Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại 1 hà tĩnh – honda phú tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.99 KB, 28 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi các
doanh nghiệp kinh doanh phải có lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận, kết quả cao nhất
trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải xác định các phương hướng, mục
tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các yếu tố sản xuất một cách khoa học, hiệu quả. Muốn
vậy các doanh nghiệp cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng
tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được
trên cơ sở các quyết định kinh doanh phải dựa vào các thông tin của phân tích kinh
doanh.
Kết quả và hiệu quả của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá trình
sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính, cũng như đánh dấu sự phát triển của doanh
nghiệp qua mỗi thời kỳ. Các doanh nghiệp phải luôn luôn nỗ lực không ngừng để nâng
cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, giảm chi phí sản suất, nâng cao uy tín nhằm hướng tới
chiếm lĩnh thị trường và đạt mục tiêu. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là doanh nghiệp
đạt được những mục tiêu kinh doanh đề ra đồng thời bảo toàn và phát triển vốn. Hơn nữa,
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần không nhỏ vào sự tăng
trưởng nền kinh tế và đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động do những
nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động mà kết quả và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà
quản lí nắm rõ thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và các nguyên nhân ảnh hưởng
tới kết quả và hiệu quả đó. Thông qua sự phân tích có thể tìm thấy ưu, nhược điểm và
phát hiện thấy thế mạnh của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các ưu
điểm, thế mạnh của công ty, đồng thời hạn chế và khắc phục các nhược điểm.
Cùng tham gia trên thị trường và giữ vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực lắp ráp,
phân phối các chủng loại xe như: Honda, Yamaha, Xe tay ga nhập khẩu … cho thị trường
Hà Tĩnh thì công ty Cổ Phần Thương Mại 1 Hà Tĩnh – Honda Phú Tài cũng không đứng
ngoài xu thế chung của thị trường, chịu tác động bởi các quy luật cạnh tranh khốc liệt
“thương trường là chiến trường”. Trong những năm gần đây thì tình hình kinh doanh của
1


công ty gặp không ít khó khăn, thách thức. Kết quả kinh doanh của công ty có sự biến
động khá phức tạp. Do vậy để hoạt động kinh doanh diễn ra có hiệu quả thì vấn đề quan
tâm hàng đầu của công ty là đánh giá đúng kết quả kinh doanh của mình.
Để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty và nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh
của Công Ty Cổ Phần Thương Mại 1 Hà Tĩnh – Honda Phú Tài”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Thương Mại 1
Hà Tĩnh – Honda Phú Tài để thấy rõ xu hướng biến động kết quả và hiệu quả kinh doanh
của Công Ty qua các năm. Trên cơ sở đó nắm vững thực trạng kinh doanh của Công ty
để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
→ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của
Công ty.
→ Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm.
→ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả và
hiệu quả kinh dooanh của Công ty trong những những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thương
Mại 1 Hà Tĩnh – Honda Phú Tài.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
● Về nội dung
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh như: Số lượng
hàng hóa tiêu thụ, Doanh thu, Lợi nhuận… trong 3 năm 2006 – 2008 của Công ty.
2
● Về không gian
Công Ty Cổ Phần Thương Mại 1 Hà Tĩnh – Honda Phú Tài.
● Về thời gian

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 24/10/2009 đến 08/11/2009.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm có những biến động như thế nào?
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm? Mức tiêu thụ sản phẩm trong các năm của Công ty.
- Kết quả mà Công ty đã đạt được? Hiệu quả của các chiến lược kinh doanh mà Công ty
đã đề ra.
- Vị thế trên thị trường hiện nay của Công ty.
3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
A. Cơ sở lí luận
2.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là những hoạt động kinh tế do một người hoặc một tổ chức
đứng ra thực hiện các hoạt động đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cho mình.
Hoạt động kinh doanh hiểu theo đúng nghĩa là hoạt động kiếm lời, hoạt động sinh
lời của các doanh nhân. Đó là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá
thể, trang trại, các loại hình công ty… Do đó người làm kinh doanh đòi hỏi phải biết
cân nhắc và lựa chọn phương án tối ưu sao cho chi phí thấp nhất mà lại đạt được hiệu
quả cao nhất.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Nó phong phú và phức tạp, được phản ánh, tính toán bằng những quy tắc nhật định,
thể hiện những thông tin hạch toán: hạch toán nghiệp vụ, thống kê, kế toán, đồng thời
được đối chiếu với những thông tin kế hoạch. Nếu dừng lại ở đó sẽ không nhìn thấy
được bước tranh toàn cảnh về sự phát triển của hiện tượng, quá trình kinh tế, không
thấy được bản chất của doanh nghiệp. Không thấy được ưu, nhược điểm của quá trình
tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết
cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu phản ánh quá trình hoạt động sản xuất sản
xuất kinh doanh để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề
ra những giải pháp cụ thể, những phương án kinh tế mới hữu hiệu hơn, phát huy được
khả năng, điểm mạnh của doanh nghiệp.
2.2 Khái niệm về kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp từ mua hàng đến bán
hàng hoặc từ mua nguyên vật liệu đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt
động kinh doanh chính của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh ghi theo đăng lí
kinh doanh, ngoài ra doanh nghiệp còn có các hoạt động kinh doanh khác như: Hoạt
động tài chính, hoạt động khác… Bởi vậy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
không chỉ tạo bởi hoạt động kinh doanh chính mà còn có các hoạt động kinh doanh
4
khác tạo ra. Kết quả kinh doanh thể hiện tổng hợp mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và thường được xác định theo từng thời kỳ nhất định. Kết quả kinh
doanh là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp nên khi đánh giá phải xem xét
qua từng giai đoạn kinh doanh.
Kết quả kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động của doanh nghiệp trong thời kì
kinh doanh vì các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh
phải có kết quả và quan trọng là kết quả cuối cùng tức là lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh được thể hiện qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích kết quả kinh doanh giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có được
thông tin cần thiết cho công việc quản lí nhằm đạt được mong muốn trong quá trình
sản xuất kinh doanh của mình. Dựa trên những kết luận được rút ra từ phân tích toàn
bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, các
nhà quản lí sẽ đưa ra mục tiêu và quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
thời gian tới.
2.3 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực
sẵn có của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh được xây dựng bằng cách so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so
sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Do đó, thức đo hiệu quả là sự tiết kiệm
chi phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hóa kết quả hoặc tối
thiểu hóa chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có.
Hiệu quả kinh doanh phản ánh sức sản xuất, suất hao phí cũng như mức sinh lời

