Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Luận văn : Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang part 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.69 KB, 12 trang )

philê đông lạnh (tỉ lệ nguyên liệu/fillet thành phẩm = 3,5), nhưng khối lượng xuất
khẩu được rất thấp, chủ yếu tiêu thụ tại thò trường tỉnh lân cận và được chế biến làm
khô phồng. Do tiêu thụ tại thò trường trong nước, giá thu mua nguyên liệu cá tra tại
các cơ sở chế biến thủy sản không cao.
I.2.2 Những nhân tố hạn chế sự phát triển nghề nuôi cá tại An giang
Nghề nuôi cá An giang chủ yếu ở dạng hộ cá thể, việc cho ăn, chăm sóc, quản lý
dựa vào lao động thủ công của gia đình. Tay nghề của chủ hộ sản xuất, ít nhất cũng
trên ba năm. Tuy nhiên, theo điều kiện sản xuất hiện nay, nuôi thâm canh đòi hỏi
phải có nhiều công sức mà lao động thủ công không làm xuể, phải nhờ vào máy móc,
thiết bò hiện đại. Đối với những bè có sản lượng nuôi lớn từ 50 tấn trở lên, đã đưa
máy tạo thức ăn viên, máy cắt rau, máy trộn thức ăn thay cho lao động chân tay.
Nghề nuôi cá bè tại An Giang chủ yếu dựa vào nguồn cá giống tự nhiên. Với sự
phát triển nhanh chóng về số lượng bè nuôi cá và việc nâng cao mật độ nuôi cá thâm
canh, lượng cá giống ba sa thu vớt tự nhiên không đủ cung ứng cho ngư dân nuôi bè.
Theo ước tính của sở Nông nghiệp & PTNT An giang, với sản lượng trung bình
20.000 tấn ba sa thương phẩm hàng năm thì lượng cá giống cần được cung cấp trên
20 triệu con. Tuy nhiên, lượng cá giống thu vớt được hàng năm có chiều hướng giảm
sút dần (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn An Giang, 1985), trong khi số cá
giống sinh sản nhân tạo chưa vượt quá 500.000 con/ năm (Sở Khoa học Công nghệ và
Môi trường An Giang, 1998). Do sự chênh lệch giữa cung và cầu, giá cá giống basa
cỡ 100gr/con tăng từ 2.000 đồng/con (năm 1992) lên 7.500 đồng/con trong các năm
1996 - 1998 (Sở NN&PTNT 1996,1997,1998).
Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp làm thức
ăn cho cá biến động theo mùa. Vào mùa lũ, phụ phẩm nông nghiệp trở nên đắt đỏ .

12
Vì vậy, ngư dân phải dự trữ tấm, cám gạo lâu ngày làm chất lượng thức ăn giảm sút.
Mùa khô, cá tươi và rau xanh khan hiếm, nguồn đạm động vật trong khẩu phần thức
ăn chủ yếu là cá biển, cá khô nên chất lượng không ổn đònh. Hiện nay vẫn chưa hình
thành hệ thống dòch vụ chế biến và cung ứng thức ăn công nghiệp dùng cho nghề nuôi
cá bè, người dân mua nguyên liệu trên thò trường về chế biến và cho cá ăn tại chỗ. Từ


