Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài giảng nguyên lý cắt gọt gỗ : Nguyên lý và công cụ khoan gỗ part 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 8 trang )

Hình 7-12. Khoan xoắn trôn ốc dài
(a) Khoan xoắn trôn ốc (b) Khoan ruột gà
Khoan vít là khoan hình trụ tròn xung
quanh tạo một đường ren. Đường ren này
tạo thành một lưỡi cắt. Một đường khác ở
phần đầu là một cạnh ren ngắn như hình
7-12. Do cường độ của loại mũi khoan
này khá lớn, hơn nữa rãnh ren và bước
ren lớn vì thế không gian chứa phoi lớn,
dễ thoát phoi, thích hợp trong khoan lỗ
sâu. Mũi khoan trong máy đục lỗ vuông
chính là dạng khoan này.
Khoan xoắn trôn ốc còn phân làm loại
dài và loại ngắn, loại xoắn ốc ngắn
(hình 7-11a) chủ yếu sử dụng để khoan
lỗ đường kính lớn và nông, D = 20mm,
Lo = 100mm, 110mm và 120mm. Loại
xoắn ốc dài thường dùng trong khoan
lỗ sâu, D = 10~50mm, Lo =
400~1100mm.
Khoan moi là loại khoan mà mũi khoan là một cạnh xoắn ốc, không có trục chính.
Loại khoan này có không gian chứa phoi rất lớn, thoát phoi rất tốt (hình 7-6, 9), thích
hợp với khoan lỗ sâu. Nhưng do chỉ có một lưỡi cắt nên khi gia công chỉ chịu lực một
mặt, mũi khoan dễ bị cong, ngoài ra cường độ cũng không lớn.
Các loại mũi khoan dài nói trên đều có cán hình côn để dễ lắp ráp, đối với loại mũi
khoan ngắn hầu như đều có cán hình trụ tròn.
f. Khoan hình mái chèo
Khoan hình mái chèo là một loại của khoan xoắn ốc, so với các loại khoan xoắn
ốc khác, hình dạng xoắn ốc của khoan hình mái chèo không đồng nhất, như hình 7-
13, phần lưng khá rộng, góc xoắn  nhỏ hơn so với khoan xoắn ốc, bước ren cũng
nhỏ. Tiêu chuẩn khoan hình mái chèo (chỉ góc mũi khoan mài bằng góc mũi khoan


thiết kế, lưỡi cắt chính là đường thẳng, mặt trước là mặt xoắn ốc) dùng trong cắt
gọt kim loại và trong cắt gọt gỗ cơ bản tương đồng, tham số chủ yếu có 2, , ,
… Sự khác biệt chủ yếu giữa chúng là hình dạng của bộ phận cắt gọt. Căn cứ yêu
cầu của khoan, kết cấu của khoan loại này tương đối hợp lý với gia công gỗ, do các
đặc điểm dưới đây:
(1) Dải xoắn ốc tương đối lớn, có thể mài được một lưỡi cắt, hơn nữa qua
nhiều lần mài vẫn có thể duy trì được kích thước, hình dạng và góc độ của bộ
phận cắt gọt.
(2) Phần đầu có thể mài thành hình dạng mong muốn, như hình nón, mặt
phẳng…
(3) Bảo đảm công suất sản xuất và chất lượng gia công.
(4) Có thể sử dụng trong cả khoan ngang và khoan dọc. Khi khoan ngang
góc mũi khoan là 180o, có cạnh xén và trung tâm dẫn hướng; khi khoan dọc
mài mũi khoan thành hình nón, góc mũi khoan 60o~80o.
Hình 7-13. Khoan hình mái chèo
Do khả năng chứa và thoát phoi không bằng các loại khoan xoắn ốc khác vì thế
thường dùng trong khoan các lỗ nông, D = 10~20mm;  = 20~25
o
. Khi khoan lỗ
có đường kính tương đối lớn, sử dụng mũi khoan có  = 45
o
. Khi tốc độ đẩy lớn
nên xem xét đến m, lúc này nên tăng , tăng đến 25~30
o
.
g. Khoan mở lỗ
Khoan mở lỗ dùng để gia công cục bộ lỗ hoặc gia công sâu. Khoan mở lỗ có
các loại dưới đây (hình 7-14).
(1) Khoan mở lỗ hình trụ tròn có chuôi dẫn hướng (hình 7-14a), dùng khoan lỗ
trước cho ốc vít hình trụ tròn trên sản phẩm.

