Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giáo trình văn học phương tây III - 5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.77 KB, 17 trang )

118

PHẦN 2 VĂN HỌC MỸ
2.1. GIỚI THIỆU VĂN HỌC MỸ THẾ KỈ XX VÀ MỘT SỐ TÁC GIẢ
Nền văn học Mỹ tuy mới có một lịch sử ba thế kỉ nhưng đã nở rộ phong phú và đa
dạng ở thế kỉ 20. Đặc biệt nửa sau thế kỉ này, văn học Mỹ chứa đựng những khuynh hướng
tư tưởng gần như trái ngược nhau khiến cho việc nghiên cứu nền văn học trẻ này rất khó có
được một nhận định chung, thống nhất. Mặt khác cũng vì văn học Mỹ luôn luôn sôi động
và bất ngờ.(

)
Trong tiểu thuyết, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả nổi bật mối mâu thuẫn
sâu sắc giữa cảnh đau khổ của các tầng lớp bất hạnh với sự thắng thế của các thế lực giàu
có . Các nhà văn nhấn mạnh những cố gắng của các ông bố gia đình muốn tìm cái sống cho
gia đình đã phải đẩy những đứa con gái vào con đường sa đoạ để thoả mãn sự thèm khát
hưởng lạc, đam mê tình dục của bọn nhà giàu, từ đó họ mất hết cả niềm tin vào đạo đức và
tôn giáo. Do đó trong văn học “tự nhiên chủ nghĩa” nổi lên yếu tố tình dục. Người ta đưa
bạn đọc đến chứng kiến những pha chiếm đoạt gay cấn. Tình yêu trở nên vô nghĩa và cảm
giác thay thế cho tính lí tưởng.Walt Whitmann là nhà văn mở đường. Chủ nghĩa tự nhiên
Mỹ đã vượt lên trên nhà văn Zola ở Pháp. Thoạt đầu bạn đọc bị một cú sốc. Nhưng sự suy
thoái của uy tín tôn giáo đã giúp họ hiểu rõ hơn giá trị của tiểu thuyết. Người ta vượt lên
trên những kẻ tuyên truyền chuyên nghiệp về tôn giáo “những con chó canh giữ đạo đức”.
Tác phẩm “The Genius” (Thiên tài) của T. Dreiser bị cấm năm 1915 vì nội dung đề cập tình
dục, thì đến năm 1923 lại được Pháp phát hành. Chỉ có ở Boston, hội The Society for the
Suppression of Vice tìm cách gạt tác phẩm của Dreiser ra khỏi các hiệu sách. Cuối cùng,
trường phái mới này vẫn thắng cuộc.
Tuy vậy một bộ phận công chúng vẫn không muốn đi quá xa cái gọi là “chủ nghĩa
hiện thực có mức độ”.
2.1.1 Trường phái tiểu thuyết tự nhiên chủ nghĩa
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Mỹ không có ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực như trào
lưu tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Pháp cuối thế kỉ 19. Chủ nghĩa tự nhiên Mỹ mang


nhiều ý nghĩa tích cực trong việc phân tích, phê phán xã hội. Dưới đây chúng ta nghiên cứu
một số tác giả và tác phẩm điển hình của khuynh hướng này.

(

) Ở nước ta trước đây, mới chỉ xuất hiện một số tác phẩm văn học Mỹ của các tác giả Jack
London, Hemingway, Theodore Dreiser và một vài tuyển tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện
thực phê phán.
Ngày nay, số tác phẩm văn học Mỹ ngày càng được dịch nhiều giúp cho độc giả có một cái nhìn
rộng mở hơn về nền văn học phức tạp và năng động ở châu Mỹ.
Trong khi biên soạn tập tài liệu này, chúng tôi dành nhiều trang cho tác giả nổi tiếng của thế kỉ là
Ernest Hemingway.
Đặc biệt trong phần 2, chúng tôi nêu lên những nhận định khái quát về văn học Mỹ từ sau chiến
tranh thế giới thứ II đến cuối thế kỉ 20 được coi là giai đoạn văn học đương đại và sẽ còn kéo dài
sang thế kỉ 21.

119

Khác với những nhà hiện thực kể trên không bao giờ miêu tả cuộc sống một cách ảm
đạm, Theodore Dreiser, người đi tiên phong của chủ nghĩa tự nhiên Mỹ có tinh thần bi quan
hệ thống. Vì sao nhà văn học lại dần đến cái nhìn hiện thực xã hội như nhìn qua một tấm
kính dơ bẩn, mọi sắc màu rực rỡ đều mất biến hết chỉ để lại những mảng bóng tối ?
Con đường chủ nghĩa tự nhiên cũng rộng mở, không dừng lại ở một mức độ nhất
định. Một làn sóng tình dục tràn qua văn học. Tiểu thuyết cũng đi vào những số phận thấp
hèn nhất ở các đô thị, phát hiện những kẻ bị ẩn ức, bị sa đoạ, những con người không bình
thường. Người ta chống tham nhũng, tố cáo bọn gian trá về tài chính. Người ta không còn
giấu diếm những sự sa đoạ về phong tục, chính trị, các tổ chức công nghiệp. Khi thì với
một giọng trắng trợn, thách thức, khi thì với chút hài hước. Sau thế chiến I, có phong trào
“Thanh niên nổi loạn” vì thất vọng trước hiện thực xã hội . Họ phê phán mạnh mẽ xã hội
Mỹ, còn khi phê phán cả loài người.

Nhìn lại toàn bộ nền văn học Mỹ, chúng ta thấy rằng giai đoạn bi quan và nổi loạn ấy
chỉ là nhất thời. Văn học Mỹ từ đầu thế kỉ 19 đã diễn tả mọi sắc thái của tâm hồn dân tộc.
Bên cạnh dòng văn học dành cho lớp trí thức khá rộng rãi với các tác phẩm bán chạy
“Best sellers”, còn có một dòng văn học “Tiêu thụ” trong quần chúng. Thực ra ranh giới
giữa hai dòng ấy nhiều khi không rõ rệt. Nhất là từ khi có loại sách bỏ túi bán tới các tầng
lớp trung lưu thì có thể nói loại tác phẩm nào cũng có thể đến với công chúng, từ những tác
phẩm tinh tế đến những tác phẩm bình thường.
Có một loại sách nguy hiểm là với bề ngoài “nghiêm túc” nhưng thực ra đưa lại cho
công chúng những nội dung bẩn thỉu. Chẳng hạn các tiểu thuyết của J.G Cozzens và H.
Worki. Giọng văn không có gì đặc biệt và đề cao sự tin tưởng mù quáng ở chính quyền,
danh dự, kỉ luật và sự trinh tiết. Thế nhưng có ít loại tiểu thuyết đầy cảnh làm tình trơ trẽn
đến như By Love possessed (Chiếm lĩnh bằng tình yêu) của Cozzens, còn trong cuốn
Marjorie Morning Star (Marjorie ngôi sao buổi sáng) mà Work đề tặng cho sự trong sạch,
người đọc thấy cảnh làm tình kéo dài nhất trong lịch sử văn học.
Tiểu thuyết tình báo có thái độ rõ ràng hơn. Người ta từ bỏ các cảm hứng văn học của
thời kì trước và chỉ nhằm khai thác một cách có hệ thống sự tàn bạo chỉ vì thích thú sự tàn
bạo. Mickey Spillane trong gần bảy năm đã bán được 74 triệu cuốn sách.
Bên cạnh đó, loại sách Khoa học viễn tưởng cũng phát triển. Họ khai thác bất cứ lĩnh
vực nào: y học (W.Morrison), tâm lí học (J.Ballard) và xã hội học (Isaac Asimov) .
Hình như các nhà văn trẻ Mỹ không có cái nhìn trang trọng như của các bậc đàn anh.
Không còn có những Faulkner, Ellieot, O’Neill nhưng lại có Saul Bellow, Charles Olson,
Edward Albee. Họ vẽ lên hình ảnh chân thật của nước Mỹ sau chiến tranh - một hình ảnh
khá hấp dẫn tuy đôi khi nêu lên những mâu thuẫn trong xã hội.
Chưa bao giờ ở Mỹ người cầm bút viết nhiều tiểu thuyết như ngày nay và cũng chưa
bao giờ có nhiều tác phẩm đầu tay đến như thế. Thông thường, đến cuốn thứ hai đã cách
khá xa cuốn đầu tay. Một số nhà văn có ý muốn vượt ra ngoài mình để khai phá một thế
giới mà nhiều người cho là chưa bao giờ phi lí đến như vậy. Thơ ca cũng phong phú nhưng
lại ít chú ý đến số phận con người. So với tiểu thuyết, thơ ca mạnh dạn hơn trên bình diện
thể nghiệm nhưng lại không ngại việc đi vào thế giới bên ngoài. Ngược lại, sân khấu rất
nhạy cảm với hiện thực bên ngoài. Hai cực vốn đối lập nhau của chủ nghĩa biểu hiện