nguyên nhân này, chất lượng và giá cả thức ăn không ổn đònh ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả và sự phát triển nghề nuôi cá bè.
Nuôi thủy sản không ngừng phát triển, sản lượng nghề nuôi cá bè hằng năm tăng
nhanh. Tuy nhiên, do những biến động lớn tình hình kinh tế thế giới, thò trường xuất
khẩu không ổn đònh, có thời điểm các xí nghiệp chế biến xuất khẩu giảm thu mua
nguyên liệu khiến giá cả giảm sút.
Người nuôi cá An Giang tuy có tay nghề, giàu kinh nghiệm, nhưng đa số chưa qua
đào tạo. Hiểu biết về khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do vậy khó tiếp cận nắm bắt và
ứng dụng công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, nhận thức về tác động tiêu cực của nghề nuôi
cá đối với môi trường chưa được nhận thức đầy đủ, vì thế trong quá trình nuôi, thức ăn
thừa thãi tác động không nhỏ vào môi trường nước tại các điểm nuôi tập trung thâm
canh cao.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, vấn đề dòch bệnh cũng là một ngăn trở lớn cho sự
phát triển nghề nuôi cá tại An Giang. Thời điểm giao mùa mưa nắng, dòch bệnh xảy
ra rất phổ biến ở cá nuôi bè và ao, đặc biệt trên hai đối tượng nuôi thâm canh như cá
basa và cá tra. Theo điều tra qua ngư dân, thời gian bệnh cá gây tác hại nghiêm trọng
nhất kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Tỷ lệ hao hụt do bệnh cá trong quá
trình ương nuôi cá giống cá basa khoảng 30%, giai đoạn nuôi cá thòt 5 - 10% (Phan
Văn Ninh và ctv, 1991).

13

14
I.3 Bệnh cá nuôi tại An Giang.
Cùng với sự phát triển về sản lượng và trình độ thâm canh, tình hình bệnh của cá
nuôi tại An Giang trong những năm gần đây có những diễn biến phức tạp, gây tổn thất
lớn cho nghề nuôi cá của đòa phương. Theo báo cáo của Agifish (1997), gần 100% bè
thu họach trong tháng 2, 3 năm 1997 đều có cá nhiễm bệânh đốm đỏ với cøng độ
nhiễm khác nhau Cá nuôi bè nhiễm các lọai bệnh đốm đỏ, đốm trắng, bệnh nấm
thủy mi, bệnh trùng bánh xe ngày càng nhiều. Do cá bò bệnh, tỉ lệ cá dạt (hạ phẩm

cấp hoặc loại bỏ) trong quá trình chế biến vụ đầu năm 1997 lên đến 30%, trung bình
20%, thấp nhất 8 -10%. Tình trạng cá bò dạt kéo dài gần suốt một năm. Cá fillet có
những đốm đỏ trong thòt, tùy theo mức độ nhiều hay ít mà bò hạ lọai hay trả lại chủ bè.
Trường hợp cá fillet xuất hiện những đốm trắng, thì chủ bè nhận lại toàn bộ lượng cá
bò nhiễm bệnh (Agifish, 1998).
Theo các công trình nghiên cứu về bệnh cá nuôi tại An giang và các cán bộ kỹ
thuật ngành thủy sản công tác tại đòa phương, các loại bệnh cá phổ biến là: bệnh ký
sinh trùng ở mang, da, ruột, bệnh nấm thuỷ mi, bệnh còi, bệnh đốm trắng, bệnh xuất
huyết, trướng bụng, bệnh lở loét cụt đuôi (Phan Văn Ninh và ctv, 1993; …… ). Trong
đó, các loại bệnh gây tổn thất lớn là:
+ Bệnh cá còi: Cá bò bệnh gầy yếu, sinh trưởng rất chậm, dài đòn, thân mất
nhớt trắng nhợt, mang tái nhợt, các vi lưng, ngực, đuôi xuất huyết và rách xơ xác, bỏ
ăn, bơi lờ đờ, nổi đầu đớp không khí liên tục. Đàn cá mắc bệnh này thường có hiện
tượng cá chết lai rai, kéo dài đôi ba tháng. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra
không cao, nhưng các cá thể đã mắc bệnh không thể hồi phục. Hiện nay chưa có
phương thức phòng và trò bệnh (Đoàn văn Tiến, 1993).

