Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tiểu luận KTCT: Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.42 KB, 7 trang )

I. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
và tính chất của lực lượng sản xuất
1. Lực lượng sản xuất
Định nghĩa: lực lượng sản xuất và một kết cấu vật chất, bao gồm người
lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ
lao động, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động
là thước do trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định
trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa
các thời đại kinh tế.
Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Xét đến cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một
trật tự xã hội.
2. Quan hệ sản xuất
Quan hẹ sản xuất là mối quan hê giữa người với người trong quá trình
sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ về tổ chức quản
lý; quan hệ về phân phối sản phẩm lao động.
Ba mặt nói trên của Quan hệ sản xuất có quan hệ hữu cơ với nhau, trong
đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định. Bản chất của bất kỳ
Quan hẹ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào việc những tư liệu sản xuất chủ
yếu trong xã hội thuộc về ai. Có hai hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản
xuất, sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội.
3) Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
và tính chất của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản
xuất, chúng tồn tại tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, hình thành
quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ xã hội loài người: quy luật về sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản
xuất. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào
sự phát triển của Lực lượng sản xuất, đồng thời Quan hệ sản xuất cũng tác
động trở lại lực lượng sản xuất. Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan


hệ sản xuất được quyết định bởi trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ của
lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của công cụ lao động, kỹ
thuật, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ
phân công lao động xã hội. Trình độ lực lượng sản xuất càng cao thì phân
công lao động càng tỉ mỉ. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển và
tính chất của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực cho lực lượng sản
xuất phát triển mạnh mẽ. Nhưng lực lượng sản xuất phát triển nhanh, còn
quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổn định. Khi lực lượng sản xuất phát
triển len một trình độ mới, quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa, trở
thành chướng ngại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sẽ nảy sinh
mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt bằng của phươg thức sản xuất. Sự phát triển
khách quan đó tất yếu sẽ dẫn đến việc xóa bỏ Quan hệ sản xuất cũ, thay thế
quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản
xuất, tác động đến thái độ con người trong lao động sản xuất, đến phát triển
và ứng dụng công nghệ… do đó tác động đến phát triển lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng
sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan
hệ sản xuất lỗi thời, hoặc tiên tiến một cách giả tạo với trình độ phát triển lực
lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sớm hay
muộn nó cũng bị thay thế. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất
của sự phát triển xã hội. Sự tác động của quy luật này đã đưa xã hội loài
người trải qua các phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao: công xã
nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, và cộng sản
tương lai.
II. Ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản (CNTB)
1. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ

Lúc này, loài người đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất, biết
luyện sắt và chế tạo công cụ bằng sắt, biết dùng súc vật kéo nên năng suất lao
động cao hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, không những đủ ăn mà còn có
nhiều sản phẩm dư thừa. Các yếu tố đó cho thấy trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất đã bước lên một tầng cao mới. Quan hệ sản xuất cũ đã trở
thành chiếc áo chật chội đối với lực lượng sản xuất. Tất yếu, lực lượng sản
xuất cần một quan hệ sản xuất mới giúp nó phát triển nhanh hơn nữa. Đó là
phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
Trong phương thức chiếm hữu nô lệ, công cụ được cải tiến thúc đẩy
nghề nông và nghề chăn nuôi phát triển dẫn đến sự phân công lao động lần
đầu tiên: nghề chăn nuôi tách ra khỏi nghề nông nghiệp nhờ phát minh ra
công cụ bằng kim khí, các nghề thủ công cũng phát triển rất mạnh như nghề
dệt, rèn, đồ gốm… đến lượt nghề thủ công tách ra khỏi nghề nông. Đó là phân
công lao động lần thứ hai. Phân công lao động lần thứ hai làm cho sản xuất
hàng hoá, tức là nền sản xuất nhằm mục đích trao đổi, ra đời. Phân công lao
động xã hội làm cho năng suất lao động nâng cao, do đó, người ta sản xuất ra
không những đủ ăn mà còn thừa ra ít nhiều. Các tù trưởng đứng ra trao đổi
sản phẩm của bộ lạc mình với các bộ lạc khác, rồi sau đó họ sử dụng sản
phẩm ấy như là tài sản của riêng. Sự giao lưu kinh tế giữa các bộ lạc đã thúc
đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển, hàng hoá trao đổi ngày càng nhiều, khu
vực càng mở rộng. Đẻ ra sự cần thiết phải có môi giới giữa người mua và
người bán: giai cấp thương nhân xuất hiện. Đó là sự phân công lao động xã
hội lớn lần thứ ba. Đồng thời nó cũng kéo theo những cuộc xâm chiếm giữa
các bộ lạc. Trước đây, sản phẩm làm ra chỉ đủ ăn, nên tù binh bị giết đi vì
chẳng làm gì. Nay đã khác, công việc sản xuất lúc bấy giờ đang mở rộng và
đòi hỏi thêm nhiều nhân lực, vì vậy tù binh đã được sử dụng vào trong sản
xuất và họ trở thành nô lệ. Và chiến tranh trong lịch sử, xã hội loài người
chia thành hai giai cấp: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Sự thay đổi lớn
trong xã hội loài người, lúc đó, đã làm thay đổi mối quan hệ giữa người với
người trong một xã hội. Công cụ được cải tiến cho năng suất cao, mỗi gia