(2) Khoan mở lỗ hình côn (hình 7-14b), dùng khoan lỗ trước cho ốc vít hình côn
trên sản phẩm, do góc côn của đinh vít là 60o nên góc côn của khoan cũng là 60o.
Đường kính D của khoan mở lỗ hình côn có các quy cách 10mm, 20mm, 30mm…,
cán khoan có dạng hình trụ tròn để cố định mũi khoan.
Hình 7-14. Khoan mở lỗ
(a) Khoan mở lỗ trụ (b) Khoan mở lỗ côn (c) Khoan mở lỗ phức hợp
(3) Khoan mở lỗ phức hợp (hình 7-14c), sử dụng để mở lỗ đồng thời gia công
thành hình bề mặt.
Hình 7-15b và 7-15c là khoan mở lỗ phức hợp để tăng độ sâu và mở lỗ
hình côn, sử dụng loại khoan này chỉ cần một công đoạn có thể hoàn thành
nhiệm vụ.
Hình 7-15. Kết cấu khoan mở lỗ
(a) Khoan mở lỗ côn
(b) Khoan mở lỗ phức hợp có mũi khoan
(c) Khoan mở lỗ phức hợp hình trụ có mũi khoan
Khoan mở lỗ hình trụ tròn có mũi khoan, sử dụng để khoan lỗ trụ tròn đồng thời tạo ra lỗ
bậc thang trụ tròn. Kích thước đường kính của loại khoan này tương đối nhiều, góc , 
và h của loại khoan này giống với loại khoan hình mái chèo.
Hình 7-16 thể hiện khoan mở lỗ phức hợp hình côn, sử dụng tạo lỗ hình côn trên linh
kiện gỗ. Để giảm lực ăn dao và cải thiện chất lượng gia công, khi mở lỗ bằng khoan mở
lỗ hình côn lưỡi cắt không theo đường cắt chính mà tạo thành một góc nhất định, góc này
được quyết định bởi đường kính của khoan, thường trong khoảng 10~16
o
.
Hình 7-16. Khoan mở lỗ hình côn phức hợp
h. Mũi khoan hợp kim cứng
Mũi khoan hợp kim cứng chủ yếu dùng để gia công ván dăm, ván sợi và các loại
ván trang sức, có hai loại hình chính: khoan hợp kim cứng trung tâm và khoan hợp
kim cứng hình mái chèo. Nghiên cứu cho thấy: tuổi thọ của loại khoan này dài hơn
loại khoan bình thường cùng loại 4~9 lần, tốc độ ăn dao lớn hơn 1~2 lần.

Hình 7-17. Mũi khoan hợp kim cứng
(a) Khoan tâm hợp kim cứng (b) Khoan mái chèo hợp kim cứng
Khoan hợp kim cứng trung tâm (hình 7-17a) khi khoan ván dăm phủ ván mỏng
trang sức: D = 30mm, Uz = 0,6mm, n = 3000vòng/phút, độ sâu khoan 25mm, đạt
được tham số góc tốt nhất là:  = 30
o
,  = 15~20
o
,  = 60
o
. Thí nghiệm còn cho
thấy, khi  cố định, lưỡi cắt tăng trong một phạm vi nhất định, còn làm giảm lực
dọc trục và mômen xoắn khi cắt gọt; khi  không đổi,  tăng từ 60
o
lên 80
o
, phân
lực dọc trục và mômen xoắn tăng lên. Quan hệ giữa đường kính mũi khoan và độ
cao tốt nhất của trung tâm dẫn hướng của khoan hợp kim cứng xem bảng 7-1.
Bảng 7-1. Quan hệ giữa đường kính mũi khoan và độ cao tốt nhất của trung tâm dẫn hướng
của khoan hợp kim cứng (mm)
Đường kính mũi khoan 15 20, 25, 30 35, 40
Độ cao trung tâm dẫn hướng 3,6 4,3 4,6

×