Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

lao động tiền lương của pvoil hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.58 KB, 56 trang )

Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
MỤC LỤC
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
MỞ ĐẦU
Trong tình hình thế giới hiện nay, dầu mỏ đang chiếm một vai trò hết sức quan
trọng đối với mỗi quốc gia. Việt Nam là một trong những nước có nguồn dầu mỏ với
trữ lượng ở mức trung bình, song nó có sự ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ phục vụ
cho phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng mà còn góp phần điều tiết
nền kinh tế vĩ mô.
Từ bước đi chập chững của một ngành công nghiệp dầu khí non trẻ, Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày nay đã có thể tự hào về những thành quả đạt được.
Hàng năm Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đóng góp khoảng 18% - 20% GDP cả
nước và 25% ngân sách quốc gia, luôn khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn
hàng đầu.
Với định hướng trở thành một Công ty hàng đầu trong nước trong lĩnh vực phân
phối xăng dầu, Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội sẵn sàng hợp tác với các
đối tác trong và ngoài nước để phát triển và mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động xứng
đáng với sự tin cậy và kỳ vọng của khách hàng và vị thế của Tổng Công ty Dầu Việt
Nam.
Trong quá trình thực tập nghiệp vụ kinh tế tại Công Ty Cổ phần Xăng Dầu Dầu
Khí Hà Nội, em đã tìm hiểu, thu thập số liệu của Công Ty Cổ phần Xăng Dầu Dầu Khí
Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô trong khoa kinh Tế và QTDN Dầu
Khí Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất cùng các cô chú, anh chị trong Công Ty Cổ phần
Xăng Dầu Dầu Khí Hà Nội, em đã hoàn thành tốt đợt thực tập nghiệp vụ kinh tế và lựa
chọn đề tài cho đồ án môn Quản Trị Kinh Doanh cho mình là:“Lập kế hoạch lao động
và tiền lương của công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội năm 2012”.
Qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
PGS. Nguyễn Đức Thành đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện đồ án này. Đồng thời em cũng xin được bày tỏ lời cám ơn
chân thành tới các thầy cô trong bộ môn QTDN địa chất dầu khí, cùng CBCNV tại


SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cho em
hoàn thành bản đồ án này.
Do điều kiện thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án
này không tránh khỏi những sai sót.Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô để em có thể học hỏi được những kiến thức mới phục vụ cho công tác
chuyên môn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Thu Hiền
Phạm Thị Quỳnh Trang
Vũ Thị Xuyên.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
CHƯƠNG 1:
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU
KHÍ HÀ NỘI
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
1.1. Tình hình chung về Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
• Tên gọi Công ty: Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội
• Tên tiếng anh : Petrovietnam Oil Ha Noi Joint Stock Company
• Tên viết tắt : PV Oil Hà Nội
• Vốn điều lệ : 250 tỉ đồng.
• Đơn vị chủ quản : Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
• Địa chỉ trụ sở : Toà nhà Kinh Đô, số 292 đường Tây Sơn, P.Trung Liệt - Q. Đống
Đa - Hà Nội.

• Điện thoại : 84 3 8 563321
• Fax : 84 3 8 563319
• Website: www.pvoilhanoi.com.vn
• Ngày thành lập : 01/12/2010
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp: số
. 0105029292 cấp ngày 01/12/2011.
• Loại hình doanh nghiệp: Hoạt động theo uỷ quyền của Tổng Công ty.
• Logo : sử dụng Logo chung của Tổng Công ty Dầu Việt Nam –PV OIL
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1996, Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) được thành
lập trên cơ sở sáp nhập Công ty dầu mỡ nhờn Vidamo và Ban quản lý Lọc dầu Dung
quất với chức năng nhiệm vụ chính là bao tiêu và phân phối sản phẩm dầu mỏ từ nhà
máy Lọc dầu Dung Quất để cung cấp cho thị trường trong nước và đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, giai đoạn 1996 – 2000, quá trình triển khai xây dựng
Nhà máy Lọc dầu Dung quất gặp phải những khó khăn khách quan, nên hoạt động
chính của Công ty PDC giai đoạn này là kinh doanh sản phẩm dầu mỡ nhờn.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
Năm 2000, Công ty PDC phát triển thêm một lĩnh vực kinh doanh mới, đó là kinh
doanh xăng dầu. Bắt đầu từ năm 1999, Công ty PDC đã phát triển mạng lưới các
CHXD tại các Tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An
Năm 2001, Công ty PDC chuyển trụ sở chính vào Thành phố Hồ Chí Minh và đã
thành lập tại phía Bắc Xí nghiệp Kinh doanh sản phẩm dầu Miền Bắc có nhiệm vụ trực
tiếp khai thác các thị trường dầu mỡ nhờn và xăng dầu tại khu vực Bắc Bộ thông qua
tổng kho nhiên liệu đầu mối phía Bắc tại đảo Đình Vũ - Hải Phòng có công suất
45.000m3.
Tháng 6/2002, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tổ chức lại
hoạt động của Công ty PDC, theo đó đã phê duyệt thành lập Xí nghiệp Dầu mỡ nhờn
Đông Hải trên cơ sở tách bộ phận sản xuất và kinh doanh Dầu mỡ nhờn từ Xí nghiệp
Kinh doanh sản phẩm dầu Miền Bắc đồng thời thành lập Xí nghiệp Xăng dầu Dầu khí

Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh xăng dầu.
Tháng 8/2007, Tổng Giám đốc Công ty PDC quyết định tổ chức lại hoạt động của
Xí nghiệp Xăng dầu dầu khí Hà Nội theo mô hình các Phòng chức năng, theo đó bộ
máy tổ chức của Xí nghiệp gồm 5 phòng Tổ chức Hành chính, Tài chính kế toán, Kinh
doanh xăng dầu, Kinh doanh Tổng hợp và Kỹ thuật đầu tư.
Tháng 6/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Quyết định số 1250/QĐ-DKVN
ngày 06/6/2008 thành lập Tổng Công ty Dầu Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Công
ty TNHH một thành viên Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu mỏ (PDC) và Tổng
Công ty TNHH một thành viên Thương mại Dầu khí (Petechim) nhằm tập hợp và phát
huy tối đa sức mạnh về vốn, tài sản, công nghệ và nguồn nhân lực, đồng thời mở rộng
quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước. PV OIL hoạt động với nhiệm vụ trọng yếu
là phát triển hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của ngành Dầu khí và phấn đấu trở thành Tổng
công ty dầu hàng đầu trong nước, ngang tầm với các công ty dầu khí trong khu vực và
trên toàn thế giới.
Ngày 1/7/2008, Công ty Xăng dầu Dầu khí Miền Bắc được Hội đồng thành viên
Tổng Công ty Dầu Việt Nam thành lập theo Quyết định số 68/QĐ-DVN trên cơ sở hợp
nhất Xí nghiệp Xăng dầu Dầu khí Hà Nội và Chi nhánh Tổng Công ty Thương mại
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
Dầu khí Petechim tại Hà Nội nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của các đơn
vị thành viên Tổng Công ty Dầu Việt Nam tại thị trường xăng dầu trong nước và quốc
tế.
Ngày 16/11/2010, Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội được thành lập
trên cơ sở góp vốn của 3 cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV
OIL); Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng thương
mại cổ phần Đông Nam Á ( Seabank); Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội kế
thừa nền tảng củaCông ty Xăng dầu Dầu khí Miền Bắc.
Ngày 01/12/2010, Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội được Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính
thức đi vào hoạt động.

Lãnh đạo Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội luôn xác định việc phát
triển Công ty bền vững phải gắn chặt với việc xây dựng một nền tảng giá trị mà ở đó
các quy tắc ứng xử được tạo ra nhằm khuyến khích ý thức tự giác chấp hành của mỗi
cá nhân. Điều đó không chỉ thúc đẩy mục tiêu "lấy con người làm trung tâm" mà còn
giúp cho tinh thần đoàn kết, hiệp đồng tập thể của Công ty trở nên mạnh mẽ, tăng thêm
sự gắn bó giữa các thành viên, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững.
1.1.3. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
Là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Dầu Việt Nam, toàn bộ nguồn
hàng hàng kinh doanh của Công ty được Tổng Công ty phân bổ trực tiếp theo kế hoạch
bán hàng.
Tại giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty, các lĩnh vực công ty được phép
hoạt động cụ thể như sau:
− Xuất nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm dầu ở trong và ngoài nước.
− Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư máy móc và dịch vụ thương mại.
− Xây dựng các hệ thống bồn chứa, phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
− Tổ chức liên doanh liên kết với các đối tượng trong và ngoài nước chế biến và
kinh doanh sản phẩm dầu.
− Xuất nhập khẩu sản phẩm dầu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu, hoá chất, vật
tư, thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu.
− Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất trong lĩnh vực chế biến sản phẩm dầu,
− Môi giới và cung ứng tàu biển vận tải dầu thô và sản phẩm dầu. Đại lý tàu biển,
môi giới và cung ứng tàu biển.
− Dịch vụ cho thuê bồn, bể chứa xăng dầu cho thuê kho bãi.
− Mua bán phân bón, các sản phẩm hoá dầu.
Hiện nay công ty hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực; Xuất nhập khẩu và kinh doanh sản
phẩm dầu ở trong và ngoài nước, dịch vụ cho thuê bồn, bể chứa xăng dầu cho thuê kho
bãi, cụ thể các mặt hàng ;

− Xăng các loại (xăng A83KC, xăng A92KC, xăng E5 Ethanol)
− Dầu Diesel các loại (Diesel 0,25%S, Diesel 0,05%S)
− Dầu Mazut các loại (Mazut 3%S, Mazut 3,5%S)
− Dầu mỡ nhờn.
− Dịch vụ cho thuê kho
1.1.4. Sứ mệnh và tầm nhìn
1. Sứ mệnh : Xây dựng Công ty phát triển bền vững, góp phần vào quá trình cung cấp và
đảm bảo năng lượng cho phát triển đất nước.
2. Tầm nhìn: trở thành một trong các đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu hàng đầu tại thị
trường trong nước; từng bước xâm nhập thị trường xăng dầu khu vực và quốc tế.
1.1.5. Thị trường của Công ty
Căn cứ theo các Quyết định số 783/QĐ-DVN ngày 1/4/2009 của Tổng công ty
Dầu Việt Nam về việc ban hành Quy chế bán hàng, Quyết định số 784/QĐ-DVN ngày
1/4/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý nguồn hàng của Tổng Công ty Dầu Việt
Nam. Công ty xăng dầu dầu khí Miền Bắc đảm nhận toàn bộ vùng thị trường Phía Bắc
bắt đầu từ khu vực Hà tĩnh trở ra. Hiện nay ngoài việc bán hàng cho các chi nhánh tại
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Lào Cai, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Nghệ
An và một số các công ty cổ phần có vốn góp của PV OIL tại khu vực phía Bắc, hệ
thống mạng lưới khách hàng của Công ty trải rộng khắp khu vực phía Bắc.
1.1.6. Phương thức bán hàng của PV Oil Hà Nội
Với mục đích Xây dựng nền tảng Công ty phát triển vững chắc trên cơ sở thiết
lập hệ thống tổ chức – đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp – khoa học – luôn sáng tạo
không ngừng; theo đuổi sứ mệnh, hiện thực hoá tầm nhìn và duy trì các giá trị cốt lõi
của Công ty trong quá trình hoạt động.
Quản trị Công ty theo mục tiêu của từng giai đoạn cụ thể đảm bảo phù hợp mục
tiêu chung của tổ chức trở thành một trong các công ty kinh doanh xăng dầu hàng đầu
trong nước.
− Giai đoạn 2015 : chiếm lĩnh trên 30% thị phần xăng dầu khu vực phía Bắc.