(Expressism) với O’Neill và chủ nghĩa hiện thực kiểu Odets dường như nối lại với nhau ở
120

Williams (gần phía O’Neill hơn) và ở Arthur Miller (không xa lắm với Clifford Odets).
Edward Albee thì ngay cả ở những vở kịch đầu tiên đã biết kết hợp với di sản kịch phi lí
của châu Âu và đi tìm cội nguồn của nền văn học Mỹ đích thực.
Các công trình nghiên cứu xã hội học cũng tăng lên rất nhiều sau chiến tranh hoặc
dưới hình thức tiểu luận cổ truyền (Riesman, Potter) hoặc dưới hình thức bán tiểu thuyết
hoá (Oscar Lewis). Xã hội học vốn được xem là một môn ngoài cõi văn học có thể xích lại
gần loại tiểu thuyết hiện thực “nghiêm ngặt” (tỉ mỉ, chặt chẽ)
Cái HUYỀN THOẠI ÁM ẢNH nhất đối với văn học Mỹ là huyền thoại về quá khứ không
có cái bề dày thời gian của Châu Âu. Thoạt đầu, các nhà văn của Thế Giới Mới (New
World: Mỹ) quay về với quá khứ còn rất mỏng của nước Mỹ. Vì vậy, nhiều nhà văn rất
quan tâm đến chiến tranh Nam Bắc và các hậu quả của nó đối với xã hội. Toàn bộ sự
nghiệp sáng tác của Faulkner đi theo hướng ấy, cũng như các nhà văn khác ở miền Nam,
những người kế tiếp ông, như Waren hoặc E. Welty. Họ bám chắc lấy quá khứ.
Ngược lại, những nhà văn của thế hệ mới lại muốn hoặc là lùi lại quá khứ (T.Capote)
hoặc là chối bỏ quá khứ ấy (W. Styron) hoặc hơn nữa, cải biến nó (Wright Morris)
Nhà văn trước chiến tranh từ chối việc tách khỏi quá khứ. Chẳng hạn Thomas Wolfe.
Phải chăng việc tách khỏi một phần quá khứ là cái cớ thực sự đã gây ra cái chết của cây
bút. Đối với nhà văn trẻ, việc ý thức về quá khứ cũng là một nguồn sinh lực.
Giấc mơ Mỹ là biểu hiện phi vật chất và phi thời gian của việc tìm kiếm quá khứ.
Mark Twain đã từng kết tinh cả quá khứ với tương lai: mảnh đất lí tưởng của các nhà văn
trẻ - và có thể là của tất cả các nhà văn là ở phía đằng kia, trong một đất nước, vừa rất gần
mà cũng rất xa, vừa có mặt lại vừa vắng mặt, vừa thuộc về quá khứ vừa thuộc về tương lai.
Ở đó người ta có thể trở thành tổng thống Mỹ, chia sẻ tình yêu với người da đen và sống
trong một cộng đồng mà mọi người thương yêu giúp đỡ nhau. Người Mỹ đang hướng về
giấc mơ ấy, tất nhiên nói bằng nhiều dị bản khác nhau, người Mỹ mà mọi người thường
cho là “duy vật” nhất thế giới.
Khác với các bậc đàn anh, các nhà văn trẻ thường cố gắng nhấn mạnh mối nguy cơ

của giấc mơ ấy (N.Maler) và có khi tố cáo sự giả dối chứa trong đó (E. Albee)
Một biểu hiện lành mạnh của Giấc Mơ ấy là tính năng động của người Mỹ. Ít nhất, họ
cũng luôn luôn tìm tòi, khám phá.
Nhưng đồng thời, sự cô đơn của nhân vật lại càng tăng lên. Sự đau xót thường xuất
hiện ở trong tim của văn học Mỹ. Không ai có thể đoán trước được hướng đi của các nhà
văn Mỹ trong tương lai. Đáng chú ý là ở Mỹ, văn học phủ định chỉ tồn tại trong một thời
gian. Các nhà cách tân lại đưa vào tác phẩm những giá trị hiện thực mới chứng tỏ sự sôi
động trong lãnh vực sáng tác văn học không bao giờ tắt.

2.1.3 Một số tác giả tự nhiên chủ nghĩa
THEODORE DREISER (1871 -1945)
Cảm hứng sáng tác của ông bị qui định bởi quang cảnh cuộc sống ở các thành phố
lớn, nơi ông làm nghề phóng viên, do đó ông có nhiệm vụ phát hiện các sự kiện giật gân
làm nổi bật đau khổ và thất vọng của các nạn nhân xã hội. Qua những năm đầu hành nghề,
ông đã có thái độ căm phẫn với lọai người này, cảm tình đối với loại người kia. Chống lại
121

sự giáo dục hình thức chủ nghĩa và có màu sắc tôn giáo, ông chuyển cuộc nổi loạn sang
phạm vi xã hội.
Dreiser là một người vụng về, to béo, chậm chạp trong giao tiếp trò chuyện, khuôn
mặt khi nào cũng cứng nhắc. Với ông, toàn bộ cuộc sống chỉ là nội tâm, ông có những nhận
xét nhỏ, tinh tế, sâu sắc. Tiểu thuyết của ông thường gần gũi với hiện thực và mang màu
sắc bi quan. Tình dục cũng là một âm hưởng chủ đạo đối với cả nhân vật nam và nữ. Ngoài
ra ông còn có cái nhìn sâu sắc đối với những tham vọng và thủ đoạn của bọn vua tài chính
trong một thế giới không có ai chống lại chúng.
Dreiser thích xử lí mỗi đề tài 2 lần, lần thứ hai phong phú hơn và thành công hơn.
Chẳng hạn viết về những người đàn bà Mỹ thích tự do ông lần lượt viết Sister Carrie (1900)
và Jennie Gerhardt (1911). Cả hai đều do nghèo khổ mà phải tìm kiếm người tình, rồi với
điều kiện nào đó lại phải thay đổi người tình. Nhưng nếu Carrie là cô gái đơn giản, vô ý
thức, trượt dài trên con đường dốc của lạc thú thì cô Jennie lại phức tạp hơn. Lớn lên trong

