Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á PHẦN 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.86 KB, 10 trang )



Bí ẩn Châu Á trong
tấm gương triết học
Châu Á
PHẦN 2

Triết học Châu Á hay là triết lý Châu Á không phải là một khái niệm triết học.
Đây chỉ là một cách gọi tương đối. Nó khá mơ hồ, không đủ rõ ràng, không có nội
hàm xác định, càng không được hiểu như nhau trong mọi văn cảnh. Nếu coi là một
khái niệm triết học, thì triết học Châu Á còn mơ hồ hơn cả khái niệm triết học
phương Đông.

Một trong những nội dung quan trọng mà thuật ngữ triết
học Châu Á muốn ám chỉ chính là những tư tưởng triết học bản địa
của các dân tộc, các cộng đồng hay các quốc gia Châu Á.
Thực ra, trong hầu hết các quốc gia - dân tộc có bề dày văn hóa
truyền thống, vấn đề có tồn tại hay không một nền triết học bản địa
luôn không kém phần phức tạp. Đối chiếu với các tiêu chí phương Tây
hàn lâm thì tư tưởng triết học của các dân tộc Châu Á thường kém
tính hệ thống, không hoàn chỉnh về bộ máy khái niệm và phạm trù
của riêng mình, cũng không nhất quán về các phương pháp tư duy và
hoạt động thực tiễn. Đa phần các tư tưởng triết học phương Đông
không phù hợp với các khuôn thước kinh điển Châu Âu, kiểu như duy
vật - duy tâm hay nhị nguyên, bản thể luận hay nhận thức luận, biện
chứng - siêu hình hay chiết trung, khả tri luận hay bất khả tri luận…
Bởi vậy, việc chứng minh đượcChâu Á thực sự có triết học hay không
cũng không phải là điều dễ dàng. Có thể hiểu được tại sao cho đến
nay, vẫn có một số nhà triết học không thừa nhận, thậm chí, ngay cả
Nho giáo, Phật giáo là những hệ thống triết học đích thực.
Về điều này, nên tham khảo ý kiến của Ph.I.Chíutchép (1803 -


1873) nhà thơ, nhà tư tưởng tài ba người Nga. Với mệnh đề nổi tiếng
"bằng lý tính thì đừng mong hiểu được nước Nga", Chiútchép đã kịch
liệt phê phán việc áp dụng một cách máy móc khuôn thước lý tính
Châu Âu để nhận thức những nét đặc thù Nga. Mà ta biết, một nửa
nước Nga chính làChâu Âu, nơi góp phần không nhỏ làm nên tư duy
duy lý Châu Âu
Bởi vậy, khi tiếp xúc với các tư tưởng triết học bản địa Châu Á,
cần có cách nhìn hợp lý hơn. Triết học và triết lý là sản phẩm của đời
sống thực tế và nếu như đời sống vẫn nuôi dưỡng hay tôn vinh các tư
tưởng nào đó lên tầm những định hướng về mặt thế giới quan và
phương pháp luận đối với hoạt động của con người, thì cũng có thể coi
đó chính là triết lý hoặc triết học. Theo nhà Đông phương học người
Nga N.Cônrát (1891-1970), điều đáng chú ý ở các tư tưởng triết học
bản địa của các dân tộc, như Grudia, Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Triều Tiên,
Nhật Bản… là ở phương thức truyền tải tư tưởng vào đời sống và khả
năng định hướng hoạt động rất mạnh mẽ của chúng. Chúng tôi có
cảm giác đặc điểm này mang ý nghĩa phổ biến đối với tất cả các tư
tưởng triết học bản địa Châu Á. Trong nghiên cứu so sánh với những
tư tưởng có xuất xứ Châu Âu, Cônrát nhận ra rằng, những tư tưởng
triết học bản địa, đặc biệt là các triết lý khái quát về đời sống con
người, dù kém tính hệ thống, dù không mang vẻ uyên bác, song đi
vào quần chúng rất nhanh, rất mãnh liệt và có sức lôi cuốn hành động
rất đáng kể. Ở Việt Nam, bên cạnh những tác gia, những học phái có
hệ thống tư tưởng rõ ràng, còn có không ít những tư tưởng triết học ở
các nhà thơ, nhà hoạt động xã hội… thuộc về dạng này. Do đó, số
đông quần chúng luôn dùng tư tưởng của họ làm triết lý cho đời sống
của mình.
Vậy cái gì khả dĩ có thể làm cho những tư tưởng bản
địa Châu Á định hình với tính cách là tư tưởng triết học Châu Á? Về
nội dung này, xin được kiến giải như sau:

Triết học theo khuôn thước phương Tây không có khái niệm nhân
sinh quan. Hay, nói chính xác hơn, từ thời cổ đại cho tới tận ngày nay,
những nội dung thuộc về nhân sinh quan trổ triết học Châu Âu thường
được diễn đạt trong khái niệm thế giới quan, là một bộ phận của khái
niệm thế giới quan và nó cũng chỉ được bàn tới trong một số trường
phái thuộc dòng nhân học triết học, chẳng hạn, Xôcrát, I.Cantơ, Tâya
đơ Sácđanh, M.Silơ J.Xáctơrơ Trong triết học phương Tây, khái niệm
ngang hàng và cùng một cặp với thế giới quan chỉ có thể là phương
pháp luận. Không giống như thế, trong triết học phương Đông, nhân
sinh quan là một khái niệm lớn, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nhất
là triết học Nho - Phật - Lão. Nhân sinh quan là khái niệm ngang hàng
và cùng một cặp với thế giới quan. Ở phương Đông, từ những triết gia
lừng danh như Khổng, Mạnh đến những người ít nhiều có tư tưởng
riêng như Nguyễn Trãi, M.Ganđi, Tôn Dật Tiên đều có bàn về nhân
sinh quan và đều thực hành lối sống theo nhân sinh quan của mình.
Đây chính là một đặc trưng của triết học Châu Á.
Nhân sinh quan đó là quan điểm sống, quan niệm sông, hệ thống
các giá trị người và các giá trị xã hội có ý nghĩa định hướng hành vi,
tức là những quan niệm gắn liền với cách sống, lối sống, với hành vi
và phẩm chất của hành vi, với việc xác định ý nghĩa của cuộc sông và
ý nghĩa của sự làm người
Quả thực, xưa nay, triết học Châu Á luôn là triết học về con
người. Nói cách khác, triết học về tồn tại, triết học thuần túy bản thể
luận hay thuần túy nhận thức luận không thịnh hành ở Châu Á. Châu
Á có những quan niệm sống, với hệ thống các giá trị làm người và ở
đời (thuật ngữ của Hồ Chí Minh) khác biệt rất đáng kể so với phương
Tây. Điều này đã được khẳng định trong các công trình của các tác giả
như Đan Oatơ (Hongkong, 1995), Đavít Hítcốc (Hoa Kỳ, 1995),
Mahathi Môhamát (Malaysia, 1996), Chen Fenglin (Trung Quốc,
1998), Francis Fukuyama (Hoa Kỳ, 1998), Phan Ngọc (Việt Nam,

1999), Tômmy Rô (Singapore, 1999), Risác Rôbinsơn (Austraulia,
1996) và nhiều tác giả khác nữa.
Tổng hợp theo nghiên cứu của các tác giả nói trên, chúng tôi
thấy, nhân sinh quan Châu Áthể hiện ở những nội dung sau:
Đề cao đức tính cần cù, yêu lao động.
Đề cao giá trị hiếu học.
Đề cao giá trị gia đình, huyết tộc.
Đề cao giá trị cộng đồng, trách nhiệm cộng đồng.
Xếp kế sau bốn giá trị nói trên, còn có hàng loạt những phẩm
chất khác cùng làm nên nhân sinh quan Châu Á. Những phẩm chất xã
hội và cá nhân thường được kể đến là: cần kiệm và thanh đạm, đề
cao bổn phận giữa chính phủ và công dân, coi trong xã hội có đạo
đức, không tán thành chủ nghĩa cá nhân cực đoan (theo nghiên cứu
của Tômmy Rô), tôn trọng quyền lực, đề cao chính quyền "độc đoán"
(theo F.Fukuyama), tự lực cánh sinh, kỷ luật, đề cao nghĩa vụ đối với
người khác, tôn trọng chính quyền (theo Đavít Hítcốc), chấp nhận, tự
kiềm chế, trung thành với gia đình, bè đảng và Công ty, ưa hình thức,
bảo thủ (theo Đan Oatơ), ưa giản dị, không bị những đòi hỏi vật chất
dày vò, lo cho con cháu còn hơn lo cho chính mình (theo Phan
Ngọc)
Câu hỏi có thể được đặt ra ở đây là, tất cả những phẩm chất nói
trên đâu phải chỉ có ở người Châu Á, dân tộc nào cũng cần cù ham
học, yêu lao động Vậy, liệu có thể coi đây là bảng giá trị đặc trưng
cho Châu Á?
Vấn đề là ở chỗ, bằng các nghiên cứu so sánh, cả về mặt định
tính lẫn về mặt định lượng, những tác giả dẫn ra trong bài này đều đi
đến kết luận thú vị rằng, trong hầu hết các quan điểm triết học Châu
Á, cũng như trong lối sống phổ biến của người Châu Á, đặc biệt là
Đông Á và Đông Nam Á, bốn giá trị nói trên (cần cù, hiếu học, gia
đình và cộng đồng) luôn luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Người Mỹ và