− Giai đoạn 2020 : chiếm lĩnh trên 50% thị phần xăng dầu khu vực phía Bắc.
Phát triển hệ thống khách hàng bền vững, Công ty hướng toàn bộ hoạt động vào
khách hàng, đáp ứng và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ chính thương
hiệu của Tổng Công ty với phương châm “một PVOIL bền vững trên cơ sở một hệ
thống khách hàng bền vững”. Hiện tại Công ty đang áp dụng các phương thức bán
hàng cụ thể sau;
− Xuất bán buôn (cho khách hàng công nghiệp, khách Tổng đại lý, đại lý)
− Xuất bán lẻ
• Phương thức xuất bán buôn.
Trong hình thức bán buôn, công ty bán buôn theo hai phương thức: bán buôn qua
kho theo hình thức bán hàng trực tiếp và bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng. Bán
buôn là phương thức bán hàng chủ yếu của công ty vì phương thức này giúp cho công
ty tiêu thụ hàng hoá với số lượng lớn, tránh hiện tượng thất thoát và thu hồi vốn nhanh,
ít có hiện tượng ứ đọng vốn hay khách hàng nợ nần dây dưa chiếm dụng vốn của công
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
ty. Bán buôn thường dựa vào chứng từ là hợp đồng kinh tế đã kí hoặc đơn đặt hàng
của khách hàng vì theo phương thức này, hoạt động kinh doanh của công ty có cơ sở
vững chắc về pháp lý, mặt khác công ty có thể chủ động lập kế hoạch mua và bán hàng
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh của công ty
Hiện nay công ty áp dụng chiết khấu bán hàng linh hoạt theo thị trường. Mức giá
bán giới hạn trong khoảng nhất định do phòng kinh doanh đưa ra. Khi khách hàng mua
hàng với số lượng lớn thì có thể áp dụng phương pháp giảm giá để khuyến khích khách
hàng mua nhiều.
Về phương thức thanh toán, công ty chấp nhận mọi phương thức thanh toán của
khách hàng, thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, ngân phiếu và ngoại tệ.
• Phương thức xuất bán lẻ.
Hiện nay công ty áp dụng hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp tại hệ thống các cửa
hàng xăng dầu. Nhân viên bán hàng thu tiền và trực tiếp bán hàng cho khách hàng qua
cột bơm xăng dầu. Hàng ngày, thủ kho phải lập báo cáo bán hàng để chuyển lên phòng

kế toán kèm theo báo cáo quỹ tiền mặt.
1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế - nhân văn
1.2.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên
a. Vị trí địa lý.
Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội có trụ sở chính đặt tại 6B Tòa nhà
Kinh Đô, số 292 đường Tây Sơn, P.Trung Liệt – Q.Đống Đa – TP Hà Nội. Hà nội nằm
ở Đông Bắc châu thổ Sông Hồng, với mật độ dân số của Hà Nội tương đối lớn, trình độ
văn hóa và mức sống của người dân khá cao. Mạng lưới giao thông của Hà Nội dày với
đủ ba loại hình vận tải: đường không, đường thủy, đường bộ. Vì vậy, hàng hóa dễ dàng
lưu thông được tới mọi tỉnh thành trong cả nước và ngược lại. Hà Nội là trung tâm văn
hóa – chính trị của cả nước, nơi thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Mặt khác, Hà Nội là cái nôi kinh tế của cả nước, tồn tại nhiều loại hình kinh tế, thành
phố có nền kinh tế phát triển.Đây là thủ đô của cả nước nên vị trí địa lý rất thuận lợi.
b. Đặc điểm khí hậu.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 10
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
Do Công ty PV Oil Hà Nội nằm ở Hà Nội nên khí hậu mang đặc điểm của vùng
Đông Bắc Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình từ 23 – 25
0
C,
song có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông. Lượng mưa trung
bình hàng năm khá lớn khoảng từ 1600 – 1800mm/năm. Hà Nội là nơi không phải lo
về sự tàn phá của bão, động đất nên việc xây dựng và giữ an toàn cho các công trình
như kho chứa, cửa hàng xăng dầu khá là thuận lợi. Mặt khác, do chênh lệch giữ
nhiệt độ và độ ẩm giữ các mùa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ công nhân
viên, trở ngại cho việc đi lại, làm giảm tuổi thọ của tài sản cố định như nhà cửa máy
móc thiết bị văn phòng
1.2.2. Điều kiện về lao động – dân số
Công ty PV Oil Hà Nội được đặt trụ sở chính tại Hà Nội, nơi có mật độ dân cư
đông đúc với mật độ trung bình 1.979 người/km

