Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

"Học vấn có những chùm rễ đắng cay,nhưng cho hoaquả ngọt ngào" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.78 KB, 11 trang )

"Học vấn có những chùm rễ đắng cay,nhưng cho hoa
quả ngọt ngào"-Ngạn ngữ Hy Lạp


Hy Lạp có một quá khứ cổ xưa, với những nền văn minh
rực rỡ, lâu đời nhất Châu Âu. Chính Hy Lạp là nơi sản
sinh ra những kiểu kiến trúc độc đáo, những tác phẩm văn
chương bất hủ, những triết gia bậc thầy lẫn những nhà
khoa học như Héraclite, Pythagore, Socrate, Aristos,
Platon… Có thể nói được là nền học vấn của Hy Lạp có
một lịch sử rất lâu đời và rất hoàn chỉnh. Do vậy, dân tộc
Hy Lạp hiểu biết rõ những giá trị mà học vấn mang lại,
cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ trong
quá trình rèn luyện trau dồi, nên họ có câu ngạn ngữ:
“Học vấn có những chùm rể đắng cay, nhưng hoa quả lại
ngọt ngào”. Chúng ta hãy đánh giá xem vấn đề này.

Học tập là quá trình con người thu nhận kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng từ thầy cô, bạn bè, sách vở và chính từ
cuộc sống, để biến tất cả thành cái của mình, làm hành
trang hành xử trong đời sống. Để việc học có hiệu quả,
con người phải đầu tư nhiều thời giờ, sức lực, tiền của và
nổ lực hết mình tập trung chú ý vào học tập, rèn luyện.
Chỉ để đi học thôi, nhiều người phải đi bộ trên những
quãng đường dài tắp tít; phải băng rừng, lội suối, leo đồi;
phải đi trong mưa nắng, trong giá rét hay dưới cái trời
nóng bức; phải tranh thủ ngay cả những giờ nghỉ ngơi sau
một ngày lao động vất vả… Thêm vào đó, người học còn
phải đọc thêm sách tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, hỏi
han thầy cô bạn bè, phải làm bài, học bài, phải thi cử. Rồi
còn có những khó khăn do không hiểu được bài, không


theo kịp bạn bè, những lúc đau ốm, mỏi mệt gây ra bao lo
âu, phiền muộn. Bao nhiêu vất vả khó nhọc kia chính là
những chùm rể đắng mà người học phải nếm trải.

Nhưng, khi một chương trình học kết thúc, người học sẽ
bước thêm một bước dài trên con đường tri thức. Họ
khám phá ra nhiều điều hay trong kho tàng kiến thức nhân
loại. Chỉ biết đọc thôi cũng đã là một cách biệt lớn so với
những người mù chữ rồi. Vì người đó đã có thể đọc được
thông tin trên báo chí để biết tin tức, hay là thưởng thức
một tác phẩm văn học nào đó. Nếu theo học tiếp, người
đó sẽ biết tính toán các phép toán đơn giản, biết được
những định luật lý hoá đơn giản để giải thích các hiện
tượng thường gặp trong cuộc sống. Còn với những
chương trình chuyên sâu hơn, người học sẽ trở thành
những chuyên gia, am hiểu khá sâu trong lĩnh vực đó, và
trở thành người dạy cho người khác. Họ sẽ trở thành
những người có hiểu biết hơn, hữu ích hơn và được
người khác quý mến hơn. Như thế, học vấn mang lại cho
người học bao nhiêu điều tốt đẹp, đó chính là những hoa
quả ngọt ngào.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng: hoa quả của học vấn không phải
là để có địa vị cao trong xã hội, để hơn người, để được
người khác phục tùng, vị nể, vì người học với mục đích
như vậy là kẻ kiêu ngạo. Hoa quả ở đây là sự hiểu biết cái
chân, thiện, mĩ, có đức độ. Thầy Tử Lộ cũng nói: “quân tử
học dĩ tri kì đạo” - người quân tử học để hiểu rõ cái đạo.
Chính vì thế, người học không những trau dồi kiến thức,
mà còn phải rèn luyện nhân cách, đạo đức. Thông