của từng yếu tố và từng loại vốn. Hiệu quả kinh doanh phản ánh một cách chính xác
hiệu quả kinh doanh của công ty phát triển hay không phát triển. Đôi khi kết quả kinh
doanh cao nhưng hiệu quả kinh doanh lại không cao. Vì vậy cần tiến hành phân tích
hiệu quả kinh doanh cùng với việc phân tích kết quả kinh doanh của công ty để thấy
được thực chất nguyên nhân nào là nguyên nhân chính có ảnh hưởng đến kết quả
cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty
Công thức đánh giá hiệu quả kinh doanh:
5
Kết quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí kinh doanh
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
Ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể là do các
yếu tố chủ quan ( bên trong doanh nghiệp) cũng có thể do các yếu tố khách quan ( bên
ngoài doanh nghiệp). Tùy doanh nghiệp mà mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác
nhau. Tuy nhiên trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến
kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
► Các yếu tố chủ quan
● Nhân tố sản phẩm
→ Chất lượng sản phẩm
→ Giá của sản phẩm
→ Đa dạng hóa sản phẩm
● Nhân tố thuộc về công ty
→ Khả năng tài chính
→ Năng lực quản lý:
→ Trình độ lao động
→ Hoạt động Marketing

► Các yếu tố khách quan
→ Khách hàng
→ Bạn hàng
→ Đối thủ cạnh tranh
→ Chính sách của chính phủ
→ Các yếu tố khách quan khác: Bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên
như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán…và các yếu tố khác như môi trường văn hóa – xã hội, tình
6
trạng việc làm, trình độ dân trí…Vì vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải tìm
hiểu kỹ môi trường mà doanh nghiệp sẽ hoạt động để phù hợp với đối tượng kinh doanh.
B. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, tình hình kinh doanh xe máy trên thị trường đã dần đi vào ổn định từ
sau cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008. Nhưng có một hiện tượng đang gây hoang
mang cho người tiêu dùng đó la tình trạng xe máy loạn giá. Mặc dù lượng xe không
thiếu, sức mua không tăng nhưng giá bán các loại xe máy sản xuất trong nước vẫn cao
hơn giá niêm yết từ vài trăm đến vài triệu đồng/xe; giá các loại xe ga cao cấp nhập khẩu
cũng đồng loạt tăng mạnh. Tăng mạnh nhất vẫn là các mẫu xe của Honda Việt Nam sản
xuất. Nếu như trước đây tình trạng tăng giá chỉ xảy ra với các loại xe tay ga như: Air
Blade, Lead, Click thì nay tất cả các loại xe số như: Wave S, Wave RS, Wave RSX,
Future Neo giá cũng đồng loạt tăng từ 1,5 - 5 triệu đồng/xe. Ví dụ mẫu Wave S đời cũ
do không còn sản xuất nên một số cửa hàng “găm” hàng bán với giá 20 – 21 triệu
đồng/xe (tăng khoảng 4 - 5 triệu đồng/xe).
7
PHẦN III: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
3.1 Sơ lược về công ty
Công Ty Cổ Phần Thương Mại I- Hà Tĩnh: (Hatinh Trading Joint – Stock
Company No 1) được thành lập vào ngày 12-4-2005. Ở giai đoạn này Công ty chủ yếu
kinh doanh, mua bán, sửa chữa xe cũ, buôn bán phụ tùng, làm đại lí cho các hãng xe như:
Honda, Yamaha, Xe tay ga nhập khẩu… Đến nay, Công ty đã định hướng chiến lược mới
tham gia vào các lĩnh vực: Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khai thác mỏ, kinh doanh vật

liệu xây dựng…Với mục đích ngày càng đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng và đưa
sản phẩm đến với người tiêu dùng bằng con đường ngắn nhất Công ty đã mở rộng quy
mô trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, công ty có 8 cửa hàng chi nhánh, mỗi chi nhánh có
một cửa hàng trưởng và có đầy đủ các bộ phận liên quan.
Tên Công ty: Công Ty Cổ Phần Thương Mại I- Hà Tĩnh
Tên Tiếng anh: Hatinh Trading Joint – Stock Company No 1
Tên Thương Hiệu: PHÚ TÀI MOTOR
Điện thoại: 0393.859.696 Fax: 0393.894.999
Email: website:
Giám đốc: Nguyễn Ánh Ngà
Chủ tịch hội đồng quản trị: Trần Ngọc Lam
Ngành nghề kinh doanh: Ô tô, Xe máy, Phụ tùng thay thế, Thương mại tổng hợp,
Khai thác mỏ, Dịch vụ Đăng kiểm, Kinh doanh nhà hàng, Khách sạn, Kinh doanh vật liệu
xây dựng…
Hiện nay Công Ty có 8 cửa hàng chi nhánh :
Trụ sở chính: số 96 Trần Phú- TP Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh
Cơ sở 2: số 09- Trần Phú- TP Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh
Cơ sở 3: Khối 1- Thị trấn Hương Khê- Hà Tĩnh.
Cơ sở 4: Khối 2- Thị trấn Kỳ Anh- Hà Tĩnh.
Cơ sở 5: Thị Trấn Nghèn – Can Lộc – Hà Tĩnh.
Cơ sở 6: Thị Trấn Phú Châu – Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Cơ sở 7: Trạm Dịch Vụ - 08 Hàm Nghi – TP Hà Tĩnh
Cơ sở 8: Khách sạn White Horse – 174 Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh
8
3.2 Những chặng đường phát triển
- Tháng 05/2005 Honda Việt Nam chính thức kí Quyết định ủy nhiệm Công ty CP
Thương Mại 1- Hà Tĩnh trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩm Honda Việt Nam
tại Hà Tĩnh.
- Tháng 07/2006 Honda Việt Nam tiếp tục ủy nhiệm đại lí chính thức thứ 2 tại Thị
Trấn Hương khê- Hà Tĩnh.

