Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương” pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.17 KB, 46 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
Đề tài
“Một số giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng trung- dài hạn tại
Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải
Dương”
1
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
MỤCLỤC
2
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
LỜIMỞĐẦU
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu
cầu vốn đã vàđang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có vốn chúng ta
mới có thể thực hiện được công nghiệp hoá hiện đại hoá, màđặc biệt là nguồn
vốn trung dài hạn. Trên nền tảng đó NHTM với tư cách là trung tâm tiền tệ-
tín dụng của nền kinh tếđãđặt ra mục tiêu toàn ngành là: “ Tìm cách mở rộng
và nâng cao tỷ trọng các nguồn vốn trung- dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật
chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất
và lưu thông hàng hoá”.
Là một bộ phận trong hệ thống NHTM Việt Nam Chi nhánh Ngân hàng
ĐT&PT Hải Dương đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung- dài
hạn đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động tín dụng
ngắn hạn truyền thống. Trong những năm gần đây hoạt động tín dụng trung-
dài hạn của Chi nhánh đãđạt được kết quảđáng kể song còn không ít những
mặt hạn chế về quy mô cũng như chất lượng.
Nhận thức được tầm quan trọng vàý nghĩa của vấn đề trên em đã chọn đề
tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài hạn tại


Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương” để làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mởđầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Tín dụng và hiệu quả tín dụng trung- dài hạn của NHTM
trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng trung- dài hạn tại Chi nhánh
Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài
hạn tại Chi nhánh NHĐT&PT Hải Dương.
Do thời gian tìm hiểu và khả năng trình độ còn hạn chế nên bài viết của
em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý nhận xét của các
thầy côđể luận văn của em được hoàn thiện hơn.
3
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
CHƯƠNG I
TÍNDỤNGVÀHIỆUQUẢTÍNDỤNGTRUNG-
DÀIHẠNCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITRONGNỀNKINH
TẾTHỊTRƯỜNG
1.1. NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀTÍNDỤNGTRUNG- DÀIHẠN
1.1.1. Khái niệm về NHTM.
NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận gửi tiền của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền gửi đóđể cho vay đầu tư, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm
các phương tiện thanh toán.
Ngày nay, hoạt động của các tổ chức môi giới trên thị truờng tài chính ngày
càng phát triển về số lượng, quy mô, hoạt động đa dạng phong phú vàđan xen
lẫn nhau. Điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính khác là NHTM
là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là các loại tiền gửi, kể cả tiền gửi
không kỳ hạn, cung ứng các dịch vụ thanh toán còn các tổ chức tài chính khác
không thực hiện chức năng đó.

1.1.2. Khái niệm tín dụng trung- dài hạn.
Trong nền kinh tế, nhu cầu tín dụng trung- dài hạn thường xuyên phát sinh
bởi các DN luôn phải tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật ,
tin học… Để củng cố và tăng cường sức cạnh tranh của DN trên thị trường.
Muốn làm được điều này, đòi hỏi DN phải có một khối lượng vốn lớn với một
thời gian dài. Chính vì vậy, các DN thường tìm đến các NHTM nhờ sự giúp
đỡ và các NHTM cho các DN vay khối lượng vốn lớn với thời gian dài bằng
hình thức tín dụng trung- dài hạn.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng trung hạn được hiểu là
loại tín dụng có thời gian hoàn vốn từ 1 đến 5 năm, được sử dụng để thực hiện
các dựán đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụđời sống. Tín dụng
trung hạn đựơc cấp cho khách hàng để mở rộng cải tạo, khôi phục, hoàn thiện,
hợp lý hoá công trình công nghệ và quy trình sản xuất.
4
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn hoàn vốn từ 5 năm trở lên,
được sử dụng để thực hiện các dựán đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ vàđời sống. Hình thức tín dụng này được NHTM cấp cho khách hàng
nhằm hỗ trợ việc xây dựng mới, mở rộng hoặc hoàn thiện quy trình công
nghệ, quy trình xản suất.
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của tín dụng trung- dài hạn
Tín dụng trung- dài hạn là một loại hình tín dụng và nóđược phân biệt với
các loại hình tín dụng khác qua một sốđặc trưng cơ bản sau:
* Thời hạn cho vay.
Điểm khác biệt cơ bản đầu tiên giữa tín dụng trung- dài hạn và ngắn hạn là
thời hạn cho vay.
- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản
kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng.
- Tín dụng trung- dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời

hạn thu hồi vốn của dựán đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất
của nguồn vốn cho vay, trong đó:
+ Tín dụng trung dài hạn có thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc 60
tháng tuỳ theo quy định của từng Ngân hàng.
+ Tín dụng dài hạn có thời gian trên 36 tháng hoặc 60 tháng.
* Đối tượng cho vay.
Đối tượng cho vay trung dài hạn là toàn bộ các chi phí cấu thành trong tổng
mức vốn đầu tư của các dựán xây dựng mới, mở rộng cải tạo công nghệ.
Trong quan hệ tín dụng Ngân hàng, đối tượng cho vay trung dài hạn là các
công trình, hạng mục công trình hoặc các dựán đầu tư xây dựng, mua sắm tài
sản cốđịnh của các đơn vị kinh tế có luận chứng kỹ thuật tốt, xác thực và tổng
dự toán đã phê duyệt.
* Nguyên tắc vàđiều kiện vay vốn.
Khách hàng muốn vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo được 3 nguyên tắc
tín dụng cơ bản sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả tiền vay và lãi theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp
5
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
đồng tín dụng.
- Phải đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước.
Trên cơ sở nguyên tắc trên, mỗi Ngân hàng sẽđề ra các điều kiện ràng buộc,
các quy định mang tính chất bắt buộc có thể thực hiện vốn vay của Ngân
hàng. Các quy định này về cơ bản là giống nhau nhưng các điều khoản cụ thể
thì khác nhau phụ thuộc vào mỗi Ngân hàng và thời điểm lịch sử.
Do các đặc trưng của tín dụng trung- dài hạn nên thời gian thu hồi vốn là rất
lâu, có khả năng gặp nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng nên việc cho vay
trung- dài hạn phải tuân theo quyết định 367/QĐNH1 của Thống đốc NHNN

Việt Nam về thể lệ tín dụng trung- dài hạn như sau:
- Doanh nghiệp vay vốn phải làđơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, có vốn
tham gia tối thiểu bằng 20% tổng dự toán công trình đầu tư.
- Doanh nghiệp vay vốn phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà
nước về quản lýđầu tư xây dựng cơ bản và thể lệ tín dụng trung- dài hạn
của Ngân hàng.
Hiện nay theo quy định mới của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh nếu
chứng minh được mình làm ăn có hiệu quả thì sẽ có khả năng vay vốn mà
không cần thế chấp.
1.1.4. Phân loại tín dụng trung- dài hạn.
* Căn cứ vào tính chất bảo đảm
- Tín dụng trung- dài hạn có bảo đảm: là loại tín dụng khi cho vay bên cho
vay đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo.
- Tín dụng trung- dài hạn không có bảo đảm: là loại tín dụng mà khi cho
vay bên cho vay không đòi hỏi người vay phải có tài sản bảo đảm. Việc cho
vay được tiến hành trên cơ sở lòng tin, uy tín của bản thân khách hàng.
* Căn cứ vào đồng tiền vay vốn
- Tín dụng trung- dài hạn bằng bản tệ : là việc cho vay bằng đồng nội tệ.
6
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
- Tín dụng trung- dài hạn bằng ngoại tệ: là cấp tín dụng cho người vay có
nhu cầu thanh toán các công trình xây dựng cơ bản, các khoản chi phí có liên
quan đến nước ngoài bằng đồng ngoại tệ.
* Căn cứ vào phương thức cho vay.
- Cho vay theo dựán: Đây là hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở dựán khi
đã xem xét khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của dựán đó. Hình thức cho
vay theo dựán gồm:
+ Cho vay đồng tài trợ: là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín
dụng( từ 2 tổ chức tín dụng trở lên) cho một dựán, do một tổ chức tín dụng

làm đầu mối, phối hợp với các bên đồng tài trợđể thực hiện, nhằm phân tán
rủi ro của các tổ chức tín dụng.
+ Cho vay trực tiếp theo dựán: Đây là hình thức tín dụng trung- dài hạn phổ
biến trong nền kinh tế thị trường. NHTM tiến hành mọi hoạt động và tự
chịu trách nhiệm với từng dựán đầu tư của khách hàng mà họđã lựa chọn
để tài trợ.
- Tín dụng thuê mua: là hình thức cho vay tài sản thông qua một hợp đồng
tín dụng thuê mua, qua đó người cho thuê chuyển giao tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho người đi thuê sử dụng và người thuê có trách nhiệm thanh
toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê và có thểđược quyền sở hữu tài
sản thuê, được quyền mua tài sản thuê hoặc được quyền thuê tiếp theo các
điều kiện đãđược 2 bên thoả thuận.
1.1.5. Vai trò của tín dụng trung- dài hạn.
* Đối với các DN.
Nền kinh tế hiện nay không ngừng vận động, hàng hoá sản xuất ngày càng
nhiều và nhu cầu con người không ngừng nâng cao. Một DN muốn tồn tại và
phát triển thì phải biết nắm bắt nhu cầu và thoả mãn nhu cầu đó. Vì thế, DN
cần phải mạnh dạn đầu tưđể nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất
hay để xâm nhập vào thị trường mới. Tuy nhiên, để làm được điều này các
DN cần huy động một khối lượng vốn nhất định, lượng vốn này DN có thể
7
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
tựtích luỹ qua lợi nhuận để lại nhưng thời gian tích luỹ có thể quá lâu, làm
mất cơ hội kinh doanh. DN cũng có thể huy động vốn trên thị trường chứng
khoán hoặc vay vốn Ngân hàng. Đối với DN, việc vay vốn trung- dài hạn từ
Ngân hàng đôi khi đem lại nhiều thuận lợi hơn so với việc huy động vốn trên
thị trường chứng khoán. Về mặt kỳ hạn, DN có thể vay vốn Ngân hàng theo
kỳ hạn phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Về thủ tục, thời gian thì nhanh chóng
vàít phức tạp, hơn nữa không phải công ty nào cũng được quyền bán trái

