Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

John Locke (1632–1704) PHẦN 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.21 KB, 8 trang )


John Locke (1632–1704)
PHẦN 2


John Locke (1632–1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh.
Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực
nhận thức luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới
chức năng và nguồn gốc nhà nước.

5. Quyền tự nhiên và Khế ước xã hội
Chính lý thuyết về quyền tự nhiên và khế ước xã hội là cốt lõi cơ bản
trong quan điểm của ông về nhà nước và tổ chức nhà nước. Quyền tự
nhiên trước tiên là quyền mưu cầu sinh tồn của con người.[1] Ông
quan niệm tài sản là quyền tự nhiên và sinh ra do lao động. Chính lao
động sinh ra giá trị tài sản của một vật thể.[4] Và tài sản là tính có
trước cả nhà nước và do vậy nhà nước không có quyền can thiệp.[4]

Chính vì lao động tạo ra của cải, nhưng của cải cũng có giới hạn khi
tích lũy vì khả năng sản xuất và tiêu thụ có hạn của con người. Để
giải quyết vấn đề này cần có lưu thông tiền tệ. Chính tiền tệ khiến
việc tích lũy là có thể mà tránh không bị lăng phí hay hư hỏng như khi
tích lũy hàng hóa. Ông cho rằng bất bình đẳng sinh ra chính là do sự
thỏa thuận ngầm trong việc sử dụng tiền tệ chứ không phải từ khế
ước xã hội trong xă hội văn minh hay do các luật lệ điều chỉnh quyền
sở hữu đất đai. Ông cũng nhận thức được vấn đề sẽ có khi việc tích
lũy không có giới hạn, nhưng mới chỉ ám chỉ rằng chính quyền cần
điều hòa mâu thuẫn giữa việc tích lũy của cải không có giới hạn với
việc phân phối của cải bình đẳng hơn, mà chưa hề đề cập những
nguyên tắc mà theo đó chính quyền làm được việc này.[4]


Nhưng nguồn gốc của thể chế nhà nước không chỉ xuất phát từ nhu
cầu kinh tế. Cũng như Hobbes, Locke quan niệm trong trạng thái tự
nhiên tất cả mọi người đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền
làm tổn hại đến người khác và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ
vi phạm. Xă hội văn minh ra đời khi vì mục đích quản trị tốt hơn mà
con người giao một số chức năng của mình cho các quan chức, và do
vậy nhà nước hay hệ thống chính quyền ra đời và được thể chế bằng
“khế ước xã hội". Do vậy, quyền lực của nhà nước là có giới hạn, và
nhà nước có nghĩa vụ đối với người dân. Ngoài ra, quyền lực của nhà
nước có thể bị thay đổi bởi chính người dân, người bị trị, những người
đã trao quyền cho Nhà nước.[2]

Ông cũng cho rằng con người là ích kỷ và đầy ham muốn[4]. Chính vì
vậy mà ngay từ thời ở trạng thái tự nhiên, khi nhà nước chưa ra đời,
con người bên cạnh quyền tự nhiên của mình đă phải tự cho mình
quyền xét xử và trừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên[1].
Chính vì vậy, khi xă hội văn minh ra đời với thể chế nhà nước là hệ
quả của khế ước xã hội, đây là một bước tiến văn minh hơn và giúp
duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội văn minh. Và
ngay cả một nhà nước chuyên chế do vua chúa cai trị cũng vẫn phải
thực hiện đúng các chức năng của khế ước xã hội như một chính
quyền dân sự nếu không muốn bị diệt vong. Chức năng của một chính
quyền dân sự hợp lẽ là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, tức
là quyền của mỗi công dân được sống, được tự do, có sức khỏe và của
cải. Ông cũng phân biệt quyền hạn của nhà nước do truyền ngôi với
quyền hạn chính trị và độc tài. Quyền hạn truyền ngôi là hạn chế còn
quyền hạn chính trị là lấy từ quyền của mỗi cá nhân để đảm bảo việc
thực hiện luật của tự nhiên. Quyền của độc tài thì ngược lại, nó lấy
quyền sống, tự do, sức khỏe và cả một phần của cải của người khác
để phục vụ cho quyền lực của mình.[1]


Theo quan điểm của Locke về khế ước xã hội, nhà nước không cần có
quá nhiều quyền lực, vì như vậy chỉ khiến người dân bị đè nén. Ông
cũng nhận thấy nguy cơ của quyền lực tuyệt đối, quyền của độc tài dù
trao cho một cá nhân hay một nhóm người. Dạng nhà nước tốt nhất
chính là quyền lực của hệ thống chính quyền được hạn chế bằng cách
chia thành các nhánh và mỗi nhánh có quyền hạn riêng đủ cần thiết
để thực hiện chức năng của mình.[5] Ông cho rằng một hệ thống nhà
nước cần có quyền xét xử độc lập mà việc ra quyết định được thực
hiện chỉ dựa trên duy nhất hiến pháp của cả quốc gia[3]. Ông tin rằng
trách nhiệm của quốc hội là lập pháp và nhiệm vụ của nhà vua là
hành động như một người chấp pháp tối cao[3].

