Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 7 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.74 KB, 19 trang )


115
hơn là chúng có thể được tái sinh (Trần Hữu Uyển & Trần Việt Nga, 2000). Trong sản xuất
bền vững lý tưởng, các nguyên, vật liệu được sử dụng trong những vòng khép kín với số chu
kỳ vô hạn. Điều hiển nhiên là chúng ta chỉ có thể tiệm cận chứ không bao giờ đạt tới khái
niệm sản xuất bền vững lý tưởng này. Nhưng "tiệm cận" đã là quá tốt so với tình hình hiện
nay (Nguyễn V
ăn Ngừng, 2004).

V.3. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Môi trường không khí là phần không gian bao quanh trái đất. Gồm nhiều lớp khí khác nhau.
Năng lượng từ mặt trời chuyền qua khí quyển đến môi trường không khí thông qua sự trao
đổi điện từ, phóng xạ, đối lưu, sự bay hơi, và cuối cùng là sự biến đổi nhiệt độ theo mùa theo
độ cao và thời gian. Môi trường không khí là môi trường cực kỳ quan trọng trong sự phát
triển và sinh tồn của nhân loại (Jorgensen, 1989). Là loại môi trường rất nhạy cả
m, rất dễ
biến đổi và lan truyền, sự lan truyền này không ở trong phạm vi một vài quốc gia, có thể lan
rộng khắp cả châu lục. Môi trường không khí tuân theo những qui luật về môi trường khí
hậu riêng của nó. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ có ảnh hưởng trên qui mô rộng và
gây nhiều bất lợi cho con người và sinh vật. Mối quan hệ giữa khí quyển và chất lượng môi
trường không khí:
• Tầng trên cùng của khí quyển đ
óng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bề mặt trái
đất tránh được các tia tử ngoại từ mặt trời.
• Khí quyển tương đối trong suốt để cho ánh sáng hiện hữu làm nóng bề mặt trái đất và
ánh sáng này sẽ được sinh vật và thực vật sử dụng cho quá trình quang tổng hợp, và
nó được dự trữ như dạng năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hóa học hữu cơ.
• Vòng quay c
ủa trái đất gây ra sự thay đổi hướng gió sự thay đổi này đã làm cho khối
khí di chuyển quay vòng theo hình xoắn ốc. Khối khí trôn ốc này được đốt nóng dần
bởi nhiệt độ và áp suất và năng lượng sẳn có trong hơi nước, từ đó có thể tạo ra bảo


có sức tàn phá lớn.
• Gió mùa cũng có thể tạo ra bảo, đó là sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa đại dương

đất liền. Gió mùa thường kèm theo mưa lớn kéo dài và đưa đến lũ lụt, nhưng gió
mùa cũng mang lại độ ẩm cần thiết cho các vùng đất canh tác, mà những vùng này là
nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người trên thế giới.
• Có nhiều biện pháp khả thi có thể kiểm soát thời tiết, nhưng không có hiệu quả do bởi
các hoạt động của con người kể cả ý thức và vô thức. Nhiều nhà khoa họ
c đã cảnh báo
rằng các chất khí gây ô nhiễm mà con người thải vào bầu khí quyển sẽ được năng
lượng bức xạ giữ lại và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu điều này là bằng chứng rỏ
ràng nhất con người đã phá vở cân bằng trong hệ sinh thái tự nhiên. Hiểu biết và vận
dụng cũng như bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển là trách nhiệm của mọi người,
là việc làm thiết thực nhất của hành tinh chúng ta vì sự sống còn của cộng đồng.


116
V.3.1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm không khí
V.3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm chính
a. Họat động trong tự nhiên.
Ô nhiễm trong tự nhiên đó là sự bốc hơi từ quá trình phân giải chất hữu cơ, bão cát, tro khói,
núi lửa, sự phát tán của phấn hoa
b. Họat động của con người.
- Ô nhiễm do giao thông được sản sinh từ ống khói, ống xã của các xe trong đó chứa nhiều
chất khí CO, NO, NO
2
; những hạt bụi chì, các hợp chất của benzen và dẫn xuất của benzen
gây ra ung thư. Giao thông càng phát triển thì ô nhiễm không khí càng nặng. Theo tổ chức
đo lường chất lượng không khí trên thế giới cho biết, ô nhiễm không khí đã làm cho bệnh
đường hô hấp tăng lên gấp đôi. Ngoài ra ô nhiễm không khí gây nhiều thiệt hại cho sinh

vật và tài sản của nhân dân. Ở các nước phát triển, nước Pháp được xem là nước bị ô
nhiễm không khí nặng nề nhất, kế
đến là Mỹ, Úc, Nhật, Bỉ.
- Ô nhiễm công nghiệp gây ra từ ống khói của các nhà máy, nhất là các nhà máy có trang
thiết bị lạc hậu, chưa có bộ phận xử lý chất thải. Mỗi ngành công nghiệp tạo ra những
nguồn gây ô nhiễm khác nhau:
+ Ô nhiễm không khí từ nhà máy lọc dầu: HC, SOx, COx, NOx.
+ Nhà máy cao su chất dẻo tạo ra các chất có khả năng gây ung thư cao.
+ Nhà máy thuốc lá tạo bụi và mùi hôi nicotine.
+ Nhà máy điện và lò nung tạo ra SOx, NOx, CO
2
, CH
4
.
+ Nhà máy sơn tạo ra nhiều bụi và hỗn hợp hydrocacbon.
+ Các nhà máy chế biến thực phẩm tạo ra bụi và amoniac.
Ở Việt Nam. nhất là ở TPHCM ô nhiễm không khí chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp,
bởi vì theo thống kê có khoảng 700 nhà máy công nghiệp, 30.000 cơ sở tiểu thủ công
nghiệp, và hàng trăm cơ sở đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề lớn về môi trường ở TPHCM
khi bước vào thế kỹ 21.
-
Ô nhiễm do sinh hoạt: đốt củi than để sưởi ấm . Quá trình đốt cháy này đã tạo ra CO
2

CO. Ngoài ra hút thuốc lá cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Trong khói thuốc
có khoảng 22 chất độc, ngoài ra có một số chất gây ung thư không những cho người
nghiện, mà cho cả những người xung quanh đó. Công trình xây dựng do nhu cầu ngày
càng tăng. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kễ về bụi, tiếng ồn.
- Ô nhiễm do nông nghiệp chủ yếu là do đốt rừng làm rẫy, làm cho khí CO
2

tăng lên nhiều,
tạo hiệu ứng nhà kính. Khí CH
4
tạo ra do sự phân hũy các chất hữu cơ, nguồn này đáng kể
sản sinh ra từ trang trại chăn nuôi hoặc từ các đống rác xử lý không đúng kỹ thuật. Các
chất này không những gây ô nhiễm môi trường, làm tăng hiệu ứng nhà kính và phá hũy
tầng ôzon. Các vùng rừng nhiệt đới, đất ướt là nơi có dồi dào các nguồn gây ô nhiễm như
đã nêu trên.