đình có thể tự cầy riêng một mảnh đất mà vẫn đảm bảo cuộc sống của họ. Lao
động chung không còn cần thiết, vì khi lao động chung, người làm tốt, người
thì làm không tốt nhưng cả hai lại được nhận phần bằng nhau, lại không
chuyên môn hoá nên không khuyến khích được người lao động. Tất nhiên,
nền kinh tế riêng của từng gia đình sẽ thay thế nó. Thế là chế độ sở hữu tư
nhân về tư liẹu sản xuất thay thế cho chế độ sở hữu công xã. Kéo theo sự
phân biệt giữa người giàu và người nghèo, bên cạn sự phân biệt giữa dân tự
do và dân nô lệ. Đặc điểm nổi bật nhất của quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ
là chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất mà còn chiếm hữu cả những người sản
xuất, là nô lệ. Nô lệ là tài sản riêng của chủ nô, chủ nô có quyền đánh, giết,
bắn họ. Nô lệ không có quyền làm người, họ chỉ là những công cụ biết nói,
mọi sản phẩm làm ra đều thuộc chủ nô. Do chủ nô và nhà nước của chủ nô tập
trung trong tay nhiều nô lệ, cho nên sản xuất tiến hành trên quy mô lớn. Xuất
hiện những xưởng thủ công có hàng chục nô lệ, những trang trại có hàng trăm
nô lệ tạo ra năng suất lao động cao hơn so với sản xuất nhỏ. Nô lệ trở thành
lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội chiếm hữu nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô
lệ trong khi cưỡng bức số đông người làm lao động chân tay giản đơn đã cho
phép số ít người có đặc quyền làm lãnh đạo quản lý nhà nước, nghệ thuật…
được phát triển. Nên trong thời kỳ này, nhiều công trình vĩ đại ra đời: Vạn lý
trường thành ở Trung Quốc, Kim tự tháp ở Ai Cập… Chính là trên cơ sở chế
độ chiếm hữu nô lệ mà loài người bước vào thời đại văn minh rực rõ: Hy Lạp,
La Mã, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc…
So với chế độ công xã nguyên thuỷ thì chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo
khả năng lớn hơn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất cả về số lượng và
chất lượng. Vì nô lệ không bị giết đi mà được sử dụng trong sản xuất, công cụ
phát triển hơn, quy mô sản xuất mở rộng, năng suất cao, nhiều ngành mới ra
đời. Thêm một chứng minh nữa cho thấy tầm quan trọng của quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực
lượng sản xuất.
3. Phương thức sản xuất phong kiến

