Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm " XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ BỔ TÚC THPT GÓP PHẦN TÍCH CỰC VÀO VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.83 KB, 12 trang )

20
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ BỔ TÚC
THPT GÓP PHẦN TÍCH CỰC VÀO VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
ThS. Nguyễn Minh Tuấn - Viện KHGD Việt Nam
Đặt vấn đề
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học đã trở thành trào lưu
trong nhiều năm qua. Đặc biệt là từ năm học 2008-2009, việc “ứng dụng CNTT
trong dạy học” đã trở thành một chủ trương của ngành và được đông đảo giáo viên
nhiệt tình hưởng ứng, tích cực thực hiện và đã góp phần vào việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH), nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Tuy
nhiên, việc đưa CNTT vào ứng dụng ở mỗi cấp học, môn học có sự khác biệt và có
những nét đặc thù riêng nhưng đều thống nhất về quan điểm đó là CNTT được sử
dụng như một công cụ để hỗ trợ cho quá trình dạy - học.
Đối với giáo viên, CNTT được sử dụng hỗ trợ việc thiết kế bài giảng điện tử,
xây dựng các phần mềm dạy học, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, …
Đối với người học, CNTT được sử dụng như công cụ hỗ trợ quá trình học. Người
học dùng CNTT để thực hiện các nhiệm vụ học tập đã được giáo viên thiết kế trước và
giao cho thực hiện. Các công việc có thể là tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin thu thập
được, trình bày báo cáo bằng PowerPoint, tính toán hoặc sử dụng các phần mềm dạy
học, mô phỏng, thí nghiệm ảo, trao đổi và chia sẻ thông tin qua việc nối mạng, sử dụng
internet…từ đó người học tự hình thành kiến thức, kĩ năng cho mình.
Các trung tâm GDTX điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, thiết bị thí
nghiệm, thực hành còn thiếu do đó giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc hỗ
trợ việc thực hiện đổi mới PPDH nhất là đối với môn học cần làm nhiều thí nghiệm,
thực hành như môn Vật lí. Vì vậy, việc khai thác sử dụng CNTT trong dạy học vật lí
thông qua việc giáo viên thiết kế các bài giảng điện tử, các thí nghiệm ảo thực hiện
21
trên máy tính sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới PPDH và phần nào khắc phục
được những khó khăn về mặt cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm hiện nay.
Tuy nhiên, để ứng dụng CNTT trong dạy học môn Vật lí ở các trung tâm


GDTX không mang tính hình thức hay bị lạm dụng quá mức mà mang lại hiệu quả
trong dạy học bộ môn, góp phần vào việc thực hiện đổi mới PPDH, giáo viên cần có
một số kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
- Cơ sở lý luận của ứng dụng CNTT trong dạy học như: Vai trò của CNTT đối
với giáo dục; những ưu điểm và hạn chế của ứng dụng CNTT trong dạy học; Những
nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Những vấn đề về bài giảng điện tử như: Quan niệm, qui trình thiết kế bài
giảng điện tử, sử dụng và đánh giá bài giảng điện tử.
- Khai thác các phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, mô phỏng… đặc biệt là
phần mềm thiết kế thí nghiệm vật lí như: Crocodile Physics, Simulations…
- Kĩ năng sử dụng một số phần mềm để hỗ trợ hoặc thiết kế bài giảng điển tử
như: phần mềm đồ họa, phần mềm xử lí văn bản, phần mềm xử lí số liệu, phần mềm
biên tập video, phần mề PowerPoint, kĩ thật lập trình…
Trong khuôn khổ hội thảo, bài viết này không thể đề cập hết mọi vấn đề về
ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung cũng như trong vật lí nói riêng mà chỉ đề
cập đến một số vấn đề đang được giáo viên quan tâm, ứng dụng trong một số bài
dạy đó là xây dựng bài giảng có sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông hay còn gọi tắt
là bài giảng điện tử.
1. Khái niệm bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế
hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông
qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Bài giảng điện tử không phải chỉ
đơn thuần là các kiến thức mà học viên ghi vào vở mà đó là toàn bộ hoạt động dạy
và học - tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến
22
thức của học viên. Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế
“bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt
động trên lớp.
Ở mức độ thấp, giáo viên thực hiện giảng bài dưới sự hỗ trợ của bản trình
chiếu để tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đáp ứng được mục tiêu của bài học.

