Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.35 KB, 19 trang )


39
của 3 khu vực này chiếm 90% số dân tăng của toàn thế giới. Năm 1999 Châu Phi có RNI
=2,5%, Châu Mỹ La Tinh có RNI = 2,1%, Châu Á = 1,5%.

III.2.3 Sự phát triển và gia tăng dân số của Việt Nam
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 1999, dân số Việt Nam là 76,3 triệu
người, tăng 11,9 triệu so với tổng điều tra dân số 01/4/1989. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng
năm thời kỳ 1989-1999 là 1,7%, giảm 0,5% so với thời kỳ 1979-1989; số con trung bình của
m
ột phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm nhanh, từ 3,8 con năm 1989 xuống còn khoảng 2,3
con năm 1999 và có thể đạt mức sinh thay thế (khoảng 2,1 con trên một phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ) vào năm 2005. Những con số này khẳng định kết quả giảm nhanh mức sinh trong
thập kỷ qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện chiến lược DS - KHHGĐ đến năm 2000 theo
tinh thần Nghị quyết Hộ
i nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính
sách DS- KHHGĐ. Kết quả đạt được của chương trình DS- KHHGĐ Việt Nam đã góp phần
đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống và tăng thu nhập bình quân đầu người (GDP) hàng năm trong thập kỷ qua.
Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng qui mô dân số Việt Nam vẫn ngày một lớ
n do số dân
tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Từ nay đến năm 2010, trung bình mỗi năm
dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu người. Vấn đề dân số bao gồm quy
mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn đối với sự phát
triển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cả hiện tại và trong t
ương lai.
Trong điều kiện kinh tế- xã hội Việt Nam ở thập kỉ đầu của thế kỷ 21, khi mức sinh đạt gần
mức thay thế, muốn duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc, thì không thể chỉ tập trung giải
quyết vấn đề qui mô dân số như trong thời gian qua, mà cùng với giảm sinh phải giải quyết
đồng bộ, từng bước, có trọng điểm các vấn đề v
ề chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố dân


cư theo định hướng "Dân số - sức khoẻ sinh sản và phát triển".

Hình 3.1 Gia tăng dân số ở Việt Nam (nguồn:kinhte.com)

40
Dân số nước ta ngày một tăng nhanh, do vậy vấn đề dân số là lâu dài và cấp bách trong
chính sách của một quốc gia. Dân số nước ta trẻ, do vậy tiềm năng gia tăng dân số rất cao
45% dân số sống phụ thuộc (về mặt lý thuyết phải dựa vào người lao động) nên phải đầu tư
cao cho việc ăn uống và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Mặc dầu đã hết sức cố gắ
ng, song việc
chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em thấp nhất Châu Á nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta lại cao
nhất ở Châu Á (Phạm Thị Ngọc Trầm, 1997).

III.3 QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
III.3.1 Gia tăng dân số và lương thực thực phẩm
Lương thực thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Nhu cầu này được
thể hiện ở
2 mặt: số lượng và chất lượng. Nó thay đổi tuỳ theo giới, độ tuổi và mức độ lao
động. Nhu cầu năng lượng cần cung cấp cho cơ thể con người hàng ngày và khả năng đáp
ứng được ở từng nước khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ sản xuất của
xã hội, năng lực lao động của từng người, vào quy mô gia đình và sự phát triển dân số
.
Lương thực thực phẩm cùng với chế độ ăn uống, khẩu phần và cơ cấu buổi ăn là những yếu
tố cơ bản tạo ra dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể con người: protit, lipit, các loại vitamin và
muối khoáng trong đó đạm (protit) là một tiêu chí quan trọng nói lên mức sống của một gia
đình, một cộng đồng, một quốc gia. Theo tiêu chí trên thì mức sống cuả nhân dân ở các vùng
có sự cách biệt r
ất lớn:
a) Trên thế giới: theo FAO nếu RNI tăng lên thêm 1% thì lương thực thực phẩm phải tăng
gấp 3 lần mới đủ mức duy trì sản xuất, có quỹ an toàn lương thực. Tính chung trên bình

diện quốc tế hàng năm thế giới sản xuất ra được 1,7 tỷ tấn lương thực / 6 tỷ người = 300
kg/người. Từ thập niên 60 các nước đang phát triển đã tiến hành cuộc cách mạng xanh. Tới
n
ăm1985 Ấn độ mới thoát đói. Như vậy nếu: RNI cuả toàn thế giới là 1,4%, thì số dân tăng
lên hàng năm là 77 triệu (một năm thế giới phải sản xuất thêm 25 triệu tấn mới đủ lương
thực đảm bảo cho cuộc sống của số người tăng thêm.
b) Việt Nam: đã thoát đói năm 1989, sau khi trả lại ruộng đất cho nông dân, chỉ một năm sau
VN đã có gạ
o xuất khẩu và đạt bình quân 300 kg lương thực/người/năm. Hiện VN sản xuất
được khoảng 40/ năm triệu tấn lương thực quy thóc và đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Chúng ta đã đảm bảo được lương thực ăn, có quỹ cho chăn nuôi và tái đầu tư nhưng do lưu
thông kém nên từng vùng vẫn đói.
Tóm lại 1/3 số người trên trái đất thiếu ăn trong đó có 500 triệ
u người thiếu thường xuyên.
Thiếu ăn, suy dinh dưỡng làm cho sức khoẻ kém, bệnh tật nhiều, tuổi thọ trung bình thấp,
năng suất lao động giảm. Nếu ở nước ta RNI vẫn tiếp tục tăng cao thì bình quân lương thực/
người sẽ tiếp tục giảm không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

III.3.2 Gia tăng dân số và tài nguyên - môi trường
Hiện nay số lượng dân hơn 5 tỷ của trái đất
đã trở nên quá tải đối với khả năng cung ứng cuả
môi trường tự nhiên. Người tăng nhưng đất không tăng, khả năng sản xuất của trái đất là có
hạn, khả năng của môi trường chịu đựng những tác động của con người cũng là có hạn. Nếu