người Châu Âu xếp vị trí ưu tiên trong bảng giá trị của mình những
phẩm chất khác, đặc biệt là quyền cá nhân, lợi ích cá nhân và óc sáng
tạo Về nguyên tắc, những phẩm chất làm người mà dân tộc này cho
là tích cực, thì cũng thường là tích cực đối với dân tộc khác. Tuy vậy,
tích cực ở mức nào, có chiếm vị trí hàng đầu trong bảng giá trị hay
không thì còn phụ thuộc vào văn hóa, vào phương thức sống, vào thế
giới quan và nhân sinh quan của mỗi dân tộc. Cần cù, hiếu học, đề
cao giá trị gia đình và cộng đồng được xếp ở vị trí ưu tiên chính là nét
đặc thù của bảng giá trịChâu Á. Đây cũng là đặc thù của triết
học Châu Á.
Cũng cần nói thêm rằng, hiện vẫn có không ít người, đặc biệt là
những người còn bị chi phối bởi quan điểm duy phương Tây (chẳng
hạn, những người theo Eurocentricism hay Orientalism), thường định
kiến xem Châu Á như một vùng văn hóa có nhiều nét tiêu cực cố hữu.
Tính nhị nguyên (nhị nguyên theo nghĩa xấu của từ này), thực dụng,
duy kinh tế và dung hợp được coi là những đặc trưng tiêu cực của
triết lý Châu Á?
Những hoài nghi về phẩm chất Châu Á đặc biệt lộ rõ trong những
năm 1997-1998 khiChâu Á xảy ra khủng hoảng tài chính. Lúc đó,
người ta đặt câu hỏi: một Châu Á vẫn được coi là cần cù, hiếu học,
tôn trọng các giá trị cộng đồng, sống có trách nhiệm, đề cao văn hoá
truyền thống của mình mà lại không đủ sức đề kháng trước khủng
hoảng tài chính hay sao? Hay phải chăng, cái được che đậy bên trong
những giá trị ấy, cái đã góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính, mới
chính là nét chủ đạo của văn hoá Châu Á: tôn trọng con người, đề cao
sự hoà hợp - mềm dẻo hay thực chất chỉ là thực dụng, duy kinh tế và
dung hợp? F.Fukuyama đã có lý khi nhận định rằng, "từ chỗ được coi
là động lực của sự thành công của Châu Á, ngày nay, các giá
trị Châu Á bị coi là mầm mống của cuộc khủng hoảng".
Theo chúng tôi, vấn đề không giản đơn đến mức, văn

hóa Châu Á màu hồng hay màu xám. Điều đó quá ngây thơ. Sự thực
là, vài thập kỷ nay luôn có những học giả phương Tây, do chán ngấy
những khuôn thước kinh điển và chủ nghĩa duy lý Châu Âu, nên vô
tình thổi vào Châu Á quan niệm coi truyền thống Châu Á gồm toàn
những giá trị tốt đẹp khiến cho phương Tây phải thán phục, ngưỡng
mộ. Thậm chí, có người còn cho rằng, đã đến lúc thế giới là thế giới
của Châu Á (de - Asia). Điều này gây ra những ngộ nhận không đáng
có.
Các học giả có tên tuổi ở Châu Á thường rất tỉnh táo để tránh
những ngộ nhận này. ChâuÁ tự hào về những truyền thống tất đẹp
của mình, luôn cố gắng cho một lễ Giáng sinh của các giá trị văn minh
và văn hóa Châu Á. Nhưng Châu Á cũng biết tránh rơi vào vết chân
của chủ nghĩa trung tâm cực đoan. Phát biểu tại Đại học Soócbon,
Paris, 1983, trong dịp nhận bằng tiến sĩ danh dự, Inđira Ganđi, nữ
chính khách nổi tiếng, một gương mặt điển hình của sự kế thừa triết
học Ấn Độ đã thẳng thắn thừa nhận: "Không chỉ có sự khôn ngoan mà
cả sự điên rồ của các thế kỷ đã qua đè nặng lên chúng tôi. Làm người
thừa kế là chuyện nguy hiểm".
Gần đây hơn, năm 1996, phát biểu tại phiên họp lần thứ 29 Hội
đồng kinh tê' Thái Bình Dương tổ chức tại Oasinhtơn, M.Mahathi,
chính khách Malaysia, người được coi là nhiệt thành nhất trong việc
ngợi ca các giá trị Châu Á, cũng đưa ra nhận xét rất đáng để chúng ta
suy ngẫm: "Nhiều giá trị Châu Á rõ ràng là phải huỷ bỏ: Chúa chứng
giám chúng tôi đã phải đấu tranh như thế nào để chống lại chúng.
Nhiều nơi ở Châu Á theo chủ nghĩa duy vật thái quá. Còn ở nhiều nơi
lại là chủ nghĩa chống duy vật thái quá. Đương nhiên, vẫn còn có chủ
nghĩa duy tâm cực đoan thường được biểu hiện bằng các hình thức
cực kỳ phi tôn giáo. Và, cũng lại có cả sự trái ngược nữa Châu Á gắn
bó chặt chẽ với phong tục tập quán, mê tín và thần linh. Tình trạng
tham nhũng, tham nhũng nặng nề và thường rất phổ biến, và tình

