Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giáo trình bản đồ học part 10 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.67 KB, 19 trang )

199

Các phương pháp thành lập bản đồ địa lý chung được phân ra:
+ Theo tỷ lệ bản gốc biên vẽ, bản đồ được in.
+ Theo phương pháp đưa hình ảnh từ bản đồ tư liệu lên bản gốc.
+ Theo thứ tự thực hiện công việc.
Phương pháp cơ bản đưa hình ảnh từ bản đồ tư liệu lên bản gốc là
phương pháp cơ ảnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải chuyển đổi phép chiếu và thỉnh
thoảng để chuyển hình ảnh từ bản đồ tư liệu lên bản gốc người ta dùng phương
pháp theo lưới ô vuông.
Khi thành lập thường lập bản gốc các đối tượng: yếu tố nét, vờn bóng địa
hình, ghi chú chú giải và các makét các yếu tố nền. Khi đó, người ta thường
dùng các nguyên liệu: bản nhựa trong (điamát) để có thể tách thành lập và dùng
phương pháp phối kết hợp đảm bảo hiệu quả của sơ đồ công nghệ và nâng cao
chất lượng công việc. Khi sử dụng các tư liệu bản đồ khác nhau có tỷ lệ lớn
hơn, công việc thành lập bản đồ có thể tiến hành ở tỷ lệ của bản đồ tư liệu và
đồng thời tổng quát hoá hình vẽ luôn. Đặc biệt là đối với địa hình và thuỷ hệ,
khi đó tiến hành lựa chọn chi tiết các dạng điển hình, đặc trưng.
Trước khi thành lập người thực hiện phải nghiên cứu kỹ vùng lãnh thổ
thể hiện, đặc điểm địa lý của nó, các tư liệu bản đồ và các tài liệu biên tập. Khi
thành lập từng yếu tố, từng đối tượng cần tính đến mối liên hệ của nó với các
đối tượng khác.
Khi chuẩn bị in, người ta áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, sơ đồ
công nghệ chuẩn bị bản gốc thanh vẽ khác nhau (trên giấy, trên điamát, màng
khắc, ). Ứng dụng các công nghệ hiện đại có thể đồng thời thành lập ra bản
gốc biên vẽ, bản gốc thanh vẽ hay bỏ qua giai đoạn thanh vẽ (đặc biệt là đối với
công nghệ bản đồ số).
6.7. Thiết kế biên tập và thành lập bản đồ chuyên đề
200


Hiện nay, bản đồ chuyên đề (BĐCĐ) rất đa dạng phong phú về nội dung
và mục đích sử dụng bản đồ. Nó phản ánh các hiện tượng, đối tượng tự nhiên,
kinh tế, xã hội.
Bản đồ chuyên đề được thiết kế và thành lập bởi:
- Cơ quan Trắc địa - bản đồ quốc gia (thuộc Tổng cục địa chính) đảm
bảo đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
- Các cơ quan, tổ chức chuyên ngành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể
đặt ra đối với ngành.
Nói chung, cơ sở để thiết kế BĐCĐ là sử dụng các phương pháp khoa
học, các mô hình toán học, các phương pháp tiến dẫn hệ thống, tổng hợp,
phương pháp mô hình hoá để biểu thị đối tượng, hiện tượng.
Sự phát triển của bản đồ học chuyên đề và tổng hợp trong giai đoạn hiện
đại là dựa trên nền tảng của soạn thảo các lý thuyết chung và các tài liệu định
mức kỹ thuật cụ thể.
Khi tổ chức hợp tác, cộng tác, người ta chia ra các giai đoạn chính:
- Theo thành lập BĐCĐ.
- Đặt ra các kết quả định trước, đã tính sẵn và các yêu cầu đối với chúng.
- Các dạng tham gia thực hiện của các cơ quan có liên quan.
Để thực hiện thuận lợi và đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi với BĐCĐ tốt
nhất là dùng các bản đồ địa hình làm bản đồ tư liệu, lấy nền cơ sở địa lý từ bản
đồ địa hình, bản đồ địa lý chung, trên đó người ta thể hiện các nội dung chuyên
đề, chuyên ngành.
6.7.1. Bản đồ chuyên đề và nguyên tắc phân loại chúng
BĐCĐ biểu thị các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và sự kết hợp giữa chúng.
Đề tài bản đồ xác định mức độ đầy đủ chi tiết khác nhau của nội dung
bản đồ chuyên đề (theo đề tài cụ thể). Ngoài ra, trên các BĐCĐ bao giờ cũng
201

phải xác định mức độ thể hiện các tập hợp địa lý (nền cơ sở địa lý), để trên đó
thể hiện các đối tượng, hiện tượng chuyên đề.