41
ngày hôm nay chúng ta khai thác đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi
trường, thì không chỉ chúng ta, mà cả các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ không
còn gì để sống và phát triển (Nguyễn Văn Ngừng, 2004).
Con ngưới phải khai thác các loại tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày (tạo ra
chất thải ngày một nhiều), thông qua hoạt động của mình con người làm cho môi trường bị ô

nhiễm nặng nề. Trong quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm có khuynh hướng làm giảm
đ
i sự đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Dân số càng tăng, môi trường bị ô
nhiễm càng nhiều.
Gia tăng dân số đã gây sức ép về tài nguyên, việc làm và quỹ đất và vấn đề an sinh xã hội và
sinh kế cho những vùng đông dân cư mà cơ sở hạ tầng và mức sống trong vùng còn thấp là
đièu cần được quan tâm hiện nay. Ở Hà Nội do hạ tầng phát triển nhanh, dân số tăng
nhanh… đó là nh
ững yếu tố có thể biến Hà Nội thành “đảo nhiệt” trong tương lai gần. Kết
quả theo dõi sau nhiều năm của các nhà khoa học tại Trung tâm KH&CN Khí tượng Thủy
văn và Môi trường cho thấy, nhiệt độ chênh lệch của Hà Nội so với các vùng phụ cận lên
đến 0,5
0
C (PGS.TS. Lê Đình Quang, Báo Khoa học và Phát triển ngày 13/12/2008)


Hình 3.2 Gia tăng dân số cùng với việc sử dụng quá nhiều phương tiện giao thông –
nhiệt độ của Hà Nội tăng cao
(nguồn:kinhte.com).
Theo các nhà khoa học thì chiến tranh, đói kém, dịch bệnh, suy thoái môi trường, xét cho
cùng, đều bắt nguồn từ tăng dân số. Thật vậy, dân số tăng dễ dẫn đến khai thác tài nguyên
cạn kiệt, và khi tài nguyên không đủ chi dùng, người ta bắt đầu tìm kiếm chúng ở ngoài
phạm vi sở hữu của mình, dẫn tới tranh giành, đánh nhau. Dân số đông, khó phát triển dân
trí và kinh tế, đời sống đói nghèo, lạc hậu, người ta rất dễ vì cái ăn mà phá huỷ môi tr
ường.
Nghèo đói thường đi liền với mất vệ sinh, thiếu phòng bệnh, nên dễ ốm đau. Dịch bệnh phát
ra mà không có tiền và biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn thì sẽ lây lan nhanh chóng. Nghèo
khó cũng dẫn đến hạn chế trong việc lựa chọn các công nghệ mang tính bảo vệ môi trường
cao, làm cho môi trường dễ bị ô nhiễm hơn.


42
Dân số tăng nhanh, tài nguyên suy giảm, môi trường ô nhiễm đang là những vấn đề bức xúc.
Gia tăng dân số đang gây ra các áp lực từ các nguồn chất thải làm cho tình trạng ô nhiễm
môi trường tiếp tục gia tăng:
- Gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất
thải nguy hại
- Khai thác triệt để dễ gây cạn kiệt tài nguyên hậu quả
là suy thoái môi trường trầm trọng.
- Dân sô tăng quá nhanh do đó một số nhu cầu tối thiểu không được thỏa mãn: nhu cầu về
nhà ở, việc làm, dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nước sạch và hạ tầng kỹ thuật

III.3.3 Gia tăng dân số và giáo dục
Giáo dục là một trong những chỉ số cơ bản nói lên chất lượng của cuộc sống. Trình độ học
vấn c
ủa mỗi nước phản ánh mức độ phát triển của quốc gia, cũng như trình độ văn minh của
nước đó. Trình độ học vấn cao là điều kiện rất quan trọng để con người phát triển toàn diện,
dễ thích ứng với điều kiện phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Tác động tiêu cực của
phát triển dân số quá nhanh đối với giáo dục biểu hi
ện ở một số khía cạnh sau:
- Xã hội không có điều kiện và khả năng đầu tư thích đáng cho giáo dục nên tình trạng
dân trí thấp. Ở những nước có nền kinh tế phát triển cao, chi phí cho giáo dục chiếm
từ 5 -7% GNP. Ớ những nước đang phát triển do nền kinh tế thấp kém, dân số tăng
nhanh nên chi phí cho giáo dục chiếm khoảng 3 % GNP.
- Dân số tăng nhanh đã ảnh hưởng đến giáo dục c
ả về số lượng lẫn chất lượng. Trên
Thế giới hiện nay có 27% số dân từ 18 tuổi trở lên mù chữ. Các nước đang phát triển
có số dân > 15 tuổi mù chữ chiếm 37%, số người mù chữ tập trung chủ yếu ở Châu
Phi và Châu Á.
- Ở nước ta số học sinh cấp 1 đã tăng lên nhiều nhưng vẫn còn 15% trẻ em chưa được
đến trường chủ yếu tập trung ở vùng núi, Tây nguyên và ÐBSCL.



III.3.4 Gia tăng dân số và sức khoẻ cộng đồng
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng gần 80
triệu người. Và cứ tiếp tục như vậy, dự báo đến năm 2050, dân số thế giới sẽ vượt qua 9 tỷ
người. Điều đáng quan tâm là ước tính, mỗi năm có hơn một nửa triệu phụ nữ bị tử
vong do
sinh đẻ và những tai biến trong quá trình thai nghén. Trung bình cứ một phụ nữ chết thì có
khoảng 20 phụ nữ khác phải chịu những tai biến sản khoa nghiêm trọng, làm giảm chất
lượng cuộc sống phụ nữ và gia đình của họ. Đây là bất cập lớn của các nước trên toàn thế
giới cũng như ở Việt Nam. Thật vậy, dân số tăng nhanh lại tập trung ở nhiều nướ
c nghèo
(trong đó có Việt Nam), điều kiện dinh dưỡng hạn chế, khả năng phòng chống bệnh tật của
cơ thể giảm sút, tỷ suất mắc bệnh tăng lên. Suy dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng thiếu
protein – năng lượng) ở mức cao và rất cao ở những nước này. Thực tế ở nước ta, nơi mật
độ dân số cao như tại các thành phố lớn thì mức độ
ô nhiễm môi trường cao và phát sinh
nhiều tệ nạn xã hội, bệnh tật nguy hiểm đòi hỏi những chi phí lớn mới có thể khống chế
được. Tiêu biểu như các bệnh truyền nhiễm và căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đang là mối đe

43
dọa cho sức khỏe của cả cộng đồng. Tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân
nhiễm HIV trong đó có cả bệnh lao đang là vấn đề hết sức nan giải. Do thói quen dùng thuốc
không theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc ngày càng phổ biến nên vấn đề kháng
thuốc trong điều trị cũng cần phải xem xét, nhất là ở những thành phố lớn, nơi ngườ
i dân dễ
dàng mua thuốc tại các nhà thuốc tư nhân (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1997).
Nói tóm lại, dân số tăng nhanh không kiểm soát được là tiền đề dẫn đến tình trạng quá tải
đối với hệ thống y tế do hệ thống y tế không thể phát triển đáp ứng kịp với lượng dân số gia
tăng. Tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém hơn, chất lượng phụ

c vụ không đảm bảo
do quá tải là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, hay nói cách
khác là chất lượng dân số vì thế sẽ bị giảm sút.