2
. Với tổng số dân lên tới 7,123 triệu
dân. Trong đó, dân cư đô thị chiếm khoảng 41,1% và dân cư nông thôn chiếm khoảng
58,1%.
Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước, có trình độ văn hóa phát triển cao, là
nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp và nhiêu trung tâm nghiên cứu
khoa học quan trọng của cả nước. Có thể nói, đây là nơi thu hút nguồn nhân lực dồi
dào cả về số lượng và chất lượng. Như vậy, đây chính là một trong những thuận lợi của
Công ty khi muốn tìm kiếm được những lao động trẻ với chất lượng cao đáp ứng được
yêu cầu công việc của Công ty.
Hà Nội là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có cơ sở hạ tầng phát triển.
Đặc biệt, Hà Nội là trung tâm của vùng tam giác công ngiệp lớn nhất miền Bắc: Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nơi tập trung nền kinh tế nhiều ngành nghề và phát
triển với tốc độ cao. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 41 triệu
đồng. Đồng thời, đây cũng là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài nhiều nhất. Thành phố cũng là địa điểm của 1600 văn phòng đại diện
nước ngoài, 14 khu công ngiệp với 16 cơ sở sản xuất công nghiệp. Do đó, đây cũng là
một trong những điều kiện thuận lợi tốt cho Công ty phát triển sâu về khoa học kỹ
thuật và mở rộng quy mô hoạt động của mình.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 11
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
1.2.3. Điều kiện giao thông
Hà Nội là đầu mối giao thông lớn của cả nước với mạng lưới giao thông dày đặc.
Bên cạnh đó, Hà Nội nằm bên cạnh sông Hồng nên giao thông từ Hà Nôi đi các tỉnh
khác rất thuận lợi, bao gồm cả đường không , đường bộ, đường thủy và đường sắt. Đây
là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
PV Oil Hà Nội.
1.3. Quá trình kinh doanh của Công ty PV Oil Hà Nội
1.3.1. Quá trình kinh doanh
Từ hệ thống văn bản chất lượng xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hệ

thống áp dụng cho công tác quản lý, mua bán xăng dầu các loại, quản lý dịch vụ cung
cấp hàng hóa cho khách hàng. Theo đó, Công ty xác định nhu cầu của khách hàng làm
cơ sở lập kế hoạch và triển khai đảm bảo tính thống nhất. Tất cả được xem xét trước
khi ký kết thực hiện dưới hình thức hợp đồng với các điều khoản liên quan. Trên cơ sở
đó xác định các hợp đồng dưới hình thức bán buôn hay bán lẻ.
Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh
doanh Công xăng dầu. Công ty có hai bộ phận kinh doanh chính là:
- Phòng kinh doanh xăng dầu phụ trách bán buôn.
- Phòng kinh doanh tổng hợp phụ trách bán lẻ.
Cả hai phòng dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc và sự hỗ trợ của các phòng ban
đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả và hoàn thành nhệm vụ mà Tổng Công ty
giao. Trước tiên, phải xác định nhu cầu tiêu thụ, tìm kiếm đơn đặt hàng. Ngoài ra, để
thu hút và giữ khách hàng thì dịch vụ sau bán hàng phải hoạt động hiệu quả như: chính
sách về chất lượng, an toàn, chiết khấu
1.3.2.Trang thiết bị máy móc chủ yếu của Công ty PV Oil Hà Nội
Công ty PV Oil Hà Nội chủ yếu hoạt động về lĩnh vực kinh doanh nên trang
thiết bị chủ yếu của Công ty bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và dụng cụ
quản lý.
Qua bảng 1-1, ta thấy tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà
Nội rất tốt, tài sản của Công ty gần như đã được mua mới hoặc tu bổ. Do Công ty mới
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 12
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
được thành lập nên thiết bị dụng cụ quản lý đã được đầu tư mới nhiều. Chính vì thế,
Công ty nên tận dụng tối đa hiệu quả của tài sản cố định.Trang thiết bị tốt tạo điều kiện
cho CBCNV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phát huy hết khả năng của mình.
Bảng kê các TSCĐ chủ yếu của PV Oil Hà Nội.
Bảng 1-1.
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng
1 Khu thể dục thể thao Khu 1 Tốt
2 Tường rào M 10000 Tốt

3 Quảng cáo- biển chỉ dẫn Cái 50 Tốt
4 Nhà cột bơm Cái 15 Tốt
5 Cột bơm xăng Cái 7 Trung bình
6 Cột bơm mỹ 2 vòi Cái 16 Tốt
7 Cột bơm TASUNO Cái 13 Trung bình
8 Cột bơm xăng dầu điện tử (đơn) Cái 5 Tốt
9 Cột bơm xăng dầu điện tử (kép) Cái 5 Tốt
10 Thiết bị phòng cháy chữa cháy Bộ 10 Trung bình
11 Cột bơm + bể thép Cái 15 Trung bình
12 Hệ thống cấp điện, thu lôi chống sét Hệ thống 10 Tốt
13 Máy phát điện Cái 5 Tốt
14 Máy biến áp Chiếc 8 Trung bình
15 Đường ống công nghệ M 2100 Tốt
16 Máy tính Cái 43 Tốt
17 Điều hòa nhiệt độ Cái 10 Trung bình
18 Máy photocopy Cái 1 Tốt
19 Xe con Chiếc 5 Tốt
20 Máy in Cái 16 Trung bình
21 Xe nâng Chiếc 3 Trung bình
22 Xe tải Chiếc 5 Tốt
23 Xe sitec 17000 lít Chiếc 3 Tốt
24 Xe sitec 10000 lít Chiếc 3 Tốt
25 Xe con Chiếc 7 Tốt
.
Nhìn chung cơ sở vật chất của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Song để có thể phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty phải
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 13
HĐQT
Ban giám đốc
P. TCKT