Ý nghĩa chính của BĐCĐ là đảm bảo cung cấp cho người sử dụng các
thông tin chuyên đề về môi trường tự nhiên và các đối tượng kinh tế xã hội
để giải quyết các nhiệm vụ khoa học hay kinh tế quốc dân, hay để truyền đạt
các hiểu biết về thế giới quanh ta.
Trên bản đồ chuyên đề cần biểu thị mức độ kiến thức hiện đại về các
đối tượng, hiện tượng tương ứng với các ngành khoa học.
Mức độ đầy đủ, chi tiết nội dung bản đồ cần tương ứng với tỷ lệ và mục
đích bản đồ.
Sự phát triển và tiến bộ không ngừng của bản đồ học chuyên đề đảm bảo
điều kiện tối ưu giải quyết các nhiệm vụ chuyên ngành. Từ đó cũng xuất hiện
các thuật ngữ mới: BĐCĐ chuyên ngành.
Sự đa dạng phong phú của BĐCĐ là điều kiện để phân loại và xác định
các dạng, loại BĐCĐ. Khi thiết kế BĐCĐ cần xem xét đến mối liên hệ của
chúng với các bản đồ địa lý chung.
BĐCĐ có thể phân loại như sau:
- Theo nội dung (đề tài).
- Theo các phương pháp thể hiện.
- Theo mục đích sử dụng.
- Theo tỷ lệ và vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện.
Theo nội dung, BĐCĐ được chia nhóm: theo các yếu tố môi trường tự
nhiên và các hiện tượng kinh tế, xã hội; theo khoa học mà chúng được dùng để
nghiên cứu.
Theo phương pháp thể hiện, trên bản đồ chuyên đề có thể dùng các
phương pháp thể hiện khác nhau: đường đẳng trị, nền chất lượng, nền đồ giải
Theo các chỉ số, đặc trưng chất lượng, số lượng của đối tượng, hiện tượng,
chúng biểu thị nhiều mặt của đối tượng hiện tượng cần nghiên cứu: cấu trúc
202

hiện tượng, phân bố đối tượng, mối liên quan của chúng, động thái của
chúng,

Theo mục đích sử dụng, BĐCĐ được phân loại theo các dấu hiệu sau:
+ Bản đồ khai thác và đánh giá.
+ Bản đồ kế hoạch hoá.
+ Bản đồ dự báo
Theo tỷ lệ và vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện, BĐCĐ được phân loại theo
nguyên tắc chung cho bản đồ địa lý chung.
Nói chung, việc phân loại các BĐCĐ đã được đề cập tương đối kỹ trong
phần phân loại bản đồ và atlas.
6.7.2. Các đặc điểm chính khi thiết kế và thành lập bản đồ chuyên đề
A/ Đặc điểm thiết kế bản đồ chuyên đề:
Khi thành lập BĐCĐ có rất nhiều vấn đề có liên quan cần phải giải
quyết: mục đích, đề tài, thể loại bản đồ Trong mối liên hệ đó, thiết kế khoa
học kỹ thuật BĐCĐ gồm các giai đoạn và công việc sau:
- Soạn thảo đề tài và mục đích bản đồ.
- Thiết kế cơ sở toán học bản đồ.
- Xác định các yếu tố nội dung bản đồ và các nguyên tắc tổng quát hoá
chúng.
- Lựa chọn phương pháp biểu thị và thiết kế hệ thống ký hiệu.
- Soạn thảo bản chú giải cho BĐCĐ.
- Thiết kế phần trình bày bản đồ.
- Soạn thảo các makét và các tư liệu nội dung chuyên đề.
- Xác định công nghệ thực hiện các công việc biên tập và thành lập,
chuẩn bị in bản đồ.
Các bản đồ chuyên đề mới được thành lập theo một loạt hướng sau:
- Biểu thị các lĩnh vực mới của môi trường quanh ta; mở rộng khái niệm
chuyên đề trên cơ sở áp dụng các phương pháp mới, công nghệ mới.
203

- Soạn thảo nguồn bản đồ mới, thiết kế các BĐCĐ với lượng thông tin
lớn, các loại bản đồ mới theo mục đích sử dụng và hình thức trình bày.

