Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giáo trình bản đồ học part 4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.35 KB, 22 trang )

67
Theo kiểu UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh cũng có kích thước 1
0
x1
0
30’ ký hiệu
bằng các số Ả rập 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:500.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 đó, gạch nối và sau đó là ký
hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, phần
trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 có phiên hiệu: F-48-D-1 (NF-48-11).
d. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000, mỗi mảnh có kích thước 30’x30’,được đánh số bằng chữ số Ả rập từ
1 đến 96 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo hệ thống lưới chiếu Gauss, số hiệu mảnh 1:100.000 gồm số hiệu
mảnh 1:1.000.000 và số thứ tự của nó
Theo kiểu UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia
độc lập so với hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 gồm 4 số, 2 số đầu bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có độ rộng
30’ theo kinh tuyến xuất phát từ kinh tuyến 75
0
Đ tăng dần về phía Đông (múi nằm
giữa độ kinh 102
0
Đ và 102
0
30’Đ là cột 54), 2 số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự
của các đai có độ rộng 30’ theo vĩ tuyến xuất phát từ vĩ tuyến 4


0
Nam bán cầu (vĩ
tuyến -4
0
) tăng dần về phía cực (đai nằm giữa độ vĩ 8
0
và 8
0
30’ là 25).
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.00.000 đó, gạch nối và sau đó là ký
hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.00.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000.000, phần
trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có phiên hiệu F-48-96 (6151)
e. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ kệ 1:50.000
68
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:50.000, mỗi mảnh bản đồ có kích thước 15’x15’, ký hiệu bằng A, B, C, D
theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo hệ thống lưới chiếu Gauss, số hiệu mảnh 1:50.000 gồm số hiệu
mảnh 1:100.000 và số thứ tự của nó.
Theo kiểu UTM quốc tế, việc chia mảnh thực hiện tương tự, phiên hiệu
mảnh bằng chứ số La Mã I, II, III, IV theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc đông -
bắc theo chiều kim đồng hồ.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, phần trong
ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế (phiên hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:50.000 theo kiểu UTM quốc tế, cũng đặt theo nguyên tắc trên
nhưng không có gạch ngang).

Ví dụ: Mảnh bản đô tỷ lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-96-D (6151III)
f. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:25.000, mỗi mảnh có kích thước 7’30”x7’30”, ký hiệu bằng a, b, c, d theo thứ
tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Hệ thống UTM quốc tế không phân chia các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000
và lớn hơn.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:50.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000.
Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 có phiên hiệu F-48-96-D-d
g. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000
69
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:10.000, mỗi mảnh có kích thước 3’45”x3’45”, ký hiệu bằng 1, 2, 3, 4 theo
thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:25.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:25.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 10:10.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000.
Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 có phiên hiệu F-48-96-D-d-4.
h. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000, mỗi mảnh có kích thước 1’52,5”x1’52,5”, ký hiệu bằng số từ 1 đến
256 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:5.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đặt trong ngoặc đơn.
Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 có phiên hiệu F-48-96-(256).
i. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 được chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000,
mỗi mảnh có kích thước 37,5”x37,5”, ký hiệu bằng chữ La tinh a, b, c, d, e, f, g, h, k
(bỏ qua i, j để tránh nhầm lẫn với 1) theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:2.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 đặt trong ngoặc đơn cả ký
hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000.
Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 có phiên hiệu F-48-96-(256-k).
k. Sơ đồ phân mảnh và đánh số mảnh hệ thống bản đồ địa hình cơ bản
70



71


Kích thước khung trong của các mảnh bản đồ các tỷ lệ nói trên được ghi
ở bảng 2.1.
Bảng 2.1
Tỷ lệ bản đồ
Kích thước khung trong
Tỷ lệ bản đồ
Kích thước khung trong













72
1:1.000.000
1:500.000
1:250.000
1:100.000
1:50.000
4
0
2
0
1
0
30


15



6
0
3
0
1

0
30


30


15


1:25.000
1:10.000
1:5.000
1:2.000
7

30

3

45

1

52,5

37,5




7

30


3

45

1

52,5

37,5


2.3.2. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:1.000 và 1:500 chỉ được thành lập cho các
khu vực nhỏ, có thể thiết kế hệ thống phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh phù
hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cách phân mảnh
và đặt phiên hiệu mảnh theo hệ thống chung như sau:
a. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000, ký hiệu
bằng chữ số La Mã I, II, III, IV theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:1.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký
hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:1.000.
Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 có phiên hiệu F-48-96-(256-k-IV).

b. Phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500,
ký hiệu bằng chữ số Ả-rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
73
bản đồ tỷ lệ 1:500 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký
hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:500.
Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 có phiên hiệu F-48-96-(256-k-16).
*****
CHƯƠNG 3:
TỔ CHỨC THÀNH LẬP VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ
3.1. Công tác tổ chức thành lập bản đồ
3.1.1. Những vấn đề chung
3.1.2. Công tác chuẩn bị
3.1.3. Bố cục bản đồ
Bố cục bản đồ là bố trí khu vực được thành lập bản đồ trên bản đồ, xác định
khung của nó, sắp xếp những yếu tố trình bày ngoài khung và những tài liệu bổ
sung.
Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, trung bình và những bản đồ cũng có hệ chia
mảnh theo kinh vĩ tuyến như chúng, bao giờ cũng định hướng kinh tuyến giữa
theo hướng Bắc Nam. Trong khung của bản đồ chỉ gồm khu vực được vẽ. Biểu
thị khu vực trên đó phải liên tục và không lặp lại trên các mảnh xung quanh. Bố
trí tên bản đồ, số hiệu mảnh bản đồ, tỷ lệ, các tài liệu tra cứu và giải thích, dựa
theo mẫu quy định. Đó là mẫu tiêu chuẩn của bản đồ xuất bản. Tính tiêu chuẩn
của cách bố cục bản đồ phù hợp với điều kiện thành lập và đáp ứng được yêu cầu
sử dụng các mảnh của bản đồ nhiều mảnh.
Bố cục của bản đồ khác cũng rất đa dạng và được xác định bởi nhiều

điều kiện. Trước hết phải tính rằng, phần chính của lãnh thổ cần thành lập bản
đồ sẽ đặt bên trong khung bản đồ, các phần lãnh thổ khác sẽ nằm trên phần còn
lại của bản đồ cho đến tận khung.
Nhiệm vụ chủ yếu là đặt sao cho phần chính của lãnh thổ nằm ở trung tâm, ở vị
trí tốt nhất trong phạm vi khung bản đồ, còn các phần khác chỉ thể hiện bộ phận nào
cần thiết để phản ánh đặc trưng địa lý của phần chính lãnh thổ.
74
Nếu các phần lãnh thổ phụ đó quá lớn thì có thể đặt trên đó chú thích bản đồ các
tài liệu tra cứu, đồ thị, bản đồ phụ và các tài liệu khác của nội dung bản đồ. Tên bản đồ,
tỷ lệ bản đồ cũng có thể đặt ở bên trong khung. Khi đó ở phần ngoài khung chỉ đặt
những số liệu, những ghi chú phụ. Cũng có phương án đặt một số các yếu tố đã kể trên
ở bên trong khung bản đồ, số còn lại đặt trên vùng trống của bản đồ.
Chọn cách bố cục và cách trình bày ngoài khung cần cố gắng đạt được sự thể
hiện rõ ràng và sinh động nhất cho nội dung chính của bản đồ, đạt được sự thuận lợi
cho sử dụng và tiết kiệm nhất diện tích bản đồ. Bố cục bản đồ phụ thuộc nhiều vào tính
chất và dạng của lưới chiếu được sử dụng xây dựng bản đồ đó.
3.1.4. Nội dung bản đồ và các nhân tố cần biểu thị
3.1.5. Các nguồn tài liệu để thành lập bản đồ
1. Các yêu cầu đối với các tư liệu cho thành lập bản đồ
Sự thành công của mọi bản đồ là tính đầy đủ, độ chính xác, tính hiện đại,
độ tin cậy của nội dung bản đồ. Tất cả các tính chất, đặc điểm trên phụ thuộc
rất nhiều vào chất lượng và sự thu nhập các tư liệu cho thành lập bản đồ.
Có nhiều khi có tư liệu tốt nhưng kết quả cũng chưa đạt, nhưng nếu
không có hoặc tư liệu bản đồ ít thì không thể có kết quả tốt. Do đó, thu thập và
phân tích, đánh giá, lựa chọn tư liệu bản đồ là phần công việc rất khó khăn,
phức tạp trong quá trình thiết kế và thành lập bản đồ.
Từ thực tế nghiên cứu ta thấy cần có 1 số yêu cầu chính với tư liệu bản đồ như
sau:
- Các tư liệu bản đồ phải có tính thời sự, hiện đại. Yêu cầu này đảm bảo
cho bản đồ có hiện đại, độ tin cậy.