III.3.5. Đô thị hóa và gia tăng dân số
Gần 150 năm trước, trào lưu đô thị hóa bắt đầu ở Châu Âu, lan sang Châu Mỹ những năm
cuối thế kỷ 19 và Châu Á là những năm 60, 70 thế kỷ 20. Đây chính là h
ệ quả tự nhiên của
quá trình hiện đại hóa đất nước qua cuộc cách mạng công nghiệp. Trước đó sự chuyển biến
các chức năng đô thị thời kỳ giao lưu hàng hóa, tiền tệ đã xuất hiện hàng loạt nhà ga mới, hệ
thống hạ tầng giao thông, điện nước, các phương thức xây dựng mới và vật liệu bê-tông, sắt,
thép với các chủ đầu tư mớ
i, làm thay đổi bộ mặt của đô thị, kiến trúc thế giới. Chỉ trong thế
kỷ 20, các nước phát triển đã chuyển gần như 80, 90% số dân cư trú từ nông thôn sang cư trú
ở đô thị, đưa số người sống trong đô thị hiện nay chiếm tỷ lệ 50% dân số của trái đất (hơn 3
tỷ người chỉ trong một thế kỷ). Trong trào lưu đô thị hóa, không có đi
ểm khởi đầu rõ ràng
nhưng chính cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển hóa cả thành thị và nông thôn một cách
sâu sắc và toàn diện. Khác với nước ta, nhiều nước phát triển có cả hàng trăm năm để xây
dựng nếp sống, văn minh đô thị. Họ có đô thị với những cư dân đã quen đi làm theo thời
gian biểu của nhà máy, công xưởng và đi lại bằng các phương tiện công cộng. Họ quen vớ
i
các chức năng chung của đô thị và coi trọng giá trị công ích của đô thị hơn lợi ích cá nhân và
hình thành văn hóa đô thị trong nhiều thế hệ. Chưa cần phân tích sâu nguyên nhân dẫn tới
hiện tượng này nhưng ai cũng nhận thấy đô thị ở ta càng phát triển thì càng bộc lộ nhiều yếu
kém, gây tác hại lâu dài, với các căn bệnh của đô thị như giao thông, nước thải sinh hoạt, di
dân tự
do, xây dựng không phép và nhất là công tác hoạch định đô thị chưa thật sự được
quan tâm hàng đầu (Bùi Thị Nga, 2006). Nhìn chung, quy hoạch đô thị ở ta hiện nay chưa
phải là phục vụ nhu cầu và thói quen của đại bộ phận dân cư, và thiếu tính hệ thống và điều

tiết chung giữa các bộ phận đô thị.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2004, mỗi năm có khoảng 1 triệ
u người nhập cư vào các
thành phố. Riêng TP Hồ Chí Minh, trong khi dân số là 6.109.251 người, dân nhập cư chiếm
28,9%, chưa kể số người nhập cư không chính thức. Ðến năm 2020 số dân Việt Nam sẽ tăng
khoảng hơn 100 triệu và trong đó 70% khoảng 70 triệu người sẽ sống trong các đô thị.

III.3.6 Dân số và chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống là một phạm trù xã hội, khó định l
ượng mang tính chất xã hội và triết
học bao gồm mức sống và lối sống. Mỗi một giai tầng trong xã hội có một quan niệm riêng
về chất lượng cuộc sống. Khái niệm này thay đổi tuỳ theo quan niệm về văn hóa xã hội, mỗi

44
cộng đồng và của từng cá nhân trong một giai đoạn nhất định của xã hội. Chất lượng cuộc
sống là đặc trưng cơ bản cuả một xã hội văn minh có trình độ phát triển cao về nhiều mặt.
Dựa vào tiêu chí trên có thể chia chất lượng cuộc sống thành 2 nhóm cơ bản: tinh thần và vật
chất. Do vậy, chất lượng cuộc sống là điều kiện sống đượ
c cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo
dục, dịch vụ y tế, lương thực thực phẩm, vui chơi giải trí cho mọi người để thoả mãn nhu
cầu ngày càng cao của họ về những vấn đề trên (Hordijk, 2001). Giữa dân số và chất lượng
cuộc sống có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu dân số được phát triển một cách hợp lý
thì chất lượng cuộc sống có điều ki
ện được đảm bảo và nâng cao. Ngược lại nếu dân số tăng
quá nhanh sẽ gây sức ép lên chất lượng cuộc sống dẫn đến vòng luẩn quẩn cuả sự suy thoái
do gia tăng dân số quá nhanh, quá sức chịu đựng cuả nền kinh tế và nguồn tài nguyên và sức
sản xuất (David, 1996).
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các
khía cạnh:
- Sứ

c ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm,
sản xuất công nghiệp v.v
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự
nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữ
a các nước công nghiệp hoá và các nước
đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu
phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị
và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn
đến sự di dân ở mọi hình thức.
- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị
làm cho
môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp
nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi
trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô
thị ngày càng khó khăn.
-
III.4. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM
Việc gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới hiện nay là một vấn đề mang tính toàn cầu. Việ
c
bùng nồ dân số ở các nước đang phát triển, việc di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, tốc độ đô
thị hoá rất cao và sự xuống cấp của môi trường là những nguyên nhân làm cho sự phát triển
của xã hội kém bền vững. Rất nhiều hội nghị, hội thảo đã đề cập đến RNI. Do vậy, mỗi quốc
gia có nhiệm vụ soạn thảo chính sách dân số riêng cho đất n
ước mình. Chính sách dân số là
một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính sách của một quốc gia. Toàn bộ các
chính sách này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và cả quốc gia.
Ở nước ta ngay từ những năm 1960 đã đề ra cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch nhằm hạn
chế sự gia tăng dân số và xem chính sách dân số là quốc sách. Chính sách này không chỉ

nhằm giải quyết những vấn đề
sinh đẻ mà còn hướng vào những vấn đề tư tưởng, tâm lý, y
tế, sức khoẻ để tạo ra những suy nghĩ và hành động cho phù hợp với những vấn đề dân số.