117
V.3.1.2 Các tác nhân gây ô nhiễm chính
a Dẫn xuất của Cacbon.
Dẫn xuất cacbon có tỉ lệ lớn trong các khí gây ô nhiễm môi trường không khí, chúng bao gồm:
- CO
2
có từ các động cơ, các lò nung nguyên liệu, lò sưởi, quá trình quang hợp hô hấp của
thực vật CO
2
làm tăng hiệu ứng nhà kính, có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như gây
trở ngại cho hô hấp, tổn hại cho sự trao đổi của phổi với cơ quan khác. Nếu trầm trọng làm
giảm sự khả năng vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào khác.
- CO do các hoạt động lên men yếm khí, đốt rừng trong vùng ẩm ướt, đốt nhiên liệu, kỹ
nghệ, giao thông đi lại. CO là chất không mùi không màu tồn t
ại ở nhiệt độ -192
oC
. Do vậy
tuổi thọ của nó trong khí quyển rất lâu từ 4-5 năm. Con người rất nhạy cảm với CO, nếu
như bị ngộ độc sẽ làm giảm hồng cầu, hay quên, trầm trọng sẽ gây tử vong nếu như nồng
độ CO vượt quá 2%.

- CHx, là thành phần quan trọng của ô nhiễm không khí. Có nguồn gốc nhân tạo từ các máy
nổ, lò đốt công nghiệp. Nó cũng có thể hình thành từ tự nhiên khi có đi
ều kiện thích hợp.
b. Dẫn xuất của S.
- SOx, đến từ sự khai thác dầu mõ, kỹ nghệ cơ khí, đốt nhiên liệu Chủ yếu có SO
2
và SO
3
.
Chúng là những chất không màu có mùi đặc trưng. Hoạt tính của nó lệ thuộc vào độ ẩm,
chất xúc tác, cường độ ánh sáng măt trời.
- H
2
S là chất gây mùi hôi khó chịu, nó có nguồn gốc từ sự dư thừa chất hữu cơ, các quá trình
tinh chế dầu mỏ, các khu vực chế biến thực phẩm. Ở nồng độ thấp gây nhức đầu khó chịu,
nhưng ở nồng độ cao, sẽ gây nhiễm độc đường hô hấp.
c. Dẫn xuất của N
NO và NO
2
thường gặp trong các đô thị công nghiệp, những nhà máy hóa học chế tạo H
2
SO
4
,
sự sản xuất nylon, các động cơ nổ, dầu cặn. Dẫn xuất của N có từ tự nhiên trên phạm vi toàn
cầu, nguồn nhân tạo chỉ đến từ một số vùng bị ô nhiễm, đặc biệt ở các trung tâm đô thị, cao
gấp 10-15 lần vùng nông thôn. NO
2
ở nồng độ 15-50 ppm sẽ gây nguy hiểm cho tim và phổi.
- NOx trở thành chất gây ô nhiễm trong khí quyển, mà còn tham gia vào các quá trình quang

hoá, gây nên phản ứng khác làm ảnh hưởng tầng ozon và hiệu ứng nhà kính.
- NH
3
có trong các thiết bị làm lạnh, các nhà máy sản xuất phân đạm, acid nitric, các quá
trình phân giải chất hữu cơ. Chúng có mùi khó chịu, gây viêm đường hô hấp cho người và
động vât. Dễ hòa tan trong nước, nên gây độc cho các loài thủy sinh vật.
d. Các chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt
- Chì là chất quan trọng gây ô nhiễm không khí. Có nguồn gốc từ các động cơ nổ, từ
không khí xâm nhập vào môi trường đất, vào cây, nước và vào cơ thể qua
chuỗi thực phẩm. Chì có ảnh hưởng đến gan thậ
n, đường tiêu hóa, và thần kinh.
- Thủy ngân, do các kỹ nghệ khai thác quặng mỏ, thiêu đốt than, kỹ nghệ tạo chất
kiềm, bảo quản hạt giống đã đưa lượng lớn thủy ngân vào môi trường.


118
e. Các hợp chất hữu cơ.
Các hợp chất hữu cơ được sinh ra trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn ở các động cơ,
và quá trình sản xuất ở nhà máy lọc dầu. Các sự cố rò rỉ các đường ống dẫn khí đốt, trong
các ngành công nghiệp như: sơn, in, dệt, nhuộm. Chúng là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi,
thường rất độc với người, do chúng có khả năng gây ung thư. Một số chất hữ
u cơ khác có
mùi rất khó chịu, có thể gây độc cho con người.
f. Các hợp chất chứa halogen.
Các hợp chất HF và SiF
4
có từ quá trình sản xuất phân bón phốtphát, công nghiệp sứ, luyện
nhôm, sản xuất gạch Chúng gây ra bệnh sụn xương, viêm phế quản, tổn thương răng. Các
chất HCl, Cl
2

sinh ra trong quá trình gia công chế biến có sử dụng clo.

