Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

NGHIỆN MA TÚY – PHẦN 1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.65 KB, 13 trang )

NGHIỆN MA TÚY – PHẦN 1

I. ĐẠI CƯƠNG
Nghiện ma túy là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên quan
trọng do ngày càng có nhiều chất ma túy tổng hợp, số lượng người nghiện ngày
càng tăng, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nghiện ma túy ảnh hưởng xấu đến
tương lai của một thế hệ, gây ra nhiều thiệt hai kinh tế xã hội to lớn do tốn tiền
mua ma túy, mất sức lao động, người nghiện mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm,
đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS. Mặc dù chính quyền của tất cả các nước trên thế giới
có những biện pháp rất cứng rắn nhưng việc buôn ma túy là những thương vụ
mang lại siêu lợi nhuận vì thế việc ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn. Ma túy là
một thuật ngữ chỉ chung các độc chất gây nghiện, trong các tài liệu gần đây thuật
ngữ lạm dụng độc chất hoặc lệ thuộc độc chất thường được sử dụng hơn.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC CHẤT MA TÚY
Cách đây 3.500 năm ngườiTrung Quốc đã sử dụng thuốc phiện như là một
duợc phẩm
Trong kinh thánh cũng đã nhắc đến rượu và say rượu.
Thổ dân Nam Mỹ đã biết hút thuốc lá và nhai lá côca trước khi người Tây
Ban Nha phát hiện ra châu Mỹ
1806 sản xuất được Morphin
Đầu thế kỷ XX sản xuất được Heroin, trong thế kỷ nầy thuốc lá cũng được
sản xuất đại trà và cũng đã trở thành một nền công nghiệp quan trọng ở nhiều
nước.
1810 Benjamin Rush là người thầy thuốc đầu tiên cho rằng nghiện rượu là
một loại bệnh lý
1860 phân lập được cocain từ lá côca và đến 1885 cocain được bán phổ biến
ở Hồng Công và châu Âu
1887 tổng hợp được Amphetamin
1893 ở Mỹ và châu Âu các phong trào chống ma túy, rượu xuất hiện.
1900 côcain trong nước ngọt Coca Cola được thay thế bằng cafein


1920 ở Mỹ, tu chính hiến pháp lần thứ 18 bắt đầu quy định cấm rượu
1921 ở Mỹ đã có 14 tiểu bang cấm thuốc lá.
1923 thầy thuốc không được kê đơn các chất ma túy sai chỉ định
1935 người ta mới phát hiện tính chất kích thích của Amphetamin và được
dùng để điều trị chứng ngủ rũ
1960 tổng hợp được LSD (Lysergic Acid Diethylamide)

III. ĐỊNH NGHĨA LỆ THUỘC ĐỘC CHẤT
Lệ thuộc độc chất hay lạm dụng độc chất là những hiện tượng về hành vi,
nhận thức, sinh lý xuất hiện sau khi bệnh nhân sử dụng độc chất nhiều lần, đặc biệt
làm người nghiện thèm muốn sử dụng lại chất đó, rất khó tự kìm chế mặc dù biết
rõ hậu quả độc hại, ngày càng phải tăng liều. Khi ngưng thuốc thì xuất hiện hội
chứng cai. Ngưòi nghiện ngày không thể lao động bình thường đuợc

IV. PHÂN LOẠI CÁC CHẤT MA TÚY
Loại ma túy Các chất thường dùng
Rượu Bia, rượng vang, rượu anh đào, whisky, vodka, gin
Amphetamin
và các chất liên quan
Amphetamin, dextroamphetamin, metamphetamin,
methylphenidate, thuốc gây chán ăn
Cafein Cà phê, trà, nước giải khát, thuốc giảm đau, thuốc
cảm, chất kích thích, thuốc gây chán ăn
Cannabis Marijuana, Hashish, delta-9- tetrehydrocannabinol
(THC)
Cocain Lá côca, cocain hydrochloride, cocain alkaloid
(crack)
Chất gây ảo
giác
LSD, psylocybin, dimethyltryptamine, mescaline

Các chất để hít Aliphatic, chất thơm, các dẫn xuất halogen của
hydrocacbon (xăng dầu, keo dán, chất tẩy sơn, các hợp
chất bay hơi)
Nicotin Thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác
Opiod Heroin, morphin, methadone, codein,
hydromorphone, oxycodone, meperidine, fentanyl,
pentazocine, buprenorphine
Phencyclidine
và các chất tương tự
Phencyclidine, ketamine
Thuốc an thần,
gây ngủ, giải lo âu
BZDs, barbiturat, và các thuốc ngủ không barbiturrat
Các chất khác Các steroid đồng hóa, nitrit, nitơ oxit, digitalis