Xác định đề tài và mục đích bản đồ được thực hiện để đáp ứng yêu cầu
sử dụng của các ngành cụ thể nền kinh tế quốc dân, khoa học và văn hoá.
Lựa chọn đề tài là đặt ra, xác định tập hợp các đối tượng, hiện tượng cần
thể hiện trên bản đồ và ý tưởng, ý nghĩa của hình ảnh bản đồ. Công việc này
liên quan chặt chẽ với xác định kiểu, loại bản đồ và mục đích bản đồ để từ đó
xác định tên gọi của bản đồ.
Nguyên tắc hệ thống trong bản đồ học chuyên đề cho phép xác định vị trí
của bản đồ trong tập bản đồ hay sêri bản đồ.
Mục đích của bản đồ để xác định đặc điểm và lĩnh vực sử dụng bản đồ,
yêu cầu về độ chính xác và các phương tiện biểu thị.
Đề tài của bản đồ phụ, đồ thị, biểu đồ, các khái niệm khác về bản đồ, sơ
đồ bố cục bản đồ,
Thiết kế cơ sở toán học cho bản đồ là lựa chọn cho nó phép chiếu bản đồ,
tỷ lệ và bố cục bản đồ,
Phép chiếu bản đồ được chọn tương ứng với mục đích, nội dung, đặc
điểm địa lý vùng lãnh thổ. Thông thường người ta chọn phép chiếu bản đồ
trong số các phép chiếu có sẵn. Tốt nhất là sử dụng được các phép chiếu của
bản đồ địa lý chung hay bản đồ địa hình tư liệu. Khi đó chỉ còn soạn thảo bố
cục BĐCĐ theo sự phân chia hành chính, lãnh thổ, theo phân vùng địa lý tự
nhiên hay kinh tế - xã hội.
Trên bố cục BĐCĐ còn phải chú ý bố trí cho các bảng biểu, đồ thị, tranh
ảnh,
Trong sản xuất bản đồ khi soạn thảo bố cục bản đồ cũng đồng thời xác
định luôn kích thước của bản đồ có tính đến khả năng công nghệ in ấn xuất bản
và các thông số kinh tế - kỹ thuật.
204

Xác định các yếu tố nội dung BĐCĐ là một trong các giai đoạn chính của thiết
kế BĐCĐ. Để giải quyết vấn đề này người ta đặt ra 3 nhiệm vụ liên quan với nhau:
1- Xác định nguyên tắc biểu thị thống nhất từ chung đến riêng. Đặt ra các nhân

tố đặc trưng cho tác phẩm bản đồ như một hệ thống thống nhất còn các yếu tố
nội dung là các thành phần tạo nên hệ thống này.
Với mục đích đó đòi hỏi phải:
+ Nghiên cứu các đối tượng và hiện tượng, cấu trúc của chúng và các chỉ
số cơ bản, các yếu tố trong mỗi đối tượng, hiện tượng; trạng thái và động thái
phát triển của các đối tượng, hiện tượng này.
+ Làm rõ đặc điểm phân bố chúng, xác định đơn vị phân chia lãnh thổ.
+ Xác định mối liên hệ của các đối tượng, hiện tượng phân chia chúng cụ
thể chi tiết, xác định các đặc điểm giá trị, đánh giá, tổng hợp của các đối tượng,
hiện tượng.
2- Đặt ra cách phân loại các đối tượng, hiện tượng được thể hiện, những chỉ số
đặc trưng của chúng, nguyên tắc khái quát các khái niệm, lựa chọn thang bậc
tương ứng.
3- Xác định mức độ đầy đủ và chi tiết cần thiết khi thể hiện các đối tượng, hiện
tượng, đặt chỉ tiêu định mức lựa chọn các yếu tố nội dung.
Khi soạn thảo các yếu tố địa lý cần chọn các yếu tố đặc trưng cho hiện
trạng địa hình, điều kiện địa lý và đặc điểm lãnh thổ. Trong sơ đồ công nghệ,
việc thành lập cơ sở địa lý có thể làm riêng. Để chuẩn bị nền cơ sở địa lý có thể
dùng bản đồ địa hình và các dẫn xuất của nó, bản đồ địa lý chung trong đó bao
gồm cả: Bản đồ nền, bình đồ ảnh, bản đồ biển và các loại bản đồ khác.
Trên bản đồ, hình ảnh của các yếu tố tập hợp địa lý đảm bảo các thông
tin chuyên đề có tính không gian và định vị: Chúng cho ta biết sự định hướng,
vị trí địa lý của các đối tượng, hiện tượng. Ngoài ra người ta còn xác định khối
lượng tên gọi, ghi chú, chữ số cần thiết phân bố trên bản đồ.
205