V.3.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
V.3.2.1 Ảnh hưởng ô nhiễm không khí trên thời tiết khí hậu.
- Làm giảm cường độ ánh sáng, tăng nhiệt độ, làm trái đất nóng dần lên. Sự tác hại này
có qui mô toàn cầu.
- Gây ra sự thay đổi thời tiết thất thường, có thể giảm nhiệt độ trung bình hàng năm ở
vùng bắc bán cầu.
- Gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây sự b
ất ổn về thời tiết trong phạm vi toàn cầu.
- Lỗ hổng tầng ozon ngày càng lớn, tạo điều kiện ánh sáng tử ngoại xâm nhập gây ung
thư da, đục thuỷ tinh thể, giảm khả năng miễn nhiễm, hoặc gây chết cho nhiều sinh vật.
- Các chất ô nhiễm gây ra hiện tượng mưa acid, làm tăng độ acid trong đất và nước.
Gây tác hại rất lớn cho hệ sinh thái. Phá hủy các vật liệ
u của khí, sinh, thủy, địa
quyển. Tạo ra biến đổi rất lớn trong hệ sinh thái.
- Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra hàng năm là rất lớn, tác động xấu trên nhiều
mặt khác nhau, rất dễ lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
V.3.2.2 Tác động đến sức khỏe con người
- Tạo nên một số bệnh nghề nghiệp, chủ yếu trên cơ quan hô hấp và trên da. Ngoài ra
gây ra bệnh dị ứng trên da và một số c
ơ quan khác. Có thể gây ra bệnh ung thư khi
nhiễm nặng các chất phóng xạ hoặc kim loại nặng.
- Gây ra sự suy yếu cơ quan thần kinh.
V.3.2.3 Tác động đến sự phát triển của thực vật.
- Giảm khả năng quang hợp do giảm cường độ sáng và tổn hại đến thân lá.
- Giảm kích thước cây, biểu hiện bất thường như phình to, xoắn lại, Tạo ra sự dị dạng
cho cây.
- Thay đổi màu tạo ra màu khác thường của thân hay lá.


119
V.3.2.4 Tác hại trên công trình xây dựng, nguyên vật liệu
- Có tác hại trên công trình xây dựng trên mặt đất, ngành may, dệt, thủy tinh
- Làm thay đổi màu hay hóa đen, hoặc dẫn đến ăn mòn vật liệu. Gây thiệt hại trầm
trọng về mặt kinh tế.
- Mất tính co giãn của nguyên vật liệu, giảm chất lượng.
- Gia tăng sự ăn mòn kim loại do SO
2
, hoặc do ẩm ướt.
- Phân hũy đá thành dạng dễ hòa tan và dễ bị rửa trôi.
V.3.2.5 Tác hại trên tài nguyên rừng
- Giảm nhanh chóng diện tích rừng do sự thay đổi bất thường về khí hậu cũng
như sự xáo trộn hệ sinh thái. Khảo sát trong năm 1980, mật độ cây, sản lượng cây con
giảm khoảng 50% trong vòng 15 năm.
- Mưa acid gây thiệt hại trên chồi, và rễ từ đó làm giảm chức n
ăng của hệ sinh thái
rừng, gây ra sự suy thoái rừng.
- Dễ dàng gây ra sự cháy rừng hàng loạt do sự khắc nghiệt của khí hậu.

V.3.3 Một số ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn cầu
V.3.3.1 Mưa acid
Rất nhiều nguồn ô nhiễm tự nhiên hoặc nhân tạo đưa vào khí quyển dạng khí mang tính acid
như SO
2
, NOx, HCl Trong quá trình tạo mưa, các acid này phản ứng với hơi nước trong
khí quyển sinh ra các acid như là: H
2
SO
4
, H

2
SO
3
, HNO
3
. Các giọt mưa này mang tính acid,
pH thấp có khi cá biệt pH=2. Những acid này sẽ theo mây di chuyển khắp nơi, và theo mưa
rớt xuống đất gây các tác hại sau:
- Làm tăng độ acid của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hiểm đối với sinh vật trên
trái đất, làm hư hỏng nhà cửa, cầu cống và các công trình lộ thiên cũng như công trình
ngầm.
- Mưa acid làm tăng khả năng hòa tan của một số kim loại nặng, gây ô nhiễ
m hóa học.
Gây nhiễm độc cho con người thông qua chuỗi thực phẩm.
- Tác hại của mưa acid là đa quốc gia, do vậy ảnh hưởng của nó rất nghiêm trọng đối
với sự sống của sinh vật.
V.3.3.2 Hiệu ứng nhà kính
Cùng với việc tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, thì lượng CO
2
thải ra càng nhiều, và chúng
được tích lũy dần trong khí quyển. Lượng CO
2
được hấp thu bởi quá trình quang hợp bị
giảm do diện tích rừng bị giảm nhanh, đưa đến lượng CO
2
trong khí quyển tăng nhanh. Dần
dần hình thành lớp khí CO
2
dày đặc bao quanh trái đất. Lớp này đã giữ nhiệt từ bức xạ mặt
trời, và làm cho nhiệt độ của trái đất tăng lên. Đây được gọi là hiệu ứng nhà kính. Ngoài

CO
2
có các chất khác cũng góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính như: CH
4
, CFC. Trong khí

120
quyển hàm lượng hai chất này thấp hơn rất nhiều lần so với khí CO
2
, nhưng khả năng giữ
nhiệt của hai chất này khá mạnh hơn CO
2
. Tác hại của hiệu ứng nhà kính:
- Nhiệt độ tăng, làm tan lớp băng ở hai cực, do vậy mực nước biển sẽ tăng lên, dễ gây
ra lũ lụt đối với các quốc gia có bờ biển thấp.
- Nhiệt độ tăng, làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự mất
cân bằng về lượng và chất trong cơ thể sống.
- Làm mất cân bằng sinh thái do các hiệ
n tượng mất cân bằng CO
2
của đại dương và
khí quyển
- Theo dự báo nhiệt độ trái đất sẽ tiếp tục tăng nếu như hiện tại ta không có biện pháp
khắc phục hiệu ứng nhà kính.
V.3.3.3 Tầng ôzôn và lỗ thủng tầng ôzôn
Quá trình hình thành và phân hũy ôzôn diễn ra đồng thời nên chu trình tồn tại của nó trong
khí quyển rất ngắn. Lượng ôzôn cao nhất ở tầng bình lưu ở độ cao 25 km, với nồng độ khoảng
5-10 ppm. Tầng ôzôn bị suy giảm là do các khí thải vào bầu khí quyển có sự hiện diện của khí
trơ. Dưới tác dụng của tia hồng ngoại chúng phân ly thành các nguyên tử tự do. Các nguyên tử
này sẽ tạo nên phản ứng với ôzôn và biến ôzôn thành oxy. Một số các chất khác có khả năng

tham gia vào các phản ứng phân hũy ôzôn như: CO, CH
4
, NOx và các hợp chất hữu cơ. Như
vậy, sự giảm nồng độ ôzôn ở các cực trái đất mà các nhà khoa học ghi nhận được, có thể là do
các chất sinh ra từ hoạt động con người như: CH
4
, NOx, HCl, Cl
2
Tác dụng của tầng ôzôn:
bảo vệ cho mọi sinh vật tránh khỏi tai họa do bức xạ của tia tử ngoại. Nếu như tầng ôzôn bị
suy giảm thì nó sẽ gây ra thảm họa đối với mọi hệ sinh thái trên trái đất.

