Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu nhạc lý căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.35 KB, 12 trang )

Projector 1
Phần Nhạc Lý Cấp II:

Đợt I: Chấm hợp âm
• Ôn tập: Âm Giai (scale) và Tìm âm giai của một bài hát (key of
the song)
• Những hợp âm căn bản (triads) và những hợp âm khác (7th
chords and others)

• Chấm hợp âm cho một bài hát (chord progressions)
Đợt II: Phân tích hoà âm (chord analysis)
• Vị trí (các thể) của một một hợp âm (chord position)
• Các loại giải kết (Cadences)
• Các nốt ngoài hợp âm (non harmonic tones)
• Chuyển cung (modulations)

Projector 2
Những ký hiệu của các hợp âm
Các bạn đã biết qua về những ký hiệu của các hợp âm khi đọc tài liệu về Hợp
Âm. Sau đây là bảng tóm kết các hợp âm thường dùng (chúng ta dùng hợp âm
ÐÔ làm tiêu biểu):
Ký hiệu
Tên gọi Giải thích
C5
Ðô 5 Hợp âm 2 nốt: C - G
C
Ðô trưởng C - E - G
Cm hay C-
Ðô thứ C - Eb - G
C° hay Cdim
Ðô giảm C - Eb - Gb


C+ hay Caug
Ðô tăng C - E - G#
Csus2
Ðô sus2 C - D - G
Csus4
Ðô sus4 C - F - G
C6
Ðô 6 C - E - G - A
C7
Ðô 7 (dominant) C - E - G - Bb
CM7
Ðô trưởng 7 C - E - G - B
Cm7
Ðô thứ 7 C - Eb - G - Bb
Cdim7
Ðô diminished 7 C - Eb - Gb - Bbb (A)
D/A
D slash A Hợp âm D, bass note ở A.
C add9
C add 9 C - E - G - D

Projector 3
Đặt hợp âm
Có thể đặt hợp âm ở bất cứ đâu trong bài hát, nhưng còn tùy theo khả năng của
người nhạc công và bài hát đó tấu nhanh hay chậm. Người ta thường đặt (hay
thay đổi) hợp âm ở những chỗ sau đây:

1. Ở đầu mỗi ô nhịp
2. Ở những nốt hát chậm, nhất là về cuối câu, cuối bài hát.
3. Ở những chỗ đảo phách

4. Nhịp 4/4, ở những phách 1 và 3
5. Nhịp 3/4, ở phach 1 và 3.
6. Nhịp 2/4, ở từng phách
7. Khi đổi câu, đổi đoạn

Projector 4
Chọn hợp âm
Việc chọn hợp âm cho đúng và hay là một vấn đề kinh nghiệm, tức là phải thực
hiện rồi chơi đàn và nghe. Sau đây là một vài nguyên tắc người ta thường dùng
trong việc đặt hợp âm:
a) Sử dụng hợp âm chính nhiều hơn: 3 hợp âm I, IV và V là những
hợp âm chính, chỉ cần dùng 3 hợp âm này cũng có thể chuyển âm
đầy đủ trong một bài hát. 3 hợp âm này nên nhiều hơn những hợp
âm khác để bài hát được vững vàng (tránh bị lạc tông).
b) Sử dụng những hợp âm phụ để thay đổi âm sắc: Ngoài 3 hợp âm
chính ở trên ra, những hợp âm khác trong âm giai là những hợp âm
phụ. Nghệ thuật chuyển âm chính là biết dùng những hợp âm phụ
này mà làm cho bài hát có được những mầu sắc và cảm giác khác
nhau.
c) Không nên dùng hợp âm tăng và giảm nhiều: Những hợp âm này
không được cấu trúc trên một quãng 5 đúng (perfect fifth), vì vậy
nó không được vững vàng, nên ít khi được dùng. Nhưng có người
nói, nếu các hợp âm là một bữa ăn, thì món ăn chính là các hợp âm
Trưởng, món ăn phụ là các hợp âm Thứ, và đồ gia vị (muối, tiêu) là
các hợp âm Tăng và Giảm.
d) Dùng hợp âm nghịch: Để tạo một cảm giác thúc đẩy, ước ao, trước
khi về hợp âm đứng sau, người ta hay dùng hợp âm nghịch (7, 9,
11 ), mà đôi khi nốt ở phách mạnh không có trong hợp âm. Cụ thể
là người ta hay dùng hợp âm 7 cho hợp âm bậc V trước khi trở về
hợp âm chủ: (V7 - I) .

