Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Luận văn : KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN CÔNG SUẤT 10 KVA SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU KHÍ BIOGAS Ủ TỪ PHÂN HEO part 5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.4 KB, 4 trang )

33

4.3. Hiệu quả kinh tế của máy nổ phát điện sử dụng biogas hoặc xăng
Bảng 4.4. Giá điện tạo ra khi chạy máy bằng biogas hoặc xăng
Tốc độ
Nhiên liệu
Công suất (kW)
Nhiên liệu
tiêu thụ
Giá sản xuất
(VNĐ/kW)
Thấp
Xăng
1853 10,5
5,03
30.700
Biogas
1811 88,1
6,1
2.700
Trung
bình
Xăng
3403.3 20
6,54
21.700
Biogas
3350,6 8,8
9,53
2.300
Cao


Xăng
6794.4 36,1
8,46
14.100
Biogas
6668 13,3
12,07
1.500

Theo trung tâm nghiên cứu năng lượng và môi trường , hội liên hiệp khoa học kỹ
thuật Việt Nam giá thành 1 m
3
biogas có giá thành là 800 VNĐ. Trong lúc giá điện
kinh doanh nhà nước 2500 VNĐ, giá 1 lít xăng là 11.300 VNĐ.
Kết quả cho thấy giá điện sản xuất khi vận hành máy phát điện bằng biogas có
giá trị thấp hơn giá điện mà các hộ kinh doanh phải trả cho nhà nước bởi giá nhiên liệu
biogas là 800 đ/m
3
thấp hơn nhiều so với xăng là 11.300 đ/lit. Người dân chỉ phải xây
dựng hệ thông hầm ủ là có thể sử dụng biogas. Theo khảo sát tại Trung tâm biogas
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM thì giá thành các loại hầm ủ được trình bày ở
bảng 4.5.
Bảng 4.5. Bảng giá thành một số loại hầm biogas
Loại hầm
Phủ nhựa
Túi nylon
KT1 Trung Quốc
Giá thành (VNĐ/m
3
)

200.000
400.000
1.000.000

Lượng gas sinh ra từ hầm ủ thay đổi phụ thuộc nhiều yếu tố như loại và lượng
phân cho vào, thời gian lưu lại của phân, pH, nhiệt độ điều kiện yếm khi, hóa chất…
nhưng trung bình 1 m
3
thể tích hầm sẽ sinh ra khoảng 1 m
3
gas/ngày. Theo kết quả của
chúng tôi khảo sát thì lượng gas này sẽ sản xuất 0,5 kW điện có giá trị vào khoảng
1.250 VNĐ. Như vậy sau 1 năm 1 m
3
thể tích hầm sẽ thu lại 1.250 x 365 = 465.000
VNĐ. Kết quả này cho thấy nếu xây hầm ủ phủ nhựa thì sau 160 ngày người dân có
thể thu hồi vốn. Nếu xây hầm túi nylon thì thời gian thu hồi vốn là 320 ngày và 800
ngày tương đương năm 2 tháng đối với hầm xây xi măng KT1 Trung Quốc.
34

Rõ ràng từ những kết quả trên đã cho thấy ý nghĩa thực tế và hiệu quả của việc
xây dựng hầm ủ chạy máy nổ phát điện phục vụ hoạt động sản xuất ở trang trại. Ở đây
chúng ta chưa tính toán đến lợi ích của vệ sinh thú y phòng bệnh gia súc, gia cầm và
việc cắt giam khí thải CO
2
gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
35

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


5.1. Kết luận
Qua quá trình khảo sát và phân tích những số liệu thu thập được, chúng tôi rút ra
những kết luận sau
- Máy phát điện chạy bằng nhiên liệu xăng khi chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu
biogas đã hoạt động rất tốt và cho công suất không chênh lệch nhiều so với chạy bằng
xăng nhưng độ ổn định của dòng điện cao hơn.
- Nồng độ các loại khí xả độc hại gây ô nhiễm môi trường khi chạy máy sử dụng
nhiên liệu biogas thấp hơn nhiên liệu xăng và đạt tiêu chuẩn Euro 1.
- Hiệu quả kinh tế khi chạy máy bằng nhiên liệu biogas cao hơn nhiên liệu xăng.
5.2. Đề nghị
- Người sử dụng máy nổ nên chạy máy ở tốc độ cao vì vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa
có công suất lớn. Hơn nữa dòng điện ổn định hơn nên có thể kéo dài tuổi thọ của các
thiết bị tải.
- Cần nghiên cứu nhiều hơn nữa về thiết kế bộ trộn và bộ lọc khí để động cơ đạt
được hiệu suất cao nhất và lượng khí thải ít ảnh hưởng đến môi trường nhất.
- Phổ biến kỹ thuật xây dựng hầm ủ, khuyến khích người dân sử dụng biogas thay
thế xăng khi chạy máy nổ phát điện, vừa thu được hiệu quả kinh tế cao vừa chủ động
được nguồn năng lượng, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi nhất là ở các
nơi vùng sâu vùng xa.
- Nên có những chương trình nghiên cứu sử dụng biogas làm nhiên liệu cho xe máy
và các loại động cơ khác nhằm tiết kiệm ngoại tệ dùng vào việc nhập khẩu xăng dầu
đồng thời giảm áp lực cho ngành năng lượng quốc gia.
36

Chƣơng 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Đình Hùng, 2006. Cấu tạo động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Giáo Dục.


2. Dương Nguyên Khang, 2006. Thực hành công nghệ xử lý chất thải. Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM.

3. Bùi Minh Thường và Nguyễn Đức Hoàng Kiêm, 2007. Thiết kế hoàn thiện động cơ
sử dụng khí biogas. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Kỹ Thuật Giao Thông. Trường Đại
Học Bách Khoa TP.HCM.

4. Nguyễn Tất Tiến, 2001. Nguyên lý động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Giáo Dục.

5. Nguyễn Văn Triều, 2007. Nghiên cứu ứng dụng nhiên liệu biogas cho động cơ
Honda GX120. Đề tài nghiên cứu khoa học khoa Cơ Khí Giao Thông trường Đại học
Bách Khoa TP.HCM.

6. Bùi Cách Tuyến, 2006. Giáo trình độc chất học môi trường. Khoa Công Nghệ Sinh
Học. Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

7. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Nông nghiệp, Tổ chức phát triển Hà
Lan, 2004. Công nghệ khí sinh học. Tài liệu tập huấn kỹ thuật viên.

Tài liệu từ internet

8.

9.

×