Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cảm nhận về bài thơ Vận nước pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.33 KB, 13 trang )

Cảm nhận về bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp
Thuận


Khát vọng yêu nước không chỉ khẳng định trước những
biến cố, những sự kiện lịch sử cùng với sự ra đời của
tuyên ngôn độc lập trong “Nam quốc sơn hà" của Lý
Thường Kiệt mà còn được thể hiện trong những bản
tuyên ngôn hoà bình ngắn gọn. Bài thơ “Vận nước” (Quốc
tộ) của Đỗ Thuận mang ý nghĩa thời đại như thế.

“Vận nước” (Quốc tộ) được viết khi Đỗ Pháp Thuận trả lời
kế sách “bình thiên hạ” với Lê Đại Hành sau năm 981. Bài
thơ chỉ có 4 câu hàm súc, cô đọng nói được những khát
vọng của một thời : khát vọng hoà bình - hạnh phúc trong
đó có việc ứng xử của nhà vua với muôn dân.
Hai câu thơ mở đầu nhà thơ viết :
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lí thái bình
(Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình)


Dùng nghệ thuật so sánh : "Quốc tộ như đằng lạc". “Quốc
tộ” là việc nước. Nói đến nước là nói đến “việc nước” ta
thường nghĩ đến chất trí tuệ, sự lựa chọn. Nghệ thuật so
sánh làm cho câu thơ đanh thép, rắn rỏi. Việc nước có ý
nghĩa khái quát như đối nhân xử thế, đối nội, đối ngoại với
các nước láng giềng, chăm sóc muôn dân cho “sâu rễ bền
gốc”, củng cố quốc phòng vv thế mà được so sánh với
hình ảnh thật cụ thể “như mây quấn”. Ý nghĩa của nó


chẳng phải chỉ sự vững bền, sự dài lâu, phát triển thịnh
vượng. Nhưng cũng hàm ý còn nhiều điều cần phải tháo
gỡ ?

Tâm trạng của tác giả là tiếng nói của mọi người mọi thời.
Yêu nước, mong muốn đất nước luôn sống trong cảnh
thái bình.

Câu thơ “Nam thiên lí thái bình” thật trang trọng. “Nam
thiên lí” là “ở góc trời Nam” khát vọng của Pháp Thuận nói
đến chữ “Thái Bình”. Lúc bấy giờ thái bình có nghĩa là hoà
bình. Nhà thơ trả lời với Lê Đại Hành như vậy chính là
tuyên ngôn ngắn gọn về hoà bình, về mục đích của muôn
dân ; cách nói qua nghệ thuật so sánh thật cụ thể và dễ
hiểu và cũng thật sâu sắc. Đất nước muốn bền vững, phát
triển thịnh vượng, dài lâu, muốn tháo gỡ rối ren, loạn lạc,
ngăn kẻ thù bên ngoài, dẹp yên bọn quấy rối bên
trong chỉ cần hai chữ Thái bình. Đó chính là khát vọng
được khẳng định từ đây, từ buổi đầu mở nền độc lập dân
tộc, tiếp theo được minh chứng bằng lịch sử dân tộc một
ngàn năm. Ví như Trần Quang Khải, sau cuộc kháng
chiến chống quân Mông - Nguyên, phò vua Trần về lại
kinh đô Thăng Long cũng nêu phương châm "Thái bình
nên gắng sức / Non nước ấy ngàn thu". Trương Hán Siêu
sau chiến tranh trở lại Bạch Đằng Giang, chiến trường
xưa, trong cảnh "Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô",
"buồn vì cảnh thảm", bài ca cất lên cuối cùng là bài ca hoà
bình :
Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao



Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo cũng đã tuyên bố về
chủ trương này khi chấp nhận sự đầu hành của quân xâm
lược Minh, cấp ngựa, thuyền cho chúng rút quân về nước
: "Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thật lòng / Ta lấy
toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức". Đến thời hiện
đại, Tuyên ngôn độc lập hay Lời kêu gọi kháng chiến của
nước Việt Nam mới đều xuất phát từ nguyện vọng "Chúng
ta muốn hòa bình", "Trời Nam mở cõi thái bình".

Vẫn mang tính chất của cảm hứng yêu nước nhưng
không phải trong những sự kiện lịch sử trọng đại của dân
tộc mà “Vận nước” được đặt trong hoàn cảnh cụ thể khi
đất nước bình yên, câu thơ không nặng giáo huấn đạo
đức của “Văn dĩ tải đạo” (Văn chương là con thuyền chở
đạo đức) mà ngắn gọn như một chân lí. Xuất phát này
chẳng phải là tình yêu đất nước sâu sắc đó sao ?

Nếu hai câu thơ đầu là tuyên ngôn là mục đích, là khát
vọng hoà bình thì hai câu thơ sau là giải pháp, là hành
động thể hiện trách nhiệm của nhà vua với muôn dân.
“Vô vi cư điên cai
Xứ xứ tức đao binh”.
(Vô vi trên điện các
Chốn chốn tắt đao binh )

Hai chữ “vô vi” mang rõ bản chất tư tưởng Lão Tử. Đó
chính là chỉ thái độ sống phù hợp với tự nhiên, không trái
với qui luật tự nhiên. Trong bài thơ này “vô vi” còn mang ý

nghĩa khuyên con người hành động hợp với lẽ tự nhiên.

Không nên hiểu “vô vi” là không làm gì. Tại sao nhà vua
lại “Vô vi” ? Hành động của nhà vua là phải tu nhân tích
đức, phải có sức cảm hoá dân mới được nhân dân khâm
phục, noi gương làm theo. Câu thơ chỉ rõ vai trò của
người lãnh đạo phải lấy nhân cách phẩm chất của mình
để làm “Gương báu răn mình”. Đức sáng, tâm trong mới
qui tụ được sức dân. Vô vi do vậy là không nhũng nhiễu
đời sống nhân dân, tự mình gây hấn để cho nhân dân
yên hưởng thái bình.

Cụm từ “cư điện các” hiểu đa nghĩa : “cư” là “ở” nhưng có
thể hiểu là cư xử. Nơi điện các, triều đình, cung điện nhà
vua phải giữ mình nhưng như vậy không phải là quan liêu,
mệnh lệnh với dân. Nhà vua phải hiểu được dân, ứng xử
với dân hợp lí với qui luật tự nhiên ấy chẳng phải là kế
sách trị nước lâu dài trong quan hệ nhân quả đó sao.

Tóm lại, muốn cho đất nước thái bình, nhà vua phải trở
thành gương sáng. Đất nước hoà bình thì dân ấm no,
hạnh phúc, chiến tranh không xảy ra.

Bài thơ chỉ có 4 câu 20 tiếng nhưng đã thể hiện được bản
thông điệp về khát vọng hoà bình hạnh phúc của Pháp
Thuận một ngàn năm trước, khát vọng của cha ông trong
suốt chiều dài lịch sử. Tất cả cũng là để thoả niềm mong
mỏi có một tiếng đàn Thạch Sanh, bằng tiếng nói hoà bình
dẹp yên quân mười tám nước, mong mỏi có tiếng đàn
Vua Thuấn gảy khúc Nam phong thanh bình "Dễ có Ngu

cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương". Cho
đến tận hôm nay.

Bài thơ thấm vào nhận thức, cho ta niềm tin vững chắc
vào kế trị nước lấy hoà bình, yên dân làm trọng. Từ Quốc
tộ cho đến tận hôm nay.

×