- Tháng 12/2007 Yamaha- motor Việt Nam chính thức kí Quyết định ủy nhiệm
Công Ty CP Thương Mại 1 – Hà Tĩnh trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩm
Yamaha- Motor Việt Nam tại khối 2 Thị Trấn Kỳ Anh- Hà Tĩnh.
- Tháng 05/2008 Honda Việt Nam tiếp tục ủy nhiệm đại lí chính thức của Công ty
CPTM 1 – Hà Tĩnh tại Thị Trấn Nghèn – Can Lộc – Hà Tĩnh.
- Tháng 12/2008 Honda Việt Nam tiếp tục ủy nhiệm đại lí chính thức của Công ty
CPTM 1 – Hà Tĩnh tại Thị Trấn Phú Châu – Hương Sơn – Hà Tĩnh.
- Tháng 02/2009 Công ty CPTM 1 – Hà Tĩnh xây dựng Trạm Dịch Vụ - 08 Hàm
Nghi – TP Hà Tĩnh.
3.3 Quan Điểm Phát Triển
- Luôn tận tâm phục vụ và tôn trọng lợi ích chính đáng của khách hàng.
- Sẵn sàng hợp tác và chia sẻ cùng đối tác, cạnh tranh lành mạnh với đối thủ.
- Xác định con người có vai trò chủ đạo quyết định sự phát triển của công ty.
- Xây dựng văn hóa trong kinh doanh, đề cao đạo đức nghề nghiệp.
- Tiến tới mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững.
3.4 Nhiệm vụ và chức năng của chi nhánh
Công việc chính của chi nhánh hiện nay là:
- Mua, Bán xe có động cơ.
- Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ.
- Mua, Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ.
- Kinh doanh nhà hàng, Khách sạn.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
9
- Khai thác Mỏ
3.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty
- Giám đốc Công ty: Nguyễn Ánh Ngà
Có trách nhiệm điều hành chung. Là người đại diện cho công ty kí kết các hợp
đồng với các cơ quan chức năng, người lao động. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán.
- Phòng kinh doanh – Marketing

Có nhiệm vụ liên hệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Lập kế
hoạch bán hàng chi tiết theo yêu cầu của quản lí. Tham mưu cho lãnh đạo phương pháp
bán hàng hợp lí và mở rộng thị trường.
- Phòng hành chính- nhân sự
Có nhiệm vụ lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và bố trí làm việc cho nhân sự.
Theo dõi, quản lí và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân sự. Tham mưu cho
lãnh đạo các biện pháp quản lí hành chính- nhân sự và lựa chọn, bồi dưỡng nhân sự có
tiềm năng.
- Phòng tài chính – kế toán: KTT: Biện Thị Thanh
Có nhiệm vụ thiết lập hệ thống tài chính và các quy trình nghiệp vụ kế toán tại
công ty. Tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo các giải pháp để việc quản lí tài chính kế toán
đạt hiệu quả cao nhất.
10
3.6 Tình hình lao động trong Công ty
Hiện tại Công ty có hơn 200 cán bộ công nhân viên được chia làm hai nhóm đối
tượng lao động chính: khối lao động gián tiếp và khối lao động trực tiếp. Đặc điểm
tình hình nhân sự được thể hiện thông qua bảng tổng hợp nhân sự, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
SL Tỷ lệ
(%)
SL Tỷ lệ
(%)
SL Tỷ lệ
(%)
07/06 08/07 BQ
1. Giới tính 150 100,00 170 100,00 200 100,00 113,33 117,6 115,47
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. Kinh doanh –
Marketing

P. Tài chính –
Kế toán
P. Dịch Vụ P. Hành chính –
Nhân sự
Xe
Số
Xe
Ga
Bảo
quản
xe
Phụ
trách
Xe
Số
Phụ
trách
Xe
Ga
Cố
vấn
dịch
vụ
Cố
vấn
dịch
vụ
Kho
mua
phụ

tùng
Quản

Chuyên viên
hành chính
Chuyên viên
nhân sự
Bảo vệ
11
5
- Nam 130 86,67 150 88,24 170 85,00 115,38 113,3
3
114,35
-Nữ 20 13,33 20 11,76 30 15,00 100,00 150,00 122,47
2. Khối 150 100,00 170 100,00 200 100,00 113,33 117,6
5
115,47
- Gián tiếp 50 33,33 50 29,41 60 30,00 100,00 120,00 109,54
- Trực tiếp 100 66,67 120 70,59 140 70,00 120,00 116,6
7
118,32
3. Trình độ 150 100,00 170 100,00 200 100,00 113,33 117,6
5
115,47
- Trên ĐH 1 0,67 1 0,59 1 0,5 100,00 100,0
0
100,00
- ĐH 50 33,33 55 32,35 60 300,00 110,00 109,0
9
109,54