thường, người hiểu biết kiến thức sâu rộng và đúng đắn,
là người có đạo đức và nhân cách cao đẹp. Vì người hiểu
biết nhiều là người khiêm nhường, bởi học càng nhiều
càng thấy mình thiếu sót; là người khôn ngoan vì biết nhìn
nhận đánh giá sự việc một cách đúng đắn, hợp lý, không
ba hoa, tự phụ. Do vậy, sự hiểu biết của họ được dùng để
sống một cuộc sống tốt đẹp, để trình bày cho người khác
hiểu, để bênh vực bảo vệ chân lý, để phục vụ đắc lực
hơn.

Chính vì thế, học vấn ở đây cần được hiểu rộng ra là tự
rèn luyện nhân cách cho bản thân. Mỗi người ai ai cũng
có những cái chưa tốt cần thay đổi sửa chữa, cái thiếu sót
cần bổ sung. Tuy nhiên, để nhận ra những khuyết điểm và
chấp nhận thay đổi là một điều không dễ dàng chút nào,
như tục ngữ Việt Nam vẫn nói: “cái nết đánh chết không
chừa”. Do đó, để hoàn thiện mình đòi hỏi ở con người
nhiều nổ lực cố gắng lẫn kiên trì bền chí. Việc đó khó
nhưng không phải là không làm được. Dale Cagnergine là
một triết gia và bậc thầy trong lĩnh vực hùng biện của thế
kỉ XX. Nhưng khi còn đi học, ông mắc tật hay mắc cỡ,
không thuyết trình trước lớp được. Thế nên, ông rèn luyện
hằng ngày bằng cách vừa tắm cho heo, vừa nói thật mạnh
về bài thuyết trình ở lớp hôm sau. Cuối cùng, ông đã bạo
dạn mạnh mẽ hơn trong những bài thuyết trình sau này.

Tương tự như ngạn ngữ Hy Lạp, sách Lễ Kí chương XVIII
cũng có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học
bất tri đạo”. Một viên ngọc mà không được mài dũa đẽo
gọt thì trở thành vô dụng, cũng như con người không có

học không biết lý lẽ phải trái. Con người sống mà không
biết lý lẽ, phải trái như vậy thì sống cũng vô ích cho xã hội
mà thôi. Do đó, như một điều tất yếu, để “tri đạo”, để sống
có ý nghĩa, sống xứng đáng là một con người, được
người khác quí trọng, con người phải miệt mài học tập.
Chính nhờ trải qua học tập rèn luyện nghiêm túc, con
người sẽ mang một giá trị cao đẹp hơn, đáng quí hơn.
Việc học tập ở đây cũng sẽ vất vả khó nhọc như viên
ngọc bị dũa gọt vậy, và kết quả của quá trình rèn dũa này
sẽ tạo ra những viên ngọc tốt đẹp, quí giá biết bao!

Tóm lại, trong quá trình học tập, người học phải biết chấp
nhận những gian khổ, không được nản chí sờn lòng.
Nhưng người học phải luôn tin tưởng vào một tương lai
xán lạn phía trước và tiếp tục nổ lực không ngừng để
vững bước. Nhìn gương của các danh nhân, có thể nhận
thấy được các vị ấy đã bỏ ra không biết bao nhiêu công
sức, trải qua những gian khổ không sao kể xiết, đã nếm
trải vị đắng của những chùm rễ học vấn như thế nào? Kết
cục, các vị ấy đã được hưởng những hoa quả ngọt ngào
biết chừng nào! Do vậy, chấp nhận và nếm trải những vị
đắng cay là một điều tất nhiên, để đạt được hoa quả ngọt
ngào sau này vậy. Theo những tâm gương đó, chúng ta
vững chí kiên tâm, cố gắng không ngừng học tập trau dồi
để trở thành những hoa quả tốt đẹp cho xã hội.


×