một gia đình ngoan đạo, cô cố gắng làm cho bố mẹ yên tâm. Do tích luỹ được nhiều chi tiết
sinh động, có thực, cả hai cuốn tiểu thuyết, nhất là cuốn thứ hai được dư luận bạn đọc chú
ý.
Cowperwood - nhân vật chính trong The Financier (Nhà tư bản tài chính 1912) và
The Titan (Người khổng lồ) là một nhà tài chính thường dùng các thủ đoạn trong kinh
doanh và trong hoạt động chính trị để thực hiện các mưu đồ của mình. Theo quan niệm của
Dreiser về con người thì chính những bản năng đã dẫn dắt Cowperwood : bản năng sống
sung sướng trong giàu có và bản năng tình dục. Dreiser đã gây được cho người đọc ấn
tượng về một nhân vật thuộc tầng lớp thống trị - một thứ siêu nhân đầy thông minh và sức
sống để xây dựng ý chí và sức mạnh. Cuối cùng, hoàn cảnh trái ngược đã làm sụp đổ tất cả
ý đồ, thủ đoạn của y: sự liên minh của những người nghèo khổ đã làm cho y nếm mùi thất
bại thảm hại. Những trang viết về sự suy thoái của y là những trang khá cảm động. Dreiser
chẳng bao giờ quan tâm đến cái mà người ta gọi là đạo đức. Nhưng ông biết nhìn thấy mặt
trái của hiện thực. Tính khách quan của ông trước mọi sự kiện làm cho ông thoát khỏi bệnh
thành kiến.
The Genius (Người thiên tài, 1915) viết về con đường sa đoạ của một nghệ sỉ không
có ý chí và tài năng. The American Tragedy (Bi kịch Mỹ) lại đẩy cuộc điều tra sâu hơn nữa.
Một thanh niên đã giết chết người yêu để có thể tự do chinh phục một cô gái khác giàu có
hơn, cuối cùng Slyde bị bắt và bị kết án tử hình.
The American Tragedy là thành công lớn đầu tiên của Theodore Dreiser.
Dreiser là người cầm bút đi tiên phong. Những nhược điểm của ông là coi thường đạo
đức, bi quan, nhìn người và việc không toàn diện, kết cấu truyện yếu, rời rạc, động tác phát
triển chậm chạp, ngôn ngữ ít màu sắc . . .Tuy nhiên, đôi khi ông xây dựng được những tính
cách mạnh, độc đáo, miêu tả được những tình huống bi kịch, cá biệt có khi đạt đến một
trình độ ngôn ngữ cao. Ông ít viết truyện vừa. Cuốn Twelve Men cho ta thấy rằng, do bắt
buộc của thể loại, ông cũng có thể thu ngắn để làm nổi bật tính cách nhân vật và tránh lối
viết dài dòng, rườm rà.
Nhờ có Dreiser, chủ nghĩa tự nhiên chiếm được chỗ đứng trong văn học Mỹ. Sự suy
sụp tinh thần sau chiến tranh đã giúp ông củng cố trường phái.
122


Cùng với Whitmann, Dreiser là gương mặt mạnh nhất và độc đáo của nền văn học
Mỹ. Ít có nhà văn nào ảnh hưởng sâu rộng như vậy trong công chúng văn học Mỹ. Ông cứ
đứng vững một mình mặc dầu nhiều người chưa hiểu ông, có người còn gọi ông là bố đẻ
của dòng văn học đen.
Dreiser và vấn đề xã hội; Ông bị coi là bố đẻ của dòng văn học đen nhưng thật ra
không thuộc dòng văn học ấy. Cũng như ông không hề thuộc dòng văn học cách mạng.
Thực sự chỉ có mình ông là nhà văn tự nhiên chủ nghĩa - một mình một dòng văn học. Ông
chẳng có hi vọng mà cũng chẳng tuyệt vọng hay thất vọng. Ông chỉ hiểu biết xã hội, nên
phải viết ra và chỉ có thế thôi. Ông có thể giải thích tất cả, tội ác của người giàu cũng như
tội lỗi của người nghèo. Thế giới là một chiến trường của các cuộc đấu tranh gay gắt mà
người yếu tất nhiên sẽ bị đè bẹp, điều đó đối với ông chỉ là một hiện tượng, hiển nhiên như
quả đất tròn vậy. Nhà văn Dreiser không có tham vọng cải cách xã hội. Tác phẩm hiện thực
của ông là qui luật của tự nhiên , và ông chỉ trình bày và chấp nhận (Tuy nhiên, cho đến
cuối đời lúc đã 73 tuổi, Dreiser gia nhập Đảng cộng sản)
Trong hai cuốn tiểu thuyết xã hội, ông tỏ ra là người tố cáo mạnh mẽ nhất sự sa đoạ
của xã hội thượng lưu Mỹ, nhưng không có hàm ý nào về sự trả thù.
Bởi vì theo ông, lúc bấy giờ những hành động của chúng, chúng không phải chịu
trách nhiệm. Những việc đó là sản phẩm của một tính cách và những hoàn cảnh nhất định.
Trong khi đó, một nhà văn vô sản có thể đòi treo cổ nhân vật tư bản khốn nạn
Cowperwood.
Khác với các nhà văn nổi tiếng trước như James, Wharton, Dreiser là con trai một gia
đình Đức mới nhập cư đến bang Indiana, không rõ gốc gác truyền thống nào cả. James và
Wharton đều xuất thân từ những gia đình khá giả cũ ở miền Đông và không có ham muốn,
thèm khát gì hết. Còn Dreiser thì nghèo túng từ hồi còn niên thiếu và bao giờ cũng thiếu
thốn. Một bên thì được học hành, đào tạo đầy đủ, thậm chí cánh cửa các nhà xuất bản luôn
luôn mở rộng cho họ. Dreiser thì ngược lại, phải đi tìm một chỗ đứng hẹp trong xã hội.
Thoạt tiên ông làm nghề phóng viên, săn tìm những việc lạ, giật gân. Ông đi từ thành phố
này sang thành phố khác và viết. Viết xong lại phải lo tìm cách bán.
Năm 1900, ông cho in cuốn sách đầu tiên: Sister Carrie. Ngày nay nhiều người vẫn

đánh giá cao tác phẩm ấy như một tác phẩm đánh dấu ấn lịch sử, như sự ra đời của văn học
dân tộc. Nhưng lúc ra đời thì nó bị rơi vào quên lãng hoặc coi thường. Ít người hiểu rằng
cái gì đã xảy ra hoặc chấp nhận nó.
Cái gì đã xảy ra vậy? Đơn giản thôi, đây là lần đầu tiên, một nhà văn đã nói hết. Điều
đó đối với chúng ta ngày nay đã là bình thường. Nhưng bạn đọc thời ấy lấy làm lạ sao một
nhà văn lại có thể viết những điều như vậy.
Nếu chúng ta đã quen với việc cuốn sách có thể nói tất cả thì cũng cần nhớ rằng
chẳng phải bao giờ cũng nhu thế đâu. Phải có một người mở đầu chứ. Và ở nước Mỹ thì
người đó chính là Theodore Dreiser.
Lúc bấy giờ muốn làm như vậy phải rất dũng cảm. Một số đề tài miêu tả cảnh trần
truồng được xuất bản đặc biệt và bán vụng trộm ở đằng sau quầy sách Chính Dreiser đã
cho nó cái quyền được tồn tại trong văn chương, được đưa ra bán công khai trong các tủ
kính, không phải để phục vụ một thị hiếu không lành mạnh, không phải để trêu tức, mà đơn
giản chỉ vì nó là bộ phận của cuộc sống. Nhà văn Howells, người giương cao ngọn cờ chủ
123