- CĐ 40 26,67 45 26,47 50 25,00 112,5 111,1
1
111,8
- Trung cấp 9 6,00 10 5,88 10 5,00 111,11 100,0
0
105,41
- Học nghề 40 26,67 49 28,82 55 27,5 122,5 112,24 117,26
-LĐ khác 10 6,67 10 5,88 24 12,00 100,00 240,00 154,92
HĐLĐ và
tham gia
BHXH
100 66,67 111 65,29 121 60,5 111,00 109,0
1
110,00
( Số liệu phòng hành chính nhân sự )
Qua bảng tổng hợp tình hình nhân sự trên ta nhận thấy: Tình hình nhân sự của
Công ty luôn biến động theo chiều hướng tăng giữa các năm, tương ứng với sự phát triển
chung của Công ty. Do đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là làm về kỹ
thuật cao nên lượng nhân sự nam chiếm đa số trong tổng nhân sự của Công ty (luôn
chiếm tới trên 80%).
12
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình tài sản của công ty
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực,
ngành nghề nào thì đều cần phải có nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, công cụ, dụng
cụ… làm tư liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh, tất cả được gọi chung với tên gọi là
tài sản. Tài sản là một trong những yếu tố không thể thiếu được đối với bất ky doanh
nghiệp nào. Nó là tiền đề cơ sở vật chất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp
Bảng 4.1: Tình hình tài sản của chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển(%)
Giá
trị(đ)
Cơ cấu
(%)
Giá
trị(đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị(đ) Cơ cấu
(%)
07/06 08/07 BQ
I. Tài sản
ngắn hạn
3.757.47
8.349
71,87 6.891.69
3.353
69,5 21.247.89
1.742
65,32 185,8 308,3 239,34
1.Tiền 1.100.00
0.000
29,27 2.002.76
0.024
29,06 5.100.000.
000
24 182,07 254,65 215,23
2.Khoản
phải thu

1.526.07
4.088
40,61 1.062.30
1.000
15,41 3.056.207.
285
14,38 69,61 287,7 141,51
3.Hàng
tồn kho
1.060.93
3.071
28,24 3.625.84
6.611
52,61 11.279.16
0.430
53,08 341,76 311,07 326,05
4. TSNH
khác
70.471.1
90
1,88 200.785.
718
2,91 1.812.524.
027
8,53 284,92 902,7 507,15
II. TSDH 1.470.54
5.623
28,13 3.024.28
0.781
30,5 11.283.06

5.863
34,68 205,66 373,08 276,98
13
1.Nhà
cửa, vật
kiến trúc
1.183.52
5.627
80,48 2.431.84
7.628
80,41 9.257.410.
461
82,05 205,47 380,67 279,67
-Nguyên
giá
1.210.37
7.466
2.471.70
6.658
9.314.373.
255
204,21 376,84 277,4
-Hao mòn 26.851.8
39
39.859.0
30
56.962.79
4
148,44 142,91 145,65
2. Máy

móc thiết
bị
-Thang
máy tải
khách
272.380.9
52
2,41
3.
Phương
tiện vận
tải
267.006.
491
18,16 556.652.
256
18,4 1.585.851.
807
14,05 208,48 284,89 243,7
-Nguyên
giá
385.499.
000
677.707.
680
1.774.377.
007
175,8 261,82 214,5
-Hao mòn 118.492.
509

121.055.
424
188.525.2
00
102,16 155,73 126,13
4.Thiết
bị, dụng
cụ quản

20.013.5
05
1,36 35.780.8
97
1,19 81.842.11
9
0,725 178,78 228,73 202,22
-Nguyên
giá
24.390.9
71
40.993.4
78
119.192.1
73
168,07 290,76 221,06
- Hao
mòn
4.377.46
6
5.212.58

1
37.350.05
4
119,08 716,54 292,1
TSDH
khác
85.580.52
4
0,765
Tổng TS 5.228.02
3.972
100 9.915.97
4.134
100 32.530.95
7.605
100 189,67 328,07 249,45
( Số liệu phòng kế toán )
14
Qua bảng 4.1 ta thấy ngay rằng phần tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỉ trọng
lớn (luôn chiếm tới trên 60%) trong tổng tài sản. Cụ thể năm 2006 chiếm 71,87%, năm
2007 chiếm 69,5% , năm 2008 chiếm 65,32% nhưng trong đó các khoản phải thu chiếm
lần lượt là 40,61% năm 2006, 15,41% năm 2007, 14,38% năm 2008 trong tổng số tài sản
ngắn hạn. Ngoài ra thì lượng hàng tồn kho còn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản
ngắn hạn cụ thể là 28,24% năm 2006, 52,61% năm 2007, 53,08 năm 2008. Như vậy
chúng ta có thể thấy nguồn vốn chi dùng của Công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều,
công tác thu nợ còn chưa thực sự hiệu quả, hàng hóa còn tồn đọng nhiều trong kho gây
mất khả năng xoay vòng vốn nhanh. Đây là một khó khăn lớn cho Công ty trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do công tác dự báo nhu cầu
thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh chưa sát với tình hình thực tế và chưa lường
hết được những khó khăn bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế. Ví dụ như cuộc đại suy