- Yêu cầu về tính đầy đủ của tư liệu. Đây là điều kiện cần và đủ cho việc
thiết kế, thành lập bản đồ có độ chi tiết và độ chính xác cần thiết.
75
- Yêu cầu thuận tiện cho sử dụng các tư liệu bản đồ. Yêu cầu này có ý nghĩa
rất lớn đối với chất lượng và hiệu quả thành lập bản đồ. Yêu cầu này có liên quan
đến:
+ Tỷ lệ của tư liệu và bản đồ cần lập.
+ Sự đơn giản hay phức tạp khi chuyển các nội dung tư liệu lên bản đồ cần
lập.
+ Mức độ cần thiết phải xử lý các tư liệu nhiều hay ít để xác định được
các đặc trưng các chỉ số cần thiết,
Tóm lại, trong quá trình thu thập tư liệu bản đồ cần chỉ dẫn rõ ràng các vấn đề
sau:
- Ngày tháng, thời hạn mà nội dung bản đồ thể hiện.
- Tất cả các yếu tố nội dung cần có tính đầy đủ, độ chính xác và các đặc
trưng, chỉ số của chúng.
- Các dạng khác nhau của các tư liệu bản đồ, các xử lý sử dụng chúng cho
dễ dàng, hợp lý.
2. Trình bày, phân tích và đánh giá các tư liệu bản đồ
Trình bày các tư liệu bản đồ nhằm đạt 2 mục đích:
- Cho ta biết ý nghĩa, độ tin cậy của các tư liệu cho việc thành lập bản đồ.
- Đưa ra kết quả thu thập tư liệu ở dạng trực quan (sơ đồ, đồ thị)
Để đạt được mục đích trên khi trình bày các tư liệu cần có:
- Sự kiểm tra, đánh giá các bản copy, sự đúng đắn chính xác của các bản
copy thu nhận được bằng các phương pháp khác nhau. Mỗi tư liệu đều được trình
bày bằng các chữ ký xác nhận tương ứng với các bản gốc tư liệu.
- Đối với mỗi tư liệu phải có giới thiệu, thuận tiện cho phân tích và đánh giá
nó (đối với bản đồ địa lý chung là lý lịch bản đồ, biên bản nghiệm thu, đánh giá
các thử nghiệm, trích mảnh).
76

- Chỉ dẫn cẩn thận tất cả các tư liệu trên sơ đồ sử dụng tư liệu. Trên đó chỉ
rõ, đối với bản đồ là khung bản đồ, tỷ lệ, thời gian hoàn thành; đối với các tư liệu
khác là dạng tư liệu, sự cần thiết của chúng phục vụ cho mục đích gì, sự đảm
bảo đầy đủ của các tư liệu cho vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện.
Phân tích và đánh giá các tư liệu có thể bằng các phương pháp khác nhau.
3. Nhiệm vụ của công việc chuẩn bị tư liệu bản đồ
Chuẩn bị tư liệu bản đồ là xử lý các tư liệu khác nhau để phục vụ cho các
công việc thành lập bản đồ.
Công việc chuẩn bị tư liệu bản đồ có thể là các công việc sau:
- Tính chuyển toạ độ từ bản đồ tư liệu sang toạ độ trên phép chiếu của bản
đồ cần lập, tính chuyển elíp.
- Xác định khả năng sử dụng và mức độ sử dụng các tư liệu bản đồ.
- Thực hiện các công việc chuẩn bị kỹ thuật với các tư liệu bản đồ.
Tuỳ thuộc vào nguồn tư liệu bản đồ (số lượng, chất lượng), vào bản đồ cụ
thể cần thành lập mà người ta có thể thực hiện công việc xử lý tư liệu nhiều hoặc
ít.
Chuẩn bị kỹ thuật với các tư liệu bản đồ nhằm đảm bảo khả năng và sự tiện
lợi khi sử dụng chúng trong công nghệ thành lập bản đồ, đảm bảo độ chính xác
hình học cần thiết cho bản đồ.
Thí dụ 1: Khi chụp ảnh lại bản đồ tư liệu cần đảm bảo độ chính xác về kích
thước bản đồ theo lý thuyết thì chuẩn bị tư liệu bản đồ gồm các bước sau:
+ Kiểm tra kích thước của tư liệu đem chụp, can chắp tư liệu trong trường
hợp cần thiết (theo lưới toạ độ).
+ Tăng mức độ chi tiết của các yếu tố trên tư liệu bản đồ mà trong quá trình
chụp ảnh chúng có thể bị mờ hoặc bị mất (Thí dụ: Các yếu tố nét màu xanh da
trời). Bằng cách dùng mực đen hoặc màu có tác dụng tốt với phim ảnh để tô lên
các nét có màu ít tác dụng lên phim ảnh.
77
Thí dụ 2: Khi thành lập bản đồ bằng công nghệ số trên máy tính điện tử đôi
khi chất lượng bản đồ tư liệu chất lượng kém (nét, hình ảnh mờ, màu sắc phai