15
+ Bệnh lở loét: Thân cá lở lóet, mắt lồi đục, viêm lóet gốc vi lưng, vi ngực,
các tia cứng vi lưng, vi đuôi bò đứt, tia vi mềm bò tưa rách, hay cụt mất gần hết phần
đuôi, vi bụng, vi ngực xuất huyết. Cá bơi lờ đờ trên tầng mặt ở cuối bè dưới dòng
nước chảy. Cá thể nhiễm bệnh nặng bụng trướng to, nổi ngữa bụng trôi xuôi theo
dòng nước tấp vào mặt khại. Trong thời kỳ bệnh xuất hiện, tùy theo mức độ cảm
nhiễm mà số lượng cá chết hàng ngày từ vài kilogram đến 50 - 60 kg (bè ông Nguyễn
Văn Chanh, xã Long An huyện Tân châu, tháng 6/1997).
+ Bệnh xuất huyết: Cá mắc bệnh kém ăn, hay bỏ ăn, bơi lội nhào lộn bất
thường, mắt lồi đục, hậu môn đỏ lồi, bụng trướng to, vành môi, xoang miệïng và các vi
có các đốm xuất huyết, biểu hiện rõ nhất thường ở vi hậu môn và vi đuôi. Trường hợp
cấp tính, bệnh gây tỷ lệ tử vong cao đến 80 – 90%. Trường hợp mãn tính, thòt cá có
điểm xuất huyết màu đỏ và bò loại bỏ hoặc hạ phẩm cấp trong quá trình chế biến xuất

khẩu. Hiện nay chưa có biện pháp phòng trò hữu hiệu, và bệnh xuất huyết (đôi khi
còn được gọi là bệnh đốm đỏ) tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi cá
tại An Giang.
I. 4 Tình hình nghiên cứu bệnh xuất huyết của cá ba sa nói riêng và cá nước ngọt
nói chung
I.4.1 Trong nước
Các nghiên cứu về bệnh xuất huyết trên đối tượng cá nước ngọt trong nước còn
hạn chế về số lượng, tập trung chủ yếu các loài cá nuôi. Các công trình đã công bố
bao gồm: Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas spp gây ra trên cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idellus) nuôi lồng ở miền Bắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy Sản I,1997; Cục Bảo vệ nguồn lợi – Bộ Thủy sản, 1997). Bệnh xuất huyết trên
cá ba sa (Pangasius bocourti) và cá he (Puntius altus) nuôi bè tại Châu đốc (Phan

16
Văn Ninh và cộng tác viên,1993); cá trê (Clarias sp) giống ở thành phố Hồ Chí
Minh (Vũ Thò Tám và ctv 1994), cá bống tượng (Oxyeleotris marmoeatus) ở hồ Trò
an và Tiền giang (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1995).
Theo Phan Văn Ninh và cộng tác viên (1993), dấu hiệu bệnh lý của cá ba sa mắc
bệnh xuất huyết: Vành môi trên , dưới bò xuất huyết, hầu hết các gốc vi đều bò xuất
huyết. Khi bệnh nặng, vành mắt cá bò xuất huyết, mắt lồi đục, bụng trướng to. Giải
phẩu nội quan: Gan xuất huyết, thùy gan sưng to, màu tái. Lách sưng to, màu đen
sẩm. Dạ dày, đọan ruột đầu và giữa xuất huyết, thành ruột mỏng. Xoang bụng chứa
dòch máu.
Bệnh xuất huyết trên cá he (Puntius altus) nuôi bè do vi khuẩn Aeromonas sp có
biểu hiện bệnh lý như sau: Các gốc vi xuất huyết, cá bệnh nặng gốc vi viêm loét,
thân cá viêm từng vùng, chỗ viêm xuất huyết đỏ, vảy dựng và tuột ra, các vùng
tuột vảy vết loét ngày càng rộng. Quan sát bên trong: ruột bở, gan nhiễm dòch
mật ( Phan Văn Ninh và ctv, 1993).
Từ cá bệnh đã phân lập được các chủng vi khuẩn Streptococcus sp.,
Staphylococcus epidermidis, Aeromonas sp. ( Phan Văn Ninh và ctv 1993),