P. TCHC
P. KHĐT
P. KDXD
P. KDTH
Đại hội đồng cổ đông
Các chi nhánh
Ban kiểm soát
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
thường xuyên bổ sung, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị hiện có nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động
1.4.1.Mô hình tổ chức bộ máy Công ty
Hình 1-1: Mô hình tổ chức công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội.
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.4.2.1. Phòng tổ chức hành chính.
a. Chức năng:
• Công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, thực hiện chế độ chính
sách đối với người lao động; công tác đào tạo nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật;
pháp chế; công tác bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự, vệ sinh lao động.
• Công tác kế hoạch tổng hợp toàn Công ty;
• Công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật, hành chính quản trị, lễ tân, đối nội, đối ngoại.
b. Nhiệm vụ:
• Công tác tổ chức, nhân sự: lập phương án về mô hình tổ chức bộ máy Công ty và đề
xuất, tổ chức thực hiện công tác cán bộ, công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động
trong Công ty phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường, sức khoẻ của người lao động.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 14
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
• Công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách, đào tạo: xây dựng định biên lao động
toàn Công ty, thực hiện báo cáo tình hình tăng giảm, sử dụng lao động, tiền lương;
thực hiện thanh toán tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ, chính

sách khác cho người lao động và thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định, chế độ
chính sách Nhà nước, Công ty ban hành;xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ, nhân viên theo nhu cầu phát triển của Công ty và tổ chức thực hiện.
• Công tác kế hoạch - tổng hợp:Làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản
xuất kinh doanh hàng năm của Công ty trên các lĩnh vực.
• Công tác hành chính quản trị, văn thư, lễ tân, đối nội, đối ngoại: Quản lý, sử dụng con
dấu; tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc và bảo mật; chủ trì tổ
chức thực hiện các công tác lễ tân, đối nội, đối ngoại, các hoạt động hội họp, Hội
nghị…của Công ty, Tổng Công ty theo quy chế làm việc của Tổng Giám đốc Công ty
1.4.2.2. Phòng tài chính kế toán.
a. Chức năng:
• Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong các hoạt động quản lý tài chính, kế toán,
tính toán hiệu quả kinh tế các phương án kinh doanh giúp Tổng Giám đốc đưa ra
những quyết định tài chính chính xác nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của Công
ty.
• Kiểm soát toàn bộ quá trình các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty.
b. Nhiệm vụ:
• Tổ chức thực hành các nghiệp vụ tài chính, kế toán thông suốt, hiệu quả trong toàn
Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và Quy chế tài chính của Công ty.
• Quản lý vốn, ngân quỹ, tài sản của Công ty được giao, đáp ứng các yêu cầu về tài
chính, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Tổ chức hệ thống báo cáo thống kê và thực hiện báo cáo đúng chế độ quy định; số liệu
báo cáo phải đảm bảo trung thực, chính xác….
1.4.2.3. Phòng kinh doanh xăng dầu.
a. Chức năng.
• Hoạch định chiến lược phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu tại khu vực phía Bắc,
các thị trường Lào, Campuchia và Trung Quốc.
• Xây dựng các hệ thống phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ.
• Quản lý diều hành hoạt động tổ chức kinh doanh xăng dầu của Công ty, các chi nhánh
Công ty tại phía Bắc tới Quảng Bình trở ra.

SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 15
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
b. Nhiệm vụ:
* Xây dựng hệ thống thông tin thị trường phục vụ hoạt động kinh doanh xăng dầu
trong nước và quốc tế, tổ chức thực hiện các công tác tiếp thị mở rộng thị trường, phát
triển hệ thống bán hàng theo hướng có chọn lọc, đa dạng đối tượng khách hàng và
phương thức kinh doanh.
* Chủ trì xây dựng và quản lý giá bán các mặt hàng xăng dầu phù hợp với quy định,
phân cấp của Nhà nước, Tổng Công ty và chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
1.4.2.4. Phòng kinh doanh tổng hợp.
a. Chức năng.
• Quản lý hệ thống kinh doanh bán lẻ xăng dầu và hoạt động vận chuyển xăng dầu của
Công ty đúng quy định hiện hành của Nhà nước, nội quy, quy định, quy chế quản lý
của Tổng Công ty và Công ty.
• Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu của Công ty từ Quảng Bình trở ra, mở rộng phương
thức kinh doanh bán lẻ.
b. Nhiệm vụ.
• Chủ động nghiên cứu các loại hình kinh doanh tổng hợp.
• Tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu của Công ty và diều phối vận chuyển
hàng hóa xăng dầu đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng.
• Xây dựng hệ thống thông tin thị trường phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tổng
hợp và tổ chức thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị trường theo hướng đa dạng hóa
loại hình kinh doanh.
1.4.2.5. Phòng kế hoạch đầu tư.
a. Chức năng:
• Công tác quản lý đầu tư xây dựng :Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của Công ty; phát triển mạng lưới cơ sở vật chất; đầu tư trang bị hệ thống biển
hiệu quảng cáo cho khách hàng; quản lý, sử dụng đất đai.
• Công tác quản lý kỹ thuật: Công tác kỹ thuật, sửa chữa lớn, duy tu, bảo dưỡng, nâng
cấp…cơ sở vật chất kỹ thuật,phương tiện vận tải của Công ty; đo lường, chất lượng,