màu) thì người ta phải sơ bộ phục chế, vẽ lại trên bản đồ tư liệu các yếu tố nét nội
dung bản đồ sau đó mới tiến hành số hoá, mã hoá tư liệu bản đồ. Trong nhiều
trường hợp bản đồ tư liệu có nội dung phức tạp chi tiết mà nội dung bản đồ cần
thành lập không cần thì trong khâu chuẩn bị kỹ thuật tư liệu bản đồ người ta có thể
can lại các yếu tố nội dung cần thiết cho bản đồ cần lập, đồng thời trong quá trình
này người ta thực hiện sơ bộ luôn quá trình tổng quát hoá nội dung bản đồ. Sau đó
mới tiến hành số hoá mà bản can nội dung bản đồ cần lập (thường thực hiện khi
bản đồ tư liệu là bản đồ địa hình còn bản đồ cần lập là bản đồ chuyên đề, chuyên
môn).
Bản đồ tư liệu và bản đồ cần lập trong nhiều trường hợp không đồng nhất
về phép chiếu, về hệ định vị toạ độ trái đất, do đó công việc của chuẩn bị tư liệu
bản đồ là tính chuyển toạ độ từ bản đồ tư liệu sang toạ độ bản đồ cần lập. Đó là
việc xác định các số gia toạ độ địa lý được tính theo công thức sau:
SAA 
2100000
cos03234,"0cos)sin()cos("



S
A
A
A
A
tg 


cos
sin
03234,"0"

sin
cos
)sin(")sin(""
12
0
12
21
0000

Số gia kinh độ và vĩ độ của các điểm được chuyển đổi từ elipxoit này sang
elipxoit khác được xác định bằng công thức sau:























2
2
)(2
sin3)"("
0
1
0
a
a
















2
)(

sin)"("
0
2
1
0
a
a

Ở đây:
00
,

là vĩ, kinh độ của điểm cho trước


, là vĩ, kinh độ của điểm đã được hiệu chỉnh.
A
12
là phương vị thuận từ điểm cho trước tới điểm được hiệu chỉnh.
A
21
là phương vị nghịch từ điểm hiệu chỉnh tới điểm cho trước.
a
1
, a
2
là bán kính trục lớn của 2 elipxoit cần chuyển đổi.
78

21

,

là độ dẹt tương ứng với 2 elipxoit

)(
21
aaa 
là sự thay đổi bán trục lớn của elipxoit
)(
21

 là sự thay đổi độ dẹt của elipxoit
Xử lý các tư liệu bản đồ để chuyển thông tin lên bản chú giải của bản đồ cần lập:
Trong đa số các trường hợp ta có thể nhận thấy nhiệm vụ của công việc
này là chuyển đổi bảng chú giải của bản đồ tư liệu thành bảng chú giải cho bản
đồ cần lập. Đó có thể là các công việc sau:
- Chuyển đơn vị đo đặc trưng cho hiện tượng bản đồ. Thí dụ: Từ đơn vị
đo chiều dài, khối lượng ở Anh, Mỹ đổi sang mét, milimét, kilogam, đơn vị đo
áp suất milibar – milimet thuỷ ngân,
- Thay đổi thang giá trị số lượng.
- Thay đổi thang và các chỉ số số lượng, chất lượng sang chỉ số khác.
- Thay đổi cách phân loại đối tượng, hiện tượng bản đồ.
Sự thay đổi này đôi khi liên quan đến phương pháp thể hiện bản đồ.
Phụ thuộc vào đặc điểm của bản đồ tư liệu và bản đồ cần lập mà công
việc này có thể nhiều hoặc ít.
3.1.6. Quy trình kỹ thuật xây dựng bản đồ
3.2. Tổng quát hoá bản đồ
3.2.1. Khái niệm chung về tổng quát hoá bản đồ
Khác với ảnh hàng không, ảnh vũ trụ hay các tranh ảnh về bề mặt trái
đất, nội dung trên bất kỳ bản đồ nào cũng đều phải trải qua quá trình lựa chọn,