V.3.4 Ô nhiễm không khí trong gia đình
- Do khói thuốc.
- Các hoá chất được sử dụng trong các vật dụng trong nhà như: trần nhà, sơn tường, các
loại thảm có chứa các chất chố
ng mối mọt, chống vi khuẩn, nấm, côn trùng gây hại.
- Do sinh hoạt bừa bãi không hợp vệ sinh không đúng khoa học nên thường xảy ra hiện
tượng thừa khí CO
2
, hoặc các khí độc khác.
- Do khí đốt từ các bếp hoặc do sưởi ấm.
Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nhà đôi lúc rất cao vượt rất nhiều lần nồng độ của ô
nhiễm không khí. Do vậy, ở các nước đang phát triển, việc thiết kế xây dựng rẻ, hiệu quả,
không ô nhiễm không chỉ tiết kiệm trên tài nguyên mà còn có tác động lớn trên sức khỏe.
Đây là vấn đề rất bứ
c xúc cho sự an sinh của cộng đồng.

V.3.5 Các khu vực đô thị và ô nhiễm không khí do đô thị hóa
- Ô nhiễm tại các thành phố lớn thường tập trung trong diện tích nhất định nên gây tác hại

càng lớn đến sức khỏe con người.

121
- Đô thị là nơi tập trung dân cao nên ô nhiễm môi trường đô thị sẽ gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của nhiều người.
- Hạ tầng cơ sở và trình độ quản lý môi trường còn khiếm khuyết nên kiểm soát ô nhiễm và
tác động của nó chưa có hiệu quả.
- Nhu cầu năng lượng, chất đốt tại các thành phố lớn ngày càng gia tăng dẫn đến lượng chấ
t
thải tăng nhanh, kèm theo phá rừng, dẫn đến xói mòn, cạn kiệt nguồn nước sạch.
- Đô thị và siêu đô thị đưa đến nhiều vấn đề môi trường cần được quan tâm và giải quyết
nhất là rác thải, nước thải, khí thải phát sinh là vấn đề môi trường nan giải cho các nhà
quản lý môi trường. Một thành phần đặc biệt cần được quan tâm trong rác thải đô thị đó là
rác độc hại. Rác
độc hại ở đô thị bao gồm các chất thải hoặc hợp chất mà có các đặc tính
như dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn và dễ lây nhiễm làm ảnh hưởng đến con người và môi
trường do bởi gây ra bệnh tật, hay tiềm năng gây bệnh hoặc ảnh hưởng đến sự sống của
con người trong quá trình lưu giữ, vận chuyển, xử lý, thải bỏ hay quản lý (Nykoping,
1996). Nguồn phát thả
i của chúng từ hoạt động ở khu dân cư, khu thương mại, khu dịch
vụ, bệnh viện và dược phẩm, khu sản xuất công nghiệp.
Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng dân số đô thị gây áp lực rất lớn đến môi
trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển ngành công nghiệp, một mặt góp phần rất lớn vào sự
phát triển kinh tế nhưng l
ại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Môi trường không khí
ở đô thị bao giờ cũng ô nhiễm hơn môi trường không khí ở nông thôn, do bởi nguồn thải đô
thị bao giờ cũng lớn và phức tạp hơn nguồn thải ở nông thôn. Các nguồn gây ô nhiễm chủ
yếu (Phạm Ngọc Đăng, 1997):
- Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp xen kẽ trong nội thành hoặc ở ven nội
thành. Công nghệ sản xuất lạc hậu thì chất thải ô nhiễm càng lớn.

- Hoạt động giao thông vận tải đô thị gây ra rất nhiều ô nhiễm như khói bụi, khí, tiếng ồn.
- Hoạt động xây dựng đô thị đặc biệt là ô nhiễm bụi.
- Nguồn thải từ sinh hoạt của dân đô thị chủ yếu là đun nấu.

V.3.6 Kiểm soát ô nhiễm không khí
Các nhà khoa h
ọc sẽ làm gì để khống chế sự ô nhiễm? Chúng ta làm gì với mức độ ô nhiễm
hiện nay? Một số biện pháp khả thi:
1. Một số luật lệ được ban hành để điều chỉnh nguồn và tác nhân gây ô nhiễm, nhằm cải
thiện chất lượng không khí.
2. Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, hoặc xử lý chúng trước khi thải chúng.
3. Các công nghệ làm sạch không khí phải luôn được hoàn thiện.
V.3.6.1 Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí
a. Buồng lắng bụi
Bụi có kích thước khoảng 100-200μm được lắng dưới tác dụng của trọng lực. Buồng lắng có
cấu tạo đơn giản, tốn ít năng lượng. Hiệu quả xử lý thấp, làm giảm khoảng 40-70%.