Kết quả của thiết kế BĐCĐ là chỉ ra các yếu tố nội dung, phân loại
chúng và phác thảo chú giải bản đồ, sơ đồ biên tập, các makét, các chỉ dẫn tổng
quát hoá (nằm trong kế hoạch biên tập bản đồ).
Lựa chọn phương pháp biểu thị bản đồ, thiết kế hệ thống ký hiệu có ý nghĩa

quan trọng trong thành lập BĐCĐ. Trên các bản đồ này, chúng ta bắt gặp tất cả
các phương pháp cơ bản thể hiện bản đồ và dạng biến điệu, kết hợp giữa chúng.
Lựa chọn và áp dụng cách biểu thị các đối tượng, hiện tượng nghĩa là:
- Đặt ra nguyên tắc mô hình hoá toán học cấu trúc không gian – lãnh thổ
các đối tượng và các yếu tố của nó cũng như cụ thể hoá, chi tiết hoá các thông
tin địa hình, định vị.
- Chọn dạng hệ thống ký hiệu để thể hiện các thông tin chất lượng và
một số đặc tính không gian, xác định các thông số của ký hiệu và truyền đạt
chúng trong các yếu tố cấu trúc để tương ứng với thông tin.
- Xác định nguyên tắc kết hợp trong biểu thị các đối tượng, hiện tượng
của các yếu tố cấu trúc thành phần (số lượng và chất lượng).
Soạn thảo thiết kế bản chú giải BĐCĐ được thực hiện trong toàn bộ quá
trình chuẩn bị biên tập.
Bước đầu tiên của sơ thảo, phác thảo bảng chú giải là nhóm các đối
tượng và phân loại chúng, soạn thảo hệ thống ký hiệu đồng thời với việc lựa
chọn phương pháp biểu thị cho bản đồ. Khi kết thúc thiết kế phải bố trí, sắp xếp
nó trong khung, trên diện tích của bản đồ. Bảng chú giải được dùng khi sử dụng
bản đồ. Bảng chú giải cũng có thể được soạn thảo như một tài liệu cho quá
trình thành lập bản đồ.
Bảng chú giải được sử dụng khi thiết kế nội dung bản đồ, bản thân nó là
kết quả của quá trình thiết kế nó. Bảng chú giải dùng để đọc và phân tích
BĐCĐ. Bảng ký hiệu quy ước là tài liệu đồ hoạ bắt buộc phải có trong thiết kế
kỹ thuật bản đồ.
Khi soạn thảo bảng chú giải, mẫu tổng quát hoá, trích mảnh bản đồ đồng
thời người ta cũng thiết kế trình bày bản đồ, đặt ra các quyết định có tính nguyên
206

tắc với bản đồ. Còn phần thực hiện trình bày bản đồ có thể được hoàn thiện ở giai
đoạn sản xuất sau. Nhưng ở đây cũng vẫn phải tiến hành các thử nghiệm để chọn
ra phương án tối ưu về thể hiện đường nét và màu sắc trong trình bày bản đồ.

Như vậy, để lựa chọn được hướng giải quyết tối ưu trong thiết kế BĐCĐ
cần dựa trên cơ sở:
- Thực hiện các công việc nghiên cứu, biên tập và thử nghiệm từng bước
trong quá trình soạn thảo nội dung bản đồ và trình bày màu sắc.
- Tiến hành xử lý các tư liệu nội dung chuyên đề và cơ sở địa lý để rút
ngắn và hoàn thành công nghệ của các giai đoạn thành lập bản gốc và chuẩn bị
in bản đồ.
B/ Đặc điểm thành lập BĐCĐ:
Những đặc điểm chính của thành lập BĐCĐ gồm có:
- Trên bản gốc biên vẽ (bản gốc tác giả) người ta nhận được hình ảnh nội
dung chuyên đề và các yếu tố đặc điểm địa lý.
- Các bản gốc nội dung chuyên đề là sản phẩm của các cơ quan khác
nhau, tổ chức khác nhau (không thuộc ngành bản đồ) do đó đòi hỏi ở mức độ
khác nhau.
Bản gốc biên vẽ có thể thành lập ở dạng tách riêng (bản gốc nội dung
chuyên đề + nền cơ sở địa lý) hay tổng hợp.
Thành lập các bản gốc nội dung chuyên đề có thể là các cơ quan chuyên
ngành và phi bản đồ hay các cơ quan thuộc chuyên ngành trắc địa - bản đồ.
Không phụ thuộc là BĐCĐ được thành lập ở đâu, những bản gốc này
phải thành lập trên phép chiếu bản đồ đã xác định, bằng hệ thống ký hiệu quy
ước và nội dung nền, nét cần phải tương ứng với bảng chú giải đã soạn thảo.
Những yêu cầu này là tiêu chuẩn, là bắt buộc đối với tác phẩm bản đồ.
207