khái quát để thể hiện các đặc trưng cơ bản nhất của các đối tượng, hiện tượng
bản đồ.
Tổng quát hoá bản đồ là sự lựa chọn và khái quát các đối tượng được thể
hiện trên bản đồ cho phù hợp với mục đích sử dụng, tỷ lệ, đề tài bản đồ và các
đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ.
79
Khi thành lập bản đồ thì điều cần thiết và không thể thiếu được là quá trình
tổng quát hoá nội dung bản đồ. Tổng quát hóa nội dung bản đồ là một trong những
cơ sở lý thuyết và thực hành của giai đoạn thiết kế và thành lập bản đồ.
Thực chất của tổng quát hoá bản đồ là truyền đạt lên bản đồ các đặc điểm
cơ bản và các tính chất đặc trưng của các đối tượng, hiện tượng và mối liên hệ
giữa chúng. Việc tổng quát hoá bản đồ được biểu hiện với việc khái quát các
đặc trưng chất lượng, số lượng của các đối tượng, biến đổi các khái niệm riêng
vào khái niệm chung, lược bỏ những chi tiết nhỏ, thứ yếu để phản ánh rõ những
đặc trưng cơ bản trong sự phân bố không gian.
Tổng quát hoá bản đồ không chỉ đơn thuần là lược bỏ những thông tin
không cần thiết của tư liệu bản đồ mà nó còn là sự tổng hợp nhằm tạo ra các
thông tin mới để thể hiện trên bản đồ đặc trưng cho đối tượng, hiện tượng bản
đồ. Mức độ tổng quát hoá càng cao thì càng làm nổi bật những đặc điểm quan
trọng của đối tượng, càng chỉ rõ những quy luật phân bố, phát triển và mối
quan hệ không gian giữa các đối tượng.
Chính vì vậy, chất lượng tổng quát hoá bản đồ (chất lượng bản đồ) trước
hết phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, kinh nghiệm của các nhà bản đồ (biên tập
viên, người thành lập bản đồ) đối với thực chất nội dung của các đối tượng và hiện
tượng cần biểu thị. Việc lựa chọn các đối tượng sẽ phụ thuộc vào mục đích của
bản đồ.
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổng quát hoá bản đồ
+ Ảnh hưởng của mục đích sử dụng bản đồ: Trên bản đồ chỉ biểu thị
các đối tượng và hiện tượng phù hợp với mục đích của nó.
Những bản đồ có cùng đề tài, cùng tỷ lệ nhưng mục đích sử dụng khác

nhau thì mức độ chi tiết và đặc điểm của sự biểu thị các yếu tố nội dung cũng
khác nhau. Ví dụ trên các bản đồ giáo khoa, nội dung đơn giản hơn, các ký hiệu
có kích thước lớn hơn, màu sắc rực rỡ, rõ ràng hơn so với bản đồ tra cứu.

80




Hình 3.1 (T39 GT thiết kế biên tập và tl BĐ)
+ Ảnh hưởng của tỷ lệ bản đồ: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tổng quát
hoá bản đồ mà chúng ta dễ dàng nhận biết nhất.
Những bản đồ có cùng đề tài, cùng mục đích sử dụng nhưng có tỷ lệ
khác nhau thì mức độ tổng quát hoá khác nhau. Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì thể
hiện càng chi tiết nội dung; ngược lại tỷ lệ càng nhỏ thì nội dung càng khái
lược. Đây có thể thấy là điều tất nhiên vì từ tỷ lệ lớn sang tỷ lệ nhỏ, diện tích
vùng lãnh thổ trên bản đồ bị thu hẹp (theo mức độ chuyển đổi tỷ lệ). Trên một
diện tích hẹp như vậy không thể chứa đựng lượng thông tin lớn như trên bản đồ
có tỷ lệ lớn hơn. Do đó, tỷ lệ càng nhỏ càng phải loại bỏ nhiều chi tiết và khái
quát chúng vì lúc này, phạm vi bao quát không gian của bản đồ càng lớn dẫn
đến ý nghĩa của đối tượng trên bản đồ cũng thay đổi theo (có đối tượng trên bản
đồ tỷ lệ lớn là quan trọng nhưng trên bản đồ tỷ lệ nhỏ lại có thể loại bỏ, bỏ
qua).









