Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lập trình gia công trong hệ thống CIM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.61 KB, 5 trang )

Lập trình gia công trong hệ
thống CIM

Lập trình cho máy CNC trong hệ thống CIM
Giới thiệu về máy CNC sử dụng trong hệ thống CIM
Trong các hệ thống CIM thông thờng các máy CNC đợc sử dụng tại các trạm gia
công, mỗi máy CNC có một nhiệm vụ thực hiện một hay một số nguyên công
trong dây chuyền sản xuất của CIM. Cùng với một phần mềm thiết kế gia công cơ
khí và các đầu vào, ra để giao tiếp với các Robot cho phép chúng ta có thể lập
trình để điều khiển các máy CNC gia công các chi tiết cần thiết trong dây chuyền
sản xuất của CIM mỗi khi có tín hiệu yêu cầu từ robot hay từ máy tính trung tâm.
Lập trình cho máy CNC trong hệ thống CIM
Để lập trình cho các máy CNC trong hệ thống CIM tuỳ theo từng loại phần mềm
thiết kế gia công cơ khí đợc sử dụng với các loại máy CNC của các hãng khác
nhau mà mỗi loại sử dụng một số các hệ lệnh nhất định, nhng nói chung trong hệ
thống CIM các ngôn ngữ lập trình cho máy CNC chủ yếu dùng hệ lệnh G và hệ
lệnh M. Ngời sử dụng có thể lập trình trực tiếp tại các máy gia
công hoặc lập trình bằng phần mềm máy tính rồi kết nối với máy gia công CNC để
chạy chơng trình. Với khả năng ngày càng mạnh của các công cụ phần mềm việc
lập trình gia công đối với các máy CNC ngày càng trở nên đơn giản, ngời lập trình
ngày nay thậm chí không cần phải học một ngôn ngữ lập trình phức tạp để lập
trình cho một máy CNC, thay vào đó ngời ta chỉ cần sử dụng các phần mềm thiết
kế để thiết kế nên hình dạng sản phẩm trên máy tính, nạp các dữ liệu cần thiết về
kích thớc phôi, quá trình gia công, dụng cụ, các thông số hình học cần thiết sau
đó hệ thống phần mềm sẽ tạo ra chơng trình CNC và cung cấp chơng trình đó dới
dạng các vật mang tin phù hợp cho các máy gia công.
Trong hệ thống CIM điều khác nhau quan trọng giữa các máy CNC trong hệ
thống CIM với các máy CNC thông thờng đó là khả năng giao tiếp giữa các máy
CNC với các Robots trong hệ thống. Các robot có nhiệm vụ cấp phôi vào và gủi
tín hiệu bắt đầu cho quá trình gia công tại các máy CNC cũng nh vào gắp chi tiết
đã thực hiện xong nguyên công tại máy CNC đó vận chuyển tới nguyên công mới


trong dây chuyển sản xuất khi máy CNC báo là đã gia công xong. Việc liên lạc
giữa các robot và các máy CNC về phần cứng đợc thực hiện bằng sự liên kết giữa
các modun I/O của robot và của các máy CNC tơng ứng, về phần mềm đợc thực
hiện bằng các lệnh M62, M64, M66, M76. Các lệnh này cho phép một tín hiệu đợc
gửi từ bộ điều khiển của máy CNC tới một thiết bị khác,
tới robot chẳng hạn, và đợi một tín hiệu phản hồi báo là thiết bị đó đã hoàn thành
công việc.
- M62 là lệnh đa tín hiệu On ra đầu ra 1 (đầu ra này có thể đợc nối với một thiết
bị khác nh với một robot chẳng hạn)
- M64 là lệnh đa tín hiệu Off ra đầu ra 1
- M66 là lệnh đợi một tín hiệu từ đầu vào 1 On
- M76 là lệnh đợi một tín hiệu từ đầu vào 1 Off
Tơng tự ta cũng có thể sử dụng thêm các lệnh M63, M65, M67, M77 với chức
năng tơng tự khi máy CNC nối với nhiều hơn một thiết bị phụ trợ khác.
Bên cạnh các lệnh hỗ trợ vào ra này ta còn thờng xuyên sử dụng các lệnh cơ bản
sau:

Các lệnh M thờng sử dụng:
- M00 (Program Stop) là lệnh dừng chơng trình.
- M02 (Program Reset) lệnh Reset lại chơng trình.
- M30 (Program Reset and Rewind) là lệnh báo kết thúc chơng trình và đa
điều khiển chơng trình về trạng thái reset ban đầu.
- M98 (SubProgram Call) là lệnh gọi chơng trình con.
- M99 (SubProgram End) là lệnh báo kết thúc chơng trình con và đa điều khiển
chơng trình về chơng trình chính. Nếu một lệnh M99 đợc đặt cuối chơng trình
chính thì khi chơng trình dịch gặp lệnh này nó sẽ tự động nhảy về đầu chơng trình
chính để thực hiện vòng lặp tiếp theo.
- M03 (Spindle Forward) là lệnh làm quay trục chính theo chiều kim đồng hồ,
tốc độ quay của trục chính là một thông số đợc đặt sau lệnh này.
- M05 (Spindle Stop) đây là lệnh đi kèm với lệnh M03 để dừng trục chính.

- M06 (Auto Tool Change) Lệnh về bộ thay dao tự động.
Các lệnh G thờng sử dụng:
Các lệnh G đợc sử dụng để tạo nên các chuyển động hình học của dụng cụ và
điều hành các trạng thái của máy CNC.
- G00 là lệnh dịch chuyển nhanh không ăn dao.
- G01 là lệnh nội suy đờng thẳng (tịnh tiến)
- G02 là lệnh nội suy đờng tròn (cắt theo đờng tròn), theo chiều kim đồng hồ.
- G03 là lệnh nội suy đờng tròn (cắt theo đờng tròn), theo chiều ngợc chiều kim
đồng hồ.
- G04 là lệnh dừng với thời gian xác định; nếu thời gian trễ đợc đặt sau chữ X
thì đợc tính theo giây(s) còn nếu đợc đặt sau chữ P thì đợc tính theo đơn vị 1/1000
s.
- G20 đặt quy ớc tính theo hệ Anh (inch)
- G21 đặt quy ớc tính theo hệ Mét (mm)
- G28 là lệnh dịch chuyển về điểm gốc (Reference Point)
- G90 là lệnh đặt dịch chuyển theo điểm không tuyệt đối (Absolute Zero).
- G91 là lệnh đặt dịch chuyển gia tăng.
3.1.3. ứng dụng lập trình cho các máy CNC trong hệ thống MiniCIM
Trong phần này ta tìm hiểu về cách lập chơng trình và chạy các chơng trình trên 2
máy CNC trong hệ thống MiniCIM tại phòng thí nghiệm về CIM của bộ môn công
nghệ chế tạo máy. Đây là hai máy CNC của hãng Denford với vai trò là các trạm
gia công dạng mô phỏng cho giảng dạy trong hệ thống MiniCIM, một máy tiện
CNC và một máy phay/khoan CNC. Mỗi máy có một máy tính (controller) điều
khiển và một phần mềm để lập chơng trình tơng ứng: Máy z
tiện CNC là phần mềm CNC MicroTurning 2000 và máy phay CNC là phần mềm
CNC MicroMill 2000. Đồng thời các modul vào ra của bộ điều khiển các máy
CNC (các máy tính) cũng đợc nối với các đầu vào/ra của các robot làm việc tại các
trạm tơng ứng.
Các bớc kích hoạt phần mềm, tạo một file chơng trình mới, soạn thảo các lệnh,
load một chơng trình và liên kết với máy CNC để thực hiện chơng trình đối với

hai phần mềm MicroTurning và MicroMill đều tơng tự nh nhau. Sau đây là một
file chơng trình đã đợc soạn thảo:




×