Để duy trì trật tự xă hội, bất kỳ nhà nước nào cũng đều phải có sự
đồng thuận của những người bị trị (Chuyên luận thứ hai về Nhà nước,
tr. 95). Nhưng khó mà có thể đồng thuận tuyệt đối cho một luật lệ cụ
thể được đưa ra, nên Locke chủ trương phải chấp nhận tính quyết
định dựa trên ý kiến của đa số lên trên hành vi của mỗi cá nhân
(Chuyên luận 2, tr. 97-98).[6]

Cơ cấu nhà nước đối với Locke không quan trọng bằng việc quyền lập
pháp – quyền quyết định trật tự xă hội và phúc lợi chung qua việc đặt
ra luật lệ về việc chuyển nhượng, bảo toàn và thu nhận tài sản – phải
được thực hiện theo cách mà mọi người đều đồng thuận (Chuyên luận
2, tr. 134- 138). Vì luật lệ duy trì một thời gian dài sau khi được thiết
lập, nên cơ quan lập pháp không cần phải họp thường xuyên nhưng
nhánh hành pháp nơi chịu trách nhiệm đảm bảo luật pháp được thực
thi cần được duy trì hoạt động liên tục trong xă hội(Chuyên luận 2, tr.
144). Chức năng hành pháp được thực hiện bởi các quan chức, các vị
bộ trưởng mà quyền lực của họ được trao từ nhánh lập pháp (Chuyên

luận 2, tr. 153). Khi nhánh lập pháp ngưng họp, cơ quan hành pháp
có đặc quyền xử trí tình hình khẩn cấp khi chưa có luật lệ quy định
cho những tình huống này (Chuyên luận 2, tr. 160). Locke cũng đề
cập: nếu lạm dụng đặc quyền này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và
trật tự của quốc gia. Khi đó một trật tự mới, một khế ước xă hội mới
sẽ ra đời để thực hiện quyền phán xét tối cao theo đúng luật của tự
nhiên (Cách mạng). [6]


6. Khoan dung tôn giáo
Locke xem bản chất con người là lý trí và khoan dung[2]. Locke tin
tưởng vào Chúa trời, nhưng ông không cho Chúa một vị trí nào trong
tâm tưởng hay trái tim của con người. Chính hành vi và ý chí của con
người mới là điều Locke quan tâm và ông cũng là cha đẻ của ngành
tâm lý học hiện đại.[3]

Quan điểm về tôn giáo của Locke là phải khoan dung. Một xă hội mới
muốn thực hiện tốt chức năng của nó cần phải thống nhất không phải
bằng một tôn giáo mà bằng lòng khoan dung. Và do vậy nhà thờ cần
phải là các tổ chức tự nguyện chứ không phải gắn liền với nhà nước
như Nhà thờ Anh giáo.[3]

Cho dù ông mới chỉ giới hạn ở Ki-tô giáo hay nói đúng hơn là các giáo
phái Kháng Cách, Locke là người đă đặt ra nguyên tắc khoan dung đối
với tôn giáo. Quan điểm của Locke về khoan dung tôn giáo phù hợp
với quan điểm của ông về chính quyền dân sự. Ông cho rằng quyền
sống, tự do, sức khỏe và của cải là các quyền lợi dân sự và đây cũng
là các quan tâm của chính quyền dân sự và các quan tòa. Các quan
tòa có thể dùng sức mạnh và bạo lực nếu cần để duy trì các lợi ích
dân sự và để chống lại bạo lực phá vỡ những quyền trên. Và đấy là

chức năng của nhà nước. Còn đối với mối quan tâm tới sự cứu rỗi thì
đấy không phải là lợi ích dân sự và nằm ngoài quyền hạn của chính
quyền dân sự và các quan tòa. Trên thực tế, Locke đă bổ sung vào
các quyền tự nhiên như quyền sống, quyền tự do, quyền có sức khỏe
và của cải một thứ quyền nữa – đấy chính là quyền tự do lựa chọn
con đường cứu rỗi của riêng mình. Ông cũng xem sự can thiệp của
nhà nước để duy trì niềm tin đều không hợp lẽ. Vì sức mạnh mà vị
quan tòa sử dụng lại không phải là phương tiện hiệu quả để thay đổi
niềm tin. Vì chỉ có nhà thờ chân chính mới có quyền lực đó, nhưng
mỗi nhà thờ đều cho rằng chính nhà thờ của mình mới là chân lý,
trong khi không ai ngoài Chúa có thể phán xét điều này. Do vậy, điểm
cốt lõi trong biện luận của ông về khoan dung tôn giáo là sự hoài nghi
về khả năng hiểu biết tôn giáo.[1]