122
b. Ly tâm bằng xyclon
Khí thải có bụi với kích thước 5-100μm, được đưa vào buồng lọc xyclon theo phương pháp
tiếp tuyến với vỏ xyclon. Dưới tác dụng của lực ly tâm bụi được lắng dưới phần hình phễu
của xyclon. nếu ghép nhiều xyclon thì hiệu quỉa lọc sẽ được tăng lên rất nhiều. Phương
pháp nà chỉ lọc được những hạt bụi có kích thước lớn.
c. Lọc tay áo
Khí thải
được cho qua túi vải lọc. Bụi giữ trên bề mặt túi vải còn khí sạch sẽ được thải ra
ngoài. Phương pháp này cho phép lọc bụi có kích thước khoảng 2-10μm, hoặc bụi có kích
thước lớn hơn. Hiệu quả khoảng 85-99%. Phương pháp này chỉ lọc bụi khô không bám dính,
chịu nhiệt độ <100
oC

.
d. Lọc tĩnh điện
Khí thải được cho qua hệ thống tạo điện trường mạnh. các hạt bụi tích điện và giữ lại các
điện cực có tích điện trái dấu. Cách này cho phép lọc các hạt bụi có kích cỡ khác nhau, các
hạt bụi có kích thước nhỏ khoảng 0,005-10μm, đạt được hiệu suất cao 85-95%. Ngoài ra
chúng cho phép hấp thụ một phần các chất thải ở dạng khí. Phương pháp này tiêu hao nhi
ều
năng lượng nhất là điện và nước.
V.3.6.2 Xử lý ô nhiễm dạng khí
a. Phương pháp hấp thụ
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc
acid trong tháp hấp thụ. Để tăng thời gian tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ có thể
sử dụng tháp hấp thụ đệm. Để tăng tốc độ hấp th
ụ của các chất ô nhiễm trong các dung dịch
có nhiệt độ cao, cần phải làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết trước khi hấp thụ.
b. Phương pháp hấp phụ trong than bùn hoặc phân rác
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là khí thải có chứa hỗn hợp các chất ô nhiễm
(SOx, NOx, hydrocarbon, aldehydes ) được hấp phụ trong lớp đệm than bùn, phân rác
hoặc đất xốp. Các chất khí được giữ lại trong lớp đệm sau đó phân hũy b
ằng phương pháp
sinh hóa. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu, Mỹ. Hiệu suất đạt
tới 99%. Tuy nhiên để tăng hiệu quả hấp phụ và đảm bảo cho vi sinh vật hoạt động, nhiệt độ
khí thải trước khi đưa vào khí thải phải nhỏ hơn 40
0
C. Để quá trình xảy ra liên tục cần phải
có hai tháp, 1 để làm việc và 1 để tự tái sinh.
c. Hấp phụ trong than hoạt tính
Than hoạt tính được sử dụng để hấp phụ các chất ô nhiễm không khí, đặc biệt là các
chất có mùi hôi. Khí thải được làm lạnh tới nhiệt độ thích hợp, sau đó cho qua tháp hấp phụ.
Than hoạt tính cần phải thay, mỗi khi bảo hòa.

d. Oxy hóa - khử
Phương pháp này được áp dụng cho khí thải là các chất gây mùi hôi bao gồm 3 lo
ại hóa chất
hấp phụ sau:
- Dung dịch acid sulfuric, dùng để hấp thụ các hợp chất amin và amoniac.

123
- Dung dịch kiềm dùng để hấp thụ acid cacboxylic, acid béo, phenol.
- Dung dịch hypoclorit natri dùng để oxy hóa aldehydes, H
2
S, mercaptans
Theo phương pháp này khí thải cần được làm lạnh ở 40-50
oC
để tăng cường khả năng hấp
thụ các chất trong dung dịch nước. Theo một số công ty của Mỹ, để xử lý mùi hôi trong
phạm vi rộng, dùng nguồn phát ra ôzôn và ion. Khí có mùi hôi sẽ bị oxy hóa tạo thành các
chất không mùi, ít độc hoặc không độc.
e. Phương pháp phân hũy nhiệt
Khí thải từ lò thiêu sẽ được đưa vào lò đốt bổ sung có nhiệt độ khoảng 1000
oC
. Bụi và các
chất hữu cơ gây mùi tiếp tục cháy thành các sản phẩm cháy hòan toàn không có mùi: CO
2

hơi nước. Nhiên liệu dùng cho đốt bổ sung có thể là dầu, điện.
V.3.6.3 Công nghiệp sinh thái
Công nghiệp sinh thái là sản xuất tối hảo hoá nguồn tài nguyên, năng lượng sản xuất, và vốn
đầu tư. Đây là hệ thống sản xuất không độc lập, không tách rời với các hoạt động chung quanh
mà nó có mối quan hệ rất mật thiết với các yếu tố môi trường chung quanh nó. Có thể nói đây
là nền sản xuấ

t cố gắng đạt tới mức độ tối ưu về nguyên liệu đầu vào, cũng như hạn chế đến
mức thấp nhất chất thải từ sản xuất. Đây là nền sản xuất có định hướng, được cân nhắc thận
trọng nhằm đảm bảo tính bền vững cho các giải pháp về kinh tế, xã hội, và công nghệ.

V.3.7 Tiếng ồn
V.3.7.1 Khái niệm cơ
bản về tiếng ồn
Cùng với sự phát triển đô thị là sự tăng trưởng về giao thông vận tải trong đô thị. Giao thông
đi lại là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Tiếng ồn giao thông to hay nhỏ phụ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố: lưu lượng xe, thành phần xe, tốc độ, chất lượng xe, chất lượng đường,
đia hình đường phố. Ô nhiễm tiếng
ồn là dạng ô nhiễm đặc biệt của các khu đô thị đông dân,
thành phố càng lớn, sầm uất thì ô nhiễm này càng nặng. Thật khó khăn khi đánh giá tiếng ồn
nào gây ảnh hưởng xấu hơn, bởi vì cũng cùng loại tiếng ồn, nhưng có thể gây khó chịu cho
người này nhưng lại không gây ảnh hưởng cho người khác. Ngoài ra còn lệ thuộc rất lớn vào
thính giác của mỗi người (Bùi Thị Nga, 2006).
V.3.7.2 Phân loại tiếng
ồn
Có 3 loại tiếng ồn:
- Tiếng ồn công nghiệp: sinh ra từ quá trình va chạm, chấn động, hoặc chuyển động qua lại
do sự ma sát của các thiết bị.
- Tiếng ồn do giao thông đi lại.
- Tiếng ồn trong nhà: sinh ra do sự va chạm các vật rắn trong nhà trong quá trình sinh hoạt.
Tiếng ồn trong nhà thường rất đa dạng và cũng rất dễ để khắc phục, có thể làm tường cách
âm ho
ặc làm tường đặc, hoặc cửa kính dày.
V.3.7.3 Tác động của tiếng ồn
Tiếng ồn tác động trên cơ thể con người thể hiện:

