trên


nhưng trên đó ghi tên người khác nhưng đến trước ngày 1/7/2004 chưa thực hiện
thủ tục chuyển nhượng QSDĐ nay được UBND xã, phường xác nhận là đất không
có tranh chấp thì được cấp GCN và không phải nộp tiền sử dụng đất. Trường hợp
chuyển QSDĐ sau ngày 1/7/1994 thì phải nộp thuế chuyển QSDĐ. Các trường hợp
hộ gia đình, cá nhân được công nhận, cho phép sử dụng đất ở theo bản án hoặc
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền đã được
bàn giao đất trên thực địa thì được xét cấp GCNQSDĐƠ sau khi thực hiện nghĩa
vụ tài chính.
Đối với các trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà toàn bộ thửa đất hoặc 1 phần
thửa đất không có các loại giấy tờ trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định trước
ngày 15/10/1993, được UBND phường, xã xác nhận là đất không có tranh chấp,
phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, công bố thì được cấp GCN và không
phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức quy định. Trường
hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất sau ngày 1/7/2004 phải nộp thuế chuyển
quyền sử dụng đất. Trường hợp đang sử dụng đất ổn định không có các loại giấy tờ
nói trên nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004,
nay mặc dù không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp GCN và
phải nộp tiền sử dụng đất.
Trường hợp không được cấp “sổ đỏ”
Theo quy định này, các trường hợp không được cấp GCN bao gồm: lấn chiếm đất
công, đất chưa sử dụng kể từ ngày UBND xã, phường tiếp nhận, quản lý hồ sơ,
quản lý diện tích đất công; tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây
dựng nhà ở sau ngày 9/4/2002; đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án theo
quy hoạch; có thửa đất nằm hoàn toàn trong phạm vi hành lang bảo vệ các công
trình: đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, cầu cống, đê, điện, di tích lịch
sử mà thời điểm sử dụng đất (hoặc thời điểm mua, bán, chuyển nhượng cho,
tặng) sau ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về
phạm vi hành lang bảo vệ các công trình nói trên. Ngoài ra, các trường hợp mua,
bán, chuyển nhượng cho, tặng mà đất đó nằm trong phạm vi quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng

điểm dân cư nông thôn được quy hoạch không phải là đất ở tại thời điểm sau khi
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố.

Diện tích xét cấp “sổ đỏ” được tính như thế nào?
Đối với đất không có vườn, ao, trường hợp sử dụng đất có các loại giấy tờ, có ghi
nhận rõ ranh giới, diện tích thửa đất ở hoặc thổ cư (mà không phải nộp tiền sử
dụng đất) thì toàn bộ diện tích đất đó được xét cấp GCN không phụ thuộc vào hạn
mức đất ở do UBND TP quy định. Trường hợp được xét cấp GCN nhưng phải nộp
tiền sử dụng đất thì hạn mức sử dụng đất được quy định như sau nếu diện tích thửa
đất lớn hơn hạn mức: từ đường vành đai 2 trở vào trung tâm thành phố (thuộc 4
quận nội thành cũ: diện tích đất ở là 120 m2; từ vành đai 2 trở ra, diện tích đất ở là
180 m2; các xã giáp ranh các quận, diện tích đất ở là 200 m2; các xã vùng đồng
bằng, diện tích đất ở là 300 m2; các xã vùng trung du, diện tích đất ở là 400m2.
Phần diện tích vượt quá được xác định theo hiện trạng loại đất đang sử dụng.
Ngoài ra quy định này còn nêu rõ việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở cho các
trường hợp như: nằm trong quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt nhưng có quyết định thu hồi; các trường hợp nằm trong phạm vi hành lang
bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cầu, cống, đất nằm ngoài
đê phía sông

Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thổ cư
Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng đất ở gắn liền với nhà ở được
thực hiện như sau:
1. Thẩm quyền giải quyết: UBND Quận / huyện nơi có đất ở
2. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, hộ gia đình
3. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu)
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật
Đất đai.
* Lưu ý: Các giấy tờ theo Điều 50 của Luật Đất đai.được hiểu như sau:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan
có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai
+ Có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền
với đất; + Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất
+ Giấy tờ mua bán nhà đất (giấy viết tay) kèm theo các giấy tờ gốc mang tên của
chủ sử dụng nhà đất truớc đây.
+ Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
+ Bản án của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án,
quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã
được thi hành
+ Nhà đất được hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày
Luật Đất đai có hiệu lực và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không
có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
c) Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan Địa chính có tư cách pháp nhân đo vẽ:
d) CMND, Hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất (bản sao)
4. Cách thức thực hiện:
* Lưu ý: Hồ sơ của bước trước làm cơ sở để thực hiện các bước sau:
Bước 1:
1. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
2. UBND xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm
tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về nguồn gốc và
thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất
3. Sau khi thẩm tra, UBND xã, phường, thị trấn gửi hồ sơ đến UBND Quận/huyện
(Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất)
Bước 2:
1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận
vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều
kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp

không đủ điều kiện.
2. Đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác
định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa
vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Ra thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính
4. Trình UBND Quận/huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định và nhận sổ
đỏ.
4. Thời hạn giải quyết: 55 ngày
5. Các loại thuế, lệ phí phải nộp: Theo quy định pháp luật tại địa phương và theo
từng hồ sơ
6. Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2003, Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nhà ở,
Luật kinh doanh bất động sản
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007,
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
- Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009,
- Luật Thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội
- Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính;
- Thông tư 60 /2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính
- Thông tư 62 /2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính
- Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ
- Thông tư Liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính

- Hướng dẫn số 5622/HD-LN ngày 09/4/2010 Liên ngành Cục thuế, Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Xây dựng và Kho bạc Nhà nước
- Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tài chính
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
- Luật Nhà ở
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của ngày 23/6/2010
- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng

×