Ở mức độ cao nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kịch bản dạy học của giáo
viên được số hoá, tạo nên một phần mềm dạy học hoàn chỉnh có tương tác và khả
năng quản lý. Đặc biệt là nó có thể thay thế vai trò của người thầy ở một số thời
điểm nhất định.
Thuật ngữ Giáo án điện tử hiện nay còn có những quan niệm khác nhau nhưng
theo chúng tôi, giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy
học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia
hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài
học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng
vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
Giáo án điện tử hay chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy
xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho
một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
2. Những ưu điểm của ứng dụng bài giảng điện tử vào trong giảng dạy
vật lí chương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là BTTH PT)
2.1. Tạo hứng thú học tập cho học viên
Các bài giảng điện tử có giao diện đẹp, với những hiệu ứng về âm thanh, hình ảnh
tĩnh hoặc động làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn đối với học viên. Từ đó
học viên hào hứng, thích thú với bài học, từ đó tích cực tham gia vào quá trình học tập.
Do đặc thù của học viên ở các trung tâm GDTX nên việc gây hứng thú học
tập cho họ là điều rất quan trọng, vì vậy đây là một trong những ưu điểm GV cần
phải khai thác và cũng là điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới phương pháp dạy
23
học. Khi học viên đã có hứng thú học tập thì sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và làm dễ
dàng và nhớ lâu hơn.
2.2. Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong giảng dạy
Đối với giáo viên, với sự giúp đỡ của bài giảng điện tử, giáo viên tiết kiệm
được thời gian ghi bảng, kẻ, vẽ hình (đặc biệt đối với các sơ đồ phức tạp trong vật
lí). Vì vậy, giáo viên sẽ tiết kiệm được những khoảng thời gian không cần thiết. Đặc
biệt khi giáo viên muốn kiểm tra, ôn tập lại những kiến thức cũ có liên quan đến các

vấn đề đang giảng thì có thể quay trở lại Slide trước, phần trước để trình chiếu giúp
học viên nhanh chóng lĩnh hội, củng cố lại những vấn đề đã quên.
Một ưu điểm nữa về tiết kiệm thời gian và công sức trong khi dùng bài giảng
điện tử để ôn tập chương hay toàn bộ chương trình, vì giáo viên không phải vẽ, viết
những vấn đề khó, những cái trình bày trước đây nên lên bảng mà chỉ chiếu lại sơ đồ
các Slide trên màn hình.
Ngoài ra, bài giảng điện tử hỗ trợ những đối tượng đồ hoạ trực quan, các
mô phỏng, thí nghiệm ảo. Do đó, giáo viên tiết kiệm được thời gian để thực
hiện thí nghiệm và khắc phục được những thiếu thốn về thiêt bị và chi phí in ấn.
Đối với học viên, nhờ có sự chuẩn bị trước của giáo viên, học viên không mất
thời gian chờ giáo viên ghi bảng nên có nhiều thời gian suy nghĩ về vấn đề đang học,
có nhiều cơ hội đối thoại với giáo viên về các vấn đề của thực tiễn có liên quan tới
vấn đề đang học. Nhờ những cuộc đối thoại này học viên nắm bài tốt hơn, còn đối
với giáo viên thì có nhiều thuận lợi hơn cho việc điều chỉnh quá trình dạy học.
2.3. Hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động và tăng thêm lượng kiến thức
Nhờ tiết kiệm được thời gian như đã nêu ở trên, giáo viên có thể tổ chức thêm
các hoạt động để học viên tham gia vào quá trình nhận thức, tăng thêm thời gian trao
đổi, thảo luận, có thời gian để luyện tập củng cố thêm kiến thức. Nhờ đó học viên sẽ
hứng thú hơn với bài, tích cực, chủ động hơn trong học tập.
24
2.4. Phát huy tính tích cực học tập của học viên
Việc sử dụng bài giảng điện tử tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học viên. Trong giờ học với sự trợ giúp
bài giảng điện tử, học viên không chỉ được tiếp xúc với hệ thống các mô hình dưới
dạng sơ đồ, bảng biểu, mô hình, thí nghiệm ảo hệ thống bài tập đa dạng, phong phú
hơn, thông qua đó giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho học viên có thể tự tìm hiểu,
làm thí nghiệm, phân tích, so sánh, tính toán rồi tự rút ra các kết luận cần thiết. Cách
làm này tránh cho giáo viên áp đặt ý kiến cá nhân của mình cho học viên, mà bắt buộc
học viên phải động não, tập trung suy nghĩ, chủ động hơn trong việc tiếp thu bài.
2.5. Nâng cao hiệu quả học tập

Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại đã cho thấy, tỷ lệ % nội dung kiến
thức mà người học có thể nhớ được phụ thuộc vào cách thức tổ chức hoạt động như sau :
- Thông qua đọc tài liệu : có thể nhớ được 5 % nội dung kiến thức
- Nghe giảng (thụ động) : có thể nhớ được 15 % nội dung kiến thức ;
- Quan sát : có thể nhớ được 20 % nội dung kiến thức ;
- Kết hợp nghe và nhìn : có thể nhớ được 25 % nội dung kiến thức ;
- Thông qua thảo luận : có thể nhớ được 55 % nội dung kiến thức ;
- Trực tiếp tham gia hoạt động, tự làm thí nghiệm, tự khám phá tri thức
có thể nhớ được 75 % nội dung kiến thức ;
- Giảng lại cho người khác : có thể nhớ được 90 % nội dung kiến thức.
25
Khi sử dụng bài giảng điện tử có kết hợp với các bài thí nghiệm ảo, mô
phỏng, học viên được tiếp cận với kiến thức mới thông qua việc nghe, nhìn, trực tiếp
làm việc, hoạt động nhóm, trình bày ý kiến, giải thích cho nhau nghe một vấn đề nào
đó. Đặc biệt đối với các vấn đề trừu tượng trong vật lí không thể quan sát được bằng
mắt thường, khó tiếp thu ví dụ như: chuyển động cơ học, chuyển động của êlectron,
sóng ánh sáng, các hiện tượng quang học như phản xạ, khúc xạ, ảnh qua các loại
gương, hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính… thì bằng các mô phỏng, các thí
nghiệm ảo học viên có thể dễ dàng tiếp thu hơn. Vì vậy, khi sử dụng bài giảng điện
tử có kết hợp với các mô phỏng và thí nghiệm ảo là một công cụ hỗ trợ đắc lực để
nâng cao hiệu quả học tập cho học viên.
3. Qui trình thiết kế bài giảng điện tử
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Trước những khó khăn của thực tiễn giáo dục ở các trung tâm GDTX, khi
thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải chấp nhận một giải pháp quá độ mang tính
cải tiến, với phương châm là: dạy học tạo điều kiện để học viên “làm việc nhiều hơn,
thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn”.
Trong dạy học hướng tập trung vào người học hay lấy người học làm trung
tâm thì mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học viên đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây
là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà

học viên có được sau bài học. Để xác định rõ mục tiêu bài học, giáo viên cần nghiên
cứu kĩ chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học (chuẩn chương trình Vật lí Bổ
túc THPT - Giáo viên cần lưu ý chuẩn chương trình Vật lí Bổ túc THPT có những
điểm khác so với chuẩn Vật lí THPT), đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu
tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài, các kiến thức trọng tâm và
cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài
về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
Mục tiêu bài học là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học viên cũng
như hiệu quả thực hiện bài dạy của giáo viên. Mục tiêu bài học phải giúp giáo viên
đo được, quan sát được mức độ học tập của học viên trong tiết đó.
26
Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được
chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách
lôgic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào
chương trình dạy học (chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ) và sách giáo khoa bộ môn.
Đây là điều kiện bắt buộc vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu;
chương trình là pháp lệnh phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ
bản, tối thiểu mà học viên phải có được.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại
cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài,
từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy
nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng cần chú ý việc
cấu trúc lại nội dung bài phải đảm bảo logic của bài học, không làm biến đổi tinh
thần cơ bản mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng.
Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học
- Xác định cấu trúc của kịch bản.
- Chi tiết hoá cấu trúc của kịch bản:
 Xác định các bước của quá trình dạy học
 Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác (Thí

