Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

nghị luận bài "độc tiểu thanh kí"-nguyễn du doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.52 KB, 15 trang )

nghị luận bài "độc tiểu thanh kí"-nguyễn du


Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
( Kiều )

Nguyễn Du có mối đồng cảm đặc biệt đối với những
người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Một Đạm Tiên, một Thúy
Kiều, một “ Long thành cầm giả ca”…đã làm xác động trái
tim của nhân loại. Và đây là những giọt nước mắt của thi
nhân nhỏ xuống số phận bi thảm của một cô gái tài hoa
sống cách nhà thơ ba trăm năm, trong một bài thơ chữ
Hán nổi tiếng “ Độc Tiểu Thanh kí”. Ông có nỗi ám ảnh về
những kiếp hồng nhan bạc mệnh , về những kiếp nghệ sĩ
tài hoa và ông cũng muốn người đời sẻ chia với những
kiếp hồng nhan bạc mệnh:

Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận.
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Có thể là bài thơ được Nguyễn Du viết vào thời gian đi sứ
Trung Quốc, nhận đọc được một tập thơ của Tiểu Thanh (
có ý kiến cho rằng không phải là tập thơ mà là một tập
truyện viết về Tiểu Thanh ), một người con gái tài sắc mà


bất hạnh sống vào đầu đời Minh ( Trung Quốc ). Tiểu
Thanh làm lẽ, bị vợ cả ghen bắt ở ngôi nhà riêng trên núi
Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Nàng buồn mà chết lúc mới mười
tám tuổi. Nàng có tập thơ bị vợ cả ghen đem đốt. Tập thơ
còn lại một phần và được người đời chép lại. Tập thơ
cháy dở ( hay là đọc truyện mà biết được chi tiết này) của
một người con gái bạc mệnh đã xáo trộn tâm hồn nhà thơ:

Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Gò hoang chính là núi Cô Sơn, nơi cấm cố nàng Tiểu
Thanh. Gò hoang bên cạnh cảnh đẹp Hồ Tây càng gợi nỗi
thương tâm của thi nhân . Sự lãng quên của người đời cứ
hiển hiện ra đấy. Ngồi bên cửa sổ , nhà thơ thổn thức khi
đọc tập thơ ( phần dư cảo ) của Tiểu Thanh mà ông gọi là
mảnh giấy tàn ( thực ra do cách hiểu của người dịch mà
thành ra “ mảnh giấy tàn” chứ trong nguyên chữ “ thư” có
nghĩa là sách, có thể là thơ cũng có thể là truyện ). Văn
chương cũng chịu số phận bi đát của hồng nhan. Cũng là
mối tình , cũng là kẻ “ cùng hội cùng thuyền”, nhà thơ cảm
thấy xót thương cho Tiểu Thanh mà cũng là xot thương
cho những kiếp tài hoa bạc mệnh.

Thổn thức trước những vần thơ bạc mệnh, trước kiếp tài
hoa xấu số, nhà thơ suy tưởng về thân phận và tài hoa
của nàng Tiểu Thanh:

Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương.


Câu thơ “ son phấn có thần chôn vẫn hận” nguyên văn
chữ Hán là “ chi phấn hữu thần liên tử hậu”. “ Son phấn có
thần” chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Trần
Trọng San dịch hơi khác Vũ Tam Tập, ông dịch là “ son
phấn có tinh anh nên khi chết rồi vẫn còn có người
thương xót”. Do câu trúc đa nghĩa của thơ mà có nhiều
cách dịch khác nhau như vậy và cũng khiến cho thơ đầy
bí mật. trong những vật gắn liền với người con gái,
Nguyễn Du đã chọn son phấn và ông đã nhân cách hóa
son phấn để suy tưởng. “ Son phấn có thần” chắc phải xót
xa vì nó đã gắn bó với người con gái bạc mệnh. Thật ra là
một cách nhà thơ thương xót, hận cho Tiểu Thanh. Văn
chương làm gì có “ mệnh” mà cũng bị đốt, bị lụy. Từ “ lụy”
trong nguyên tác rất hay, diễn tả được nỗi oan của văn
chương mà cũng chính là nỗi oan khuất của kẻ tài hoa.

Chuyển sang hai câu luận, nhà thơ triết lí về thân phận bé
nhỏ của con người và cảm thấy đau đớn, xót xa cho Tiểu
Thanh, cho chính mình:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.