Trong thực tế các bản gốc nội dung chuyên đề có thể chưa đáp ứng được
yêu cầu đã nêu trên thì trong qúa trình thành lập bản gốc biên vẽ hay chuẩn bị
in bản đồ người ta có thể tiến hành chỉnh sửa cho đáp ứng yêu cầu bản đồ (phép
chiếu, kích thước ký hiệu, màu sắc trình bày, ).
Nếu chất lượng bản gốc nội dung chuyên đề không tốt (chất lượng đồ
hoạ kém, nội dung không chính xác, ), không thể sử dụng được, chỉ có thể trả

lại và yêu cầu cung cấp các tư liệu khác cho thành lập BĐCĐ.
Cơ quan bản đồ có thể đặt hàng, yêu cầu với các cơ quan hữu quan và bộ
phận cung cấp tư liệu để thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận các bản gốc nội dung chuyên đề thể hiện chính xác vị trí
không gian của đối tượng và được thành lập bằng hệ thống ký hiệu đã xác định
nhưng có thể khác các thông số cần cho bản đồ mới (phép chiếu, kích thước ký
hiệu, ).
- Tiếp nhận các xử lý sơ bộ các bản gốc nội dung chuyên đề.
Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ thực hiện các công việc dựa trên cơ sở
xác định chỉ dẫn thành lập đã nêu trên (thành lập bản gốc tách hay tổng hợp, sử
dụng các bản gốc nội dung chuyên đề đã xử lý hay chỉ dùng các makét, sơ đồ).
Chuẩn bị in và in BĐCĐ thông thường được thực hiện theo sơ đồ công
nghệ. Theo khả năng có thể chuẩn bị bản gốc thanh vẽ trên điamát, trên màng
khắc hay dựa trên kết quả thành lập bản đồ số trên máy tính điện tử.
Đặc điểm của thành lập BĐCĐ là áp dụng, sử dụng một số lượng màu
lớn trong thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ, do đó cần nhiều bản gốc thanh vẽ,
các phụ lục kèm theo và công việc in càng phức tạp khi nội dung BĐCĐ phức
tạp, phong phú.
6.7.3. Đặc điểm thiết kế và thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh
Vào những thập kỷ 70, công việc thăm dò và nghiên cứu vũ trụ đã có
những bước tiến nhảy vọt. Các kết quả của nó đã được áp dụng vào các lĩnh
vực khác nhau trong khoa học, kinh tế sản xuất và quốc phòng.
208

Trong khoa học trắc địa - bản đồ, các ảnh vũ trụ, ảnh vệ tinh ngày càng
có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất bản đồ.
Sử dụng ảnh vũ trụ trong sản xuất và hiệu chỉnh bản đồ là một trong những
phương hướng phát triển mới của bản đồ học. Nó được phát triển toàn diện cùng
với những thành tựu của khoa học điện tử, viễn thông, điều khiển học,
Hiện nay, ảnh vũ trụ có thể nhận được từ 2 hệ thống khác nhau:

- Hệ thống chụp ảnh (trên các vật liệu ảnh).
- Hệ thống phi chụp ảnh (sử dụng các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia
lazer, tia quét để nhận ảnh theo nguyên tắc thu phát).
Các ảnh vũ trụ có độ phân giải cao, sẽ có độ biến dạng hình học ít hơn,
cung cấp các thông tin tốt hơn và có tính đo được cao hơn. Để có được các tấm
ảnh này người ta phải sử dụng các máy ảnh chuyên dụng nhiều kênh. Máy ảnh
nhiều kênh này dùng để chụp ảnh đồng thời nhiều vùng quang phổ khác nhau.
Để nhận được ảnh ở vùng sóng hồng ngoại, người ta dùng máy chụp ảnh,
còn sóng trung bình và dài – sóng vô tuyến truyền hình.
Cách thu nhận ảnh và các nguyên tắc thu nhận ảnh bằng các thiết bị
chuyên dụng khác nhau ta có thể xem trong chương trình “Trắc địa ảnh”. Ở
đây, chúng ta chỉ xem xét một số yếu tố, nhân tố sử dụng ảnh vũ trụ để thành
lập bản đồ bề mặt trái đất, các hành tinh.
Sử dụng ảnh vũ trụ trong khoa học Trắc địa - bản đồ cần phải giải quyết
một số vấn đề sau:
- Thu nhận các ảnh vũ trụ chất lượng cao.
- Thành lập và tăng dày các điểm khống chế cần thiết cho thực hiện các
công việc đo vẽ ảnh và bản đồ.
- Nghiên cứu hiệu quả sử dụng ảnh vũ trụ.
- Nghiên cứu các tính chất hình học, thể hiện hình ảnh, soạn thảo
phương pháp điều vẽ.
- Soạn thảo phương pháp xác định toạ độ và biến đổi ảnh vũ trụ.
209

- Soạn thảo các vấn đề về phương pháp luận bản đồ hoá trái đất và các
hành tinh (nghiên cứu đặc điểm bề mặt, soạn thảo cơ sở toán học, xác định các
dạng bản đồ và nội dung của chúng ).
Nhiệm vụ của công tác bản đồ sử dụng ảnh vũ trụ là:
- Soạn thảo các phương pháp biến đổi ảnh vũ trụ lên phép chiếu bản đồ đã lựa
chọn.