e) Dùng hợp âm thuận (hợp âm căn bản) ở những chỗ chính: Những
chỗ đầu câu và cuối câu nên xử dụng các hợp âm thuận
(trưởng/thứ) .
Projector 5
Chọn hợp âm dựa vào sự mạnh yếu của các hợp âm
trong âm giai.
Những phân tích sau đây sẽ giúp chúng ta có một khái niệm về sự “mạnh -
yếu” trong việc sử dụng các hợp âm trong âm giai. “Mạnh” đây có thể là
“sáng”, “đầy đủ”, “vươn lên”, “linh hoạt”, vv và “yếu” có thể là “buồn”,
“nhẹ”, “u ám”, “thiếu vắng”, vv Tùy theo câu nhạc và ý nghĩa của lời ca để
chúng ta chọn cho phù hợp.


Sử dụng các hợp âm trong âm giai:
a) Hợp âm bậc I ( có nốt nền là chủ âm - tonic): Hợp âm gốc, quan
trọng nhất của âm giai, thường được dùng ở trường canh đầu tiên
và để kết bài hát. Nên dùng nhiều để bài hát được vững vàng. Hợp
âm bậc I có thể chuyển đến bất cứ hợp âm nào trong âm giai và bất
cứ hợp âm nào trong âm giai cũng có thể chuyển về nó.
b) Hợp âm bậc V (có nốt nền là thống âm - dominant): Hợp âm quan
trọng thứ nhì của bài hát. Thường được dùng trong bán kết (half
cadence) và nhất là dùng trong các giải kết để trở về hợp âm chủ.
c) Hợp âm bậc IV là hợp âm mạnh nhất trong âm giai, nên được cùng
để nhấn mạnh, hoặc khi câu nhạc vươn lên Hợp âm IV được
dùng đặc biệt trong giải kết “giáo đường” (plagal cadence) cho cảm
giác của chữ “AMEN”.
d) Hợp âm bậc “vi” có cảm giác ngược lại với hợp âm bậc “I”.
e) Hợp âm bậc “ii” có vị trí gần giống như hợp âm bậc “V”, nhưng
nhẹ nhàng hơn, thường đi trước hợp âm bậc V.
f) Hợp âm bậc “iii” là hợp âm yếu nhất trong âm giai, đôi khi có cảm

giác rời rạc và tẻ nhạt, khi dùng trước hợp âm bậc “vi” người ta
hay biến nó thành III hay III7.
Projector 6
Chọn hợp âm theo vị trí trong âm giai.
Quãng 5

Projector 7
Chọn hợp âm theo vị trí trong âm giai.
Quãng 3

Projector 8
Chọn hợp âm theo vị trí trong âm giai.
Quãng 2

Projector 9
Tóm lược các cách chuyển hợp âm


Summary of Harmonic Progressions
"Up by 2nd, Down by 3rd, Up by 4th, Down by 5
th
,
Up by 6
th
, Down by 7th
except V and vii°, which do not resolve to iii/III"

Projector 10

Projector 11

Áp Dụng Thực Hành

Dòng nhạc 1 bè:
Khi tìm hợp âm trên nốt nhạc của dòng nhạc có 1 bè, thì chính nốt đó là một hợp
âm, rồi cứ tuần tự tính xuống một quãng 3, chúng ta sẽ có được những hợp âm
khác.

Thí dụ:


Dòng nhạc 2 bè:


Dòng ca từ 3 bè trở lên
Khi dòng ca từ 3 bè trở lên, người ta thường dùng cả 3 nốt trong hợp âm, chúng
ta không phải tính toán để sắp đặt hợp âm, mà chỉ cần biết hợp âm đó là hợp âm
gì. Các hợp âm thường đọc từ dưới đi lên.

Projector 12




Bài hát này viết theo âm giai Đô Trưởng, nên các hợp âm căn bản gồm có:

Bậc I Bậc ii Bậc iii Bậc IV Bậc V Bậc vi Bậc vii
C Dm Em F G, G7 Am Bdim

×