thoái kinh tế cuối năm 2008 vừa qua. Tuy nhiên, với một Công ty thương mại chủ yếu là
hoạt động kinh doanh, hầu như không có các hoạt động tiến hành sản xuất như Công ty
CPTM 1- Hà Tĩnh thì tỷ lệ này là hợp lí và có thể chấp nhận được.
Công ty được thành lập năm 2005, với Vốn đăng ký kinh doanh ban đầu là
1.100.000.000 đ nên trong những năm đầu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
chưa thật sự phát triển, do là doanh nghiệp với thành lập- chưa có vị thế trên thị trường
nên chưa thu hút được khách hàng vì vậy tình hình tài sản của Công ty tăng nhẹ. Sang
năm 2008 Công ty đã chiếm được vị thế trên thị trường nhờ chất lượng sản phẩm hàng
hóa của Công ty phù hợp với nhu cầu của thị trường vì vậy tình hình tài sản của Công ty
tăng mạnh cụ thể là 32.530.957.605 năm 2008. Hơn nữa, các khoản phải thu của Công ty
cũng đã giảm chỉ chiếm 14,38% trên tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Vì là Công ty chuyên
hoạt động kinh doanh nên lượng hàng tồn kho của Công ty chiếm tỉ trọng lớn, cụ thể
chiếm tới 53,08% trên tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Một lí do nữa khiến lượng hàng tồn
kho của Công ty cao như vậy là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra nửa cuối
năm 2008 làm cho nhiều ngành sản xuất kinh doanh điêu đứng trong đó ngành kinh
doanh xe máy chịu ảnh hưởng rất lớn.
15
Riêng về tài sản cố định hữu hình cũng có sự biến động tăng giảm qua 3 năm
2006 – 2008. Đối với nhà cửa, vật kiến trúc nguyên giá của nó tăng qua các năm. Cụ thể
năm 2007 nguyên giá tăng 204,21% với năm 2006, năm 2008 tăng mạnh so vợi năm
2007 là 376,84.% Đó cơn sốt giá nhà đất trong các năm 2007 và 2008. Sang năm 2008
Công ty tiến hành lắp một thang máy tải khách phục vụ cho quá trình kinh doanh trị giá
272.380.952 đ. Máy móc thiệt bị của Công ty qua các năm cũng tăng nhanh cụ thể là năm
2007 tăng so với năm 2006 là 178,78%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 228,73%.
Máy móc thiết bị tăng mạnh như vậy là do Công ty đầu tư thêm những thiết bị văn phòng
hiện đại hơn như máy in mới, máy photocopy mới, trang bị lại hệ thống máy tính văn
phòng giúp phục vụ cho công tác điều hành quản lí Công ty tốt hơn, cũng như việc nâng
cấp nhà kho, phân xưởng cho phù hợp với việc sửa chữa, bảo dưỡng xe đáp ứng được
quá trình tiêu thụ hàng hóa của Công ty.
4.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty

Như chúng ta đã biết Vốn kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh
nghiệp, noa quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời thong
qua nguồn vốn cũng cho biết được thực lực của doanh nghiệp như thế nào, uy tín cũng
như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ra sao thông qua các thong số về nguồn vốn
như vốn chủ sở hữu, vốn vay hay vốn thuê mướn tài chính. Bởi nếu thiếu vốn thì hoạt
động kinh doanh của chi nhánh sẽ bị đình trệ, kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực về
mặt kinh tế xã hội. Do đó việc xem xét quá trình huy động và sử dụng vốn tại Công Ty
CP Thương Mại 1 – Hà Tĩnh – Honda Phú Tài là việc làm cần thiết và qua đó giúp hiểu
rõ về tình hình thực tế của Công ty đồng thời tìm ra những khó khăn, thách thức trong
quá trình huy động và sử dụng vốn của Công ty để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp
nhằm duy trì hiệu quả và nâng cao chất lượng của công tác huy động và sử dụng vốn.
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Giá trị (đ) Cơ
cấu
Giá trị (đ) Cơ
cấu
Giá trị (đ) Cơ
cấu
07/0
6
08/07 BQ
16
(%) (%) (%)
1. Nguồn vốn
chủ sở hữu
2.000.000.
000
38,2
6

3.599.999.
921
36,3 14.000.629.
979
43,
04
179,
99
388,9 264,57
2.Nợ phải trả 3.228.023.
972
61,7
5
6.315.974.
213
63,7 18.530.327.
626
59,
96
195,
66
293,39 249,45
- Vay và nợ
ngắn hạn
3.030.435
575
93,8
8
4.820.471.
697

76,3
2
12.943.672.
026
69,
85
159,
07
268,52 231,44
- Phải trả người
bán
1.182.440.
215
18,7
2
5.063.981.3
08
27,
33
428,26 20,69
- Người mua
trả tiền trước
- Thuế và các
khoản phải nộp
197.588.3
97
6,12 313.062.3
01
4,96 522.674.29
7

2,8
2
158,
44
166,95 162,64
- Phải trả người
lao động
- Phải trả nội
bộ
- Nợ ngắn hạn
khác
Tổng nguồn
vốn
5.228.023.
972
100 9.915.974.
134
100 32.530.957.
605
100 189,
67
328,07 249,45
( Số liệu phòng kế toán )
Dựa vào bảng số liệu chúng ta thấy được những biến động của nguôn vỗn kinh
doanh và việc sử dụng nguồn vốn vào công tác cụ thể trong quá trình hoạt động kinh
doanh của chi nhánh. Cũng giống như phần tài sản, nguồn vốn của chi nhánh cũng có sự
biến động tăng giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh của chi nhánh vẫn
diễn ra bình thường
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy trong năm 2007 tổng giá trị
nguồn vốn của Công ty tăng 89,67% so với năm 2006 tức là tăng 4.687.950.162đ là do

nguồn vốn của công ty tăng mạnh qua các năm tăng nhanh, cụ thể năm 2007 so với năm
2006 là 179,99%, năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 lên tới 388,9% là do sang năm
17
2008 Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường nên Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động
kinh doanh của mình nên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh. Nhưng Nợ phải
trả của Công ty qua các năm cung tăng cụ thể năm 2007 so với năm 2006 là 195,66%,
năm 2008 so với năm 2007 là 293,39% là do khi mở rộng địa bàn kinh doanh công ty cần
huy động vốn để kinh doanh vì vậy khoản tiền vay của công ty chiếm phần lớn Nợ phải
trả của công ty.
4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bất kể doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì
hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu thể hiện kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích lợi nhuận, nhà phân tích sẽ đánh giá
được những biến động và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng tới biến động kết quả
của từng ngành hàng trong doanh nghiệp để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Hiện nay, Công ty CPTM 1 – Hà Tĩnh là một trong những công ty đứng đầu Hà
Tĩnh chuyên về xe máy, Công ty đã mở rộng địa bàn kinh doanh trên toàn tỉnh đến các
huyện. Đến nay Công ty đã có 6 cửa hàng chi nhánh chuyên kinh doanh xe máy và 1 trạm
dịch vụ và 1 khách sạn. Điều đó chứng tỏ rằng nhu cầu về xe máy trên địa bàn Hà Tĩnh
mạnh cùng với đó là tình hình kinh doanh của công ty cũng đang trên đà phát triển mạnh.
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển
07/06 08/07 BQ
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
53.050.079.22
1
106.304.177
.273
183.952.592