- Xác định hệ thống toạ độ.
- Xử lý ảnh để chất lượng ảnh tốt hơn bằng các thiết bị chuyên dụng và
các công nghệ ảnh số.
- Biến đổi các hình ảnh nửa tông sang dạng đường nét.
- Soạn thảo các phương pháp điều vẽ, đoán đọc ảnh để nhận được khối
lượng thông tin lớn nhất từ ảnh.
 Các phương pháp sử dụng và biến đổi ảnh vũ trụ:
Các ảnh vũ trụ có thể được sử dụng ở dạng bình đồ ảnh, sơ đồ ảnh
bằng cách xử lý chúng trên các máy đo vẽ ảnh.
Theo ảnh vũ trụ, người ta nhận biết các đối tượng và xác định toạ độ
của chúng, chuyển chúng lên hình ảnh bản đồ.
Xác định tọa độ của các đối tượng đã nhận biết bằng phương pháp
phân tích, đồ hoạ, phân tích đồ hoạ. Nó có thể xảy ra 2 trường hợp:
- Các yếu tố định hướng của ảnh dễ nhận biết hoặc đã được xác định
trước.
- Không có các yếu tố định hướng.
Dùng công thức biến đổi xác định toạ độ các điểm định hướng từ toạ độ
của các điểm khống chế cho trước. Trên mỗi tấm ảnh ít nhất người ta cũng phải
xác định được 3 – 4 điểm khống chế, định hướng.
Sau khi có các điểm khống chế, định hướng trên các ảnh vũ trụ người ta
tiến hành nắn ảnh.
210

Nắn ảnh là biến đồi hình ảnh trên ảnh vũ trụ lên phép chiếu bản đồ đã
chọn. Công việc nắn ảnh được tiến hành trên các thiết bị chuyên dụng, máy tính
điện tử và các phần mềm chuyên dụng.
Công việc nắn ảnh hoàn thành, dựa theo các phương pháp điều vẽ, đoán
đọc ảnh để người ta chính xác hoá và chuyển đổi hình ảnh từ ảnh vũ trụ sang
hình ảnh bản đồ.
Nói chung, công việc sử dụng ảnh vũ trụ để đo vẽ và làm ảnh bản đồ là

công việc rất khó khăn phức tạp bởi vì phép chiếu dùng cho ảnh vũ trụ là phép
chiếu tự do, dẫn xuất (độ biến dạng về góc, độ dài, diện tích lớn). Chính vì thế,
hiện nay người ta mới chỉ sử dụng ảnh vệ tinh, vũ trụ để thành lập các bản đồ tỷ lệ
nhỏ và một số ở tỷ lệ trung bình với các vùng có nội dung không quá phức tạp.
*****
CHƯƠNG 7:
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
7.1. Khái niệm chung
Sử dụng bản đồ - đó là một bộ phận của bản đồ học, trong đó nghiên cứu
những đặc điểm và phương hướng sử dụng các tác phẩm bản đồ (bản đồ, tập
bản đồ…) trong các phạm vi khác nhau của hoạt động thực tiễn, nghiên cứu
khoa học, thiết lập các phương pháp sử dụng bản đồ, đánh giá độ tin cậy và độ
chính xác của các kết quả thu nhận được từ bản đồ.
Mục đích của sử dụng bản đồ chính là để nhận thức thực tế khách quan
nhằm thu được từ bản đồ những đặc trưng chất lượng và số lượng của hiện tượng
được biểu thị trên bản đồ; nghiên cứu những mối quan hệ tương tác và động thái
của các hiện tượng; dự đoán sự xuất hiện, sự phân bố và phát triển của chúng. Bản
đồ được sử dụng trong tất cả các ngành khoa học về trái đất và trong nhiều khoa
học xã hội, trong quy hoạch, trong xây dựng và trong các ngành kinh tế.
7.2. Các phương pháp xác định một số yếu tố trên bản đồ
211