45
Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là khâu quan trọng nhất trong chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế đất nước. Trong những năm qua chính sách dân số của ta bao gồm:
- Hạ tỷ lệ sinh xuống còn 1,4% .
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
Nhằm để thực hiện tốt chính sách dân số cần phải tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng hiểu
được ảnh hưởng của việc gia t
ăng dân số đối với môi trường, tài nguyên và đến chất lượng
cuộc sống của xã hội. Do vậy công tác giáo dục dân số (GDDS) cho tầng lớp trẻ nhất là sinh
viên và học sinh là đặc biệt quan trọng với mục tiêu là giúp cho học sinh, sinh viên có cơ sở
khoa học và kỹ năng về vấn đề dân số để góp phần tích cực và thiết thực vào việc xây dựng
cuộc sống văn minh hạnh phúc cho cộng đồng, xã hộ
i, cũng như nâng cao nhận thức cho
từng gia đình và mỗi cá nhân. Do vậy trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi sinh viên, học sinh
thông hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình dân số hiện nay ở nước ta và trên thế giới,
đánh giá đúng đắn mối quan hệ giữa GTDS với các yếu tố kinh tế xã hội và ảnh hưởng cuả
nó đối với cuộc sống hiện tại, hạnh phúc tương lai cuả
mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Nội
dung của công tác GDDS là:
- Xây dựng gia đình với qui mô nhỏ để có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống
(CLCS) về các mặt: lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng, quần áo, nhà ở, y tế, điều
kiện học tập, vui chơi giải trí và chăm sóc con cái.
- Chậm kết hôn: thuyết phục, động viên nam nữ thanh niên chậm kết hôn để đảm bả
o
sự phát triển nhân cách của bản thân, gia đình và xã hội. Sở dĩ như vậy, vì sẽ tạo cho
gia đình có qui mô nhỏ, vợ chồng có điều kiện học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ

về mọi mặt, nghề nghiệp vững vàng thu nhập cao. Nữ từ 24 tuổi trở lên mới có đủ tố
chất để làm mẹ và có đủ điều kiện tốt nhất để ch
ăm sóc con cái.
- Tư cách và ý thức trách nhiệm làm cha mẹ: khi bước vào cuộc sống gia đình cần
chuẩn bị cho mình có đầy đủ tư cách, có phẩm chất và năng lực tối thiểu bước đầu
cuả những người làm cha mẹ để chăm sóc giáo dục con cái trở thành những người
công dân tốt.

III.5. CHIẾN LƯỢC VỀ DÂN SỐ
Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được chính ph
ủ phê duyệt ngày
22/12/2000, trong đó khẳng định rõ quan điểm: công tác dân số là bộ phận quan trọng của
chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc
sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định cũng chỉ
rõ đầu tư cho công tác dân số là đầu tư
cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp, gián tiếp rõ rệt. Nhà
nước đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng
đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Chương trình dân số cần đẩy mạnh giáo dục truyền
thông dân số
và phát triển, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với
công tác dân số để nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền
vững của đất nước. Chiến lược dân số được thực hiện trong 2 giai đoạn:

46
- Giai đoạn I (2001-2005) tập trung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt
tập trung vào những vùng có mức sinh cao, nhằm đạt mức sinh thay thế bình quân vào năm
2005. Bước đầu triển khai những mô hình và giải pháp thí điểm về nâng cao chất lượng dân
số. Tập trung các hoạt động tuyên truyền để chuyển đổi hành vi sinh sản và cung cấp dịch vụ

chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế ho
ạch hoá gia đình ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo,
miền núi có mức sinh cao thông qua việc tổ chức chiến dịch lồng ghép. Xây dựng cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân số trên cơ sở mở rộng các mô hình thí điểm đã tiến hành có hiệu quả.
- Giai đoạn II (2006-2010): thực hiện đồng bộ các nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế
hoạch hoá gia đình nhằm duy trì mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc. Ti
ếp tục hoàn
thiện và mở rộng các mô hình can thiệp và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số.
Kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên phạm vi toàn quốc.

III.5.1 Những định hướng lớn của chiến lược dân số 2001- 2010
Chiến lược dân số 2001-2010 là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-
2010. Bước vào đầu thế kỷ 21 sẽ có nhiều chiế
n lược khác nhằm phát huy nhân tố con người
cùng được thực hiện, như chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, chiến lược chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ nhân dân, chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản v.v Cho nên, chiến lược dân
số 2001-2010 chỉ tập trung giải quyết các nhiệm vụ, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài
thuộc lĩnh vực dân số nhằm góp phần thực hiện chiến l
ược phát triển kinh tế - xã hội 2001-
2010 và các chiến lược khác. Căn cứ vào bối cảnh kinh tế - xã hội, những thách thức của vấn
đề dân số đối với sự phát triển bền vững và định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001-2010, Chiến lược dân số 2001-2010 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Tiếp tục giảm sức ép của sự gia tăng dân s
ố nhằm sớm ổn định qui mô dân số ở
mức hợp lý.
- Giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm từng yếu tố của chất lượng, cơ cấu
dân số và phân bố dân cư để nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh và tài sản vô
giá của đất nước cho cả hiện tại và các thế hệ mai sau.
- Xây d
ựng và kiện toàn hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tận dụng thế mạnh

của yếu tố dân số và lồng ghép yếu tố dân số trong việc hoạch định chính sách và lập
kế hoạch.

III.5.2 Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010
1. Phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người (HDI) từ 0,664 điểm năm 1998 lên mức
trung bình tiên tiến so với thế giới, khoảng 0,700- 0,750 điểm. Trong đó: nâng tuổi
thọ trung bình của dân số từ 66,4 tuổi của năm 1998 lên 71 tuổi; tăng số năm trung
bình đi học từ 6,2 năm của năm 1998 lên trên 9 năm trên cơ sở phổ cập phổ thông
trung học cơ sở; tăng GDP bình quân đầu người lên gấp đôi so với hiện nay.
2. Nâng chỉ số phát triển giới (GDI) từ 0,668
điểm, năm 1998 lên 0,700 điểm. Hạ tỷ lệ
suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 36,7% năm 1999 xuống còn 25%.