81
Hình 3.2 (T39- GT tkế và biên tập)
+ Ảnh hưởng của đề tài bản đồ và kiểu bản đồ: Đề tài bản đồ quyết
định phạm vi các yếu tố nội dung cần thể hiện; quyết định những yếu tố nào
cần thiết được thể hiện chi tiết, những yếu tố nào chỉ cần thể hiện sơ lược, thậm
chí có thể bỏ qua không thể hiện. Kiểu bản đồ khác nhau cũng cho ta sự khái
quát và thể hiện nội dung khác nhau. Điều này dễ dàng nhận thấy khi ta so sánh
các bản đồ có cùng mục đích, cùng tỷ lệ nhưng đề tài nội dung khác nhau.
+ Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ: Khi tổng quát hoá bản
đồ cần phải xem xét đến đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ mà bản đồ cần thể hiện,
bởi vì cùng là những đối tượng như nhau nhưng chúng lại có ý nghĩa khác nhau
trong điều kiện địa lý khác nhau. Ví dụ một nguồn nước, giếng nước ở hoang
mạc; sa mạc có ý nghĩa rất lớn nên bắt buộc phải thể hiện trên bản đồ nhưng
giếng nước ở đồng bằng hay vùng ven biển, ta có thể bỏ qua không thể hiện.
Khi thiết kế thành lập bản đồ bao giờ người ta cũng phải nghiên cứu kỹ
đặc điểm địa lý của vùng lãnh thổ cần lập bản đồ để từ đó xác định ý nghĩa của
đối tượng và xác định nội dung bản đồ.
Đối với những vùng lãnh thổ lớn có đặc điểm địa lý, địa hình phức tạp,
khác nhau, để xác định mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ chính xác, đầy
đủ, người ta có thể chia ra thành những vùng nhỏ hơn. Trên mỗi vùng nhỏ này
sẽ xác định chỉ tiêu chọn lọc, lấy bỏ, khái quát các đối tượng bản đồ. Ví dụ, dựa
vào điều kiện địa hình người ta chia ra thành: Vùng đồng bằng ven biển và
châu thổ các sông, vùng trung du đồi núi thấp, vùng núi đá, núi cao.
Nếu dựa vào các đai khí hậu: chia thành vùng xích đạo, cận nhiệt đới,
nhiệt đới, ôn đới, hàn đới và các vùng bắc cực, nam cực.
+ Ảnh hưởng của các tư liệu dùng để thành lập bản đồ: Một trong
những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổng quát hoá bản đồ là sự cung cấp
tư liệu bản đồ. Quá trình thiết kế và thành lập bản đồ nếu được cung cấp đầy đủ
tư liệu, các thông tin của tư liệu mới, chính xác, đồng nhất sẽ thuận lợi rất

82
nhiều và bản đồ được thành lập sẽ đầy đủ về nội dung (đáp ứng được mục đích,
đề tài bản đồ). Trong trường hợp các tư liệu bản đồ không có, không được cung
cấp đầy đủ, các thông tin lấy được từ tư liệu đã cũ, mức độ đồng nhất (đơn vị
đo, khái niệm) kém tất nhiên nội dung bản đồ sẽ kém chính xác và sơ lược.
+ Ảnh hưởng của sự trình bày bản đồ: Nội dung trên bản đồ qua quá
trình tổng quát hoá sẽ được thể hiện thông qua hệ thống ký hiệu quy ước và ghi
chú trên bản đồ. Bản đồ được thể hiện bằng nhiều ký hiệu, nhiều màu sắc sẽ
làm tăng khả năng truyền đạt thông tin (độ chi tiết, đầy đủ nội dung), kích
thước của các ký hiệu quy ước, chữ số trên bản đồ cũng là một phương tiện để
thể hiện các đặc trưng về số lượng, chất lượng của các đối tượng và hiện tượng
trên bản đồ. Do đó, tương ứng với mục đích và tỉ lệ bản đồ cũng cần chọn
phương pháp trình bày bản đồ thích hợp trong quá trình tổng quát hoá bản đồ.
+ Kỹ thuật và công nghệ thành lập bản đồ cũng ảnh hưởng đến độ
chính xác và mức độ chi tiết nội dung bản đồ.
Bản đồ làm trên giấy, trên điamát hay trên màng khắc phụ thuộc vào khả
năng của các dụng cụ vẽ, điều này làm cho chất lượng bản vẽ và độ chính xác
của các yếu tố nội dung cũng khác nhau, mức độ chi tiết khác nhau.
Công nghệ thành lập bản đồ có sử dụng máy tính điện tử cho độ chính
xác cao hơn – chi tiết hơn về nội dung bản đồ so với công nghệ truyền thống.
Nhưng về mức độ trực quan, cảm nhận thông tin bản đồ thì bản đồ thành lập
bằng phương pháp cổ truyền vẫn có nhiều ưu thế.
3.2.3. Các phương pháp tổng quát hoá bản đồ
Quá trình tổng quát hoá bản đồ được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn
thiết kết thành lập bản đồ gốc.
Ở giai đoạn chuẩn bị biên tập, quá trình tổng quát hoá được tiến hành
qua các bước: Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị; lựa chọn các
đối tượng biểu thị trên bản đồ; khái quát hình dạng đối tượng; khái quát đặc
83
trưng số lượng; khái quát các đặc trưng chất lượng; thay các ký hiệu riêng biệt