Nỗi đau của Tiểu Thanh nằm trong nỗi đau lớn của nhân
loại. Mà nỗi hận của người đời xưa nay không thể hỏi trời
được:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
( Cổ kim hận sự thiên nan vấn)


Câu thơ nguyên tác, với những thanh trắc : ( cổ, hận, sự ,
vấn ) diễn tả một cách bi phẫn nỗi đau của những kiếp
người thấp cổ bé họng. Nguyễn Du đau đớn, căm giận
trước sự thất bại của cái THIỆN, cái MĨ trước cái ác. Nhà
thơ tự thấy là người cùng hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì
nết phong nhã:

Cái án phong lưu khách tự mang
( Phong vận kì oan ngã tự cư)

Chữ “ ngã” rất lạ. Nhà thơ đã tự xưng “ ngã” ( tôi) để nhập
thân vào với Tiểu Thanh như trong “ Truyện Kiều” để gợi
lên những điều nhức nhối của nhân thế.

Đau đớn trước nỗi oan kì lạ của Tiểu Thanh, xót xa trước
sự lãng quên của người đời , nhà thơ khóc cho Tiểu
Thanh, một co gái tài hoa bạc mệnh hơn ba trăm năm và
đặt câu hỏi lớn cho ba trăm năm sau:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Tại sao lại là “ ba trăm năm lẻ” mà không là con số khác?
Là vì nhà thơ đang thổn thức với tập thơ cháy dở của Tiểu
Thanh, một nữ sĩ tài hoa cách đó hơn ba trăm năm. Tiểu
Thanh bất hạnh, nhưng hơn ba trăm năm sau đã có người
chia sẻ. Liệu hơn ba trăm năm sau “ người đời ai khóc Tố
Như”? Ai sẽ là người khóc cho con người đang khóc Tiểu
Thanh hôm nay? Một lời tự vấn xót xa. Một câu hỏi cho ba

trăm năm sau như vậy là vì những điều trông thấy bấy
giờ. Cuộc đời đen bạc, quyền sống của con người bị chà
đạp. Đâu là người tri âm, tri kỉ? Cô đơn đến tột cùng. Khi
thì nhà thơ nhập thân vào với Thúy Kiều “ xăm xăm băng
lối vườn khuya một mình”, khi thì nhà thơ nhập thân với
Tiểu Thanh để kêu lên một tiếng xé lòng:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

Hiểu như vậy rồi, tôi lại tự hoài nghi về sự hiểu biết của
mình vì vừa rồi trên báo Giáo dục và Thời đại, giáo sư Bùi
Văn Nguyên có cho biết hai câu kết trong bài “ Dộc Tiểu
Thanh kí” không phải của bài thơ này. Đây là hai câu thơ
khẩu chiếm, là lời trối trăng của Nguyễn Du trước khi qua
đời. Không biết ai đã lấy hai câu thơ khẩu chiếm ráp vào
bài “ Độc Tiểu Thanh kí”. Còn hai câu kết của bài thơ này
thì bị thất lạc. Giáo sư Bùi Văn Nguyên biện luận rất chặt
chẽ. Xin dẫn ra đây một lập luận của giáo sư về hình thức.
Bài thơ “ Độc Tiểu Thanh kí” là bài thơ luật bằng vần
bằng. vậy mà chữ thứ hai của câu kết lại trắc ( hạ). Như
vậy bài thơ thất niêm. Một bậc đại thi hào như Nguyễn Du
không thể để lại cho đời một bài thơ thất niêm.

Đó là thông tin khoa học mới nhất. Bây giờ lại trở về với
công việc “ lôi thôi sĩ tử”

Bài thơ thể hiện tinh thần cao quý của Nguyễn Du. Ông có
tình yêu thương mênh mông đối với những kiếp tài hoa
bạc mệnh dù là người Việt Nam hay người Trung Quốc.

Rồi ông lại tự vận vào mình, thương cảm, xót xa về nỗi cô
đơn của mình. Một chữ “ ngã” ( tôi) sừng sững giữa nền
văn học phi ngã , chứng tỏ một nhân cách lớn , một tâm
hồn lớn.Ông đau đời vì đời chưa thắng được cái ác.
Nhưng chính những giọt nước mắt thương đau của ông
trên mồ Đạm Tiên, trên mảnh giấy tàn của Tiểu Thanh đã
góp phần công phá vào thành lũy của cái ác. Chính vì vậy
mà chưa đợi đến ba trăm năm, nhân dân ta và Hội đồng
hòa bình thế giới đã kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh của
nhà đại thi hào ( 1960), thiên hạ đã “ khấp” Tố Như.

(Sưu tầm)

×