47
3. Giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV/AIDS. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật do các bệnh
di truyền và ảnh hưởng của chất độc màu da cam Đến năm 2005, cơ bản xóa hộ đói
và giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn hiện nay của Việt Nam) từ 10% năm 2000
xuống còn 5%; đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Tỷ lệ thất nghiệ
p thành
thị không vượt qúa 5% (hiện nay là 7%).
4. Tăng thời gian lao động ở nông thôn từ 70% như hiện nay lên 80%- 85%. Tỷ lệ người
lao động đã qua đào tạo tăng lên khoảng 40% (hiện nay khoảng 20%).
5. Phần lớn dân cư được đăng ký theo các chỉ tiêu của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư. Đáp ứng nhu cầu sử dụng các thông tin dữ liệu dân cư trong việc hoạ
ch định
chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm từ
35-40%. Đảm bảo 75% số người di dân tự do có đăng ký.

III.5.3 Các giải pháp thực hiện
Các giải pháp thực hiện chiến lược về dân số được chia thành 3 nhóm: nhóm giải pháp tiên

quyết bao gồm (1) giải pháp lãnh đạo, tổ chức và quản lý; (2) nhóm giải pháp cơ bản gồm
các giải pháp truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi, chă
m sóc sức khỏe sinh sản & kế
họach hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ), tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới, xã hội
hóa và cơ chế chính sách. (3) nhóm giải pháp điều kiện gồm các giải pháp nâng cao chất
lượng thông tin dữ liệu dân cư, tài chính và hậu cần, đào tạo và nghiên cứu.
III.5.3.1 Lãnh đạo, tổ chức và quản lý
Kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác dân số ở các cấp,
đặc biệt là ở
cấp cơ sở để đảm bảo tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình dân số và phát
triển. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác
dân số. Thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân số theo chương trình mục
tiêu, phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan nhà nướ
c và tổ chức tham gia
công tác dân số. Giải pháp cụ thể:
- Kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác dân số từ trung ương
đến địa phương để đạt được mục tiêu của Chiến lược dân số 2001-2010. Kiện toàn hệ
thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở phù hợp với sự chuyển hướng toàn diện về
nội dung c
ủa chương trình và yêu cầu cải cách hành chính. Thực hiện tốt cả hai chức
năng quản lý nhà nước và điều phối các hoạt động thuộc lĩnh vực dân số và
SKSS/KHHGĐ. Bổ sung và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống
Uỷ ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
mới. Nâng cao chất lượng cán bộ
, quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách
theo hướng chuyên nghiệp hoá, có năng lực quản lý và điều hành chương trình dân số
và SKSS/KHHGĐ.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính quyền đối với công tác dân số.
Tổ chức Đảng và Chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo qua việc ban hành các
nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động và các văn bản khác để triể

n khai công
tác dân số với những mục tiêu và cách làm cụ thể phù hợp với đặc điểm của địa
phương, của mỗi ngành. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và

48
phân công cán bộ chủ chốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số ở địa phương.
Các chỉ tiêu về dân số cần được lồng ghép vào việc hoạch định chính sách và lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành và các địa phương.
- Phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành theo
nguyên tắc: Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng luật, pháp lệnh, chi
ến lược, chính
sách, chương trình hành động, các hướng dẫn triển khai, tạo nguồn lực; giám sát,
đánh giá việc thực thi luật, pháp lệnh, chính sách. Địa phương chịu trách nhiệm triển
khai thực hiện luật, pháp lệnh, chính sách, chương trình hành động, chịu trách nhiệm
việc tổ chức thực hiện các hoạt động dân số và gia đình, sử dụng kinh phí và kết quả,
hiệu quả thực hiện mục tiêu.
- Phân bổ công khai toàn b
ộ nguồn lực, tập trung cho cơ sở, tăng hiệu quả sử dụng.
Căn cứ vào chương trình mục tiêu, định hướng, hướng dẫn của các cấp có thẩm
quyền và điều kiện thực tế của địa phương, các cấp cơ sở xây dựng kế hoạch và báo
cáo lên cấp trên xem xét, cân đối phê duyệt. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để
đảm bảo nguồn lực được sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu và tiết kiệm.
- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá có căn cứ khoa học và quản lý thống nhất nguồn
lực đầu tư cho chương trình. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ báo đánh giá, đặc
biệt là các chỉ báo đánh giá chất lượng chương trình để xử lý và cung cấp đầy đủ,
chính xác, kịp thờ
i những thông tin cần thiết, phục vụ cho việc chỉ đạo, điều phối các
hoạt động của chương trình dân số. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong
việc sử dụng thông tin để đánh giá hiệu quả, mức độ tác động của chương trình dân
số đối với các chương trình kinh tế - xã hội.

III.5.3.2 Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi
Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vữ
ng về dân số, SKSS/KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ,
chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chú trọng
loại hình tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam
giới, thanh niên và người chưa thành niên. Tập trung hoạt động truyền thông vào những
vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn và những đối t
ượng còn nhiều hạn chế về
nhận thức. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục dân số trong và
ngoài nhà trường. Giải pháp cụ thể:
1. Thực hiện đồng bộ các hoạt động truyền thông với nội dung, hình thức phù hợp với đặc
điểm, trình độ của từng nhóm đối tượng để nâng cao nhận thức, tạo nhu cầu và tăng số
người thay đổ
i hành vi SKSS/KHHGĐ một cách bền vững. Tiếp tục vận động các đối
tượng đã và đang thực hiện thay đổi hành vi SKSS/KHHGĐ để họ duy trì hành vi và
tuyên truyền, vận động người khác cùng thực hiện. Tăng cường sử dụng các kênh
truyền thông đại chúng, phát huy tối đa hiệu quả của truyền thông trực tiếp, nhất là tư
vấn, đối thoại; tạo sự tác động đồng bộ c
ủa các kênh và loại hình truyền thông.
2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả các mô hình can thiệp truyền thông ở vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc ít người và những nơi nhận thức của người dân còn hạn chế
thông qua việc ưu tiên đầu tư thêm kinh phí để xây dựng các tài liệu và thông điệp
truyền thông phù hợp; tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp
dịch vụ SKSS/KHHGĐ; xây dựng các mô hình truyền thông về SKSS/KHHGĐ và