.443
200,38 173,04 186,2
2. Giá vốn hàng bán 51.272.988.54
0
102.682.582
.105
178.596.166
.417
200,27 173,93 186,64
3. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
1.777.090.681 3.622.595.1
68
5.356.426.0
26
203,85 147,86 173,61
4. Doanh thu hoạt động tài
chính
7.599.465
5. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay 373.536.657 792.365.116 1.695.562.1 212,12 213,98 213,04
18
42 8
6. Chi phí bán hàng 310.224.400
7. Chi phí quản lí doanh
nghiệp
579.860.412 2.006.940.4
83
2.394.618.5
92

346,1 119,32 203,21
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
513.469.212 823.289.569 1.273.844.7
57
160,34 154,73
9. Thu nhập khác 17.203.636 720.000.000
10. Chi phí khác 720.000.000
11. Lợi nhuận khác 17.203.636
12. Tổng lợi nhuận trước
thuế
530.672.848 823.289.569 1.273.844.7
57
155,14 154,73 159,93
13. Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp
148.588.397 230.521.079 329.925.792 155,14 104,08 127,07
14. Lợi nhuận sau thuế 382.084.451 592.768.490 943.918.965 155,14 159,24 157,18
( Nguồn số liệu phòng kế toán )
Qua bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2006 –
2008 cho thấy:
- Về mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 102.682.582.105 đ tăng so
với năm 2006 là 53.254.097.052 đ. Tỷ lệ tăng 200,38%. Năm 2008 tăng so với năm 2007
là 77.648.415.170 đ, tỷ lệ tăng 173,04%. Như vậy doanh thu của doanh nghiệp tăng
trưởng đều qua các năm nếu không muốn nói là tăng mạnh qua các năm. Đó là do sang
năm 2007 và 2008 doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng mặt hàng kinh
doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Lợi nhuận gộp:
Năm 2007 tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng cao so với năm 2006 tăng 1.845.504.487 đ

tương ứng với 203,85%. Sang năm 2008 thì tỷ lệ này thấp hơn nhưng cũng không đáng
kể, cụ thể năm 2008 tăng 1.733.830.858 đ tương ứng 173,04%. Như vậy tỷ lệ tăng lợi
nhuận gộp tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng của doanh thu. Nguyên nhân chính của kết quả
này là do doanh thu tăng dẫn tới lợi nhuận gộp tăng. Điều này chứng tỏ giá vốn hàng bán
vẫn tăng theo tỷ lệ tăng của doanh thu. Chi nhánh chưa hạ được giá thành. Đó là do giá
nhập khẩu lên xuống thất thường và khá cao đã đẩy giá thành tăng lên. Đó cũng chính là
các nguyên nhân gây nên sự biến động của chi tiêu lợi nhuận gộp trong 3 năm qua.
19
- Lợi nhuận thuần:
Qua bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận thuần của Công ty tăng đều qua các năm.
Cụ thể năm 2007 so với năm 2006 là 309.820.357 đ, tương ứng với tỷ lệ 55,14%. Năm
2008 so với năm 2007 là 450.555.188 đ, tương ứng với tỷ lệ 54,73%. Như vậy tỷ lệ tăng
của lợi nhuận gộp tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng của doanh thu
- Lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều, không vượt trội qua các năm, cụ thể
năm 2007 so với năm 2006 là 210.684.039 đ, tương ứng với tỷ lệ là 55,14%. Còn năm
2008 so với năm 2007 là 351.150.475 đ tương ứng với 59,24%. Điều đó chứng tỏ rằng
biến động kinh doanh qua các năm của Công ty qua các năm đều. so với năm 2008 chịu
sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm nhưng tình hình kinh doanh của
chi nhánh vẫn đứng vững, vẫn tăng cho thấy công ty có vị thế và có đủ khả năng tài chính
để đứng vững trước các cuộc khủng hoảng tài chính.
Bảng 4.4 So sánh kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 với
2006
So sánh 2008 với
2007
+/- % +/- %
1. Doanh thu 53.050.07
9.221
106.304.177

.273
183.952.592
.443
53.254.098.
052
200,38 77.648.4
15.160
173,04
2. Doanh thu
thuần
53.050.07
9.221
106.304.177
.273
183.952.592
.443
53.254.098.
052
200,38 77.648.4
15.160
173,04
3. Lợi nhuận
gộp
1.777.090.
681
3.622.595.1
68
5.356.426.0
26
1.845.504.4

87
203,85 1.733.83
0.858
147,86
4. Doanh thu
tài chính
7.599.465 7.599.46
5
5. Lợi nhuận
thuần
513.469.2
12
1.273.844.7
57
-
513.469.212
1.273.84
4.757
6. Thu nhập
khác
17.203.63
6
720.000.000 -17.203.636 720.000.
000
7. Lợi nhuận
khác
17.203.63
6
-17.203.636
8. Lợi nhuận 530.672.8 823.289.569 1.273.844.7 292.616.721 155,14 450.555. 154,73