nghiệm ảo, mô phỏng, phim, ảnh, text) hoạt động của thầy, trò và công cụ hỗ trợ.
 Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động.
 Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình dạy học.
Bước này đòi hỏi giáo viên phải thiết kế kịch bản thật chi tiết. Để làm được điều
này, chúng ta phải hình dung trên màn hình máy tính có nhiều đối thượng khác nhau
(văn bản, hình ản, âm thanh ), mỗi đối tượng sẽ được xuất hiện trên mà hình như thế
27
nào, ở ví trí nào, giáo viên và người học có thể tương tác với các đối tượng bằng cách
nào, khi tương tác với một đối thượng nào đó thì sẽ cho phản hồi như như thế nào
Bước 4: Xác định tư liệu cho các hoạt động
- Xác định các tư liệu cần thiết như: Phim (video), ảnh (imge), hoạt cảnh
(animation), thí nghiệm ảo, mô phỏng
- Tìm kiếm, xử lý tư liệu. Đây là công việc mất nhiều thời gian đòi hỏi giáo viên
phải có đầu tư về thời gian, công sức cũng như phải có những kĩ năng về sử dụng các
phần mềm xử lí dữ liệu. Đối với dạy học vật lí giáo viên cần lưu ý điến việc thiêt kế thí
nghiệm ảo, thí nghiệm trình diễn, hoặc mô phỏng các hiện tượng và đinh luật vật lí cho
học viên quan sát. Hiện nay có nhiều phần mềm vật lí, phần mềm công cụ hỗ trợ giáo
viên thiết kế, sử dụng các thí nghiệm ảo như Coridile Physics thiết kế thí nghiệm có thể
theo trình tự sau :
 Phác thảo sơ đồ thí nghiệm trước bằng giấy
 Tạo không gian làm việc cho thí nghiệm (đối với các thí nghiệm quang,
sóng, cơ). Đưa các thiết bị thí nghiệm cần sử dụng từ kho vào không gian làm việc.
 Lắp ráp các thiết bị theo sơ đồ đã phác thảo trên giấy.
 Thiết lập các thuộc tính cần thiết cho từng đối tượng.
 Kiểm tra lại sơ đồ, tiến hành thí nghiệm, quan sát, đo đạc.
- Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động.
Bước 5: Lựa chọn công cụ và số hoá kịch bản
- Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp cho việc số hóa kịch bản.Hiện nay
có khá nhiều công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng điện tử. Tuy nhiên những
công cụ được nhiều giáo viên sử dụng đó là PowerPoint, Violet, Lectrure Maker