124

- Về mặt cơ học, che lấp âm thanh cần nghe.
- Về mặt sinh học của cơ thể.
- Về mặt hoạt động xã hội.
Tác hại của tiếng ồn là nguyên nhân của bệnh thần kinh, đau đầu, tăng huyết áp, và giảm trí
nhớ, cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả lao động của con người, ảnh hưởng đến cuộc sống
củ
a cộng đồng (WHO, 1995).
V.3.7.4 Kiểm soát tiếng ồn
Từ năm 1995 đến nay, các trạm quan trắc môi trường quốc gia đã tiến hành quan trắc tiếng
ồn giao thông ở một số thành phố, thị xã lớn của nước ta cho thấy mức độ ồn ở nước ta còn
thấp hơn so với các đô thị ở nước ngoài (trung bình giờ ban ngày khoảng 80 dB
٨
). Ở nước ta
chưa có tiêu chuẩn mức độ tiếng ồn ở cạnh đường giao thông. Theo tiêu chuẩn VN 5949-
1995 mức độ ồn cho phép trong giờ ban ngày và ban tối đối với khu thương mại ở cạnh
đường là 70dB
٨
. Phần lớn các đô thị nước ta mức ồn buổi tối dưới hoặc xấp xỉ 70dB
٨
, nhưng
vào ban ngày mức ồn vượt mức cho phép đôi lúc lên đến 94-104dB
٨
. Có thể giảm tiếng ồn
công nghiệp bằng nhiều biện pháp:
- Đặt thiết bị trên đệm đàn hồi.
- Tăng trọng lượng máy.
- Sử dụng vật liệu hút ẩm bao bọc thiết bị.
- Xây dựng nhà máy cách xa khu dân cư và xa chỗ công nhân nghỉ ngơi.
- Xây dựng tường cao và cây cối giảm tiếng ồn đáng kể.
- Tăng cường chất l

ượng chế tạo các loại xe.
- Thay đổi máy móc lạc hậu bằng các thiết bị mới.

V.4. THẢO LUÂN CUỐI CHƯƠNG
1. Các anh chị hãy cho biết suy thoái đất về lĩnh vực nào là quan trọng nhất ở Việt
Nam? lý học? hóa học? sinh học?
2.
Anh chị hãy cho một số biện pháp cụ thể và hiệu quả để duy trì chất lượng đất?
3. Giải pháp tiết kiệm nước trong sinh họat mà các anh chị đã thực hiện hoặc đã được biết.
4. Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà do đô thị hóa mang lại?
5. Cho biết các ảnh hưởng dây chuyền do ô nhiễm không khí mang lại đối với môi
trường?




125
CHƯƠNG VI: CHẤT THẢI RẮN VÀ MÔI TRƯỜNG


VI.1 TÔNG QUAN VỀ CHẤT RẮN
VI.1.1 Khái niệm về thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế
- xã hội (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng
đồng ). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và
hoạ
t động sống.
Chất thải rắn (rác) xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của động vật và con người trên trái
đất. Lấy từ những tài nguyên, nguyên vật liệu và thức ăn để phục vụ cho đời sống của chính
mình để rồi thải bỏ ra môi trường xung quanh. Như vậy chất thải rắn (CTR) là các chất rắn

bị loại ra trong quá trình sống, sinh họat, hoạt độ
ng sản xuất của con người và động vật.
Chất thải rắn của một quá trình sản xuất này có thể là nguyên liệu cho một quá trình sản xuất
khác. Chất thải của động vật này có thể là thức ăn cho động vật khác trong dây chuyền thực
phẩm. Do vậy khái niệm về chất thải rắn cũng tương đối và mức độ gây hại của chúng đối
với môi trường trong những
điều kiện khác nhau sẽ khác nhau.
Rác thải từ quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật
lý và hoá học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu
trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí
đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong th
ời gian dài gây
ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường (Trần Hiếu Nhuệ & ctv, 2001).
VI.1.2 Các nguồn tạo thành chất thải rắn
VI.1.2.1. Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
- Từ các hoạt động công nghiệ
p;
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.
VI.1.2.2. Các loại chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh hoạt:
là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn
tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương
mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói
vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre,


126
gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả, Theo phương diện khoa
học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả, loại chất thải này mang
bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt
trong điều kiện thời tiết nóng
ẩm. ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có
thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá,
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của
các động vật khác.
- Chất thải lỏng yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt
của dân cư.
- Tro và các chấ
t dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản
phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình
trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ
bao gói,
Chất thải rắn công nghiệp
: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà
máy nhiệt điện
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
- Các phế thải trong quá trình công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Ch
ất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tong vỡ do các hoạt động phá
vỡ, xây dựng công trình, chất thải xây dựng gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;

- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo,
- Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như tr
ạm xử lý nước thiên nhiên,
nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải nông nghiệp
: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp,
thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của
các lò giết mổ,… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về
trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương.
Trong số các chấ
t thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong
sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải huỷ bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức
tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người.
Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự
tăng trưởng
và phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của sự

127
tiêu dùng trong thành phố, các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải được trình
bày hình sau.




















Hình 6.1 Các nguồn phát sinh chất thải và loại chất thải (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)

VI.1.3 Hiện trạng rác thải
VI.1.3.1 Trên thế giới
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm thế giới thải ra hơn 10 tỉ tấn rác. đứng đầu là Mỹ,
chiếm khoảng 2 tỉ tấn/năm. Với lượng rác khổng lồ này thì việc xử lý nó đã không còn là
công việc của riêng quốc gia nào. Chỉ tính riêng ở Mỹ, vào thập niên 70 đã phải tốn 3 tỉ
USD cho vấn đề quản lý rác.
Lượ
ng rác thải ra trên đầu người cũng khác nhau theo từng khu vực do đó việc quản lý và xử
lý cũng gặp nhiều khó khăn. Theo điều tra cho thấy ở Nga lượng rác thải bình quân là 300
kg/người/năm, trong khi đó ở Pháp là 1000 kg/người/năm.
Ở các nước đang phát triển tuy lượng rác thải ra trên đầu người có thấp hơn nhưng công tác
thu gom, phân loại tại nguồn vẫn không đạt hiệu quả, vẫn còn tình trạng đổ đóng ngoài trờ
i,
hoặc đổ xuống sông rạch. Nguyên nhân do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn
Các hoạt động kinh tế xã
hội của con người
Các quá
trình sản

xuất
Các quá
trình phi
sản xuất
Hoạt động sống
và tái sản sinh
con người
Các hoạt
động
quản lý
Các hoạt động
giao tiếp và
đối ngoại
CHẤT THẢI
Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn
Bùn cống
Chất lỏng
dầu mở
Hơi độc
hại
Chất thải
sinh hoạt
Chất thải
công nghiệp
Các loại
khác