phiếu, cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán, nhất là công ty mới
thành lập hay quá nhỏ, chưa có tiếng tăm. Ngoài ra với các khoản vay trung-
dài hạn tại Ngân hàng vừa giúp Ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh
đem lại lợi tức cho DN mà không gia tăng sự kiểm soát của người bên ngoài
đối với hoạt động kinh doanh của DN như trong trường hợp phát hành cổ
phiếu. Mặc dù có nhiều thuận lợi như vậy nhưng lãi suất trung- dài hạn của
Ngân hàng là khá cao đối với DN. Buộc các DN phải nghĩđến hiệu quảđầu tư,
doanh thu đạt được không chỉđủ trả vốn và lãi cho Ngân hàng mà phải đem
lại lợi tức cho mình . Do vậy, lãi suất tín dụng trung- dài hạn của Ngân hàng
làđòn bẩy thúc đẩy DN khai thác triệt đểđồng vốn để kinh doanh có lãi và
thắng lợi trong cạnh tranh.
Như vậy, vay vốn trung- dài hạn từ Ngân hàng là biện pháp quan trọng để
các DN thực hiện được dựán của mình.
* Đối với nền kinh tế
Hoạt động tín dụng trung- dài hạn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế
quốc dân, điều hoà lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Hoạt động tín
dụng làm nhiệm vụ chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, từ những nhà
tiết kiệm sang nhàđầu tư, phục vụ phát triển nền kinh tế.
Do tập trung được vốn vàđiều hoà cung cầu vốn trong nền kinh tế, tín dụng
trung- dài hạn góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng đầu tư phát
triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-
nông nghiệp- dịch vụ. Các khoản cho vay cung cấp cho các ngành được thực
hiện theo cả chiều sâu và chiều rộng, đầu tư có trọng điểm, hình thành các
ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ cấu hợp lý và khai thác triệt để các
nguồn lực để tập trung phục vụ sản xuất. Nắm trong tay nguồn vốn lớn, lâu
8
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
dài đã thúc đẩy tiến độ phát triển các công trình, các dựán, tạo được hiệu quả
kinh tế bền vững, lâu dài góp phần thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ

cấu kinh tếđãđịnh hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Bên cạnh đó các khoản cho vay trung- dài hạn có vai trò tạo nguồn vốn để
thực hiện xây dựng mới, hiện đại hoá từng bước nền sản xuất trong nước.
Thúc đẩy sản xuất nâng cao chất lượng, mẫu mã, đa dạng về tính năng của
sản phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hàng hoá có tính chất cạnh
tranh trên thị trường quốc tế sẽ thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho quốc
gia. Cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
* Đối với hoạt động Ngân hàng
Hoạt động của Ngân hàng trong cơ chế thị trường là hoạt động trong môi
trường cạnh tranh gay gắt. Để có thểđứng vững trong môi trường cạnh tranh
gay gắt này đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải thực sự quan tâm đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của chính mình. Vì vậy, hoạt động tín dụng được xem là sự
cần thiết để mang tính cạnh tranh của Ngân hàng. Trong những năm gần đây,
nền kinh tế thị trường vận động trong điều kiện nền kinh tế mở với nhu cầu
mở rộng quy mô, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiến tới đổi mới
toàn bộ nền kinh tếđã cho thấy nhu cầu vốn trung- dài hạn là cần thiết và quan
trọng. Nguồn vốn này tạo điều kiện cho các DN đổi mới kỹ thuật, trang bị
công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới để tạo ra hàng hoá mới. Đây
làđiều kiện để Ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng
khẳng định vai trò và vị trí của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Hơn nữa tín dụng trung- dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyết
nguồn vốn huy động còn dư thừa tại mỗi Ngân hàng, đồng thời cũng là cách
Ngân hàng gọi vốn từ nền kinh tếđáp ứng nhu cầu về vốn cho các DN. Vì vậy,
tín dụng trung- dài hạn cần phải được tăng cường để các Ngân hàng có thể
tham gia nỗ lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước thông
qua nghiệp vụ này. Ngoài ra tín dụng trung- dài hạn còn là một nghiệp vụ
mang lại lợi ích chủ yếu cho Ngân hàng. Bởi lẽ tín dụng trung- dài hạn
9
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan

lànhững khoản tín dụng có quy mô lớn, lãi suất cao và có thời gian dài nên lãi
thu sẽ lớn vàổn định.
1.2. CHẤTLƯỢNGTÍNDỤNGTRUNG- DÀIHẠNCỦA NHTM.
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung- dài hạn.
Chất lượng tín dụng là sựđáp ứng nhu cầu của khách hàng phù hợp với sự
phát triển kinh tế xã hội vàđảm bảo sự tồn tại, phát triển của các NHTM.
Chất lượng tín dụng trung- dài hạn chính là vốn cho vay trung- dài hạn của
Ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch
vụ…để tạo ra một số tiền lớn thông qua đó Ngân hàng sẽ thu được cả gốc và
lãi đúng thời hạn, bùđắp được chi phí và có lợi nhuận.
Chất lượng tín dụng được thể hiện qua nhiều tiêu chí khác nhau như: mức
độ an toàn vốn tín dụng, mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của
môi trường kinh tế, khả năng thu hút khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện.
Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được thể hiện qua hiệu quả hoạt động của
các dựán vay vốn sản xuất kinh doanh, tình trạng xoáđói giảm nghèo và tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế.
1.2.2. Các nhân tốảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung- dài hạn
của NHTM.
* Các nhân tố từ phía Ngân hàng
- Thẩm định dựán:
Thẩm định là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán tốt.
Nếu việc thẩm định không được tiến hành chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro đối
với Ngân hàng là rất lớn và khoản cho vay chắc chắn có hiệu quả không cao.
- Khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng:
Tín dụng trung- dài hạn là một trong những nghiệp vụ phức tạp nhất trong
các khâu nghiệp vụ của Ngân hàng, đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải nắm
được đặc thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh. Không những thế người cán
10
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan

bộ phải am hiểu về pháp luật nắm bắt được thông tin thị trường vàđiều quan
trọng là phải biết thẩm định dựán. Có như vậy thì mới có thể làm tốt được
công việc này.
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng:
Đối với mỗi Ngân hàng và trong từng thời kỳ thường có những chính sách
khác nhau. Chính sách tín dụng của Ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến số
lượng các khoản cho vay, quy mô từng khoản vay, các khoản đảm bảo và
nhiều yếu tố khác. Chính sách tín dụng của Ngân hàng không những phụ
thuộc khá nhiều vào chính sách của Chính phủ và các cơ quan quản lý.
- Chính sách lãi suất:
NHTM làđịnh chế tài chính trung gian thực hiện đi vay để cho vay với lãi
suất cao hơn. Do đó, phải có một chính sách lãi suất phù hợp làm cơ sở cho
Ngân hàng nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn tức là phải đảm bảo
các điều kiện sau đây:
+ Bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, ngoài tiền lãi còn có các lợi ích khác
như sự an toàn, thanh toán tiện lợi.
+ Lãi suất cho vay phải bùđắp được chi phí về huy động vốn và bảo đảm
mức thu nhập ròng hợp lý cho Ngân hàng.
+ Lãi suất phải được đổi theo cung- cầu thị trường nhưng sự biến đổi của nó
luôn trong giới hạn ,
+ Lãi suất cho vay phải phù hợp với đối tượng của tín dụng có nghĩa là lãi
suất cho vay dài hạn phải lớn hơn lãi suất ngắn hạn bởi cho vay dài hạn có
mức độ rủi ro cao hơn.
- Khả năng về nguồn vốn trung- dài hạn:
Thực tế các NHTM trong giai đoạn hiện nay về huy động nguồn vốn này là
hết sức nan giải. Chính vì lẽđó, để thực hiện được chiến lược đa dạng hoá, đa
phương hoá các phương thức, giải pháp huy động vốn từ mọi nguồn kể cả
nước ngoài Ngân hàng phải tạo được cơ cấu hợp lý.
* Các nhân tố từ phía khách hàng.
11

SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
Các DN khi đến vay đều phải tính đến chất lượng hiệu quả sử dụng vốn vay.
Nếu họ thực hiện có hiệu quả dựán và có lợi nhuận thì có thể làm tăng hiệu
quả của khoản vay. Tuy nhiên, rất có thể trong quá trình quản lý chủđầu tư
mắc phải những sai sót nhất định dẫn tới thiệt hại cho bản thân họ và thiệt hại
cho Ngân hàng để kiếm lợi riêng. Ngân hàng chỉ có thể giảm thiểu rủi ro này
bằng cách thẩm định chặt chẽ dựán, quản lý sát sao việc thực hiện, nắm bắt
kịp thời các thông tin đểđưa ra những quyết định chính xác.
* Các nhân tố thuộc về môi trường.
Cho dù Ngân hàng thực hiện tốt các yêu cầu khi cung cấp và chủđầu tư
cóđủ khả năng cũng nhưđạo đức để thực hiện dựán thì khoản cho vay cũng
vẫn có thể có hiệu quả thấp. Đó làảnh hưởng của các yếu tố môi trường, mà
một trong những yếu tốđó là:
- Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền
kinh tế không ổn định… khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không
thểứng phó kịp.
- Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới
không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của
khách hàng.
- Do sự biến động về chính trị- xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho
doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng.
- Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập về
trình độ chuyên môn cũng như công nghệ của Ngân hàng.
- Do sự biến động của kinh tế như suy thái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm
phát gia tăng ảnh hưởng tới DN cũng như Ngân hàng.
- Sự bất bình đẳng trong đối sử của một số cơ quan Nhà nước dành cho các
NHTM khác nhau.
- Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát
triển đất nước.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng trung- dài hạn.
Chất lượng tín dụng được thể hiện qua 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu định
lượng và chỉ tiêu định tính.
12
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng:
• Chỉ tiêu sử dụng vốn
Vốn sử dụng
Mức độ sử dụng vốn = ——————— * 100%
Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn trung- dài hạn
và một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn. Có thể hiểu đây
là chỉ tiêu phản ánh được chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu sử dụng vốn cho phép
đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này
càng lớn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn
huy động được.
• Chỉ tiêu nợ qúa hạn trung- dài hạn.
Tổng dư nợ quá hạn trung- dài hạn
Tỷ lệ NQH trung- dài hạn = —————————————— * 100%
Tổng dư nợ cho vay trung- dài hạn
Chỉ tiêu này cho thấy trong 100% dư nợ tín dụng trung- dài hạn thì có bao
nhiêu % là nợ quá hạn.
Thể hiện tỷ lệ nợ không thanh toán đúng hạn trên tổng dư nợ. Các Ngân
hàng có chỉ số này thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. ở các nước có nền
tài chính phát triển người ta quy định các Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ ≤ 5% thìđược coi là có chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại nếu vượt
quá 5% thì có dấu hiệu xấu, hoạt động của Ngân hàng đó không an toàn và có
nguy cơ rủi ro cao.
• Chỉ tiêu mất vốn trung- dài hạn.

Tổng dư nợ quá hạn trung- dài hạn được xoá
Tỷ lệ mất vốn = —————————————————— * 100%
Dư nợ bình quân năm
Rõ ràng tỷ tệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Nợ quá hạn
được xoá có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng và nếu có quá nhiều
nợ quá hạn được xoá sẽ có thể làm cho Ngân hàng phá sản. Các Ngân hàng
đang cố gắng giảm đến mức tối đa các khoản nợ khóđòi để làm tăng chất
lượng tín dụng trung- dài hạn.
13
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
• Chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận từ tín dụng trung- dài hạn
Chỉ tiêu lợi nhuận = ———————————————— * 100%
Tổng dư nợ trung- dài hạn
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá hiệu quả các khoản tín dụng
trung- dài hạn bởi xét cho cùng mục đích của NHTM là lợi nhuận, hay ít
nhất cũng thu đủđể bùđắp chi phí bỏ ra.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung- dài hạn. Chỉ
tiêu đó càng lớn thì càng có lợi cho Ngân hàng. Đặc biệt với những Ngân
hàng chưa phát triển các dịch vụ thì hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu
của Ngân hàng.
• Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trung- dài hạn.
Doanh số thu nợ tín dụng T-DH
Vòng quay vốn tín dụng T-DH = ———————————————
Dư nợ T-DH bình quân
Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán
hàng năm đểđánh giá khả năng quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng
trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn
càng tốt, phản ánh được số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trung- dài hạn (