bằng các ký hiệu tập hợp.
a. Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị:
Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị thành từng nhóm, mỗi
nhóm bao gồm các đối tượng cùng loại, có cùng đặc tính nào đó. Công việc này
nhằm tránh nhầm lẫn, bỏ sót đối tượng và thuận tiện cho việc lựa chọn hay khái
quát đối tượng. Trong công nghệ thành lập bản đồ tự động hoá thì giai đoạn
này chính là cơ sở để phân lớp đối tượng nội dung trước khi tiến hành số hoá.
Nói chung, dù thành lập ở công nghệ cổ truyền hay công nghệ bản đồ số thì
công việc phân loại các đối tượng, hiện tượng theo nội dung và mục đích bản
đồ là cần thiết và không thể thiếu được.
b. Lựa chọn các đối tượng biểu thị trên bản đồ:
Đó là sự hạn chế nội dung bản đồ ở những đối tượng cần thiết cho phù
hợp với mục đích, đề tài, tỷ lệ của bản đồ và những đặc điểm địa lý của lãnh
thổ bản đồ thể hiện.
Khi lựa chọn phải tuân theo trình tự hợp lý: Trước hết thể hiện những đối
tượng quan trọng nhất, sau đó mới lựa chọn thể hiện những đối tượng ít quan
trọng hơn. Những đối tượng có kích thước nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, quan trọng
về phương diện nào đó (quốc phòng, định hướng, ) thì vẫn phải thể hiện.
Sự lựa chọn thường được tiến hành theo tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu lựa
chọn. Tiêu chuẩn lựa chọn là giá trị giới hạn quy định kích thước hoặc ý nghĩa
của đối tượng cần phải giữ và thể hiện trên bản đồ khi tổng quát hoá. Ví dụ:
Trên bản đồ vẽ tất cả các hồ, ao có diện tích > 2 mm
2
; trên bản đồ vẽ các đường
ranh giới hành chính từ cấp huyện trở lên.
Chỉ tiêu lựa chọn là chỉ số quy định mức độ lựa chọn. Các chỉ tiêu lựa chọn
phải có sự điều hoà tải trọng bản đồ.
Ví dụ: Quy định khi chuyển từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200.000 sang
1:500.000 thì số điểm dân cư giữ lại 1/3 đối với vùng dân cư dày đặc, đông đúc,
84

giữ lại 1/2 đối với vùng dân cư có mật độ trung bình, vẽ toàn bộ với vùng dân cư
thưa thớt. Tuy nhiên, khi xác định chỉ tiêu lựa chọn và vận dụng chúng trong biên
vẽ bản đồ cần chú ý không được gây ra sai lệch về tương quan mật độ của các khu
vực khác nhau, gây ra hiểu nhầm đặc trưng của đối tượng.
c. Khái quát hình dạng đối tượng:
Khái quát hình dạng đối tượng tức là bỏ đi những chi tiết nhỏ, không quan
trọng của đối tượng.
Việc khái quát hình dạng cũng thường tuân thủ theo các tiêu chuẩn về
kích thước. Đối với những chi tiết nhỏ hơn tiêu chuẩn quy định nhưng lại có ý
nghĩa về phương diện nào đó thì lại phải phóng to và thể hiện. Khi biên vẽ bản
đồ cũng thường phải tiến hành liên kết, gộp các đối tượng nhỏ cùng loại vào
một đường viền chung.
Ví dụ: Trên bản đồ tỷ lệ lớn có rất nhiều ao, hồ nhỏ gần nhau, khi thể
hiện trên bản đồ tỷ lệ nhỏ ta có thể gộp chúng vào một ao, hồ lớn; ở tỷ lệ lớn
các điểm dân cư là rời rạc từng nhà, sang tỷ lệ trung bình chúng được gộp và
thành khu phố, ở tỷ lệ nhỏ chúng được thể hiện bằng ký hiệu điểm dân cư.
Ngoài ra, trong quá trình khái quát hình dạng đường viền đối tượng cũng
cần chú ý đến mối liên quan của hình dạng đối tượng với các đối tượng khác, ý
nghĩa kinh tế - xã hội của nó. Khái quát hình dạng đường viền đối tượng khi có
sự gộp ghép các đặc trưng về số lượng hay chất lượng.