hao hụt xăng dầu chung toàn Công ty; An toàn - Môi trường và Phòng chống cháy nổ,
phòng chống lụt bão.
b. Nhiệm vụ:
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 16
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
• Công tác quản lý kỹ thuật: Quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và
phương tiện, thiết bị hiện có; Quản lý toàn bộ hệ thống mạng công nghệ thông tin; Xây
dựng, tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ các kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa
nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư mới máy móc, trang thiết bị kỹ thuật; Xây dựng và ban
hành các quy định về quản lý đo lường, chất lượng, hao hụt chung toàn Công ty;Tìm
hiểu và đề xuất các phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng vào hoạt động
quản lý kỹ thuật của Công ty.
• Công tác quản lý đầu tư xây dựng: Triển khai công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch
được giao; Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác đầu tư xây dựng của Công ty; tìm
kiếm, phát triển mạng lưới hệ thống cơ sở vật chất của Công ty và triển khai thực hiện
các nhiệm vụ trong các lĩnh vực liên quan.
• Công tác An toàn - Môi Trường và PCCN :Tổ chức thực hiện công tác An toàn-An
ninh dầu khí, phòng chống cháy nổ, công tác Môi trường trong Công ty;Xây dựng,
hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các quy trình, quy phạm, biện pháp về An toàn
lao động, Phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, kế hoạch ứng cứu tình huống khẩn
cấp.
1.4.2.6. Phòng kinh doanh tổng hợp.
a. Chức năng:
• Quản lý hệ thống kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại khu vực thị trường Hà Nội
• Triển khai kinh doanh vận chuyển xăng dầu của Công ty.
• Phát triển, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh tổng hợp, hoạt động dịch vụ theo
giấy phép đăng ký kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
b. Nhiệm vụ:
• Tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu của Công ty tại khu vực Hà
Nội gồm CHXD Châu Can, CHXD Thái Thịnh, CHXD Nghĩa Tân;

• Tổ chức kinh doanh hiệu quả hoạt động vận chuyển hàng hoá xăng dầu đảm bảo cung
cấp đủ nguồn hàng cho hệ thống bán lẻ của Công ty và khai thác hiệu quả phòng xe
stec.
• Chủ động nghiên cứu phát triển các loại hình kinh doanh tổng hợp khác;
1.4.2.7. Các chi nhánh.
a. Chức năng:
• Phát triển thị trường xăng dầu tại các vùng thị trường được Công ty giao.
• Quản lý hệ thống Cửa hàng xăng dầu tại chi nhánh theo quy chế của Công ty.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 17
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
• Tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu của
Công ty : kho, cửa hàng xăng dầu theo phân cấp.
• Thực hiện các chức năng khác được Công ty giao.
b. Nhiệm vụ:
• Thực hiện sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ khác theo đúng ngành nghề đã đăng ký
và tuân thủ các quy định của Công ty, Tổng công ty và Tập đoàn.
• Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý,năm trình công ty phê duyệt.
• Ký kết và/hoặc thực hiện các Hợp đồng kinh tế với các đối tác trong hoạt động kinh
doanh theo sự phân cấp và ủy quyền của Công ty.
• Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.4.3. Tình hình sử dụng lao động và chế độ làm việc
1.4.3.1. Tình hình sử dụng lao động.
Trong năm 2010, tổng số lao động trong công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội
là 152 người. Năm 2011, tổng số lao động là 210 người và hiện nay số lao động là 202
người. Trong đó chủ yếu là lao động nam chiếm 67,822%. Đội ngũ lao động của công
ty đa số đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trở lên. Về độ tuổi, nhìn chung đội ngũ
cán bộ công nhân viên của công ty tương đối trẻ, vẫn còn nhiều triển vọng để phát
triển.
Bảng cơ cấu lao động của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội T6-2012.
Bảng1-2.

STT Phân loại lao động Số người Tỉ trọng(%)
I Phân loại theo giới tính 202 100
1 Lao động nam 137 67.822
2 Lao động nữ 65 32.178
II Phân lọai theo loại hình lao động 202 100
1 Không xác định thời hạn 88 43.564
2 Từ 1 – 3 năm 114 56.436
3 < 1 năm 0 0
III Phân loại theo trình độ lao động 202 100
1 Tiến sỹ/ thạc sĩ 5 2.475
2 Cử nhân 78 38.614
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 18
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
3 Cao đẳng 20 9.901
4 Trung cấp 11 5.446
5 Chuyên môn nghiệp vụ 85 42.079
6 Lao động phổ thong 3 1.485
Hiện nay công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội đã thực hiện mọi biện pháp để
sử dụng hợp lý lao động, trong công ty đã không ngừng cải thiện điều kiện làm việc
hiện đại, phương tiện làm việc hiện đại, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao
động cho công nhân.Công Ty không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
cán bộ công nhân viên như: BHXH, BHYT. Công ty không ngừng tổ chức các khóa
đào tạo, cử người đi học để không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
1.4.3.2. Chế độ làm việc của người lao động.
a. Chế độ làm việc của Công ty PV Oil Hà Nội.
Người lao động của Công ty thì phải nghiêm chỉnh chấp hành thời gian làm việc
theo quy định sau:
- Đối với người lao động làm việc theo giờ hành chính ở khối văn phòng Công ty, thời
gian làm việc đảm bảo 40 giờ/tuần ( 8 giờ/ngày), từ thứ Hai (2) đến thứ Sáu (6) trong
tuần:

+ Buổi sáng: từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút.
+ Nghỉ ăn trưa: từ 12 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
+ Bộ phận kinh doanh, kế toán doanh thu làm việc theo yêu cầu công việc.
- Đối với người lao động trong khối trực tiếp sản xuất: Bảo vệ, lái xe, tạp vụ,…thời gian
làm việc theo yêu cầu công việc, trưởng các bộ phận có trách nhiệm sắp xếp bố trí
nhân sự làm việc theo quy định.
- Đối với người lao động làm việc có Hợp đồng lao động khoán việc và Người lao động
hưởng lương khoán không áp dụng thời gian làm việc 40 giờ/tuần, Cửa hàng trưởng có
trách nhiệm phân ca bố trí đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý theo quy chế khoán.
b. Thời gian nghỉ ngơi.
- Mỗi tuần người lao động được nghỉ hai ngày, vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 19
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
- Những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được áp dụng theo đúng quy định của pháp luật lao
động được thể hiện trong thỏa ước lao động tập thể của Tổng Công ty.
- Trường hợp người lao động bị ốm có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bị
tai nạn đột xuất thì được nghỉ việc và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo
đúng quy định của Bộ Lao động và các văn bản hướng dẫn liên quan.
1.4.4. Tình hình tổ chức kinh doanh
Năm 2011, PV Oil Hà Nội tiếp tục duy trì và phát triển được 39 Tổng Đại lý, 27
đại lý, 48 khách hàng tiêu thụ trực tiếp và 5 khách hàng công nghiệp lớn. Công ty đã
phát triển được 13 cửa hàng xăng dầu trực thuộc, nâng tổng số cửa hàng xăng dầu của
công ty lên 20 của hàng. Đồng thời công ty đã thiết lập hệ thống 10 chi nhánh tại các
tỉnh phía Bắc để thực hiện nhiệm vụ phân phối xăng dầu và giao kế hoạch cụ thể cho
từng chi nhánh nhằm phát huy tính chủ động và là cánh tay nối dài của công ty đến các
vùng thị trường mới, triển khai tốt công tác quản lý của Công ty.
1.5. Phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2012
Dự báo năm 2012 tình hình giá dầu thô và xăng dầu thế giới vẫn còn nhiều bất
thường; trong nước, lạm phát có giảm nhưng vẫn còn cao khoảng 10 – 11 %, mặt bằng

lãi suất còn cao trên 14%, tăng trưởng kinh tế khoảng 6%. Dự báo mức tăng trưởng
nhu cầu xăng dầu nội địa năm 2012, 2013 vẫn giữ ở mức khoảng 4 -5% / năm.
Thị trường xăng dầu trong nước sẽ được quản lý chặt chẽ hơn sau khi có Nghị
định 104/NĐ – CP có hiệu lưc từ 1/1/2012.Theo đó, Nhà nước sẽ tăng cường kiểm soát
các doanh nghiệp đầu mối cũng như các đơn vị kinh doanh xăng dầu về chất lượng
hàng hóa cung ứng trên thị trường.
Bên cạnh đó sự cạnh tranh của các đầu mối đặc biệt là Petrolimex …thị trường khu
vực phía bắc hiện đã có nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu của ổng công ty dầu Việt Nam
cùng hoạt động khiến sự cạnh tranh trở nên gay gắt.
Giữ vững vai trò là đơn vị kinh doanh chủ đạo của Tổng công ty tại phía bắc, góp
phần tích cực cùng với Tổng công ty điều tiết thị trường kinh doanh xăng dầu khu vực
chiếm lĩnh 18% thị phần khu vực; PV Oil Hà Nội sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cốt
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 20
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
lõi các thị trường trọng điểm được phân công, củng cố nâng cao năng lực cạnh tranh và
hiệu quả hoạt động, thực hiện tăng vốn điều Công ty lên 350 tỷ đồng bằng các biện
pháp cụ thể.
a. Công tác kinh doanh:
• Xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường ổn định, bền vững trên cơ sở
các vùng được phân công. Tập trung phát triển mạnh và bền vững khách hàng công
nghiệp, hộ tiêu thụ trực tiếp và bán lẻ, nâng tỷ trọng bán trực tiếp chiếm 40% trong
tổng sản lượng tiêu thụ; chú trọng phát triển kênh phân phối thông qua hệ thống đại lí;
đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tại hệ thống của hàng xăng dầu tạo giá trị gia tăng cho
công ty; khai thác tối đa và hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải xe bồn, thực hiện tố
công tác dịch vụ với tổng công ty về tái xuất.
• Rà soát lại toàn bộ hệ hống khách hàng, đặc biệt hệ thống Tổng đại lý, chỉ phát triển
Tổng đại lý tại các địa bàn công ty chưa có chi nhánh để phát triển kênh phân phối,
phát triển đại lý bán lẻ trực tiếp, khách hàng công nghiệp, đưa số khách hàng theo từng
kênh như sau: Tổng đại lí: 20, đại lý: 80, khách hàng tiêu thụ trực tiếp: 60, khách hàng
công nghiệp, nhà thầu dầu khí: 20.