Aeromonas hydrophila (Nguyễn văn Hảo và ctv,1996) , Aeromonas salmonicida
(Nguyễn văn Hảo và ctv, 1995).
Các chủng vi khuẩn Streptococcus sp, Aeromonas hydrophila phân lập từ cá ba sa
(Pangasius bocourti) được gây nhiễm trở lại trên cá tra và cũng thấy xuất hiện dấu
hiệu bệnh lý như cá ba sa bệnh (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1996).
Bệnh xuất huyết trên cá trê (Clarias sp) giống do vi khuẩn A. hydrophila
thường xảy ra ở cá trên 2 tuần tuổi, biểu hiện bệnh lý: Cá mất nhớt, các gốc vi đều
xuất huyết, các râu cong và bò cụt, bụng trướng to chứa đầy dòch máu, cá treo trên

17
mặt nước hay nằm sát đáy bể. Có những trường hợp cá bò u lóet nơi đầu gần xương
chẩm, nổi hạch trắng hai bên gốc vi ngực. Cá nhiễm bệnh tách bầy và họat động
yếu ớt. Bệnh tiến triển xảy ra nhanh chóng trong tòan bộ bể ương cá, từ khi phát
hiện bệnh xảy ra trong bầy nuôi đến 2, 3 ngày là gây chết hàng lọat (Vũ Thò Tám và
ctv 1994). Cá trê giống bệnh được điều trò, dựa vào kháng sinh đồ của vi khuẩn đã
được phân lập.
Bệnh xuất huyết trên cá bống tượng do vi khuẩn A.salmonicida, A. hydrophila
được mô tả biểu hiện bệnh lý lâm sàng như sau: Cá bò mất nhớt, bắt đầu ở phần đuôi,
sau lan dần lên phần thân, vây đuôi tưa cụt, gốc vây hậu môn, vây lưng xuất huyết,
phần đuôi cứng và ửng đỏ , một số trường hợp trên thân xuất hiện các đốm đỏ, ở
trường hợp nặng hơn, các đốm đỏ nầy lan rộng và làm họai tử cơ, bụng trướng
phồng hậu môn lồi ra ngòai và sưng đỏ. Khi mổ cá thấy đa số các mẫu gan bò xuất
huyết hay sậm màu, lách chuyển màu sậm, bong bóng xuất huyết, cơ quan tiêu hóa
không có thức ăn và chứa đầy các dòch nhầy. Vi khuẩn A. salmonicida, được thực
nghiệm gây nhiễm trở lại, xác đònh vi khuẩn nầy là tác nhân gây bệnh (Nguyễn Văn
Hảo và ctv 1995)
Ngoài ra còn có một số công bố về bệnh xuất huyết do Pseudomonas spp ở cá
trắm cỏû, trắm đen, cá trê (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản I,1997; Cục Bảo vệ
nguồn lợi – Bộ Thủy sản, 1997).
1.4.2 Trên thế giới

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra trên nhiều đối tượng cá nuôi, cá sống hoang
dại trong sông , hồ , ao, đầm nước ngọt. Bệnh được khảo sát từ hiện tượng hội
chứng dòch bệnh lở lóet ở cá EUS (Epizootic Ulcerative Syndrome) thuộc khu vực
Đông Nam Á.