trạng làm ngơ trước tham nhũng cũng nặng nề và phổ biến. Danh
sách của chúng quá dài, thậm chí không thể đếm
được Nếu Châu Á không nhất thiết phải mang nghĩa tất thì phương
Tây cũng không nhất thiết có nghĩa là xấu. Còn nhiều điểm ưu việt ở
phương Tây mà Châu Á cần học hỏi. Ở những xã hội phương Tây tất
đẹp nhất, người ta thấy có nhiều giá trị mà chúng tôi nên áp dụng và
phổ biến sâu sắc hơn trong nước mình".
Với tất cả những gì vừa được soi trong tấm gương triết
học Châu Á, rõ ràng, nhân sinh quan Châu Á đang là một vấn đề vừa
đậm màu lý thuyết lại vừa hết sức thực tế.
Có lý do để thừa nhận, chưa bao giờ Châu Á phát triển như hiện
nay, sự phát triển đang hứa hẹn tạo ra một Châu Á với vị thế mới của
nó trong thế kỷ XXI. Cũng bởi thế, chưa bao giờ Châu Á được quan
tâm như hiện nay, sự quan tâm nhằm giải mã những bí ẩn đầy quyến
rũ của nó. Và triết học Châu Á, cội nguồn của những bí ẩn ấy, chính là
mối quan tâm đầu tiên của các học giả ngoài Châu Á và của chính các
học giả Châu Á.
Triết học Châu Á được quan tâm không chỉ là các nền triết học
"kinh điển", như Nho Phật, Lão, hoặc một vài học phái triết học ấn Độ
cổ đại mà còn là các triết thuyết hoặc những tư tưởng triết học
Châu Á bản địa, tạm gọi là "ngoài kinh điển", những triết thuyết hệ
thống và có thể phi hệ thống, những tư tưởng nhất quán và có thể
thiếu nhất quán, những quan điểm khả tri và có thể bất khả tri,
những triết lý duy vật và có thể duy tâm nghĩa là tất cả những gì đã
và đang làm nên giá trị triết học Châu Á.
Do vậy, không nên đặt câu hỏi có triết học Châu Á hay không?
Bởi lẽ, không thể phủ nhận tính chất triết học của các hệ thống tư
tưởng Châu Á đã từng có vai trò to lớn đến mức có thể gọi là "kinh
điển”. Vấn đề chỉ là ở chỗ, ngoài Nho, Phật, Lão Châu Á còn là
mảnh đất của những tư tưởng hoặc của những hệ thống tư tưởng triết

học nào? Và, nếu coi đó là triết học, thì những tiêu chuẩn để xác định
có cần thay đổi hay vẫn phải giữ nguyên như những tiêu chuẩn "hàn
lâm"?
Trong các xã hội Châu Á hiện đại, người ta dễ thấy Nho, Phật,
Lão vẫn còn giữ vị trí rất đáng kể đối với sự phát triển. Nhưng các tư
tưởng triết học bản địa khác cũng có vai trò thật đáng quan tâm. Làm
rõ diện mạo và những nét đặc thù của các type triết học "ngoài kinh
điển" này là trách nhiệm của cả các học giả Châu Á và của cả các học
giả ngoài Châu Á. Trong đó, các học giả Châu Á có vai trò thật đặc
biệt - đứng ngoài Châu Á đôi khi cũng có thể nhìn Châu Á khách quan
hơn, nhưng có những điều, quả thực, chỉ có người trong cuộc mới cảm
nhận được.
Châu Á, như đang bàn, không còn là một khái niệm địa lý, cũng
không phải là khái niệm địa - chính trị, mà đã hiện ra với tư cách một
khái niệm triết học văn hóa. Từ bình diện văn hóa, có thể dễ thấy hơn
triết học Châu Á với những đặc trưng riêng biệt của nó. Và, đặc trưng
cơ bản của thuật ngữ mà ta gọi là triết học Châu Á chính là nhân sinh
quan Châu Á. Nhân sinh quan chứ không phải thế giới quan. Trong tư
duy triết học Châu Á, nhân sinh quan là khái niệm đồng hạng, cùng
một cặp với thế giới quan.

×