20
trước thuế 48 57 188
9. Lợi nhuận
sau thuế
382.084.4
51
592.768.490 943.918.965 210.684.039 155,14 351.150.
475
159,24
( Nguồn số liệu phòng kế toán)
4.4 Phân tích kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty
Công ty CPTM1 – Hà Tĩnh chuyên kinh doanh và sửa chữa xe máy các loại. Các
mặt hàng xe số như Honda, Yamaha… là mặt hàng kinh doanh truyền thống của Công ty
CPTM1 – Hà Tĩnh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng
Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động của mình, nhập khẩu nhiều dây
chuyền lắp ráp các chủng loại xe mới như xe tay ga… đã tăng doanh thu và lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng tiêu thụ cũng như doanh thu từ mặt hàng này chiếm tỉ
trọng không giống nhau so với tổng sản lượng hay doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công
ty.
Thị trường tiêu thụ hàng bán lẻ chủ yếu là trong tỉnh Hà Tĩnh nhưng bên cạnh đó
Công ty còn bán buôn ra toàn quốc, cụ thế như Bắc Giang, Hà nội, Quảng bình, Quảng
Trị, Đà Nẵng, TP HCM, Đăk Lăk… nói chung là phổ biến trên toàn quốc.
Nhìn vào bảng số liệu tình hình tiêu thụ xe máy của công ty trong năm 2008 ta dễ
nhận thấy rằng quy mô kinh doanhh của chi nhánh là khá lớn. và năm nay được coi là
một trong những năm có sản lượng xe tiêu thụ lớn nhất của Công ty.
Sản lượng xe tiêu thụ của toàn Công ty trong năm 2007 đạt khá cao. Trong đó
tăng nhiều nhất vẫn là dòng xe của 2 hãng Honda và Yamaha. Nhìn bảng số liệu ta thấy
rằng dòng xe tay ga vẫn chưa phát triển vì Hà Tĩnh là một tỉnh nhỏ, đang phát triển, hơn
nữa ở đây kinh doanh buôn bán la chủ yếu vì vậy dòng xe số vẫn được tiêu thụ nhiều
hơn. Nhưng gần đây nhu cầu tiêu thụ xe tay ga tăng, một phần là do xe tay ga kiểu dáng

đẹp, sang trọng. một lí do nữa là xã hội ngày càng phát triển, kinh tế của người dân cũng
được nâng cao.

Bảng 4.5 Số lượng xe tiêu thụ của Công ty trong năm 2008
Chủng loại xe Qúy I Quý II Quý III Quý IV
SL Cơ cấu SL (cái) Cơ cấu SL (cái) Cơ cấu SL (cái) Cơ cấu
21
(cái) (%) (%) (%) (%)
1. Xe Honda 2405 73,71 2643 75,6 1807 70,2 1465 73,36
- Xe máy AIR
BLADE
308 12,81 415 15,7 202 11,18 189 12,9
- Xe máy Super
Dream
289 12,02 223 8,44 199 11,01 128 8,74
- Xe máy Honda
Wave
1696 70,52 1867 70,64 1308 72,39 1075 73,39
- Xe máy Honda
khác
112 4,65 138 5,22 98 5,42 73 4,97
2. Xe Yamaha 858 26,29 853 24,4 767 29,8 532 26,64
- Xe máy
Yamaha Jupiter
156 18,18 151 17,7 178 23,21 113 21,24
- Xe máy
Yamaha Mio
4 0,5 5 0,59 3 0,39 3 0.56
- Xe máy
Yamaha Novou

43 5,02 41 4,8 37 4,82 24 4,51
- Xe máy
Yamaha Sirius
371 43,24 342 40,09 312 40,68 218 40,98
- Xe máy
Yamaha Taurus
26 3,03 21 2,46 25 3,26 18 3,38
- Xe máy Future 154 17,95 182 21,34 129 16,81 100 18,79
- Xe Yamaha
Khác
104 12,08 111 13,02 83 10,83 56 10,54
- Tổng cộng 3263 100 3496 100 2574 100 1997 100
Dòng xe của hãng Honda tăng vào quý II sau đó giảm dần. cụ thể là từ quý I là
2405 cái, tương ứng là 73,71% thì sang quý II đã tăng lên là 2643 cái, tương ứng với
75,6% nhưng đến quý III lại giảm xuống còn 1807 cái chiếm 70,2% và đến quý IV giảm
xuống còn 1465 cái chiếm 73,36%. Đối với dòng xe của hãng Yamaha cũng vậy giảm
đều qua các quý trong năm, cụ thể là quý I là 858 cái tương ứng 26,29% đến quý II là 853
22
cái tương ứng với 24,4% và đến quý III là 767 cái chiếm 29,8% và đến quý IV thi giảm
xuống còn 532 cái tương ứng với 26,64%. Có sự giảm đều số lượng các dòng xe như vậy
là do vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 nên mặt hàng nào cũng giảm
tương ứng như nhau.
Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ rằng: Trong dòng xe của hãng Honda
thì dòng xe Honda Wave chiếm lượng tiêu thụ lớn nhất. Như vậy dòng xe này hiện nay
đang là thế mạnh của công ty và nên chú ý tập trung vào kinh doanh dòng xe này. Cụ thể
dòng xe này chiếm tới 70,52% với 1696 cái vào quý I, quý II chiếm 70,64% với 1867 cái,
quý III chiếm 72,39% với 1308 cái và quý IV chiếm 73,39 với 1075 cái và đều chiếm
lượng tiêu thụ lớn trong các dòng xe Honda. Đó là do đây là dòng xe có giá tương đối rẻ
so với các dòng xe khác. Kiểu dáng mẫu mã cũng ưu nhìn. Phù hợp với tình hình kinh tế
hiện tại của người dân.