18
Biểu hiện bệnh lý bên ngòai của cá chép (Cyprinus carpio) bò nhiễm bệnh là
mất vảy, những đốm đỏ do xuất huyết không đều trên da, những cơ quan bên trong
trướng lên và có màu tái. Các vi khuẩn phân lập được từ cá bệnh là A. salmonicida, A.
hydrophila, Pseudomonas fluorescens. Khi tiêm những vi khuẩn nầy vào cá khỏe,
thì có những dấu hiệu bệnh lý giống như cá bệnh được khảo sát ban đầu. (Angka S.L
1983).
Dấu hiệu xuất huyết và họai tử cũng được ghi nhận ở thận , gan, tụy, ruột cá trê
giống (Clarias batrachus) nhiễm A. hydrophila; và những biến đổi tổ chức bệnh
học, LD
50
cũng được mô tả ( Angka,1990).
Sự bộc phát của bệnh nhiễm trùng máu, xảy ra ở những trại nuôi cá xung quanh
Jakarta và Bogor (Indonésia). Bệnh xuất hiện phổ biến trên cá tai tượng
Osphronemus gouramy, làm xuất huyết, tổn thương trên da. Các vi khuẩn phân lập
được là Pseudomonas sp, Micrococcus sp, Aeromonas. hydrophila, Pseudomonas
fluorescens và Bacillus sp, những vi khuẩn nầy được thử nghiệm cảm nhiễm và lập
kháng sinh đồ (Angka S.L and K.G. Lioe 1982).
Bệnh đốm đỏ xảy ra cho cá nuôi thuộc miền tây Java, gồm các lòai vi khuẩn đã
được phân lập và xác đònh, xem như tác nhân gây bệnh : A. salmonicida, A.
punctata và P. fluorescens, chúng gây bệnh cho hầu hết các lọai cá nuôi trong
những ao có thay nước, ao nước tù đọng và bè (Angka và ctv, 1982).
Bệnh vi khuẩn bộc phát ở cá vào cuối năm 1980 được xem là trận dòch động
vật nghiêm trọng nhất đã từng xảy ra tại Indonésia. Tổng lượng cá chết là 125
tấn cá chép (Cyprinus carpio), trong đó gồm 50% cá bố mẹ. Những nghiên cứu

cho thấy hầu hết các lòai cá nuôi và cá hoang dại đều bò cảm nhiễm vi khuẩn A.
hydrophila. Các lòai cá nước ngọt khác nhau, từ những đòa phương khác nhau: cá

19
chép (C. carpio), cá lóc (Ophicephalus striatus), cá trê (Clarias batrachus), cá tai
tượng (Osphronemus gouramy) cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila, Pseudomonas sp,
P. fluorescens, Flexibacter columnaris, Streptococcus sp, Vibrio sp và V. anguillarum
(Supriyadi,1988).
Các giống vi khuẩn có khả năng gây bệnh , phân lập từ hai lòai cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella) và cá mè hoa (Aristichthys nobilis) của Malaysia nhập
khẩu, được nghiên cứu trong thời gian 5 tháng. Phần lớn, các vi khuẩn nầy dạng roi,
bắt màu Gram âm thuộc các giống Aeromonas, Proteus, Citrobacter,
Enterobacter,Pseudomonas, Flavobacterium và Chromobacterium phân lập trên các
cơ quan thận, gan, ruột và mang. Nhiều vi khuẩn dạng cầu Gram dương như
Micrococcus, Staphylococcus, cũng có khả năng gây bệnh cho cá. Riêng giống
Bacillus được xem không gây bệnh ( Shamsudin, 1986).
Cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) nuôi bè dọc theo sông Nan, tỉnh
Nakornsawan - Thailand, trong thời gian hai năm (1984 -1985) bò bệnh nghiêm
trọng, vi khuẩn tìm thấy phổ biến nhất, gần 90% cá bệnh bò nhiễm bởi A. hydrophila,
Pseudomonas sp. Hai lòai Edwardsiella tarda và Streptococcus sp cũng tìm thấy
nhưng kém ưu thế hơn. Dấu hiệu bệnh lý là mắt lồi, có những vết thương xuất huyết
trên thân, vảy dựng lên (Chanchit và ctv, 1986).
Vi khuẩn A. hydrophila gây ra những vết loét đỏ trên thân cá chép được nghiên
cứu bằng cách gây nhiễm trở lại trên 100 con cá, có chiều dài 20cm. Kết quả
khỏang 80% cá chết. Khảo sát cá sau khi chết, thấy những vết tổn thương đặc trưng
của bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết. A. hydrophila đã được tái phân lập từ cơ,
gan và máu của tim (Saitanu và Wongsawang, 1982).