thường là một năm). Hệ số này cao phản ánh khoảng thời gian tồn tại trung
bình của các món vay ngắn.
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính
Đểđánh giá chất lượng tín dụng trung- dài hạn, đứng trên giác độ là một nhà
Ngân hàng chúng ta phải xem xét cả những chỉ tiêu về mặt định tính và mặt
định lượng. Về mặt định tính, các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh
sau:
- Chất lượng tín dụng được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu
của khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp
thời, an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh
doanh của khách hàng.
- Những Ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết bị
tốt, đồng thời Ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng
14
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
hoá và không ngừng ứng dụng các dịch vụ Ngân hàng mới. Ngân hàng có
tổng nguồn vốn huy động lớn, ổn định, có lượng khách hàng vay đông
đảo chứng tỏ Ngân hàng có uy tín.
- Chỉ tiêu định tính được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
quốc dân, các dựán vay vốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Không những thế chất lượng tín dụng còn được thể hiện ở tình trạng xoáđói
giảm nghèo, sự lành mạnh của nền kinh tế, sự an toàn của hệ thống Ngân
hàng.
- Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của
Ngân hàng trên địa bàn hoạt động.
1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài hạn
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế
thị trường, nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài hạn sẽđưa lại nhiều lợi ích

cho Ngân hàng , cho khách hàng và cho cả nền kinh tế.
* Đối với Ngân hàng:
Chất lượng tín dụng trung- dài hạn tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ
của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín
dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch
vụ tạo ra một hình ảnh về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng và sự trung
thành của khách hàng.
Chất lượng tín dụng trung- dài hạn tốt làm tăng khả năng sinh lời của sản
phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ,
chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay đã cho
vay. Mặt khác nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của Ngân
hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự tồn
tại lâu dài của Ngân hàng vì chất lượng tín dụng tốt tạo cho Ngân hàng có
nhiều khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu
15
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
tư. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng tốt giúp cho Ngân hàng củng cố các mối
quan hệ xã hội bằng những điều kiện tốt nhất.
Có thể nói, với những ưu thế trên việc củng cố và tăng cường chất lượng tín
dụng trung- dài hạn của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và
phát triển lâu dài của các NHTM.
* Đối với khách hàng:
Được đáp ứng kịp thời vàđầy đủ nhu cầu vay vốn với thời gian và lãi xuất hợp
lý sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi cơ chế mới, mở rộng hoạt động sản
xuất , làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Đối với nền kinh tế:
Xét trên phương diện toàn nền kinh tế, hoạt động tín dụng trung- dài hạn
của các Ngân hàng sẽ tác động tốt tới một số lĩnh vực kinh tế- chính trị- xã
hội. Phát triển cho vay tín dụng trung- dài hạn sẽ giảm bớt đáng kể các khoản

bao cấp từ ngân sách cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Tín dụng Ngân hàng
còn góp phần đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung lớn của nền kinh tế.
Không những thế chất lượng tín dụng góp phần kìm chế lạm phát, ổn định
tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Ngoài ra tín dụng trung- dài
hạn của Ngân hàng còn đóng góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và hạn chế
các tệ nạn xã hội khác.
16
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
CHƯƠNGII
THỰCTRẠNGCHẤTLƯỢNGTÍNDỤNGTRUNG-
DÀIHẠNTẠICHINHÁNHNGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀ
PHÁTTRIỂNHẢIDƯƠNG
2.1. KHÁIQUÁTVỀCHINHÁNHNGÂNHÀNGĐT&PTHẢIDƯƠNG
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh.
Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương được thành lập theo quyết định số 105-
NH/GĐ ngày 26-11-1990 của Thống đốc NHN² Việt Nam, là Chi nhánh trực
thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam với tổng số cán bộ công nhân viên (đến
cuối năm 2005) là 135 người trong đó 75% có trình độđại học và trên đại
học, trụ sở chính đóng tại trung tâm thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương.
Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương là Chi nhánh Ngân hàng Thương mại quốc
doanh lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có thị phần huy động vốn trên 30% và
tín dụng trên 40%, là Ngân hàng có vị trí chủ lực trong đầu tư phát triển tại
tỉnh Hải Dương. Các dựán đầu tư có vốn đầu tư lớn như dây truyền II xi măng
Hoàng Thạch, cầu An Thái, xi măng Hải Dương, nhà máy nhiệt điện Phả Lại
II …, đều có vốn tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương.
Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 1% trên tổng
dư nợ, các dịch vụ Ngân hàng mới không ngừng được mở rộng và phát triển
nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch. Đến nay, dịch vụ thanh toán chiếm
72% thị phần trên địa bàn, kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước và

thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện các mục
tiêu của địa phương.
Trong 4 năm gần đây (2002-2005) Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương được
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam xếp loại xuất sắc, hoàn thành vượt chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh được giao, được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương
lao động hạng nhì và năm 2003được tặng cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh
Hải Dương.
17
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng .
* Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế
dưới mọi hình thức : Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn , phát hành trái
phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
* Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với mọi thành phần kinh tế, cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu, hùn vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đồng tài trợ.
* Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình, ứng trước,
thanh toán, tái cấp vốn trong và ngoài nước.
* Kinh doanh ngoại hối, thanh toán trực tiếp qua mạng trong nước và quốc
tế (SWIFT) , thanh toán L/C hàng xuất, nhập khẩu, chi trả kiều hối và các
dịch vụ Ngân hàng khác.
* Làm Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụđầu tư phát triển( uỷ thác) từ
nguồn vốn của chính phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức xã hội
toàn thể, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của luật Ngân hàng Nhà
nước và luật các tổ chức tín dụng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương.
Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương có tổng số cán bộ công nhân viên
là 135 người, với 8 phòng nghiệp vụ, 1 phòng tổ chức- hành chính và 3 chi
nhánh trực thuộc .
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương được minh hoạ theo

sơđồ sau:
18
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
Sơđồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Dương:
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
P: Kế hoạch-Nguồn vốn
Phòngthanh toán quốc tế
Phòng tín dụng 1
Phòng tổ chức – Hành chính
Phòng tín dụng 3
Phòng Thẩm định dựán
Phòng Dịch vụ khách
hàng
Phòng điện toán
Phòng tiền tệ – Kho quỹ
Chi nhánh khu vực Phả Lại
Các phòng ban, Hội sở
Chi nhánh khu vực Hoàng Thạch
Chi nhánh Thành Đông – TP Hải Dương
Ban giám đốc
Phòng tín dụng 2
19
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
20
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
2.1.4. Nhiệm vụ của các phòng ban:
* Ban giám đốc ( Gồm 1 Giám Đốc và 2 Phó giám đốc): Chức năng lãnh đạo

vàđiều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
* Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Ngoài các nghiệp vụ kế toán nội bộ,
kế toán tiền gửi, tiền vay phục vụ khách hàng, phòng kế toán còn quản lý chặt
chẽ tài khoản tiền gửi, tiền ứng trước, các hoạt động có liên quan đến việc ra
hạn, giãn nợ, thu nợ, thu lãi đãđược giám đốc phê duyệt.
* Phòng kế hoạch- nguồn vốn: Thông báo chỉ tiêu kinh doanh hàng quý,
năm và hạn mức tín dụng( vốn lưu động, vốn đầu tư) của các doanh nghiệp
cho các phòng nghiệp vụ.Thay đổi điều chỉnh lãi suất tiền vay, tiền gửi
đãđược giám đốc phê duyệt.
* Phòng thẩm định dựán: Phân tích các dựán, tư vấn về chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật có liên quan đến tín dụng đầu tư. Cung cấp và hướng dẫn các văn bản có
liên quan đến tín dụng.
* Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiên thanh toán quốc tế, mở và thanh
toán L/C… .Thông báo tỷ giá, mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng.
* Phòng tín dụng: Thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín
dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài
quốc doanh.
* Phòng tổ chức- hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ
chức đào tạo cán bộ, làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và
phục vụ hậu cần.
* Phòng điện toán: Đảm bảo cài đặt và vận hành toàn bộ các chương trình
phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo thanh toán qua các
ngân hàng qua mạng và dịch vụ ngân hàng qua mạng thông suốt.
* Phòng tiền tệ- kho quỹ: Có chức năng thu chi tiền mặt, đáp ứng yêu cầu
tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân, đảm bảo an toàn
kho quỹ.
* Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiên đầy đủ các dịch vụ của ngân hàng
tại điểm giao dịch theo mức phán quyết được giám đốc uỷ quyền. Thu chi tiền
mặt.
21

SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
2.2.
TÌNHHÌNHVÀKẾTQUẢHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦACHINHÁN
HNGÂNHÀNGĐT&PTHẢIDƯƠNG.
2.2.1. Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất
của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã luôn chủđộng tích
cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng
phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền như kỳ
phiếu, trái phiếu, tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng, tiết kiệm gửi góp, tiết
kiệm bậc thang. Quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế
trong và ngoài Tỉnh, phát huy được nội lực và tranh thủđược ngoại lực. Do
đóđã góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý.
Bảng 1.2: Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh NHĐT&PT Hải Dương.
(Đơn vị : Tỷđồng VN)
Chỉ Tiêu
Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền
Tăng giảm
(±)
Tỷ lệ %
Tăng giảm
(±)