nghĩa hiện thực lại quá tỉnh táo khôn ngoan để chỉ nói đến những mặt “trong sáng” của hiện
thực; Norris và Upton Sinclair chỉ chú ý đến các mặt xã hội; James chú ý đến các vấn đề
tâm lí học, Wharton chống lại những qui ước giả tạo trong cuộc sống, nhưng rồi lại phục
tùng chúng theo thói quen của xã hội. Dreiser không hề biết đến tất cả những điều ấy.
Trong The American Tragedy (1925) tác phẩm tiêu biểu được viết khi ngòi bút của
ông đã chín, biểu thị sự hiểu biết sâu sắc của ông về con người. Các nhân vật của Dreiser,
trong nhiều tiểu thuyết, hoàn toàn không có chút nghi ngờ gì là con người có thể có khát
vọng nào ngoài sự thèm khát đồng tiền. Thực sự, đó là sự phê phán ghê gớm đối với cả một
nền văn minh.
Nếu văn phong của Dreiser tốt hơn thì ông sẽ là một trong những nhà văn lớn nhất
của mọi thời đại, cũng tầm cỡ như Stendale, Dostoievsky (tất nhiên ngay cả những nhà văn
này cũng có những hạn chế và nhược điểm)
Căn cứ theo hai tác phẩm đầu tay của ông, người ta nghĩ rằng, nếu Dreiser muốn,
ông có thể ngày càng nâng cao văn phong lên chứ không phải ngày càng sa sút, tồi tệ. Thật

ra ông coi thường ngôn ngữ văn học. Sự thiếu trang nhã của ông không phải là dấu hiệu của
sự bất lực mà biểu hiện ý muốn của ông là không cần phải trang nhã văn chương. Quả là
trong ý muốn giải thoát mọi qui tắc giả tạo và xa lạ, các nhà văn Mỹ đã đi đến chỗ không
phải coi nhẹ mà “coi khinh các vấn đề mỹ học”, theo cách nói của Alfred Kazin, nhà sử học
sáng suốt của văn học Mỹ.
Nhiều nhà văn sau chiến tranh chịu ảnh hưởng của Dreiser, các nhà tiểu thuyết như
Farrel, nhà tiểu thuyết da đen Richard Wright với Native Son 1940 (Đứa con quê hương) là
sự bắt chước The American Tragedy (1925). Họ học theo Dreiser và quan niệm thế giới
như một nhà tù về sinh hoạt và xã hội con người như là nô lệ của thân xác và đồng tiền.
Quan niệm ấy vốn là của Dreiser đã ảnh hưởng rộng rãi, từ quan niệm bi đát ấy sinh ra
thành ngữ “văn học đen”.
Trên đây, chúng ta đề cập đến các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa trưởng thành từ trước
chiến tranh thế giới thứ nhất. Mặc dầu có tinh thần phê phán hoặc châm biếm nhưng họ
không thể bị gọi là những nhà văn có khuynh hướng phá hoại.
Thế Hệ Cầm Bút Trẻ Sau Chiến Tranh (1914 –1918) thì khác. Những nhà văn này
hoặc có tham gia chiến tranh hoặc có dịp chứng kiến những sự phá hoại tinh thần của chiến
tranh để lại sau lưng nó.
Hiển nhiên chiến tranh thế giới I là một hiện tượng xấu. Chẳng những nó gây nên bao
đau thương, chết chóc, bao nhiêu cảnh điêu tàn mà còn kéo theo sự sụp đổ của bao nhiêu
lòng tin, bao nhiêu nguyên tắc và quan niệm. Thanh niên Mỹ đánh trận khá dũng cảm
nhưng sau khi trở về nhà thì họ bị vỡ mộng về nền văn minh và về nhân loại. Cũng như nhà
thơ Pháp Paul Valery đã viết “ngõ cửa vào thế kỉ của chúng ta đầy rẫy những nấm mộ” và
“chúng tôi, những nền văn minh, chúng tôi biết rằng, rồi đây chúng tôi sẽ bị huỷ diệt” câu
nói tiêu biểu của ông khác hẳn với tinh thần lạc quan tin tưởng trước chiến tranh thế giới I.
Những thanh niên Mỹ có hứng thú viết văn đã viết tiểu thuyết, thơ, kịch với một
cảm hứng bi quan sâu sắc. Họ không đề cao lí tưởng, không ưa tình cảm, họ cũng chẳng
buồn quan tâm đến vấn đề xã hội.
Dưới đây tiếp tục giới thiệu một số cây bút và tác phẩm tiêu biểu theo chủ nghĩa tự
nhiên như William Faulkner, John Dos Passos, Carvel Vechten, E. Cummings, Erskin
124


Cadwell Ludwig Lewisohn, Pearl Buck, Magaret Mitchell, Scott Fitze Ald, James T.
Farrell, Thomas Wolfe, Stewart Edward White và nhà văn Ernest Hemingway sẽ được trình
bày đầy đủ hơn cả với những tác phẩm nổi tiếng của ông.

WILLIAM FAULKNER
Sinh năm 1879. Nhà văn thích thú viết những cái không bình thường và cái kinh
khủng. Cái chết bay lượn trên Soldier’s Pay (Lương của lính) và The Sound and The Fury
(âm thanh và cuồng nộ) cho ta nghe thấy tiếng nói nhăng nhít của một tên ngu xuẩn. Sự
điên cuồng và giết chóc là những yếu tố cấu thành cốt truyện Light in August (Ánh sáng
tháng Tám). Nhà văn nổi tiếng với vụ xì căng đan gây nên bởi cuốn Sanctuary (Nơi tôn
nghiêm) câu chuyện hãm hiếp phụ nữ và sau đó là sự suy sụp tâm thần của cô gái nạn nhân.
. . Văn phong của Faulkner khá độc đáo, gồm toàn những câu dở dang, theo kiểu ngôn ngữ
điện tín, tuy nhiên từ ngữ của tác giả rất phong phú, có những đoạn thu ngắn gây ấn tượng
sâu sắc. Nhiều trang tối nghĩa vì hình thức quá cô đọng. Faulkner vốn ở miền Nam nên
trong cách miêu tả khung cảnh làm nền ông tỏ ra hiểu biết sâu sắc cảnh quan phong tục và
tính cách miền Nam.
Với Faulkner, chúng ta bước vào giai đoạn u tối nhất của văn học Mỹ. Nhưng điều
khác biệt là ông không phải là nhà văn hiện thực. Thế giới nghệ thuật của ông còn suy tàn
hơn cả thế giới của các nhà văn miền Bắc. Ông thuộc giới quí tộc miền Nam nên sau khi bị
các nhà doanh nghiệp Yankee chiếm lĩnh, chỉ còn lại những tàn vụn vô giá trị. Người đọc
phải đi tìm chìa khoá trong Unvanquished (Bất khuất) và trong những truyện kể về cuộc
nội chiến mà ngòi bút của tác giả đạt đến cái đẹp kỳ lạ, rất hấp dẫn và đầy chất thơ, người
ta cảm thấy xốn xang nỗi nhớ quê hương của tác giả đối với mảnh đất miền Nam cổ xưa có
tính chất hiệp sĩ và quí tộc. Nói cách khác, điều mà Ellen Glagow diễn đạt bằng hình thức
châm biếm thì Faulkner diễn đạt bằng cơn ác mộng. Ông đưa những cái có ý nghĩa sâu sắc
về tâm lí vào tác phẩm với một văn phong tuyệt vời. Người ta gọi ông là nhà phù thủy về
ngôn từ những từ chuẩn xác, đầy gợi ý, những nhịp điệu âm thanh cũng gợi ý. Với
Faulkner, ngay việc miêu tả một chiếc mũ, một tấm giẻ lau, một bàn tay bẩn cũng trở thành
một bài thơ.