20
Vi khuẩn A. hydrophila cũng được xác đònh là tác nhân gây bệnh xuất huyết

cho cá lóc (Ophicephalus striatus) (Tonguthai và ctv, 1989). Cá ba sa (Pangasius
pangasius) đực và cái thành thục, nuôi trong bè gỗ, nhiễm A. hydrophila tỉ lệ 50%
(25/50), gây những vết tổn thương điển hình trên da (Tanasomwang và Saitanu,
1979).
1.4.3 Các nghiên cứu về những loại bệnh do vi khuẩn Aeromonas và
Pseudomonas gây ra trên các đối tượng nuôi thủy sản.
Giống Aeromonas thuộc họ Vibrionaceae gồm các lòai vi khuẩn bắt màu Gram
âm hình roi với hai đầu tròn, kích thước 0,3 -1,0 x 1,0 - 3,5 µm, di động với một tiên
mao, không hình thành bào tử, phản ứng đề kháng vibriotat 2,4 diamino 6,7
diisopropyl pteridine (O/129). Nhiệt độ tăng trưởng thuận lợi nhất 22 -28
o
C và
không tăng trưởng ở 35
o
C. Chúng xuất hiện rộng rãi trong nước ngọt, nước thãi, gây
bệnh cho cá, hiếm khi gây bệnh cho người (Munro và Hastings, 1993).
Pseudomonas thuộïc họ Pseudomonadaccae, bắt màu Gram âm, trực khuẩn hoặc
hình roi cong thanh mảnh, kích thước 0,5 -1,0 x 1,5 - 5,0 µm, không hình thành bào
tử, thường di động với một hoặc nhiều tiên mao. Phản ứng Oxidase dương tính,
nhưng đôi khi xuất hiện những chủng phản ứng Oxidase âm tính. Nhiệt độ tăng
trưởng từ 4 - 43
o
C, tăng tưởng tốt ở nhiệt độ thấp. Chúng phân bố rộng rãi trong
môi trường đất, nước và có thể là tác nhân cơ hội gây bệnh cho người, động vật,
thực vật. (Inglis và Hendrie, 1993).
Ở Việt nam, bệnh xuất huyết trên cá ba sa (Pangasius bocourti) nuôi bè , cá bống
tượng (Oxyeleotris marmoratus) và cá trê giống (Claras sp) được xác đònh tác nhân
gây bệnh là A. hydrophila thuộc giống Aeromonas. Ngòai ra, còn tìm thấy các vi
khuẩn Aeromonas spp gây bệnh trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá tai


