Phân tích nhân vật Phương Định
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống .
Truyện ngắn những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh
Khuê đã làm sống dậy một thời bom đạn ác liệt trên con
đường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước . Đây là một
tác phẩm hay viết về những cô gái thanh niên xung phong
có tâm hồn trong sáng lạc quan yêu đời nhưng cũng rất
dũng cảm hiên ngang . Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc mà tiêu biểu nhất là nhân vật
Phương Định
Trước khi vào chiến trường , Phương Định có một cuộc
sống bình yên hạnh phúc với người mẹ trên 1 con đường
nhỏ ở Hà Nội . Về ngoại hình đây là 1 cô gái đẹp . Cô gái
có bím tóc dày mềm , cổ cao kiêu hãnh như đài hoa la kèn
. Đôi mắt cô có cái nhìn xa xăm . Đã vậy Phương Định
còn có một sở thích rất đáng yêu . Cô hay hát , hát bất kể
ngày đêm . Một Phương Định đầy nữ tính hồn nhiên lạc
quan
Như bao thanh niên khác khi chiến trường miền Nam vẫy
gọi , cô từ giã gia đình quê hương vào Trường Sơn trở
thành cô gái thanh niên xung phong . Công việc của cô
quan sát địch ném bom , đo khối lượng đất đá cần phải
san lấp , đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom . Từ
một cô gái đời thường Phương Định đã trở thành một
chiến sĩ dũng cảm , sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ
quê hương , sống có lý tưởng cô đã ý thức việc đánh giặc
giữ nước là nhiệm vụ của mọi người trong đó có cô . Cô
đã hiểu hiện lòng yêu nước của một thanh niên thời chiến
. Khi vào chiến trường , tiếng hát của cô lại ngân vang khi
tiếng súng đã lặng yên . Hình như ở nơi Trường Sơn hiểm
nguy Phương Định cùng đồng đội đã được rèn luyện ý chí
và nghị lực để tô luyện sức mình . Cô đã tìm thấy niềm
hạnh phúc của chính mình là cống hiến sức mình cho Tổ
quốc . Phương Định kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của người phụ nữ Việt Nam :" Giặc đến nhà đàn bà
cũng đánh "." Còn cái lai quần cũng đánh "
Chẳng những thế khí phách của Phương Định còn được
thể hiện rất rõ trong 1 lần phá bom . Lúc khởi đầu công
việc , Phương Định đã thể hiện một bản năng rất tự nhiên
. Phá bom là đối mặt với cái chết , ai mà chẳng sợ .
Phương Định cũng thế . Nhưng đằng sau tâm trạng đó cô
lại có một niềm tin . Vì cô nghĩ rằng sau lưng mình có ánh
mắt của đồng đội đang dội theo :" Tôi đến gần quả bom.
Cảm thấy các ánh mắt chiến sĩ dội theo mình , tôi không
sợ nữa tôi không đi khom". Một Phương Định bản lĩnh ,
hiên nganh dáng khâm phục.Khi bắt tay vào công việc ,
với từng thao tác thành thạo chuẩn mực của mình cô
dùng xẻng đào đất , cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái
lỗ đã đào , châm ngòi , quả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của
mình . Tất cả việc làm này chứng tỏ việc phá bom đối với
Phương Định đã trở thành công việc thường ngày . Cô rất
bình tĩnh , chủ động đầy khí phách
Trông khi chờ đợi kết quả việc phá bom , cô có nghĩ đến
cái chết . Đây cũng là truyện tất yếu đối với người lính .
Đối với việc phá bom thì sự sống và cái chết luôn gần kề
trong gan tất làm sao biết được . Biết thế mà cô vẫn làm
nhiều . Cô có sợ gì sau những suy nghĩ mà cô nghĩ đến
kết quả công việc mình làm " Liệu mìn có nổ bom có nổ
không . Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai ?" . Phương
Định đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao rất đáng quý ,
cô sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ . Bom nổ , công việc của
cô đã hoàn thành nhưng Nho bị thương . Cô khẩn cấp
cứu thương cho bạn . Phương Định như 1 cô y tá lành
nghề có tình yêu thương đồng đội thắm thiết
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ , cô trở về cuộc sống bình
thường . Cô cũng biết buồn vui trước những tác động của
khách quan khi phát hiện cơn mưa đá . Cô cuốn cuồn lên
" Mưa đá ! Cha mẹ ơi ! Mưa đá ! " Cô trở về bản chất hồn
nhiên ngay thơ . Sau đó là một chuỗi hồi ức sống dậy , cô
nhớ về nhà , mẹ , quê hương , những vì sao trên bầu trời
thành phố . Cô giành cho tình cảm đó thật nồng ấm . Cái
quý nhất của cô là đặt tình nước lên trên tình nhà .
Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt
Nam thời đánh Mỹ cứu nước , dũng cảm kiên cường bất
khuất cũng đầy mơ mộng , hồn nhiên . Cô và đồng đội là
những con người " sẽ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà
lòng phơi phới dạy tương lại "