Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

giải thích "Không thầy đố mày làm nên" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.23 KB, 11 trang )

giải thích "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy
không tày học bạn".
Đề 1 : Giải thích và chứng 2 câu tục ngữ sau đây không
mâu thuẫn lẫn nhau : "Không thầy đố mày làm nên" và
"Học thầy không tày học bạn".

Biết ơn, quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn và tình
thầy trò. Thầy là người cho ta nhiều kiến thức. Bạn là
người giúp ta phát triển những kiến thức đã học. Những
điều này đã được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục
ngữ :

“Không thầy đố mày làm nên”.

“Học thầy không tày học bạn”.

Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ?. Tại sao phải “học
thầy không tày học bạn” ?.

Cả hai câu tục ngữ : “Không thầy đố mày làm nên” và “học
thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả
hai câu đều có vai trò của người thầy với người học.
Trong việc rèn luyện & học tập, người thầy đóng vai trò
chủ đạo, tổ chức hướng dẫn và truyền thụ kiến thức bổ
ích cho người học. Câu tục ngữ : “không thầy đố mày làm
nên” nhằm đề cao vai trò, vị trí và tác dụng quyết định của
người thầy, đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập
: phải học mới có kiến thức. “Thầy” không có nghĩa là
người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn, có thể
truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước. Không có thầy,
không được chỉ bảo, dạy dỗ, không được học hành đến


nơi đến chốn, người ta không thể làm tốt bất cứ công việc
gì. Những hiểu biết tri thức, khoa học mà mỗi người lĩnh
hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo, hướng
dẫn, truyền đạt của người thầy. Rõ ràng nếu không có
thầy dạy, không có kinh nghiệm của người đi trước thì
không có kiến thức, dễ sai lầm, thất bại.

Ngược lại, câu tục ngữ : “học thầy không tày học bạn” có
vẻ như coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy và đề cao
việc học tập ở bạn bè. Cho rằng việc học ở bạn có kết quả
cao hơn học ở thầy. Nhưng ta cũng cần phải nhớ rằng
kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra. Tuy nhiên,
học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy, cô không có
: bạn bè cùng lứa, dễ gần gũi, trao đổi, học tập lẫn nhau.
Học ở bạn, bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt, chỗ kém
của mình mà từ đó cố gắng vươn lên và tiến bộ.

Bên cạnh vai trò của thầy và bạn, sự nỗ lực của bản thân
cũng là điều quyết định trong việc học tập và nâng cao
kiến thức.

Câu tục ngữ : “không thầy đố mày làm nên” quá đề cao
vai trò của người thầy trong việc trưởng thành, lập nghiệp
của người học. Mặc dù trong công tác đào tạo con người,
người thầy giữ vai trò trung tâm, quyết định nhưng cho
rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa
đáng. Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành, có sự
nghiệp của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo
của nhà trường, của thầy cô nhưng một phần cũng phải
do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân, tự bản

thân vận động để tiếp thu những cái mới, sáng tạo những
cái hay. Trong cuộc sống, môi trường hàng ngày ngoài tác
dụng của thầy, người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn
cảnh xung quanh, của yếu tố khách quan như gia đình,
cha mẹ, xã hội… Do đó, tuyệt đối hóa việc học ở thầy,
không coi trọng việc học tập ở nơi khác, người khác thì sẽ
hạn chế kết quả của công việc.

Tuy nhiên, khẳng định : “Học thầy không tày học bạn”
cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này đã hạ
thấp vai trò và tác dụng của người thầy, đề cao quá mức
vai trò của bạn bè trong học tập. Học hỏi, tìm hiểu nơi bạn
bè là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành đạt
của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình, người thầy đóng
vai trò quyết định, bạn bè đóng vai trò hỗ trợ. Nếu nói rằng
bạn bè có trò giúp đỡ, hỗ trợ, bảo ban để cùng nhau học
tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không
tày” thì khó nghe vì ông cha ta đã từng nói :

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

Muốn học tốt, bên cạnh việc học ở thầy, ở bạn còn phải
có sự nỗ lực, học tập của bản thân. Chúng ta phải khẳng
định việc học ở thầy là chủ yếu và còn phải kết hợp với sự
nỗ lực của cá nhân người học. Chúng ta không chấp nhận
cách học thụ động, nhồi nhét, máy móc.

Ngoài ra, muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết
quả, bạn bè cùng chung chí hướng, chung mục đích học

tập, phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy
hướng dẫn. Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải
mở rộng sự học hỏi, học ở bạn, học trong thực tế.
Chính Hồ Chủ tịch cũng đã khẳng định “phải học ở
trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học ở nhân dân,
không học nhân dân là thiếu sót lớn”.

Như vậy, trong hoạt động ở nhà trường hiện nay, hai câu
tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau, đều có ý nhấn mạnh
đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ
có ý nghĩa tích cực, bổ sung cho nhau, chỉ cho chúng ta
hai nơi học tốt nhất : học ở thầy và học ở bạn.

Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”, “không
thầy đố mày làm nên” tách rời nhau, có khía cạnh đúng và
hạn chế, nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng
phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học
hỏi tốt nhất : chúng ta phải coi trọng việc học ở thầy, đồng
thời phải biết học ở bạn.

Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng, biết ơn
thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ, truyền thụ cho
chúng ta, dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta. Và
chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè,
đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.

×