49
bình đẳng giới; lồng ghép với hoạt động của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã
hội và các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng.
3. Nâng cao hiệu quả thông tin cho lãnh đạo các cấp để tạo sự cam kết và ủng hộ mạnh
mẽ hơn nữa của lãnh đạo Đảng và Chính quyền trong việc thực hiện chương trình dân

số toàn diện, cần đảm bảo định kỳ cung c
ấp thông tin với nội dung và hình thức phù
hợp cho lãnh đạo Đảng và Chính quyền. Tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo
Đảng và Chính quyền các cấp với đội ngũ làm công tác dân số, với công chúng và với
nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc gặp mặt và trao đổi
trực tiếp nhằm đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt và hiệu quả, đảm bảo mọi
chính sách và chủ trương về công tác dân số thực sự là do dân, củ
a dân và vì dân.
4. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục dân số, SKSS/KHHGĐ, giới
và giới tính trong và ngoài nhà trường Mở rộng nội dung và thực hiện đổi mới
phương pháp giáo dục dân số, SKSS/KHHGĐ, giới và giới tính trong và ngoài nhà
trường ở mọi cấp học và ngành học của hệ thống giáo dục quốc dân với những hình
thức thích hợp theo hướng cung cấp kiến thức, tạo nhận thức và hành vi đ
úng đắn,
xây dựng kỹ năng sống phù hợp về dân số và phát triển bền vững, SKSS/KHHGĐ,
giới và giới tính. Giáo dục dân số và phát triển, sức khoẻ sinh sản, giới và giới tính
phải vừa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, vừa phù hợp với định hướng phát huy và
giữ gìn bản sắc dân tộc.
5. Khuyến khích việc cung cấp thông tin và tư vấn về dân số, SKSS/KHHGĐ
giới và
giới tính cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ. Mở rộng việc đưa nội dung dân số
và phát triển, SKSS/KHHGĐ, giới và bình đẳng giới vào hệ thống các trường chính
trị nhằm nâng cao nhận thức cho học viên, tạo cơ sở cho việc lồng ghép các yếu tố
dân số và phát triển vào hoạch định chính sách phát triển bền vững.
6. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu và khảo sát để nâng cao chất l
ượng các hoạt động
thông tin - giáo dục - truyền thông. Định kỳ đánh giá kết quả chuyển đổi hành vi của
các nhóm đối tượng nhằm điều chỉnh kế hoạch và nội dung hoạt động của chương
trình truyền thông cho phù hợp. Khai thác tối đa các kết quả nghiên cứu và khảo sát
trong thiết kế và triển khai các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông phù hợp

với đặc điểm của từng nhóm
đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao và bền vững.
7. Việc đánh giá kết quả chuyển đổi hành vi phải căn cứ vào mục tiêu và các chỉ báo
đánh giá đã được xác định cho từng nhóm đối tượng. Tiến hành đánh giá trước và sau
khi can thiệp các hoạt động truyền thông. Kết quả đánh giá là cơ sở để tiếp tục đổi
mới các can thiệp truyền thông nhằm đạt hiệu qu
ả cao hơn.
III.5.3.3 Chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ với các nội dung và hình thức phù
hợp trong khuôn khổ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu của người dân
về SKSS/KHHGĐ, hạn chế đến mức thấp nhất có thai ngoài ý muốn, giảm mạnh nạo thai,
hút thai, đặc biệt nạo thai, hút thai ở người chưa thành niên, góp phần nâng cao chất lượng
dân số. Giả
i pháp cụ thể:
1. Đáp ứng tốt nhu cầu SKSS/KHHGĐ của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ
để giảm sinh vững chắc. Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ và tư vấn

50
SKSS/KHHGĐ, lấy khách hàng làm trung tâm. Lựa chọn và triển khai các mô hình
cung ứng dịch vụ thích hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng, tập trung vào
những địa bàn có mức sinh cao, chú ý cung cấp dịch vụ cho thanh niên và người chưa
thành niên; nâng cao kỹ năng của đội cung cấp dịch vụ lưu động ở địa bàn miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn; xây dựng và phát triển thêm các cơ sở cung cấp
dịch vụ và tư vấn v
ề SKSS/KHHGĐ phù hợp, thuận tiện và dễ tiếp cận ở tuyến cơ sở.
2. Nâng cao chất lượng của hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ hiện có; từng bước mở
rộng, tiến tới hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ theo hướng toàn diện và chất
lượng cao, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chương trình. Chú trọng nâng
cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn của đội ngũ cán bộ, hiện đại

hóa trang thiết bị và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Triển khai các mô hình thông
tin, giáo dục và tư vấn phù hợp về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em để thay đổi tập
quán, nâng cao kiến thức và hi
ểu biết cho phụ nữ về sức khỏe và dân số.

III.6. THẢO LUẬN CUỐI CHƯƠNG

Câu 1: Hãy cho biết các khái niệm về dân số? trình bày mối quan hệ giữa chúng (nêu chi tiết
một vài khái niệm).
Câu 2: Phân tích nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng dân số ở Việt Nam?
Câu 3: Trình bày mối quan hệ giữa dân số môi trường và phát triển? Các đề nghị của anh
chị về vấn đề dân số?



51
CHƯƠNG IV: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

IV.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Trong khoa học môi trường thường đề cập đến khái niệm tài nguyên (resources). Theo nghĩa
rộng tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn vật liệu (materials), năng lượng (energy), thông
tin (information) có trên Trái Đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc
sống và sự phát triển của nhân loại. Tài nguyên thường được phân thành tài nguyên thiên
nhiên (natural resources) gắn liền với các nhân tố thiên nhiên, và tài nguyên con người gắn
liền với các nhân tố con người và xã hội (Murdoch, 1989). Tài nguyên là t
ất cả dạng vật chất
hữu dụng phục vụ cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống con người và thế giới động vật. Tài
nguyên thiên nhiên (TNTN) là một phần của các thành phần môi trường. Ví dụ: rừng cây,
đất đai, nguồn nước, khoáng sản, cùng tất cả các loài động thực vật khác. Các dạng TNTN:

- Tài nguyên vĩnh viễn: như năng lượng mặt trời, đây là một nguồ
n đến từ nguồn chính
không bao giờ hết.
- Tài nguyên không phục hồi: như đồng, sắt, chì, vàng, bạc, dầu lửa,… tồn tại trong
kho dự trữ được xác định trong những chỗ thay đổi trong vỏ trái đất mà mỗi loài được
cung cấp cho quá trình tự nhiên (đồng, chì…) hoặc được cung cấp rất lâu mà chúng
được dùng (dầu lửa…). Theo quan điểm kinh tế, các tài nguyên trên được xem như
cạn kiệt nếu khai thác không hợp lý.
- Tài nguyên có th
ể phục hồi: là tài nguyên có thể bị cạn kiệt trong thời gian ngắn nếu
được sử dụng, nhưng sẽ được thay thế qua một quá trình lâu dài.