Nhưng văn xuôi phong phú của ông cũng gây ra những khó khăn cho người đọc.
Dường như nhà văn cố ý làm cho người đọc bị lạc lối, người đọc có cảm giác bị bịt mắt ở
giữa một nơi xa lạ, bên cạnh những người không rõ nguồn gốc, trong những cảnh tàn bạo
hoặc lộn xộn mà họ không hề biết gì về các nguyên nhân lúc mở đầu. Không chỉ các phần
mở đầu chương, mỗi cuốn tiểu thuyết, có khi chỉ một đoạn văn bất chợt cũng là một bí ẩn.
Chúng ta đang ở đâu? Ai đang nói? Nói về cái gì? Chẳng bao giờ Faulkner giải thích những
điều đó. Mặc cho người đọc tự suy luận. Nhưng viết theo kiểu Faulkner cũng chẳng phải là
dễ. Bởi lẽ một phương pháp thường dùng của tác giả là cho nhiều nhân vật khác nhau cùng
mang một tên gọi; Đồng thời một nhân vật lại có thể có nhiều tên khác nhau. Và chẳng bao
giờ ta biết là ta đang theo dõi nhân vật nào.
Cuốn tiểu thuyết kì lạ nhất của Faulkner là The Sound and The Fury (1930). Phần đầu
tác giả thuật lại ý nghĩ của một thằng ngốc, lẫn lộn lung tung các kỉ niệm và hiện tại. Người
đọc không làm thế nào phân biệt được cái này với cái kia. Phần thứ hai diễn ra mười tám
năm trước phần thứ nhất, kể lại các ý nghĩ của chàng thanh niên đang yêu chính em gái của
nó và rất muốn tự tử. Lời văn rườm rà phức tạp với nhiều trang nối tiếp nhau không có
125

chấm phẩy, không có chữ viết hoa. Sang phần thứ ba mới có chút ánh sáng rọi vào bóng tối
của phần thứ nhất. Đây cũng lại là một độc thoại nội tâm nhưng là của một người bình
thường. Cuối cùng ngày thứ tư là một câu chuyện kể. Chúng ta trở về với thế giới khách
quan và với hình thức tiểu thuyết truyền thống. Đó là một ngày lễ Pâque, người da đen đi
nhà thờ còn người da trắng cấu xé lẫn nhau. Và cuốn sách kết thúc mặc dầu câu chuyện
chưa kết thúc. Nhân vật Jacson có tìm lại được cô cháu không ? Có phải chính cô ta đã ăn
cắp tiền không ? Người đọc bắt đầu chú ý bởi đã bắt đầu hiểu, song chẳng bao giờ hiểu
được rồi câu chuyện sẽ đi đến đâu.
Người ta có thể nghĩ rằng văn phong của Faulkner có cái đẹp phong phú và tối tăm
như vậy có phải là lãng phí hay không? Chẳng hạn khi đọc Sanctuary, xét cho cùng đó là
một cuốn tiểu thuyết trinh thám xây dựng thật khéo léo, nhưng khá nhàm chán mặc dầu vụ
hãm hiếp bẩn thỉu là trung tâm của câu truyện. Nhưng trong những truyện ngắn như The
Bear (con gấu), Go Down Moses (Đi xuống Moses) hoặc trong các tiểu thuyết như :

Intruder in the Dust (Người xông vào bụi mù) và Requiem for a Nun (1950) và cả trong
diễn văn cảm ơn lúc nhận giải , nhà văn đã giải thích : người ta không còn có thể ngờ rằng
sáng tác của ông không có một ý nghĩa đạo đức và không có tính thống nhất. Hai đề tài
chính đều là đề tài của thời đại . Đối với ông, quá khứ hiện đang còn, không có cái gì chấm
dứt, trước kia cũng như bây giờ (Điều này soi sáng kết cấu của The Sound and The Fury).
Cái ác chỉ có thể chuộc lại bằng sự đau khổ. Cũng như miền Nam đau khổ vì những tội lỗi
đã phạm với người da đen, nhưng phương thuốc chỉ có thể đem lại từ những quyết định do
bên ngoài áp đặt (miền Bắc). Miền Nam cần phải thay đổi ngay bằng một hành động tình
yêu. Sự kiên nhẫn của người da đen trong việc chịu đựng các đau khổ cũng góp phần vào
sự thay đổi nhưng miền Nam và người da đen cũng chỉ là những biểu tượng của nhân loại.
A Fable (Một truyện ngụ ngôn) đã khẳng định cái điều gợi lên từ cuốn Requiem for a Nun .
Faulkner theo cách của ông, đã phát hiện ra Thiên Chúa Giáo.
Như vậy , sáng tác của ông có ý nghĩa biểu tượng, nhưng muốn hiểu các biểu tượng
ấy, cần phải có một cái nhìn toàn thể, và lúc ấy các truyện ngắn và tiểu thuyết của ông mới
nổi lên ý nghĩa. Tuy vậy cũng không thể nói rằng sự ham thích những cái tối nghĩa, thô lỗ,
ma quái, nghịch lí và bất ngờ lại là những giá trị (trừ một số trường hợp)
Năm 1940, trong các giới văn học Mỹ dường như mọi ý kiến đều thống nhất rằng:
tiểu thuyết đã chết. Báo Time and Life đưa điều nhận xét đó ra và có ý lấy làm thú vị. Nền
văn học sinh động ở Mỹ thường bị xem như là biểu hiện kì quái, đáng nghi ngờ của một
nhóm cá nhân đang chối bỏ xã hội. . . hoặc ít nhất cũng bị xã hội từ bỏ.
Các tạp chí tri thức tổ chức những buổi sinh hoạt bàn tròn giữa các nhà nghệ sĩ và các
nhà phê bình. Các nhà tiểu thuyết tỏ ta e ngại. Các nhà phê bình thì kiên quyết. Một nhà
phê bình đặt cho một công trình văn học cái nhan đề đầy ý nghĩa: After the Lost
Generation (Sau thế hệ đã mất). Các nhà tiểu thuyết sẽ không được đánh giá đúng giá trị
đích thực của họ, mà theo những tiêu chuẩn của thế hệ đã qua (đã mất: lost) cái thế hệ đã
ngự trị cả nhà tiểu thuyết và nhà phê bình .
Từ lâu, vốn có mặc cảm thua kém châu Âu, ngày nay các nhà tiểu thuyết Mỹ cảm
thấy chưa thoải mái trước nhận xét của Magny gọi là “thời đại của tiểu thuyết Mỹ”
Năm 1957, Gvan Ville Hicks công bố chứng cớ của các nhà tiểu thuyết trẻ để chứng
tỏ tiểu thuyết đang khoẻ mạnh (The Living Novel). Thế nhưng tên tuổi của các nhà văn

126

giữa hai cuộc thế chiến vẫn tác động đến các nhà văn mới. Các mối quan hệ của họ đối với
các bậc đàn anh rất phức tạp. Có cả sự chỉ trích lẫn sự chiêm ngưỡng.
Hemingway vẫn được trọng vọng. Nhiều nhà văn tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn
bắt chước ông. Nhưng ông vẫn bị chỉ trích bởi văn phong nhiều khi có vẻ giả tạo, bởi thói
quen thích tạo ra những truyền thuyết xung quanh các nhân vật và xung quanh cả bản
thân Chủ yếu người ta quay về với Sherwood Anderson. . .
Đối với Faulkner, sự kính trọng vẫn y nguyên. Đôi khi người ta cũng có nhắc đến
những mâu thuẫn trong tư tưởng của ông từ bài diễn văn nhận giải thưởng , tính chất bảo
thủ của ông trong vấn đề người da đen. Tuy nhiên không bao giờ ông bị chỉ trích mạnh mẽ.
Người ta vẫn coi trọng ông.
Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng mỗi nhà tiểu thuyết đều muốn được
như Faulkner (hoặc Hemingway, hoặc Dos Passos), còn các nhà phê bình cũng tiếc rằng
không tìm thấy nhiều nhà văn như vậy.