Tổng nguồn vốn huy động 1.526 100 1.805 100 279 18,3
1. Phân theo khách hàng
1.1 TG dân cư
1.2 TG các tổ chức kinh tế
947
579
62,1
37,9
1.094
711
60,6
39,4
147
132
15,5
22,8
2. Phân theo kỳ hạn
2.1 Không kỳ hạn
2.2 Có kỳ hạn
614
912
40,2
59,8
669
1.136
37,1
62,9
55
224
9

24,7
3. Phân theo loại tiền gửi
3.1 Đồng Việt Nam
3.2 Ngoại tệ (quy đổi VNĐ)
1.051
475
68,9
31,1
1.162
643
64,4
35,6
111
168
10,7
35,4
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2005)
22
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của Chi nhánh NHĐT&PT Hải
Dương trong những năm qua có mức tăng trưởng cao. Năm 2005 tăng so với
năm 2003 là 279 tỷđồng, tỷ lệ tăng là 18,3%.
Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng khách hàng, tiền gửi tập trung
phần lớn vào dân cư, năm 2005 chiếm tỷ trọng 60,6% trong tổng nguồn vốn
huy động. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tuy chiếm tỷ trọng không cao
nhưng cũng tăng rất mạnh, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 22,8%.
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động và
tăng mạnh qua các năm, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 24,7%
Tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhưng tốc độ tăng trưởng không cao

bằng tiền gửi ngoại tệ . Năm 2005 tỷ lệ tăng của tiền gửi nội tệ so với năm
2004 là 10,7% trong khi tỷ lệ tăng của ngoại tệ là 35,4%.
2.2.2. Hoạt động cho vay.
Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn trong những năm qua hoạt động cho vay
của Ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng. Điều đóđược thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh NHĐT&PT Hải Dương.
(Đơn vị : TỷđồngVN)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh2005/2004
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền
tăng giảm
(±)
Tỷ lệ %
Tăng giảm
(±)
Tổng Dư Nợ 1.056 100 1.175 100 119 11,3
1. Phân theo TP kinh tế
1.1 KTQD
1.2 KTNQD
693
363

65,6
34,4
731
444
62,2
37,8
38
81
5,5
22,3
2.Phân theo loại tín dụng
2.1 TD ngắn hạn
2.2 TD trung và dài hạn
477
579
45,2
54,8
511
664
43,5
56,5
34
85
7,1
14,7
3. Phân theo loại tiền tệ
3.1 Dư nợ nội tệ
3.2 Dư nợ ngoại tệ (quy
đổi VNĐ)
908

148
86
14
986
189
83,9
16,1
78
41
8,6
27,7
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004-2005)
23
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
Qua bảng số liệu có thể thấy được hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã mở
rộng hơn so với những năm trước đó. Cụ thể tổng dư nợ năm 2005 tăng so với
năm 2004 là 11,3%.
Phân theo thành phần kinh tế dư nợ tập chung chủ yếu vào KTQD, năm
2005 chiếm tỷ trọng 62,2% trong tổng dư nợ.
Phân theo loại tín dụng thì dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và
tăng đều trong các năm. Năm 2005 dư nợ trung và dài hạn tăng 14,7% so với
năm 2004.
Phân theo loại tiền, dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng tới 83,9% năm 2005. Tuy dư
nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao nhưng mấy năm gần đây cũng đã có
phần khởi sắc, năm 2005 tăng so với 2004 là 27,7%.
2.2.3. Các hoạt động khác.
- Hoạt động dịch vụ, bảo lãnh: Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương trong những
năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ ngân hàng như:
Thanh toán L/C, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, đại lý uỷ thác

đầu tư…Đáng chúý là nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đây là một thế mạnh của
ngân hàng ĐT&PT Hải Dương. Mỗi năm hoạt động thanh toán quốc tế có
doanh số từ 45-50 triệu USD, năm cao nhất đạt tới 60 triêu USD. Mua bán
ngoại tệ cũng đạt từ 16-20 triệu USD, số dư bảo lãnh các loại từ 25-30
tỷđồng, năm cao nhất đạt tới 40 tỷđồng.
- Các hoạt động chuyển tiền trong nước và nước ngoài của các năm qua cũng
tăng rất mạnh với doanh số hàng tỷ VN đồng và hàng triệu USD. Ngân hàng
ĐT&PT Hải Dương đãđưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
mới; thực hiện thành công hiện đại hoá ngân hàng, thay đổi phương thức giao
dịch. Triển khai dịch vụ thanh toán, rút tiền tựđộng qua máy ATM, phục vụ
ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng yêu cầu của đổi mới và
hội nhập khu vực và quốc tế.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
24
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Yến Lan
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải
Dương năm 2004-2005 được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
25
SV: Nguyễn Đức Hùng- lớp 7.13 Trường ĐHKD&CN Hà Nội

×