Tài nguyên thiên nhiên
Vĩnh viễn
Không phục hồi
Năng

lượng
mặt trời
Gió
Thủy triều
Dòng chảy
Nhiên liệu
d
ư
ới
đ

t
Khoáng sản
kim loại: sắt
đồn
g
, nhôm,
Khoáng sản
không kim loại:
cát, phosphate,
đát sét
Có thể phục hồi
Không khí trong lành Nước ngọt
Đất phì
hi
Cây và con (tính đa dạng)
Hình 4.1 Các dạng tài nguyên thiên nhiên

52
Trái đất là hành tinh có sự sống, tuy nhiên do sự tác động của con người nên khả năng duy

trì sự sống của trái đất càng giảm dần trong lúc dân số càng ngày càng gia tăng không
ngừng, những tác động ấy đa số làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế
giới. Do đó điều kiện cần thiết hiện nay là phải bảo vệ nguồn tài nguyên đó, nhưng bảo vệ
thế nào để hợp lý vừa
để phục vụ sự sống còn của loài người, vừa không làm cho nguồn tài
nguyên bị cạn kiệt là vấn đề được xã hội quan tâm (Lê Văn Khoa & ctv, 2001). Đặc biệt gia
tăng dân số là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác cạn kiệt, môi trường bị suy thoái. Việc dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng cung
không đủ cầu trong chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề như: tỉ
lệ
suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn cao; chiều cao, cân nặng không bảo đảm dẫn đến suy thoái
giống nòi; tỷ lệ học sinh bỏ học tăng; tình trạng mất công bằng trong giáo dục sẽ gia tăng
giữa các vùng, các nhóm dân tộc; chất lượng giáo dục khó bề được cải thiện. Người lao động
còn thiếu việc làm; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
Một số tồn tại chính trong sử dụng TNTN ở
Việt Nam:
- Nguồn lực phát triển còn thấp nên đầu tư được tập trung chủ yếu cho những công
trình mang lại lợi ích trực tiếp, rất ít đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.
- Chế biến, chế tác nguyên vật liệu trong nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp và mức độ
chi phí nguyên, nhiên, vật liệu cho một đơn vị giá trị sản phẩm còn cao; sản phẩ
m
tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu phần lớn là sản phẩm thô; sự tăng trưởng
kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng trong khi đó những nguồn tài nguyên thiên nhiên
chỉ có hạn và đã bị khai thác đến mức tới hạn.
- Các mục tiêu phát triển của các ngành có sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn mâu
thuẫn nhau và chưa được kết hợp một cách thoả đáng. Các cấp chính quyền ở cả
Trung ương và
địa phương chưa quản lý có hiệu quả việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.

- Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng, số lượng và chất lượng lao động kỹ thuật (về cơ cấu
ngành nghề, kỹ năng, trình độ) chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
- Mô hình tiêu dùng của dân cư đang diễn biến theo chiề
u hướng tiêu tốn nhiều nguyên
vật liệu, năng lượng và thải ra nhiều chất thải và chất độc hại. Mô hình tiêu dùng này
đã, đang và sẽ tiếp tục làm cho môi trường tự nhiên bị quá tải bởi lượng chất thải và
sự khai thác quá mức.
- Một số tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, chưa
được ngăn chặn có hiệu quả, gây thấ
t thoát và tốn kém các nguồn của cải, tạo ra nguy
cơ mất ổn định xã hội và phá hoại sự cân đối sinh thái.




53
IV.2. CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN CHÍNH
IV.2.1 Năng lượng
Năng lượng là dạng vật chất đặc biệt và thành phần không thể thiếu và cũng không thể
thay thế được trong hệ sinh thái. Năng lượng có tác dụng tạo nên các hoạt động sống, và
đồng thời biến đổi cùng với chuỗi thức ăn và tuần hoàn vật chất. Năng lượng có thể biến đổi
từ dạng này sang dạng khác và không hề mất đi. Thật v
ậy dù tồn tại ở bất kỳ dạng nào thì
năng lượng và dạng vật chất không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Tuy vậy
sử dụng năng lượng cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường ở hầu hết các nước. Năng lượng
cũng là một tiêu chuẩn để đo sự tăng trưởng của các nước (Bùi Thị Nga, 2000;2004).
IV.2.1.1 Các dạng năng lượng
a Các ngu
ồn năng lượng hóa thạch
- Dầu hỏa, là một chất nhão, màu đen, hỗn hợp nhiều cacbua hydro, là nguồn năng

lượng hoá thạch lớn nhất, thật là khó tưởng tượng nổi điều gì sẽ xảy ra khi nguồn dầu
thô này bị cạn kiệt. Sản phẩm từ dầu thô thì có rất nhiều các loại dầu sử dụng cho
động cơ, ngoài ra còn có một số hoá chất rút ra từ
các hoạt động chế biến dầu…
- Khí thiên nhiên, là hỗn hợp các cacbua hydro nhẹ, trong đó methan chiếm phần lớn,
có thể dùng làm nhiên liệu cho sinh hoạt, công nghiệp và nguyên liệu cho một số
ngành công nghiệp hóa chất. Trong quá trình đốt khí thiên nhiên gây ô nhiễm rất ít so
với các dạng nguyên liệu khác.
- Than đá, Là nham thạch trầm tích, thành phần chủ yếu là cacbon. Than đá được hình
thành qua nhiều thời kỳ địa chất, chủ yếu vào thời k
ỳ Paleozoi cách đây khoảng 225
đến 350 triệu năm. Các vật liệu từ rừng cây bị cuốn vào hồ, đầm sau lại bị lớp trầm
tích che phủ và giữ không cho phân giải do không tiếp xúc với Oxy. Sau hàng triệu
năm do áp suất lớn của các tầng trầm tích và nhiệt độ từ lòng đất, các vật liệu thực vật
này trở thành than đá. Các mỏ than hiện diện ở một số nơi trên thế gi
ới, than đá cũng
góp phần đáng kể trong các hoạt động của con người, trữ lượng các loại than trên
toàn thế giới hiện ước đoán vào khoảng 700 tỷ tấn. Theo tốc độ sử dụng hiện nay trữ
lượng này có thể đáp ứng nhu cầu 180 năm nữa. Tuy nhiên việc sử dụng than đá làm
nhiên liệu có những tác động lớn tới môi trường như gây thiệt hại tới tài nguyên đấ
t,
tài nguyên rừng. Ngoài ra việc khai thác than thường gây ra nhiều sự cố về môi
trường và làm ô nhiễm môi trường không khí.
b Điện năng, là thành phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Người ta dùng than, khí
thiên nhiên, năng lượng hạt nhân để đốt các lò tạo hơi nước, luồng hơi nước sẽ chạy vào các
máy phát điện
c Năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng này rất lớn tuy nhiên s
ự khai thác và sử dụng còn
rất hạn chế, hiện nay các nước phát triển đang áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để sử dụng
năng lượng mặt trời như dùng bẫy nhiệt, hay tế bào năng lượng, hiện nay giá thành sử dụng

năng lượng mặt trời khá cao nên khó được thị trường chấp nhận.