MARGARET MITCHELL.
Với tiểu thuyết Gone with the Wind (Cuốn theo chiều gió). Tiểu thuyết viết về cuộc
nội chiến Nam Bắc (1861-1865) với quan điểm hiện thực sâu sắc. Viết về chiến tranh
nhưng tác giả rất ít miêu tả chiến tranh, rất ít cảnh bắn giết. . . mà chủ yếu đi sâu vào các số
phận nhân vật. Cả một tầng lớp quí tộc do chiến tranh thúc bách đã chuyển dần sang hàng
ngũ tư sản. Tác giả còn trẻ tuổi nhưng đã có trình độ nghệ thuật già dặn, đã cắm hàng loạt
nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết dày hơn một nghìn trang mà mỗi nhân vật đều có cá
tính riêng, khác biệt nhau và sự thay đổi số phận cũng đi theo những con đường khác nhau.
(Gone with the Wind đã được quay thành phim hai lần và đoạt giải Oscar).
Tác phẩm này kể câu chuyện của một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ ở miền nam
Hoa Kỳ tên là Scarlett O'Hara và những vất vả cực nhọc mà nàng cùng với bạn bè, gia đình
và các người yêu đã trải qua tại miền Nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ và Thời kì tái
thiết. Đồng thời truyện kể tình yêu giữa Scarlett O'Hara và Rhett Butler.
Cuốn theo chiều gió gồm 5 phần:

Phần 1.Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến, một thế giới với
những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội
thượng lưu quý phái. Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính
của truyện, Scarlett O'Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia
cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua
cuộc nói chuyện này, Scarleett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn
bị đính hôn với cô em họ là Melanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin
đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác
minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ
và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng
quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và
cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với
nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett
127

Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng
nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén
Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy
Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có
tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Đám cưới của Sacrlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày
trước đám cưới giữa Ashley và Melanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần
sau, Ashley cùng đội kị binh của bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa ở
căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời
và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade
Hamilton).
Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc
đồ tang, không chuyện trò sôi nổi hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông. Scarlett cảm
thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng,

Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và
bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.
Phần 2 Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự
nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng
đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị
cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân
thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có
con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt
phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời
nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng. Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì
nàng thèm muốn được khiêu vũ cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm
chán của một góa phụ.
Kế từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và Rhett được cải thiện. Rhett bằng bản tính hài hước,
hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm
ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng
căng thẳng. Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt
trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều. Giáng sinh
năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ
mình, Melanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ
tình yêu với chàng hi vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn
dò nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi
và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.
Phần 3. Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên
tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người
dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi
người vì Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm
sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie.
Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và hắn đã lấy cắp của quân đội cho
128


nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Hắn chở Melanie và con nàng,
Prissy, Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc
những người còn lại để gia nhập quân đội Hợp bang. Trước khi đi, hắn hôn nàng và nói yêu
nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi
nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt
giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở
thành chủ nhân đích thực của Tara. Bằng bản tính ngoan cường và cách suy nghĩ thực tế,
nàng dần vực dậy ấp Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ
làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Melanie vẫn còn phải
nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy
nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô
giành cho Melanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett đã lấy tiền và ngựa của tên lính
bị giết rồi chôn hắn ta ngay tại ấp Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội Liên bang đến. Một
tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên bang. Những người lính
Hợp bang trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong
số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là
Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại ấp Tara và giúp đỡ Scarlett
vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều….Ashley sau khi
chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được liền vì còn là tù binh của Liên bang. Một ngày kia
chàng bất ngờ xuất hiện tại ấp Tara. Cả Scarlett và Melanie đều chạy ra đón chàng nhưng
Will ngăn Scarlett lại và hỏi cô: "Anh ta là chồng cô ấy, phải không nào?" khiến Scarlett
bất đắc dĩ phải quay trở lại.
Phần 4. Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi chính phủ
Yankee tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại
Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ hắn, một kẻ da trắng cặn bã. Để có
tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc
này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà
không để hắn biết là nàng đang cố tán tỉnh hắn vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được

Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của hắn thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng
chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô
phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm.
Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp
Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, nay đã là chủ một cửa hàng và có một khoản
tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ
Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho
nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền
giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa rất thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị
vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn
thường xuyên phơi mình nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó
không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha
129

mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã
lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá
đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta
giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng
lự nhưng Melanie cũng đồng ý với Scarlett nên Ashley đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã
nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ
và một tên da đen giải phóng tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô
lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn
ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank
bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, một gái
mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối quan hệ của Rhett và
nhân dân thành phố dần dần được cải thiện. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu
hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.
Phần 5. Scarlett lấy Rhett. Hắn chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng

hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett
mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ
đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối quan hệ giữa vợ chồng Scarlett
và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và đỉnh điểm là trong 1 buổi tiệc, vợ
chồng Scarlett đã mời thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa đến dự khiến tầng lớp thượng
lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với hai người, ngoại trừ Melanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett một đứa con gái mặc dù nàng không hề muốn. Đứa bé
được đặt tên là Eugenia Victoria (theo tên nữ hoàng Victoria và hoàng hậu Pháp Eugenie).
Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue
Butler, theo tên lá cờ Hợp bang: Bonnie Blue Flag (lá cờ xanh xinh đẹp). Rhett vô cùng
hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên
quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và
cãi cọ liên tục với nàng về mối quan hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Hắn muốn con gái
mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng
với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, sự tham nhũng của đảng Cộng Hòa ngày càng tăng và khiến uy tín của đảng
này giảm sút đến không ngờ. Rhett giờ đây lại đứng về đảng Dân chủ cùng với những bạn
bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa hắn và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là hắn muốn gây
dựng một tương lai đảm bảo và thanh danh cho Bonnie, cô con gái hắn yêu thương vô hạn.
Rhett giờ đây còn nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Melanie tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Melanie nhờ Scarlett đến
xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett
vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng,
nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Melanie bắt gặp. Rhett biết
được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley
với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Melanie
cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh
130

vực Scarlett. Melanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng.

Cũng vì đứng về phía Scarlett, Melanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng
nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một
mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẩn tránh nàng. Rhett đưa
Bonnie đến London. Hắn bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm
với hắn và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên
cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo
tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, hắn giễu
cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sảy thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Ashley
tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Đảng Cộng hòa cuối
cùng cũng bị lật nhào, kéo theo đó là những người bạn mới của Scarlett. Bonnie ngày càng
được Rhett cưng chiều. Cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi
cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lí nặng nề sau cái chết của Bonnie và
chỉ có Melanie mới giúp hắn vượt qua cú sốc đó.
Melanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do
thể trạng quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett.
Trên giường bệnh, Melanie trăn trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và
Beau. Cuối cùng, Melanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn.
Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Melanie quan trọng với mình
đến nhường nào và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như
khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tự tưởng
tượng ra.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần.
Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã
chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng
theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett. Nhưng giờ
đây hắn lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Hắn lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua hắn dành
cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ hắn nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét
nhất là lòng thương hại và nhân từ.

Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ: "Nhưng em yêu
anh ". Rhett thản nhiên đáp lại: "Đó là nỗi bất hạnh của em". Rồi hắn bảo nàng rằng hắn
sắp đi xa và có thể sẽ trở về quê nhà Charleston để tìm lại những ngày xưa cũ êm đềm và
đẹp đẽ. Scarlett van lơn: "Ôi anh yêu dấu, em biết làm gì nếu anh đi ?” và Rhett trả lời bằng
1 giọng hờ hững nhưng dịu dàng: ”Em thân mến ạ, anh cóc cần".
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi Giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình
yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ
trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được
Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. Tác phẩm
kết thúc bằng hình ảnh Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng với câu
131

nói tiếp sức quen thuộc của mình: "Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới" (After all,
tomorrow is another day!).
JAMES BRANCH CABELL và TIỂU THUYẾT TƯỞNG TƯỢNG VÀ HÀI HƯỚC
Sinh năm 1879, trong thời kì phát triển của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự
nhiên, các truyện tưởng tượng và hài hước vẫn được nhiều công chúng ưa thích. Để tránh
những điều thất vọng trong đời sống xã hội, Cabell tìm đến với mơ mộng tưởng tượng. Ông
đã nói rõ ý đồ nghệ thuật đó trong cuốn Beyond Life (Cuộc sống phía bên kia) - một công
trình lí luận phê bình.
Sinh ra ở Virginie, sau khi trở thành giáo sư đại học, ông bỏ nghề dạy và chuyên về
viết văn. Các tác phẩm đầu tiên của ông là những tiểu thuyết hiện thực, miêu tả các phong
tục và tính cách ở địa phương.
The Cords of Vanity (Những sợi dây của hư danh) có tính chất châm biếm, phê phán
tính dễ dãi của phụ nữ. Trong The Cream of The Jest (Điều hay nhất trong lời chế nhạo)
ông đã kết hợp sự sáng tạo với sự quan sát cuộc sống thực.
Giai đoạn sáng tác thứ hai của Cabell bắt đầu từ lúc ông viết những anh hùng ca có
tính chất biểu tượng, đặt trong bầu không khí lãng mạn thần tiên. Nhưng điều lạ lùng là nhà
lí luận về ảo tưởng lãng mạn lại không theo chính những nguyên tắc của ông đề ra. Đôi khi
ông đưa chúng ta vào lĩnh vực ngụ ngôn và chú ý sử dụng lối thoát ấy, để gián tiếp đưa

chúng ta trở về với hiện thực. Chính những truyện kể có tính chất tưởng tượng và châm
biếm ấy đã làm Cabell nổi tiếng.
Cabell đã nhớ đến nhà văn Rabelais (nhà văn Phục hưng Pháp) để sáng tác tập anh
hùng ca tượng trưng thứ hai: Figures of Earth (Những hình ảnh của trái đất). Câu chuyện
xảy ra ở thế kỉ 14, nước Poictesme. Nhân vật Manuel đã chết để cứu cô con gái Mélicent cô
gái có nhiều vẻ đẹp của một tâm hồn đàn bà.
Các tác phẩm khác của Cabell không đạt được trình độ như các công trình viết trước.
The White Rope (Chiếc áo dài trắng), The Way of Ecben (Con đường của Ecben) thường
rơi vào những cái cực đoan.
Trong lúc Cabell tìm lối thoát ở bên ngoài hiện thực, trên cặp cánh của những giấc
mơ thì Thoraton Wilder lại thoát ra khỏi cảnh hiện tại buồn chán bằng cách trở về quá khứ.
Ông muốn làm sống lại chất thơ của quá khứ, trong đó có những niềm tin sâu sắc, vững
vàng. The Cabala (1926) miêu tả một nhóm nhà quí tộc và chức sắc tôn giáo ở Roma trong
thời phục hưng. Wilder đã thành công lớn với cuốn tiểu thuyết thứ hai: The Bridge of San
Louis Roy (Cây cầu ở San Louis Roy). Câu chuyện xảy ra ở Perou, thế kỉ 18. Việc dựng lại
không khí thời đại ấy còn nhằm mục đích chỉ rõ sự can thiệp của thượng đế nhằm che chở
cho các con tin. Cuốn tiểu thuyết thứ ba The Woman of Andros dẫn chúng ta về thế kỉ thứ
nhất của Thiên chúa giáo, chỉ thành công ở mức độ bình thường mặc dầu tác giả vẫn tỏ ra
tài năng.
CÁC NHÀ VIẾT TIỂU LUẬN, TÙY BÚT
Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ 20 ở Mỹ, cùng với sự tiến hoá về tư tưởng và
phong tục, chúng ta nhận thấy sự phát triển bất ngờ và mạnh mẽ của tiểu luận (essay).
Không giống như trường hợp của Emerson trước kia, tiểu luận bây giờ không còn là những
132

bài văn triết học và tất cả tạo thành những học thuyết. Tiểu luận bây giờ là những bài phê
bình ngắn gọn sâu sắc về văn học hoặc xã hội, nhiều bài có tính chất bút chiến.
Với sự kích thích của những cái mới trong ý thức hoặc trong sáng tạo nghệ thuật,
trong các hoạt động chính trị và xã hội, tiểu luận có mục đích gây những tác động, hoặc để
hạn chế hoặc để đẩy mạnh những cách tân đang diễn ra trong tâm hồn người Mỹ.

Paul Elmer More (1864- 1939)
Là một trong những nhà phê bình văn học sắc sảo, đăng bài trên nhiều tạp chí, sau tập
hợp lại thành mười một tập Shelburne Essays (Tiểu luận về Shelburne). Trong các bài viết
cuối cùng ông liên kết với người bạn là Irving Babbitt về học thuyết.
Irving Babbit (1865 – 1935)
Trong các công trình của ông bao gồm các nội dung phê bình văn học, Mỹ học và bút
chiến. Gồm: The Master of French Criticism (Người thành thạo việc phê bình Pháp),
Rousseau and Rousseauism (Rousseau và chủ nghĩa Rousseau), Democracy and
Landership (Dân chủ và quyền sở hữu đất) chứng tỏ ông là người mở đầu cho một tư trào
mới mà ông gọi là “chủ nghĩa nhân bản”. Chủ nghĩa nhân bản với nhiều quan niệm tư
tưởng mới và mạnh. Nhưng học thuyết của ông thiếu nhất quán nên không có ảnh hưởng
nhiều trong bạn đọc.
Henry Meneken
Người được coi như là người giải phóng thế hệ trẻ là nhà văn Henry L. Meneken (sinh năm
1880). Báo chí bảo thủ đã phản công ông dữ dội. Ông kiên nhẫn trình bày lí lẽ tại sao người
đọc sáng suốt nên thừa nhận giá trị của Dreiser. Giọng văn của ông có vẻ thách thức, phong
cách độc đáo.
Nhiều người vì tò mò tìm đọc ông và bị lôi cuốn mạnh mẽ. Các công trình của ông :
Prefaces (Những lời tựa), và Prejusdices (Những thành kiến) gồm nhiều tập.
Năm 1924 ông sáng lập tờ báo The American Mercury (Sao thủy nước Mỹ). Cùng với
Meneken còn có James Huneker đã giới thiệu cho công chúng Mỹ các nhà văn Ibsen,
Nietzsche, Anatole France Joseph Wood Krutch thì người nghiên cứu về Edgar Poe về
mặt phân tâm học, Van Wyck Brooks nổi tiếng về một tập tiểu sử tâm lí viết về Mark
Twain.
Theo nhà nghiên cứu Charles Cestre (Pháp) thì từ 1925, các nhà phê bình văn học và
xã hội đã giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản chủ nghĩa và chẳng phải là
không gây được tiếng tăm trong giới sinh viên đại học.
CÁC NHÀ VIẾT KỊCH
Người ta cho rằng trước thế kỉ 20 nước Mỹ chưa bao giờ có các nhà viết kịch. Sang
thế kỉ này sân khấu Mỹ phát triển với tư cách một thể loại văn học. Trước năm 1910 chỉ có