.V. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA CÁC CHẤT MA TÚY
1. Các hình thức đưa ma túy vào cơ thể
- Hút, ngửi, hít.
- Tiêm: tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
- Ăn, ngậm dưới lưỡi
2. Hấp thu
- Các opiat khuếch tán nhanh qua niêm mạc ống tiêu hóa, niêm mạc mũi,
niêm mạc phổi, hấp thu nhanh khi tiêm dưới da, tiêm bắp. Có tác dụng ngay khi
tiêm tĩnh mạch.
- Khi sử dụng các opiat bằng đường tiêm thường có tác dụng nhanh hơn
khi ngửi hoặc hút. Nếu uống, liều phải gấp 2 - 3 lần liều tiêm mới có tác dụng
dược lý.
3. Sự phân phối các opiat trong cơ thể
- Gắn với protein huyết tương nhưng mức độ gắn với protein khác nhau phụ
thuộc vào các chất opiat khác nhau. Các opiat thường tập trung với nồng độ cao tại

não, gan, phổi, lách, tim.
- Mức độ hòa tan trong lipid: mức độ hòa tan của các opiat khác nhau.
Ví dụ : Morphine ít tan trong lipid nên khuếch tán chậm.
Heroin hòa tan mạnh trong lipid nên khuếch tán nhanh và có tác dụng lên
thần kinh trung ương nhanh hơn Morphine.
Nồng độ của các opiat trong dịch não tủy và trong huyết tương cũng khác
nhau, thường nồng độ trong dịch não tủy bao giờ cũng cao hơn trong máu.
- Liên kết với tế bào thần kinh trung ương: các opiat khác nhau thì sự liên kết
với tế bào thần kinh trung ương cũng khác nhau.
Ví dụ : Morphine liên kết với tế bào thần kinh não kém hơn Fentanyl.
Methadon liên kết đồng hóa trị bền vững với thần kinh trung ương
bởi vậy nó có tác dụng dai dẳng và có nguy cơ tích lũy, nó có khả năng gắn 90-
95% với tế bào thần kinh và thời gian bán hủy dài tư ì 24-36 giờ .
- Các opiat, đặc biệt morphine thấm qua được hàng rào rau thai tuy nhiên
nồng độ của nó giữa mẹ và con có sự khác biệt.
Ví dụ: Nồng độ morphine trong máu mẹ lớn hơn 2 lần trong thai nhi.
Ngược lại, nồng độ morphine trong não thai nhi lại lớn hơn 3 lần trong não mẹ.
Bởi vậy đối với mẹ nghiện các opiat thường có những tai biến cho thai nhi
như đẻ non, thai suy dinh dưỡng hoặc là sau khi sinh ra xuất hiện hội chứng cai
trên đứa trẻ.
4. Chuyển hóa và thải trừ
4.1. Chuyển hóa
- Các opiat đều được chuyển hóa ở gan và giải độc ở đó ngoại trừ Methadon.
Ví dụ: Morphine bị glucose liên hợp với chức phenol để cho Morphine-6
glucuronid. Chất này có tác dụng giảm đau 4 45 lần hơn chất mẹ.
Nhiều opiat bị thủy phân hoặc bị oxy hóa ở gan xảy ra tại microsom gan
qua phản ứng khử.
4.2. Thải trừ
Các chất chuyển hóa được thải trừ ra khỏi cơ thể bằng các đường sau.
- Qua nước tiểu: trong 24 giờ đầu thải trừ 80-90%.

- Các chất được chuyển hóa ở gan thành Glucuro-hợp được đào thải qua
mật, thủy phân ở ruột non, một phần được hấp thu trở lại theo chu kỳ gan-ruột,
nên thường gây nên hiện tượng tích lũy thuốc dài ngày hơn trong cơ thể.
- Thải qua đường mồ hôi, qua sữa mẹ, nước bọt.
- Một phần khác thải trừ theo phân ra ngoài.
VI. NGUYÊN NHÂN NGHIỆN MA TÚY
Nghiện ma túy thường là kết quả hội tụ của 3 yếu tố:
1. Sản phẩm ma túy
Do lợi nhuận cao việc buôn bán chất ma túy phi pháp khó kiểm soát được
do đó người nghiện dễ dàng tìm được chất ma túy, nhất là ở các thành phố lớn.
2. Môi trường gia đình xã hội
- Nghiện các chất ma túy thường gặp ở người trẻ tuổi.
- Trong số những người nghiện ma túy thường bị trầm cảm hoặc có những
sang chấn tâm lý trường diễn hay cấp diễn
Ví dụ như: Bất hòa với mọi người trong gia đình và xã hội, sống xa sự
kiểm soát của cha mẹ, bố mẹ nghiện ngập, vợ chồng bất hòa, li dị, mồ côi cha
hoặc mẹ, hoặc gia đình có người phạm pháp tù đày, bị phá sản
- Tò mò bắt chước, bị lôi cuốn, muốn tìm cảm giác lạ ở thanh thiếu niên,
khuynh hướng tụ tập thành băng nhóm. Thiếu sự giáo dục của gia đình và xã hội.
- Tìm kiếm một giá trị tinh thần mới, phủ định những giá trị đạo đức sẳn có
- Do không dám đương đầu với thực tế, người nghiện tìm đến thế giới của
ma túy.
- Môi trường y tế thiếu sự kiểm soát, lạm dụng các thuốc gây nghiện trong
y học.
3. Nhân cách người nghiện ma túy
Không có một loại nhân cách đặc hiệu của người nghiện. Tuy nhiên người
nghiện là những người thường có những nét tính cách đặc biệt.
- Nhân cách dạng chống đối xã hội, phạm pháp.
- Nhân cách dạng phân liệt.
- Nhân cách bệnh suy nhược, không ổn định