Đối với dòng xe Yamaha thì dòng Xe máy Yamaha Sirius chiếm tỉ trọng lớn nhất,
cụ thể vào quý I chiếm 43,24% với 371 cái, quý II chiếm 40,09% với 342 cái, quý III
chiếm 40,68% với 312 cái, quý IV chiếm 40,98% với 218 cái. Dòng xe này đều chiếm
lượng tiêu thụ lớn nhất trong các dòng xe của hãng Yamaha qua các quý. Dòng xe này
có lượng tiêu thụ lớn là do kiểu dáng thể thao, phong cách rất hợp với lớp trẻ. Hơn nữa
giá cả lại phù hợp, không quá cao so với những dòng xe khác. Vì vậy cũng nên chú ý
phát triển dòng xe này.
4.5 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề phức tạp
có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như: Vốn, lao động, tài sản cố định, doanh thu thuần… Hiệu quả kinh doanh nói
lên chất lượng kinh doanh. Muốn biết hiệu quả kinh doanh phải gắn kết với chi phí kinh
doanh và tính các chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ lãi gộp so với giá vốn, tỷ lệ lợi nhuận trước
thuế so với vốn chủ sở hữu… Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008
23
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Tỷ lệ lãi gộp(%) 3,35 3,408 2,92
2. Tỷ lệ lãi gộp so với giá vốn(%) 3,47 3,53 2,99
3. Tỷ lệ lãi thuần so với doanh thu
thuần(%)
0,97 0,775 0,69
4. Tỷ lệ LN trước thuế so với giá vốn(%) 1,035 0,802 0,713
5. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với
CPBH
171,06
6. Tỷ lệ LN trước thuế so với CPQL(%) 91,52 41,02 53,19
7. NSLĐ BQ theo doanh thu (đ/người) 265.250.396 531.520.886 919.762.962

8. Mức doanh lợi theo lao động (đ/ng) 1.910.422,255 2.963.842,45 4.719.594,825
Tỷ lệ lãi gộp cho biết mức lãi gộp chiếm trong một đồng doanh thu thuần. Tỷ lệ
lãi gộp cho biết hiệu quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào 2 yếu tố: giá bán và giá
vốn. Tỷ lệ lãi gộp của Công ty qua 3 năm tăng trưởng không đều. Năm 2006 và 2007
tương đối đều nhau ở mức 3,35% và 3,408% nhưng sang năm 2008 thì lại giảm xuống
còn 2,92%. Tương ứng với mức lãi gộp thì mức doanh thu cũng có biến động tương tự. vì
thế Công ty cần khai thác các nguồn hàng có giá mua vào rẻ hơn hoặc làm giảm các
khoản chi phí để giảm giá vốn làm tăng lợi nhuận gộp, tăng hiệu quả kinh doanh cho
Công ty.
Tỷ lệ lãi gộp so với giá vốn cho biết mức lãi gộp chiếm bao nhiêu phần trăm trên
giá vốn. so với tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ này cũng xấp xỉ bằng và cũng có sự biến động qua các
năm. Năm 2006 tỷ lệ lãi gộp so với giá vốn chiếm 3,47%, năm 2007 tỷ lệ lãi gộp so với
giá vốn là 3,53%, năm 2008 là 2,99%. Như vậy, khối lượng tiêu thụ sản phẩm khá lớn
nên doanh thu cao nhưng tỷ lệ lãi gộp so với giá vốn đạt tỷ lệ không cao, điều đó chứng
tỏ giá vốn hàng bán cao, lợi nhuận thấp nên hiệu quả kinh doanh của chi nhánh không
cao.
Tỷ lệ lãi thuần so với doanh thu cho biết hiệu quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa
của Công ty cao hay thấp. tỷ lệ này giảm dần qua các năm. Điều đó cho thấy rằng hiệu
quả kinh doanh của Công ty giảm dần qua các năm. Nguyên nhân một phần có thể là do
ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái cuối năm 2008 đã dẫn tới hiệu quả kinh doanh của
Công ty bị giảm sút. Mặt khác đó là do Công ty có những khoản nợ khó đòi hoặc khách
hàng không thanh toán không đúng thời hạn thì nguồn vốn bị tồn đọng không quay vòng
24
được, không thanh toán được những khoản nợ đến hạn. không có vốn để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Năng suất lao động cho biết năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động. năng
suất lao động tăng đều qua các năm thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lao
động trong Công ty ngày càng được nâng cao, điều đó làm cho hiệu quả kinh doanh của
Công ty đạt cao hơn.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên một lao động cho biết cứ một lao động tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận. Ta thấy, trong 3 năm qua chỉ tiêu này có sự biến động. năm 2006
cứ 1 lao động tạo ra 1.910.422,255đ lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 là 2.963.842,45đ và
năm 2008 con số này là 4.719.594,825đ.
Như vậy qua một số chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty như trên
cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty là khá khả quan. Mặc dù chi phí tài chính của
Công ty không cao lắm, khả năng tiêu thụ hàng hóa rất lớn nhưng lợi nhuận thu được là
không cao. Đó là do công ty mới thành lập nên đang tìm chỗ đứng trên thị trường nên lợi
nhuận thu được là chưa cao, một phần là do Công ty đang trên đà phát triển nhưng đụng
phải cuộc đại khủng hoảng năm 2008 làm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của
Công ty.
Tuy nhiên, những chỉ tiêu trên chỉ nói lên phần nào hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty trong những năm qua nhưng chưa thể nói lên tính bền vững, năng lực
hoạt động kinh doanh trong chiến lược dài hạn của Công ty. Trước một cơ chế thị trường
luôn mang trong long nó tính cạnh tranh khốc liệt, những rủi ro nhất định trong xu hướng
khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra từng ngày, từng giờ.
4.6 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh của Công ty
Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay đã, đang va sẽ là vấn đề
nóng bỏng. đặc biệt sản xuất kinh doanh có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bất
kỳ một Công ty, Doanh nghiệp nào khi đi vào kinh doanh buôn bán là phải đương đầu
với thách thức. Tuy nhiên ảnh hưởng của nó không phải doanh nghiệp nào cũng giống
doanh nghiệp nào. Vì vậy nhìn nhận chúng một cách xác thực không chỉ giúp cho việc
phát huy những lợi thế mà doanh nghiệp có mà còn đề xuất những biện pháp xử lí hợp lí,
25

×