7. Con người trí tuệ
Các nhà tự do như Locke cũng e sợ sự đa cảm của số đông. Người tự
do phải là người đọc các tác phẩm trí tuệ, tin vào giáo dục và tin vào
việc con người biết vượt lên hoàn cảnh như các nhà tư sản vẫn làm,
và vì là người có trí tuệ nên cần biết đặt giá trị vào sự tự do tư tưởng
và phản đối sự can thiệp của nhà thờ vào triết học và khoa học.[3]

Chính từ quan niệm nhận thức luận của mình nên ông nhấn mạnh vai
trò và quyền năng của giáo dục chính là tạo ra sự trải nghiệm trong
tâm trí của trẻ em trong quá trình trưởng thành. Và “trí tuệ của đứa
trẻ cũng dễ dàng thay đổi giống như nước vậy”.[2] Ông quên sự khác
nhau bản năng giữa các đứa trẻ và nhấn mạnh tới mục tiêu rộng lớn
của giáo dục chính là để có những con người phù hợp với cuộc sống,
với thế giới chứ không phải là để vào đại học. Giáo dục quan trọng
chính là đào tạo tính cách. [2]



8. Giá trị và giá cả
Locke có ảnh hưởng đến kinh tế học tuy không nhiều như triết học[2].
Locke cho rằng giá trị và giá cả được quyết định theo luật cung cầu.
Locke cho rằng tiền tệ có hai chức năng, một là để đo giá trị và hai
chính là để tích trữ thay cho hàng hóa[4]. Sự giàu có được đo bằng có
nhiều vàng bạc và vàng bạc điều khiển tất cả mọi tiện nghi của cuộc
sống[2]. . Locke cũng cho rằng một quốc gia cần phải có cân bằng
thương mại nếu không sẽ thua thiệt so với các quốc gia khác khi giao
dịch. Và khi dự trữ tiền tệ của cả thế giới tăng lên thì quốc gia cũng
phải tìm mọi cách gia tăng dự trữ của mình. Trong ngoại thương, bên
cạnh luồng dịch chuyển của hàng hóa còn có luồng dịch chuyển của
dự trữ tiền tề của quốc gia và chính sự dịch chuyển lưu thông luồng
tiền này quyết định tỷ giá hối đoái. Nếu dự trữ tiền tệ của quốc gia đủ
lớn, quốc gia có thể ảnh hưởng đến việc gia tăng giao dịch ở mức giá
trị cao hơn bình thường.[4]

Ông cũng tính toán nhu cầu tiền tệ cho các nhóm kinh tế khác nhau
liên hệ tới độ dài của quăng thời gian chi trả của từng nhóm (chủ đất,
người lao động, người trung gian môi giới). Ông cũng xem rằng những
người trung gian môi giới là những người góp phần mở rộng phạm vi
lưu thông của tiền tệ và lợi nhuận của họ ăn vào phần lợi nhuận của
người lao động và chủ đất.[4]

Tựu trung, qua ngòi bút của mình phê phán nhà thờ Anh giáo và nhà
nước chuyên chế Anh, John Locke đã có những đóng góp lớn không
chỉ cho triết học, chính trị, thần học, về khế ước xã hội, về tự do tôn
giáo, về quyền tự nhiên của con người, và đến kinh tế học và giáo
dục, mà quan trọng hơn ông đã góp phần mình vào sự nghiệp giải

phóng con người trước những ràng buộc của từng cá nhân và cả về
mặt thể chế tổ chức chung của cả xã hội. Chính vì vậy ông không chỉ
là nhà tư tưởng Khai sáng vĩ đại mà còn góp phần đóng góp cho chủ
nghĩa tự do[4].

Tham khảo
(1) 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 William Uzgalis, Từ điển Báck khoa
Triết học Straford John Locke 2001.
(2) 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 2,9 Từ điển Báck khoa Triết
học trên mạng John Locke 2006.
(3) 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 Frank E. Smitha, Lịch sử Thế giới: Tự do
đối lập với truyền thống ở Tây Âu 2001.
(4) 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 Wikipedia tiếng Anh John Locke
2006.
(5) Peter Laundry, Tiểu sử John Locke:Triết gia của Tự do 1997-
2006.
(6) 6,0 6,1 Garth Kernelling, Trang Triết học John Locke (1632-1704)
1996-2006.

×