việc giáo viên lựa chọn công cụ nên dựa trên hiểu biết và kĩ năng sử dụng công cụ
đó của giáo viên.
28
- Cài đặt (số hoá) nội dung, tạo hiệu ứng trong các tương tác
Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện
- Trình diễn thử, soát lỗi, kiểm tra tính logic, hợp lý của các thành phần. Trình
diễn thử giáo viên nên thử nghiệm trên một số máy tính để phát hiện lỗi, kiểm tra lại
cấu trúc logíc của nội dung, kịch bản, tương tác, giao diện, âm thanh, màu sắc
- Chỉnh sửa, hoàn thiện, đóng gói.
4. Đánh giá bài giảng điện tử
Sau khi thiết kế, chỉnh sửa và hoàn thiện bài giảng điện tử cần quan tâm đến
việc đánh giá bài giảng đó xem đạt yêu cầu không. Việc đánh giá được xem xét trên
các khía cạnh nội dung, hình thức và hiệu quả khi sử dụng.
4.1. Về nội dung
Về mặt nội dung phải bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc
trưng bộ môn và nội dung, phương pháp giảng dạy. Thể hiện nổi bật được bài học,
khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong nhận thức, luyện
tập, khai thác được các điểm mạnh của việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học.
Yêu cầu cụ thể:
- Đảm bảo tính chính xác về nội dung kiến thức, từ ngữ
- Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Nếu dung PowerPoint, các slide
không quá nhiều (bình thường ≤ 20 slide/1 tiết), được thiết kế khoa học, phù hợp
với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học viên suy nghĩ, tìm tòi, khám phá,
luyện tập. Nội dung các slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật
kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic; hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp học
sinh tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của học viên; phù hợp với đối
tượng học viên và PPDH tích cực.
29
- Các thí nghiệm ảo, mô phỏng, thí nghiệm trình diễn, phim tư liện và các
slide được ghép nối khéo léo, phù hợp, trình tự bố cục, logic và tốc độ trình bày bài

học. Thí nghiệm ảo đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, khám phá, học viên quan sát
được các hiện tượng chính phù hợp với tốc độ nhận thức và giúp khắc sâu kiến thức.
- Các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, kiểm tra được kiến thức của bài học, đạt
hiệu quả củng cố, luyện tập.
4.2. Về hình thức
Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn,
tích cực, chủ động, không làm học viên mất tập trung vào bài học.
Yêu cầu cụ thể:
- Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, gọn lời, trình bày đẹp và có
tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
- Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có
mức độ hợp lý, không bị lạm dụng, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài
học. Các hiệu ứng không làm cho học viên bị phân tán chú ý, không quá nhiều, sử
dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó. Ví dụ: hay cho con chữ xuất hiện lẻ
tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, chậm chạp các dòng chữ chuyển động
quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào, chói tai khi
chuyển slide hoặc đánh dấu trắc nghiệm
4.3. Về hiệu quả
Việc ứng dụng CNTT phải góp phần mang lại hiệu quả trong dạy và học.
Trong dạy học vật lí CNTT phải giúp cho học viên dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn, khắc sâu
kiến thức hơn, khắc phục được những thiếu thốn về thiết bị thí nghiệm và góp phần
vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Yêu cầu cụ thể:
- Thực hiện được mục tiêu bài học, học viên hiểu bài và hứng thú học tập.
30
- Học viên tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
- Học viên được thực hành, luyện tập nhiều hơn.
- Phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ
dùng dạy học khác khó đạt được thông qua việc thực hiện các thí nghiệm ảo, luyện tập
trên máy tính, khai thác các phần mềm dạy học có liên quan

- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.
Kết luận
Trên đây là một số vấn đề về thiết kế giáo án điện tử, sử dụng và đánh giá
hiệu quả của nó. Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nhất thiết phải ứng
dụng CNTT trong cả tiết dạy học mà có thể chỉ lồng ghép ứng dụng CNTT trong
một số nội dung nào đó, ví dụ như chỉ sử dụng để thực hiện thí nghiệm ảo. Việc
lựa chọn hình thức ứng dụng CNTT hoàn toàn do giáo viên quyết định nhưng khi
xem xét và đánh giá ứng dụng CNTT cần đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy
học. Tuy nhiên, để ứng dụng CNTT có hiệu quả, góp phần thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học ngoài những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần sự tâm
huyết với công việc từ các thầy cô giáo.
Hà Néi, tháng 11 năm 2009.

Tài liệu tam khảo:
1. Nguyễn Hoài Nam, Đào Quang Trung: ứng dụng CNTT trong dạy học tin
học, dự án THPT. 2009.
2. Nguyễn Minh Tuấn: Bài giảng “ứng dụng CNTT trong dạy học”, dự án
Đào tạo phương pháp giảng dạy cho giáo viên các trường THCN và Dạy nghề, 2005.
3. Phạm Văn Vĩnh: Bài giảng ứng dụng tin học trong dạy học vật lí, trường
ĐHSP Hà Nội, 2009.
31



×