• Đầu tư phát triển mạnh các chi nhánh nhằm tối ưu hóa vai trò, chức năng của các chi
nhánh tại vùng thị trường trọng điểm như Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Yên Bái.
b. Công tác đầu tư:
• Rà soát và xây dựng bổ sung các quy trình, quy chế đầu tư đảm bảo tuân thủ nghiêm
chỉnh các quy định của nhà nước, Tập đoàn và Tổng công ty.
• Đẩy mạnh công tác phát triển hệ thống CHXD với mục tiêu phát triển mới 10 -15
CHXD trong hệ thống CHXD tại các vùng thị trường trọng điểm là Hà Nội và các tỉnh
lân cận đảm bảo hiệu quả, xây dựng kho trung chuyển xăng dầu tại vị trí thuận lợi và
đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng Trung tâm điều hành sản xuất kinh doanh tại Thái
Thịnh- Hà Nội.
• Thực hiện mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh. Tiếp tục
nâng cấp, sửa chữa hệ thống CHXD trực thuộc đáp ứng chuẩn nhận dạng thương hiệu
PV Oil.
c. Công tác tài chính kế toán.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 21
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
• Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị doanh nghiệp khoa học, chuyên nghiệp: Xây
dựng phương án huy động và sử dụng vốn Công ty cho các dự án đầu tư một cách hiệu
quả nhất; xây dựng bổ sung các quy trình, quy chế đảm bảo quản lý an toàn, hiệu quả
trong công tác công nợ của toàn Công ty; xây dựng phương án tăng thêm vốn điều lệ
công ty lên 350 tỷ đồng; xây dựng lộ trình liêm yết cổ phiếu của công ty trên sàn chứng
khoán.
• Kiểm soát hệ thống kế toán hiệu quả, cung cấp kịp thời số liệu, thông tin đáp ứng nhu
cầu quản trị công ty của Ban lãnh đạo.
Bảng kế hoạch tài chính năm 2012.
Bảng 1-3.
STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện
2011
KH 2012 KH2012/

TH 2011
I Tổng sản lượng M
3
/ tấn 378.000 400.110 106%
II Tài chính
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 6125 6427 105%
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 27,5 30 109%
3 Các khoản phải nộp NSNN Tỷ đồng 247,5
4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 20,5 22,5 109%
5 Định biên lao động Người 210 202 96,2%
6 Thu nhập bình quân NLĐ Tr.Đồng 11,7 11,5 98,29%
Công tác tổ chức quản lý:
Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức công ty, kiện toàn, bổ sung nguồn nhân lực có
chất lượng tại các đơn vị và các chi nhánh; nâng cao chất lượng quản trị công ty; tiếp
tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định phù hợp để đảm bảo tính hiệu quả
của tổ chức.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 22
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội với nhiệm vụ chính là kinh doanh
xăng dầu, đã nhanh chóng thích nghi với đòi hỏi và nhu cầu của cơ chế thị trường, thực
hiện chế độ lấy thu bù chi, đảm bảo đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Công ty có đầy đủ các điều kiện về kinh tế, xã hội thuận lợi cùng với sự nỗ lực của
toàn thể các CBCNV để phát triển và đưa công ty trở thành một công ty kinh doanh
xăng dầu lớn nhất miền Bắc.Đời sống CBCNV không ngừng được nâng cao. Ngoài ra
hàng năm CBCNV còn được hưởng thêm các trợ cấp khác trong các dịp lễ tết, nghỉ
mát, tham quan, nghỉ dưỡng sức,… từ nguồn quỹ phúc lợi và khen thưởng. Những
nguồn động viên đó đã thúc đẩy tinh thần làm việc, giúp người lao động yên tâm công
tác.
Bên cạnh những thuận lợi đó, Công ty cũng gặp phải những khó khăn như trình

độ kĩ thuật, khả năng tài chính để phục vụ cho công tác nghiên cứu các sản phẩm mới
còn hạn chế, lực lượng cán bộ có chuyên môn cao còn mỏng và chưa đáp ứng được
nhu cầu của thực tế, thêm vào đó là cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, khiến công ty
gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 23
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
CHƯƠNG 2:
LẬP KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG CỦA
CÔNG TY CÔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ HÀ NỘI.
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 24
Đồ án Quản trị kinh doanh. Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
2.1. Sự cần thiết của đề tài
2.1.1. Lựa chọn đề tài
Trong cơ chế bao cấp kế hoạch hóa tập trung như trước đây, kế hoạch hóa được
hiểu như là một công cụ lãnh đạo của nhà nước XHCN, thống nhất từ trên xuống đối
với tất cả các ngành, các xí nghiệp, các địa phương nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Kế hoạch ở các đơn vị được lập trên cơ sở các chỉ tiêu pháp lệnh do cấp trên yêu cầu,
do vậy nhiều khi tách rời với khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp. Do tính chất tập
trung bao cấp nên sản xuất trong thời kỳ này không được xây dựng trên cơ sở cân đối
giữa mục tiêu và năng lực, không gắn liền sản xuất với thị trường, việc thực hiện kế
hoạch ít quan tâm đến hiệu quả.
Kế hoạch theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì doanh nghiệp
được nhà nước trao quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và Nhà nước chỉ đóng vai
trò định hướng, điều tiết thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế
mở cửa mang lại nhiều cơ hội song cũng đem đến không ít những khó khăn thách thức.
Lúc này, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh, buộc các
doanh nghiệp phải có chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn để phát huy mọi
tiềm năng bên trong cũng như nắm bắt các thuận lợi, khắc phục các trở ngại khó khăn
để tồn tại và phát triển. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất. Doanh nghiệp muốn đảm bảo về nguồn lực, năng suất lao động, cần quan tâm đến

chính sách đãi mộ người lao động Mặt khác, tiền lương là thu nhập bằng tiền của người
lao động được người sử dụng lao động trả tùy theo giá trị và giá trị sử dụng của sức lao
động đồng thời tuân theo quy định của pháp luật về lao động. Xây dựng kế hoạch kế
hoạch lao động và tiền lương hợp lý sẽ đảm bảo mọi yêu cầu về các chính sách đối với
người lao động, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu.
a. Mục đích:
SV: Phạm Thị Quỳnh Trang Lớp:QTKD C - K54 Page 25

×