1. Mô tả theo bản đồ
Đó là sự trình bày ở dạng bài viết các kết quả phân tích về chất lượng
của các hiện tượng và quá trình thể hiện trên bản đồ.
2. Các phương pháp đồ giải
Đó là phương pháp dựng theo bản đồ các lát cắt, mặt cắt, đồ thị, biểu đồ
và những mô hình hình vẽ hai chiều và ba chiều khác.
3. Các phương pháp đồ giải, giải tích
Là phương pháp đo trên bản đồ các toạ độ, độ dài, độ cao, diện tích, thể

tích, góc và từ đó tính toán được chỉ số hình thái và cấu trúc của các đối tượng
và hiện tượng.
Các phương pháp đồ giải giải tích bao gồm các phương pháp đo đạc bản
đồ và các phương pháp đo đạc hình thái.
4. Các phương pháp lập mô hình bản đồ toán
Đó là những phương pháp dựng và phân tích các mô hình toán học dựa
theo các số liệu thu nhận được từ bản đồ và lập ra các bản đồ dẫn xuất mới trên
cơ sở mô hình toán học đó.
Trong thực tế, các phương pháp nói trên thường được sử dụng kết hợp,
ví dụ: sự phân tích có thể được bắt đầu bằng mô tả hiện tượng theo bản đồ, tiếp
theo tiến hành đo đạc trên bản đồ và kết thúc ở việc lập mô hình bản đồ toán.
Theo mức độ cơ giới hoá và tự động hoá, các phương pháp sử dụng bản
đồ được phân ra thành 4 nhóm sau:
1/ Phân tích trực quan
Bao gồm đọc bản đồ, so sánh trực quan và đánh giá trực quan các đối
tượng.
2/ Phân tích bằng dụng cụ
Đó là việc sử dụng các dụng cụ đo và các trang bị cơ học (compa đo, các
ô lưới, máy đo diện tích…) trong sử dụng bản đồ.
212

3/ Các phương pháp nửa tự động
Đó là việc ứng dụng máy tính điện tử và các thiết bị tự động để thu nhận,
tính toán, phân tích các số liệu từ bản đồ có sự kết hợp với phân tích trực quan
và phân tích bằng dụng cụ thông thường.
4/ Tự động hoá nghiên cứu bản đồ
Đó là việc tự động hoá hoàn toàn quá trình sử dụng bản đồ.
7.3. Xác định một số chỉ tiêu hình thái
Đo đạc hình thái là một phần của hình thái học mà nội dung chủ yếu của
nó là nghiên cứu các đặc trưng số lượng của dáng đất.

Từ các kết quả thu được bằng các phương pháp đo đạc bản đồ, người ta
có thể tính được các chỉ số khác nhau đặc trưng cho hình thái và cấu trúc của
các đối tượng, ví dụ như sự cắt xẻ của dáng đất, độ cao trung bình, góc nghiêng
trung bình, độ cong của các đường nét v.v… Dưới đây giới thiệu một số chỉ số
đo đạc hình thái cơ bản:
1. Các chỉ số cắt xẻ bề mặt
Sự cắt xẻ bề mặt được đặc trưng bằng hai chỉ số: cắt xẻ đứng và cắt xẻ
ngang.
a. Chỉ số cắt xẻ đứng:
Sự cắt xẻ của bề mặt theo chiều đứng thì được đặc trưng bằng biên độ độ
cao trong phạm vi của một khu vực nào đó:
h
max
= H
max
- H
min

Tính toán chỉ số cắt xẻ đứng có thể theo từng đơn vị phân ở lãnh thổ (ví
dụ theo từng lưu vực sông hoặc theo mạng lưới ô vuông v.v…)
Trị số h
max
có thể được gắn cho điểm trung tâm của đơn vị lãnh thổ, từ đó
có thể lập được bản đồ cắt xẻ đứng được thể hiện bằng phương pháp đồ giải
hoặc phương pháp đường đẳng trị.
b. Chỉ số cắt xẻ ngang:
213

Cắt xẻ ngang được đặc trưng bằng mật độ cắt xẻ D của bề mặt, xác định
theo công thức sau:


2
km
km
P
l
D


Trong đó: l- tổng độ dài của các đường cắt xẻ
P- diện tích của khu vực
Đối với bề mặt dáng đất, các đường phân thuỷ và các đường thuỷ chính
là các đường cắt xẻ.
Chỉ số cắt sẻ ngang được tính theo từng vùng tự nhiên, theo các lưu vực
sông hoặc theo ô lưới.
Trong nhiều trường hợp người ta tính riêng mật độ của lưới sông ngòi:

l
P
K

 hay
P
l
K

'
Trong đó: P- diện tích của khu vực.
l


tổng độ dài của sông ngòi trong khu vực.
2. Độ cao trung bình
Độ cao trung bình của bề mặt thường được xác định theo công thức:

n
H
H
n
i



1
1
0

Trong đó: H
1
là độ cao của các điểm được phân bố đều trên bề mặt.
3. Góc nghiêng trung bình
Góc nghiêng trung bình của bề mặt được tính theo công thức sau:

P
sh
tg
t
)(





Trong đó: - (
s

) là tổng độ dài của các đường bình độ trong khu vực.
- h là khoảng cao đều.
- P là diện tích của khu vực.
4. Độ cong của các đường cong
214

Trong nhiều trường hợp, người ta dựa trên bản đồ để nghiên cứu độ cong
của các yếu tố đường nét (ví dụ như sông ngòi, bờ biển). Để xác định độ cong
thì có thể dùng ba loại chỉ số sau đây:
a. Độ cong tương đối:
Đó là tỉ số giữa độ dài (l) của đường cong và độ dài (s) của đường bao
đều đặn (hình 7.1).
b. Độ cong của hình dạng chung:
Đó là tỉ số giữa độ dài (s) của đường bao và độ dài (d) của đoạn thẳng
nối điểm đầu và điểm cuối của đường cong:

d
s










Hình 7.1 ~hình 48 T155_BG BĐH
c. Độ cong chung:
Độ cong chung được tính theo công thức sau đây:

d
l



Trong 3 chỉ số độ cong nói trên, chỉ số độ cong tương đối được sử dụng
nhiều hơn vì nó phản ánh khách quan sự uốn cong của đường nét.
Ngoài các chỉ số hình thái nói trên, còn có nhiều chỉ số hình thái khác.
7.4. Độ chính xác của bản đồ và độ chính xác kỹ thuật
215

Trong thực tế sử dụng bản đồ, vấn đề đánh giá độ chính xác và độ tin cậy
của các kết quả nghiên cứu là đặc biệt quan trọng và phức tạp.
Chính mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra những yêu cầu đối với độ
chính xác của kết quả nghiên cứu. Xuất phát từ những yêu cầu đó người ta tiến
hành lựa chọn các tài liệu bản đồ gốc, các biện pháp kỹ thuật, phương pháp
nghiên cứu v.v… Độ chính xác bản đồ, độ chính xác kỹ thuật là những nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu.
1. Độ chính xác bản đồ
Độ chính xác bản đồ là chỉ số đặc trưng cho độ chính xác xác định các trị số
lượng trên bản đồ bằng các dụng cụ lý tưởng và trong những điều kiện lý tưởng.
Đối với các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trung bình, sai số trung phương
vị trí mặt bằng của điểm đường viền được tính theo công thức:





n
i
iL
mLm
1
2

Trong đó:
2
i
mL
là các sai số thành phần
n- là số các sai số
Các sai số thành phần là các sai số nảy sinh ra trong các giai đoạn khác
nhau của quá trình sản xuất bản đồ, kể từ giai đoạn đo khống chế cho tới khi in
xong bản đồ. Ngoài ra còn bao gồm sai số do sự co giãn của giấy.
Tương tự như vậy ta có công thức tính sai số độ cao là:




n
i
iH
mHm
1
2


Trên các bản đồ tỷ lệ lớn và trung bình thì sai số trung phương vị trí mặt
bằng m
L
ở trong phạm vi 0,5 đến 0,75 mm; sai số trung phương độ cao m
H

trong phạm vi 0,3 - 0,5h.
Do đó, sai số giới hạn có thể đạt tới các đại lượng sau:
216


hmh
mmmmm
H
L
0,16,0
5,10,1



2. Độ chính xác kỹ thuật
Độ chính xác kỹ thuật của các kết quả đo đạc trên bản đồ chủ yếu phụ thuộc
vào độ chính xác đo và độ chính xác tính toán, độ chính xác của các dụng cụ đo,
của dụng cụ tính toán và phụ thuộc vào các phương pháp tiến hành công tác đo
đạc trên bản đồ.
Sai số trung phương của một trị đo được tính theo công thức:

n
i
m

n
i




1
2
;
Ti
Aai 

Trong đó: - A
T
: Trị số thực của đại lượng cần đo
- a
i
: Kết quả một lần đo
Khi đó sai số quân phương trung bình của kết quả một loạt các trị đo sẽ
là:




n
i
i
n
n
m

M
1
2
1

Nhưng trị số A
T
thường không biết, do đó các công thức thực dùng để tính m và M
là:

)1(
1
2
1
2







nn
M
n
m
n
i
i
n

i
i



Tbii
Aa




Trong đó: - A
Tb
là trị số trung bình của n kết quả đo
Trong thực tế sử dụng bản đồ thì thường lấy sai số giới hạn là: mg 3



217

TÀI LIỆU THAM KHẢO

×