128
chưa cao, nguồn ngân quĩ cho công tác bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, thiết bị máy móc
còn thô sơ, trong khi ở các nước phát triển chỉ cần 0,5 người làm công tác thu gom cho cộng

đồng 1000 dân thì ở các nước này phải cần từ 2 đến 5 người.
VI.1.3.2 Việt Nam
Hiện tại môi trường ở Việt Nam ngày càng xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính trong
việc ô nhiễm môi trường là do công cuộc phát triển công nông nghiệp của đất nước không
đồng bộ v
ới việc bảo vệ môi trường Do đó, việc phát triển đã để lại nhiều hệ lụy đến môi
trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước qua nước thải kỹ nghệ và ô nhiễm do
phế thải rắn trong sản xuất công nghệ.
Chất thải rắn có 3 loại: chất thải rắn từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế, và
chất thả
i công nghiệp (Hình 6.2, 6.3, 6.4).

Hình 6.2 Rác thải sinh họat được tập trung về bải rác Hỏa Tiến, Hậu Giang (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)













Hình 6.3 Rác tái chế tập trung cạnh lò đốt,
Bệnh viện Đa Khoa TW Cần Thơ (Bùi Thị
Nga & ctv, 2008)
Hình 6.4 Rác thải y tế tập trung trong lò đốt

Bệnh viện Đa Khoa TW Cần Thơ (Bùi Thị
Nga & ctv, 2008)


129
Trung bình tổng lượng chất thải rắn hàng năm chia ra theo tỷ lệ sau: Chất thải gia cư 44%,
chất thải y tế 1%, và chất thải công nghiệp chiếm 55%. Mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn chất
thải rắn phát sinh và dự báo rằng số lượng nầy tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ
sắp đến. Quá trình đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, hiện đại hóa các cơ

sở y tế sẽ làm tăng đáng kể lượng chất thải độc hại phát sinh. Và nếu không xử lý một cách
phù hợp sẽ có khả năng gây ra ảnh hưởng quan trọng dến sức khỏe con người và môi trường
(Bộ KH, CN& MT, 2004).
Chất thải y tế trên nguyên tắc phải được đốt ở các lò đốt trong bệnh viện, nhưng thực tế thì
không được như thế. Thí dụ ở Hà Nội có 36 bệ
nh viện mà chỉ có một bệnh viện có lò đốt mà
thôi. Và chất thải nầy dĩ nhiên cũng được đổ vào các bãi rác sinh hoạt gia cư.
Phế thải rắn công nghiệp, cũng giống như tình trạng của chất thải y tế là đi vào các bãi rác sinh
hoạt. Theo báo cáo của Bộ KH, CN& MT (2004), cả nước có 465 cơ sở gây ô nhiễm quan
trọng cần phải xử lý tức khắc. Vài con số vế chất thải công nghiệp để có thêm khái ni
ệm về
tình trạng CTR ở Việt Nam. Hiện tại, cty ciment Hà Tiên ở Thủ Đức chứa trên 30 tấn PCBs,
một hóa chất dioxin tương đương, số lượng chất thải rắn trung bình được thải ra hàng năm ở
TpHCM trên 45 ngàn tấn, tỉnh Đồng Nai, gần 35 ngàn tấn, Tp Hà Nội 18 ngàn tấn
Theo số liệu thống kê của 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng và thành phố Hồ
Chí Minh, tổng lượng chất thả
i rắn công nghiệp chiếm 15 - 26% của chất thải rắn thành phố.
Trong chất thải rắn công nghiệp có khoảng 35- 41% mang tính nguy hại. Thành phần của
chất thải công nghiệp nguy hại rất phức tạp, tuỳ thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản phẩm
tạo thành của từng công nghệ và dịch vụ có liên quan (Niên giám thống kê, 2005).


VI.2 TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Từ thu
ở sơ khai con người đã biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu cuộc
sống của mình, đến khi các loại tài nguyên thiên nhiên đó không còn giá trị sử dụng thì con
người sẽ bỏ đi. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng nhiều, chất lượng cuộc sống
được nâng cao thì lượng rác thải ra cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển đó. Đất hẹp, người
đông, lượng rác thải lớ
n đã làm ảnh hưởng trực tiếp môi trường và sức khỏe con người,
những tác động tiêu cực mà rác thải mang đến cho con người và môi trường khi nó chưa
được quản lý và xử lý tốt (Hình 6.5). Rác thải sẽ gây ùn tắc giao thông, cản trở thoát nước đô
thị, là nơi tập trung nhiều vi sinh vât gây bệnh cũng như nơi trú ẩn của sinh vật và ký chủ
gây bệnh (WHO, 1995) Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộ
ng đồng mất mỹ quan đô thị. Đây
cũng chính là nguồn gây ô nhiễm đất và không khí. Hiện nay, việc thu hồi và tái chế rác ở
các khu vực đô thị nói chung đều mang tính tự phát, những vật liệu có thể bán được ở xe
trung chuyển, thùng rác công cộng được công nhân, những người bới rác, trẻ em đường phố
xốc lượm lại. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa cộng đồng và ch
ắc
chắn có ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của những người thường xuyên mỗi ngày
phải tiếp xúc với chất thải rắn sinh họat đặc biệt là chất thải bệnh viện

130











Hình 6.5 Tác động của việc xử lý chất thải rắn không hợp lý
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ & CTV, 2001)
VI.2.1 Sức khoẻ cộng đồng
Từ việc thải các chất hữu cơ, xác chết các loài động vật qua những trung gian truyền bệnh sẽ
gây nên nhiều bệnh tật nhiều lúc trở thành dịch bệnh. Ảnh hưởng của CTR đối với sức khỏe
con nguời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua đường hô hấp và qua da, ngoài ra khi CTR
xâm nhiễm vào MT có thể ảnh hưởng đến sức khỏ qua chuỗi thức
ăn (Hình 6.6)