21
tượng (Ophronemus gouramy) , Aeromonas salmonicida, A. hydrophila trên cá bống
tượng (Oxyeleotris marmoratus).
Vi khuẩn A. hydrophila phân lập từ cá ba sa (Pangasius bocourti) được thử
nghiệm cảm nhiễm lại trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) có trọng lượng trung
bình 10 gr/con, bằng cách tiêm vào xoang bụng và cơ, thấy biểu hiện bệnh lý cũng
giống như cá ba sa bệnh được phân lập vi khuẩn ( Nguyễn văn Hảo và ctv 1996).
Vi khuẩn Aeromonas sp, gây bệnh tuột vảy cá he (Puntius altus), vi khuẩn phân
lập, cảm nhiễm lại cá khỏe để điều trò ( Phan Văn Ninh và ctv 1993).
A. hydrophila, được biết là lòai gây bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết của
Aeromonad di động (Lewis và Plumb, 1979) và được xem là một trong những loài
gây bệnh cho cá nước ngọt quan trọng nhất. Cơ chế gây bệnh của nó chưa được biết.
Bệnh lở lóet bộc phát nhiều nơi tại Java gây chết cá 80 - 90%, phân lập đã thấy
có xuất hiện A. hydrophila chiếm ưu thế. Bệnh bắt đầu từ cá hoang dại hoặc cá
nuôi ao , khó kiểm sóat, gây tác hại dẫn đến tử vong (Angka, 1990).
Aeromonas sp, Pseudomonas sp và Enterobacteriaceae được phân lập từ da, mang,
ruuột, gan, tim, thận trên 48 cá chép (Cyprinus carpio), 12 cá tai tượng (Pangasius
bocourti), 15 cá trê (Clarias sp). Những vi khuẩn nầy được cảm nhiễm nhân tạo.
Kết quả cho thấy tương tự như nhiễm tự nhiên. (Bastiawan và ctv, 1982)
Những thành tựu về nghiên cứu các vi khuẩn gây bệnh cá nước ngọt thuộc giống
Aeromonas, Pseudomonas ở một số nước Đông Nam Á khá nhiều. Shariff .M.J , J.L.
Torres, A.T. Law và Shamsudin (1988). Nghiên cứu độc lực (virulence) của vi
khuẩn A. hydrophila, được chia thành 3 lọai: độc lực mạnh, yếu và không độc.
Torres và ctv (1990) xác đònh độc tính của Aeromonas spp phân lập từ cá khỏe
và cá nhiễm hội chứng dòch lở lóet (EUS - Epizootic Ulcerative Syndrome).

22
Taufik và Wong (1990) nghiên cứu vi khuẩn thuộc các giống Aeromonas,
Pseudomonas gây bệnh cá trê (Clarias batrachus) và (C. macrocephalus) trên 3 môi
trường nuôi cấy chọn lọc (Cytophagar Agar, Rimler - Shotts R-S, Centrimide agar)

1 môi trường không chọn lọc (Tryptic Soy Agar – TSA), với tổng số mẫu 449,
Aeromonas chiếm 73,6% Pseudomonas chiếm 0,4%.
Torres và ctv, (1990) nghiên cứu mối liên quan giữa huyết thanh với
Aeromonas spp di động nhiễm trên cá khỏe và cá bệnh từ hiện tượng EUS
(Epizootic Ulcerative Syndrome) .
Duremjez và Lio Po (1985) xác đònh và mô tả đặc tính sinh lý học của vi
khuẩn Pseudomonas fluorescens gây chết cá Sarotherodon niloticus con.
Lio Po và ctv (1990) đònh lượng vi khuẩn A. hydrophila phân lập từ da và cơ cá
lóc (Ophiocephalus striatus), cá trê (Clarias batrachus), ở các mức độ tổn thương
khác nhau: bình thường, nhẹ, trung bình, nặng trên môi trường TSA và R-S. Kết quả
thấy A. hydrophila xuất hiện trên mẫu cá lóc 90%, trên mẫu cá trê 30%.
Chinabut và Limsuwan (1983) quan sát mô bệnh học cá trê (C. batrachus) cảm
nhiễm bởi vi khuẩn Aeromonas hydrophila.
Chinabut và ctv (1988) nghiên cứu sự nhạy cảm của cá lóc (O. striatus) đối với
Aeromonas hydrophila dưới điều kiện khác nhau về chất lượng nước qua những
thông số: oxy hòa tan thấp, pH kiềm và độ cứng của nước. Kết quả cho thấy cá
chết với số lượng đáng kể trong điều kiện môi trường không thuận lợi.
Supawat và ctv (1983) nghiên cứu cytotoxin của A. hydrophila ở những nhiệt độ
khác nhau. Vi khuẩn phân lập từ cá có 90, 5% (67/74) tạo cytoxin ở cả hai nhiệt
độ : 25 và 37
o
C. Vi khuẩn phân lập từ người có 93,3% (28/30) và 90% (27/30) tạo

23

×