85

Hình 3.3 (trang 42 _ GT Tkế và btập bản đồ)

d. Khái quát đặc trưng số lượng:
Là quá trình chuyển từ thang liên tục sang thang phân cấp và tiếp tục
tăng dần khoảng cách giữa các thang bậc.
Ví dụ: Khi tỷ lệ bản đồ địa hình thay đổi thì khoảng cao đều của chúng
cũng thay đổi: tỷ lệ bản đồ địa hình nhỏ thì khoảng cao đều lớn và ngược lại; số
dân của các điểm dân cư ở các bản đồ khi thay đổi tỷ lệ cũng phải thay đổi.







Hình 3.4 ( T43 – GT tkế và btập bản đồ)
e. Khái quát các đặc trưng chất lượng:
Là nhằm giảm bớt sự khác biệt về chất trên phương diện nào đó của các
đối tượng.
Ví dụ: Trên bản đồ, đất nông nghiệp tỷ lệ lớn thể hiện chi tiết các loại đất:
trồng lúa, màu, rau, hoa quả, cà phê, cao su, thuốc lá, , trên bản đồ tỷ lệ nhỏ
chúng chỉ thể hiện đất trồng cây nông nghiệp, trồng cây công nghiệp.



86








Hình 3.5 (T44_ GT tkế và btập BĐ)
f. Thay các ký hiệu riêng biệt bằng các ký hiệu tập hợp:
Khi chuyển từ bản đồ tỷ lệ lớn sang tỷ lệ nhỏ thì mức độ tổng quát hoá đôi
khi rất lớn. Khi các đối tượng cần thể hiện không thể biểu thị được bằng các ký hiệu
đường viền riêng biệt thì người ta phải dùng các ký hiệu tập hợp để thể hiện chúng.
Ví dụ: Trên bản đồ tỷ lệ nhỏ, các điểm dân cư không thể hiện các ngôi
nhà, khu phố mà phải dùng các ký hiệu tập hợp có dạng hình học chung (ví dụ
hình tròn, ) để thể hiện.









Hình 3.6 (T 45- GT tkế và btập BĐ)
87
Các phương pháp tổng quát bản đồ kể trên có thể thực hiện kết hợp nhiều
hay một phương pháp cho đối tượng cần thể hiện. Trong quá trình tổng quát hoá
bao giờ cũng phải chú ý mối quan hệ khăng khít, lôgic của các đối tượng nội
dung bản đồ trong một mô hình bản đồ tổng thể thống nhất.
Các phương pháp tổng quát hoá bản đồ vừa nêu trên có thể dùng cho tất cả
các loại bản đồ: bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề.
Tuy nhiên khi tổng quát hoá nội dung trên bản đồ chuyên đề, nó cũng có
những đặc thù riêng. Đó là khi tổng quát hoá thường dẫn đến phải thay đổi, sử
dụng phương pháp thể hiện nội dung trên bản đồ. Ta có thể thấy rõ qua một số
thí dụ điển hình sau:

+ Tổng quát hoá các đối tượng, hiện tượng định vị theo điểm, khi khái
quát chúng theo đặc trưng số lượng hay chất lượng có thể phải thay thế bằng các
đối tượng có ý nghĩa khái quát hơn.








Hình 3.7 (T46_GT tkế và bt bđồ)
+ Tổng quát hoá các hiện tượng được thể hiện bằng phương pháp ký hiệu
điểm, khi tỷ lệ bản đồ chuyển sang tỷ lệ nhỏ hơn thì phải tăng trọng số của
điểm. Ví dụ hình 3.8.

88






Hình 3.8 (T47_ GT TK và BT BĐ)
+ Tổng quát hoá các hiện tượng được thể hiện bằng phương pháp nền chất
lượng, nền đồ giải, khi tỷ lệ bản đồ thay đổi thì người ta thay đổi bảng phân loại
đối tượng (thay đổi thang bậc theo đặc trưng số lượng, chất lượng).
+ Tổng quát hoá các đối tượng được thể hiện bằng phương pháp khoanh
vùng, người ta thường thực hiện bằng cách gộp ghép, khái quát các đặc trưng về
chất lượng của đối tượng, hiện tượng.













×