- Biến đổi nhân cách do các bệnh cơ thể nặng kéo dài, các bệnh loạn thần
mạn tính, động kinh tâm thần, di chứng chấn thương sọ não, tâm thần phân liệt,
trầm cảm
Đó là những loại nhân cách khi có yếu tố thuận lợi người bệnh dễ sử dụng
các chất ma túy do thiếu sự kiềm chế của bản thân.
VII. TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ CHẤT MA TÚY
1. Canabis (Cần sa)
Phương thức sử dụng : hút, ăn, uống.
Bộ phận sử dụng :
- Nhựa nguyên chất hút với bàn đèn.
- Lá, hoa, phơi khô hút như thuốc lá.
- Nhựa trộn mật ong làm bánh ăn.
Biểu hiện lâm sàng khi sử dụng
- Sảng khoái, giảm căng thẳng.
- Giảm kích thích giác quan.
- Gây ảo giác cao.
- Nếu dùng kéo dài gây giảm vận động, giảm hoạt động có ý chí,
bỏ bê công việc.
- Lượng sử dụng tăng liều dần mới đáp ứng nhu cầu cơ thể. Nếu
dùng kéo dài, khi ngưng thuốc sẽ xuất hiện hội chứng “cai”.
2. LSD
Phương thức dùng
- Uống dưới dạng thuốc đóng viên.
- Tiêm tĩnh
Biểu hiện lâm sàng: Sau khi sử dụng LSD tiêm tỉnh mạch sau15 phút các
biểu hiện sau sẽ xuất hiện: rối loạn thần kinh thực vật, tăng HA, nhịp tim nhanh,
tăng trương lực cơ, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, dãn đồng tử, đỏ mặt (rối loạn
vận mạch), đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Sau 30 phút xuất hiện tình trạng:
- Rối loạn năng lực định hướng thời gian không gian.

- Tăng cảm giác, loạn cảm giác bản thể, ảo tưởng, ảo giác thị giác, giải thể
nhân cách.
- Rối loạn khí sắc thường là khoái cảm hoặc lo âu.
- Rối lọan hành vi thường hành vi xung động tấn công.
- Rối loạn tư duy: xuất hiện hoang tưởng với nội dung đa dạng khủng khiếp
có thể dẫn đến tự sát.
Tình trạng rối loạn này kéo dài từ 2-5 giờ thậm chí kéo dài hơn.
Triệu chứng nhẹ nhàng hơn và thường gặp là trầm cảm.
3. Nghiện thuốc phiện và các dẫn chất thuốc phiện (Opiat)
Phương thức sử dụng
- Đối với thuốc phiện: uống, hút, ngửi, tiêm tĩnh mạch.
- Heroin tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da.
- Các chế phẩm Morphine: uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
Tác dụng: ngay sau khi tiêm tĩnh mạch.
- Sảng khoái, mất cảm giác đau, vô cảm, buồn ngủ, nhịp tim chậm,
HA giảm, co đồng tử hạ thân nhiệt, nếu quá liều lo âu, bồn chồn, chóng mặt, hôn
mê, suy hô hấp.
- Các triệu chứng tại chổ: nhiễm trùng chỗ tiêm, abces chỗ tiêm.
- Triệu chứng toàn thân: Nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim,
viêm gan, suy dinh dưỡng, mất kinh, giảm tình dục.
Tác dụng lâu dài: bệnh nhân có xu hướng muốn sử dụng lặp lại các opiat và
với liều cao hơn, mới nhằm đáp ứng được đòi hỏi tâm sinh lý.
Nếu ngưng thuốc sẽ xuất hiện hội chứng cai sau 8-10 giờ.


×