Hình 6.6 Sơ đồ tác hại chất thải rắn đối với sức khoẻ con người.
Môi trường không khí
Rác thải (Chất thải rắn)
- Sinh hoạt
- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, )
- Thương nghiệp
-
T
ái
ch
ế
Nước mặt
Nước ngầm Môi trường đất
Người, động
v
ật
Bụi,CH
4

, NH
3
, H
2
S, VOC
Qua
đường

hấp
Qua chuỗi
thực phẩm
Ăn uống, tiếp xúc qua da
Kim loại nặng,
chất độc
Các tác động của xử lý
chất thải không hợp lý
Môi trường
xấu
Làm hại sức
khỏe con người
Tạo môi trường
dịch bệnh
Tạo nếp sống
kém văn minh
Gây ùn tắc
giao thông
Làm mất mỹ
quan đô thị
Hạn chế kết quả
sản xuất kinh

doanh
Tác động xấu đến
du lịch văn hóa

131
VI.2.2 Ô nhiễm môi trường đất do rác thải
Rác trong môi trường đất phân huỷ ở hai dạng yếm khí và hiếu khí. Khi có ẩm độ thích hợp,
rác thải sẽ phân huỷ cho ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng nên các chất khoáng
đơn giản, H
2
O và CO
2
. Trong điều kiện yếm khí, sản phẩm cuối cùng của rác chủ yếu là CH
4
,
H
2
S và CO
2
gây độc cho môi trường. nhờ khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm các
chất từ rác không trở thành ô nhiễm. nhưng với lượng rác quá lớn, môi trường đất sẽ trở nên
quá tải và gây ô nhiễm môi trường (Hình 6.7). Ngoài ra, các kim loại nặng và các chất độc
trong rác sẽ theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nước ngầm.













Hình 6.7 Môi trường đất bị ô nhiễm do bải rác lộ thiên (Bùi Thị Nga, 2004)

VI.2.3 Ô nhiễm môi trường nước do rác thải
Các loại rác hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân huỷ nhanh chóng. Phần nổi lên mặt
nước sẽ có quá trình khoáng hoá chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm trung gian; sau đó cho ra
sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ bị phân huỷ yếm khí
tạo ra các hợp chất trung gian và cho ra các sản phẩm cuối cùng là CH
4
, H
2
S, H
2
O và CO
2
.
Tất cả các sản phẩm trung gian gây mùi thối và các độc chất, bên cạnh đó còn có vi trùng và
siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước (Hình 6.8).

132

Hình 6.8 Môi trường nước ô nhiễm do rác thải được vứt xuống sông (Bùi Thị Nga & ctv, 2008)
Ngoài ra, rác thải nếu là những chất kim loại thì chúng sẽ gây nên hiện tượng ăn mòn trong
môi trường nước, quá trình oxy hoá của các chất này sẽ gây nhiễm bẩn nước. Những chất
độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ sẽ gây nguy hiểm rất lớn đối với con người và các
loài thuỷ sinh vật.


VI.2.4 Ô nhiễm môi trường không khí do rác thải
Rác thải có các bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Có những
chất có khả năng thă
ng hoa, phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường trực tiếp. Trong
điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp (nhiệt độ 35
0
C, ẩm độ 70-80%) sẽ có qúa trình biến
đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật, kết quả tạo ra những chất khí H
2
S, CO, CH
4
, NH
3
, H
2
,
với hàm lượng cao sẽ gây nên ô nhiễm môi trường không khí. Trong đó khí sinh ra chủ yếu
ở các bãi rác là CH
4
và CO
2

Ngoài những tác hại của rác đối với môi trường đất, nước, rác còn gây nên những ảnh
hưởng khác như làm mất vẻ mỹ quan ở các khu công cộng và đô thị, gây cản trở dòng chảy
làm ứ đọng nước ở khu dân cư và là nơi cư trú của các vi sinh vật gây bệnh (Hình 6.9).

133

Hình 6.9 Rác thải được người dân vứt bừa bải trên đường phố(Bùi Thị Nga & ctv, 2007)


VI.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Trên nguyên tắc tất cả các thể loại chất thải độc hại rắn trên cần phải được xử lý và hiện nay
ở Việt Nam chưa có một cơ sở nào có hệ thống xử lý chất thải rắn cũng như không có một
nhà máy chuyên về xử lý hóa chất độc hại. Xây dựng các cơ sở xử lý ở các trung tâm lớn
hay các đô thị có nhiều khu công nghiệp. Các cơ sở chỉ phải mang chất thải rắn cần xử lý
cho một nhà máy xử lý trung ương và chi phí được chiết tính tùy theo tiêu chuẩn về mức độ
độc hại của từng loại phế thải từ những công nghệ khác nhau.
Trước hết Việt Nam cần phải phân lọai theo tiêu chuẩn độc hại các phất thải rắn để từ đó cán
bộ quả
n lý và chủ các cơ sở có văn bản rõ ràng để thực thi luật lệ. Thiết lập những nhà máy
xử lý phế thải rắn và hoàn chỉnh bộ luật về sự phân loại mức độc hại của phế thải.

VI.3.1 Thu gom
Theo Trần Hiếu Nhuệ & CSV (2001) thì thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ
nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử

lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Dịch vụ thu gom rác thải thường được chia ra
thành hai loại: thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp.
- Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu): rác thải được thu gom từ nguồn phát sinh ra nó
(nhà ở, cơ sở thương mại, ) và chở đến các bãi chứa chung, các điểm hẹn hoặc bãi
chuyển tiếp, do đó thu gom sơ cấp sẽ cần đến trong mọi hệ thống thu gom và vận
chuyển. Th
ường thì hệ thống thu gom sơ cấp sử cấp sử dụng xe chở rác nhỏ, xe kéo
tay để thu gom rác. Quá trình này có thể ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân cũng
như mỹ quan đô thị và hậu quả của các công đoạn sau đó.

×