vở The Gladiator (Đấu sĩ), vở kịch lãng mạn của nhà tiểu thuyết R.M. Bird và vở The
Great Divide (Đường phân đôi lớn) - vở kịch hiện thực của nhà thơ W.V. Moody.
Sự xuất hiện của văn học sân khấu là do hoạt động của những tác giả trẻ muốn gây
ảnh hưởng đối với những người không bao giờ đọc sách hoặc đọc rất ít. Họ viết các vở kịch
nhằm cách tân cuộc sống tinh thần, đạo đức và xã hội. Phương pháp hoạt động của họ là lập
ra các “sân khấu thể nghiệm”. Nhà hát The Theater Guild (Hội sân khấu) ở New York trở
133

thành nổi tiếng và kích thích thành lập hàng nghìn nhóm kịch tài tử trong tất cả các bang.
Do phong trào ấy, các nhà hát chỉ lo thương mại một số vở kịch mới.
Người ta tin rằng sự phát triển của điện ảnh sẽ ngăn cản bộ môn kịch vốn chưa kịp
bắt rễ ở xã hội Mỹ. Nhưng thực ra, sân khấu Mỹ rộn rịp hơn bao giờ hết.
Cái mới bắt đầu xuất hiện trong thời gian cuộc chiến tranh thế giới I với sự thành lập
đoàn kịch ở thành phố Provinse town, Little Theater ở Chicago và các đoàn Washington
Square Players ở New York. Với sự kích thích của các đoàn kịch tiên phong, nhiều tài
năng xuất hiện nhưng cũng chỉ trong giai đoạn ngắn. Đó là các nhà viết kịch Susan
Glaspell, Elmer Rice, Zola Gale, Marc Connelly Hầu như tất cả các kịch tác gia ấy đều
biểu hiện trên sân khấu sự nổi loạn và tình trạng thất vọng chua xót của những năm chiến
tranh vốn trùng hợp với tính chất của tiểu thuyết đương thời. Tác phẩm của họ chỉ có giá trị
trong một thời gian.
Năm 1920, trường đại học Havard thành lập một khoa đào tạo chuyên gia về văn học
sân khấu. Với niềm tin vào kĩ thuật, người Mỹ cho rằng có thể tạo nên sự phát triển cho
kịch. Nhưng thể nghiệm này chỉ đem lại chút ít hiệu quả.
Nhà viết kịch Eugene O’Neil (1888 – 1953)
Chỉ có một tên tuổi nổi bật hẳn lên trong khoảng thời gian giữa hai cuộc thế chiến, đó
là Eugene O’ Neill. Con một diễn viên, ông thích đi lang thang khắp nơi trong bảy, tám
năm trước khi vào đoàn kịch của bố. O’ Neill bắt đầu viết kịch với sự hiểu biết khá đầy đủ
về thể loại. Trước hết, ông viết những vở ngắn một màn, đưa lên sân khấu cuộc sống của
các thủy thủ. Beyond the Horizon (Ở bên kia chân trời) là vở kịch năm màn đầu tay của
ông. Vở kịch xây dựng trên sự ganh tị của hai anh em về tình yêu ở khung cảnh nông thôn

Mỹ. Vở kịch thành công ngay. Ở đây, O’ Neill chứng tỏ là người chịu ảnh hưởng của các
bậc thầy trên sân khấu Pháp và Anh nhưng với một kịch tính khá mạnh và đối thoại hấp
dẫn.
“Anna Christie” là một vở kịch hiện thực, với những đam mê được miêu tả một cách
mãnh liệt làm xúc động cả những người nghiêm túc bảo vệ đạo đức. O’ Neill đã khẳng định
phong cách độc đáo của mình, làm cái gì cũng say mê, táo bạo. Trong hàng loạt vở tiếp
theo, yếu tố tưởng tượng vượt qua chủ nghĩa hiện thực, cố gắng vượt khỏi tâm lí học hàng
ngày để đi vào thế giới tiềm thức. Sự nghiệp của O’ Neill có phần kì lạ, lúc nào cũng mạnh
mẽ, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với ý đồ cách tân mạnh mẽ.
Vở kịch The Emperor Jones (Hoàng đế John) - một bi kịch về người da đen ở Châu
Phi. Tác giả miêu tả hàng loạt bức tranh tượng trưng cho nỗi đau khổ của một người tù
trưởng bộ lạc bị quần chúng nổi loạn đánh đuổi. Tiếng báo hiệu bọn nổi loạn thèm khát
chém giết đang tiến lại gần, tượng trưng cho nỗi “lo sợ”.
Vở kịch The Great God Brown (Chúa vĩ đại Brown) dựng một câu chuyện trong
khung cảnh cuộc sống ở New York, cuộc đấu tranh giữa một người Mỹ hám lợi, thực dụng
và một nghệ sỹ vụng về trong cách kiếm tiền nhưng vượt lên đối thủ bằng tư tưởng, bằng
sức mạnh của nhãn quang và bằng tài năng sáng tạo.
Vở Strange Interlude (Thời gian tạm nghỉ kì lạ) miêu tả thế giới tiềm thức của một
nhân vật.
134

Mỗi vở mới của O’ Neill đều là một thể nghiệm của một thể loại bất ngờ. Ở mỗi điểm
khai thác mới ấy, ông đều có kĩ thuật sắc bén, khả năng sáng tạo các tính cách, đối thoại
trôi chảy, uyển chuyển. Ông ghé qua nhiều lĩnh vực: chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng
trưng, lí tưởng xã hội, tình dục, siêu nhiên . . .
Nói chung, kịch của O’ Neill rất hiện đại, rất “biểu hiện chủ nghĩa” về mặt kĩ thuật.
Ông dùng đến tất cả mọi biện pháp dàn dựng của nghệ thuật đạo diễn. Rất u tối ông quả là
người của dòng văn học đen… Các đề tài chính của ông là sự yếu hèn của cá nhân, đối lập
với một thế giới mù quáng và tàn bạo; cái vô nghĩa của những mưu toan cải cách; cái nguy
cơ của tinh thần hệ thống; những mặt trái của tình yêu, sự giàu sang và sức mạnh . . .

Đối với O’Neill, những bất công xã hội đều là biểu tượng cho thân phận con người
trong thế giới.
Trong khoảng hai chục vở diễn từ 1920 đến 1934 O’ Neill bao giờ cũng là một nhà
thể nghiệm về kĩ thuật. Vở Morning Becomes Electra (Buổi sáng thích hợp với
Electra,1931) không phải là một vở mà là ba vở, qua đó ông muốn chứng minh rằng một bi
kịch của Eschyle (cổ Hy lạp) vẫn giữ nguyên giá trị khi chuyển sang lịch sử Mỹ và các
nhân vật cũng mang tính cách Mỹ. Đây là vở kịch thành công lâu dài nhất.
Sau 1930, xuất hiện trên sân khấu “vô sản” theo khuynh hướng Macxít của nhà viết
kịch Clifford Odets, các vở kịch bằng thơ của Maxwell Anderson … nhưng không tồn tại
lâu dài.
Arther Miller, xuất hiện sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, được công chúng Mỹ
hoan nghênh trong các vở All my Sons (Tất cả đều là con tôi) và Death of a Salesman (Cái
chết của người chào hàng). Ông cũng đã từng là một trong số người tình của cô đào nổi
tiếng Marylin Monro.
Susan Glaspel nhà viêt kịch tiêu biểu cho loại sân khấu tư tưởng.
Vở kịch Inheritors (Những kẻ thừa hưởng gia tài) dựng lên một nhân vật trí thức
thành lập một trường đại học. Nhưng nền văn hoá cao đã bị méo mó bởi các giáo sư và các
tổ chức quản trị nhà trường đi theo chủ nghĩa thực dụng.
Elmer Rice viết vở kịch The Adding Machine (Máy tính) là sự chống đối việc phá
hoại nhân cách của máy móc.


×