Chế độ chiếm hữu nô lệ càng mở rộng thì lao động càng bị coi là hèn hạ,
chỉ dành riêng cho nô lệ không xứng với công việc của dân tự do. Nô lệ là lực
lượng sản xuất cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ lại bị khinh rẻ và bạc đãi
nên nô lệ không còn quan tâm tới sản xuất, họ còn phá hoại sản xuất, nổi dậy
chống lại chủ nô. Còn dân tự do đi lính thì quá mệt mỏi với những cuộc chiến
tranh liên miên. Thợ thủ công bị các thương nhân và bọn cho vay nặng lãi bóc
lột không cạnh tranh nổi với sản xuất lớn của bọn chủ nô, thuế khoá nặng nề
nên họ bị phá sản. Tất cả những nguyên nhân đó đã làm cho nền kinh tế nhà
nước chiếm hữu nô lệ bị suy yếu, sản xuất bị đình đốn, nhưng quan trọng hơn
lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Điều đó chứng tỏ quan hệ sản
xuất chiếm hữu nô lệ đã lỗi thời, nó kìm hãm sự phát triển hơn nữa của lực
lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất đòi hỏi phải thay thế nó.
Trước tình hình đó, một cách tự phát, bọn chủ nô đem chia đất đai của
họ cho nô lệ cầy, đổi lại nô lệ phải đóng địa tô cho chủ nô. Chế độ nô lệ được
xoá bỏ, nô lệ được giải phóng. Sự thay đổi dẫn đến những thay đổi lớn trong
xã hội. Nô lệ biến thành nông nô, nông dân tự do bị đẩy xuống địa vị ấy. Xã
hội chia ra làm hai giai cấp lớn: địa chủ và nông dân thay cho chủ nô và nô lệ;
chiếm hữu phong kiến thay thế cho chiếm hữu nô lệ. Thiết lập quan hẹ sản
xuất phong kiến trong đó toàn bộ tư liệu sản xuất thuộc về chúa phong kiến và
giao những tư liệu đó cho những người nông dân cày cấy rồi nộp địa tô cho
chúng. Sau khi nộp địa tô, số sản phẩm còn lại sẽ thuộc về người nông dân.
Đây là điểm tiến bộ hơn so với quan hệ chiếm hữu nô lệ. Điểm này đã thúc
đẩy nông dân chăm chỉ lao động, tìm mọi cách tăng năng suất lao động, đồng
nghĩa với việc họ có nhiều sản phẩm thuộc về họ hơn sau khi nộp địa tô. Lao
động sản xuất được coi trọng nên các hoạt động sản xuất trở lại bình thường
và phát triển. Cầy sắt được truyền bá rộng rãi, kỹ thuật canh tác được cải tiến,
phân công lao động trong nội bộ nông nghiệp mở rộng hơn, các nghề thủ công
cũng chuyên môn hoá hơn, cải tiến cách nấu gang, chế biến sắt dẫn tới cải tiến
hơn nữa công cụ, nhiều phát minh ra đời: khung cửi, cối xay gió, thuốc nổ,
máy in, đồng hồ… năng suất lao động xã hội tăng lên rõ rệt tạo đà cho lực

lượng sản xuất phát triển hơn. Quan hệ sản xuất phong kiến phù hợp với trình
độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất nên đã thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển hơn nữa. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thể
hiện rõ qua mối quan hệ giữa nông dân và chúa phong kiến bằng các hình
thức địa tô. Trong thời kỳ đầu, địa tô lao dịch được áp dụng phổ biến. Người
nông dân phải bỏ một số thời gian do chúa phong kiến quyết định sang làm
việc trên ruộng đất của chúa phong kiến. Thời gian còn lại thì họ được sử
dụng cho nền kinh tế riêng. Trong khi làm lao dịch, nông dân không quan tâm
đến việc tăng năng suất lao động. Vì vậy, khi chế độ phong kiến đã phát triển
thì địa tô lao dịch được thay thế bằng địa tô hiện vật. Nghĩa là nông dân chỉ
phải nộp một phần sản phẩm mình làm ra (do chúa phong kiến quyết định)
cho chúa phong kiến, số còn lại là của họ. Vào giai đoạn cuối của chế độ
phong kiến, địa tô hiện vật được thay thế bằng địa tô tiền tệ. Vì chúa phong
kiến cần tiền để mua hàng xa xỉ, công nghệ. Lúc này, nông dan phải bán sản
phẩm của mình, để lấy tiền nộp tô. Bấy giờ quan hệ giữa nông dân và chúa
phong kiến chỉ còn thuần tuý là quan hệ giữa người thuê ruộng và người cho
thuê ruộng. Từ địa tô lao dịch đến địa tô tiền tệ thì người nông dân càng được
độc lập nhiều hơn trong sử dụng lao động và thời giờ của mình, do đó, càng
hứng thú lao động và càng quan tâm phát triển sản xuất, mặc dù họ bị bóc lột
tàn khốc, sống trong nghèo đói. Qua mỗi hình thức địa tô, năng suất lao động
xã hội được nâng cao, đó là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.


×