54
d Năng lượng hạt nhân
Đã từ lâu năng lượng hạt nhân đã được sử dụng trên thị trường và ngày nay vẫn còn khá
nhiều ý kiến về sự tranh cãi này, có một nhóm cho rằng sử dụng năng lượng hạt nhân thì
hiệu suất sẽ cao hơn, an toàn hơn và giá thành sẽ hạ hơn, một số người thì cho rằng chúng
kém an toàn, và xây dựng rất tốn kém.
Năng lượng hạt nhân có hai dạng: dạng sử dụng n
ăng lượng giải phóng trong quá trình phản
ứng dây chuyền phá vỡ (fission reaction) nguyên tử Uranium 235 bằng các Neutron và dạng
sử dụng năng lượng giải phóng trong phản ứng kết hợp (fusion reaction). Việc sử dụng điện
năng hạt nhân tránh được các dạng ô nhiễm thông thường tại các nhà máy nhiệt điện, nhưng
nguồn gây nguy hiểm lớn về môi trường như sau: chất thải phóng xạ từ các nhà máy sản
xuất nhiên liệu hạ
t nhân U235; vận tải nhiên liệu hạt nhân từ nơi chế tạo tới nhà máy điện,
các rò rỉ từ các lò phản ứng; vật chứa các phế thải từ nhiên liệu và thiết bị của các bộ phận
phản ứng và phế thải nhiệt từ nước làm lạnh các lò phản ứng.
e Thủy điện
Ngăn sông bằng các con đê lớn chứa nước để dùng sức nước t
ạo ra dòng điện và được xem
là dạng năng lượng sạch, không thải ra chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên gần đây các nhà môi
trường lên tiếng cảnh báo về nguồn điện này vì có một số vấn đề môi trường phát sinh như
là: hệ sinh thái của thủy vực sẽ bị thay đổi, có khả năng xảy ra lũ lụt ở khu hạ nguồn. Trung
bình tiềm năng thủy điện của thế giớ
i ước tính vào khoảng 2.214.000 MW. Trong đó Châu Á
có khoảng 610.000 MW; Châu Phi 780.000 MW; Nam Mỹ 600.000 MW; Châu Âu đã khai
thác đến 50% tiềm năng thủy điện; Châu Phi 5%. Ở miền nam Việt Nam, nhà máy thủy điện

Trị An (Hình 4.2) được xây dựng trên
sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Hố Nai, tỉnh
Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc. Nhà máy được xây dựng
với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của
Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào
sử dụng từ năm
1991.

Hình 4.2 Nhà máy Thủy điện Trị An-Đồng Nai (Nguồn: Thời báo kinh tế.com)




55
Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, trung bình
hàng năm 1,7
tỉ KWh. Dung tích hồ chứa nuớc của nhà máy là 2.765,00 km
3
.


Hình 4.3 Đập tràn nhà máy Thủy điện Trị An-Đồng Nai (Nguồn: Thời báo kinh tế.com)


Hình 4.4 Cửa nhận nước nhà máy Thủy điện Trị An-Đồng Nai (Nguồn: Thời báo kinh tế.com)

f Năng lượng từ sức gió
Năng lượng gió đã được con người sử dụng từ thời cổ xưa và ngày nay vẫn còn sử dụng ở
nhiều nước như Hà Lan, Mỹ, Đức và một số nước Tây Âu. Nguồn năng lương này chi phí
thấp nhất và thường thì những thiệt hại về mặt môi trường là không đáng kể (Hình 4.5, 4.6).


56
g Năng lượng từ thực vật
Củi, rơm, lá cây khô, những vật rơi rụng và phân bò là nguồn năng lượng rẻ tiền và dễ
kiếm nhất. Đây cũng là hình thức tiết kiệm đối với những vùng còn nghèo. Việc trồng các
cây năng lượng cũng cần được chú ý nhiều hơn nhất là các loại cây có hàm lượng tinh dầu
cao, và năng lượng cao như mía đường

Hình 4.5 Hệ thống Cối xay gió ở Hà Lan, nơi đặt cối xay gió giáp với biển
(Nguồn: Bùi Thị Nga)

Hình 4.6 Cối xay gió ở Hà Lan, nơi đặt cối xay gió trong nông trại

57
h Năng lượng từ rác thải
Tuy không phổ biến nhưng thật sự là nguồn năng lượng tốt để phục vụ nhu cầu con
người. Ở Hà Lan và Mỹ là hai quốc gia có nhiều nhà máy đốt rác để tạo năng lượng hay ủ
rác để tạo ra nguồn phân hữu cơ cung cấp dưỡng chất cho cây trồng và cũng góp phần hạn
chế ô nhiễm môi trường
IV.2.1.2 Sử dụng năng lượng và các v
ấn đề môi trường
Việc sử dụng năng lượng là thiết yếu nhưng nó xảy ra rất nhiều sự cố về các vấn
đề môi trường trong hiện tại và tương lai:
- Khai thác dầu thường gây nhiều bất lợi cho môi trường như làm mất diện tích đất, rò rỉ từ
các ống dẫn dầu gây ô nhiễm các con sông và ô nhiễm biển, xáo trộn môi trường, nhất là
ở những vùng hoang dã xa xôi, giảm
đa dạng sinh học, tai nạn do xảy ra cháy nổ, trầm
trọng hơn gây thiệt hại cho hệ sinh thái biển vì hiện tượng tràn dầu.
- Khai thác than đá sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm đất và sự cố sụp đỗ đất
trong quá trình khai thác, giảm đa dạng sinh học. Hạn chế cảnh quan chung quanh khu

vực. Bệnh nghề nghiệp cũng phát sinh từ đây, dễ gây ô nhiễm nước ngầm, làm chua
nguồn nước lân c
ận khu khai thác, có nguy cư gây ô nhiễm đất.
- Khi sử dụng điện gây ra ô nhiễm nhiệt trầm trọng cho các nguồn chứa nước từ các nhà
máy và sự ô nhiễm này gây rối loạn sinh lý cá có thể gây cho cá bị sốc, rối loạn thần kinh
và trầm trọng hơn là chết. Nếu có hồ làm nguội thì sẽ khắc phục được nhưng xây hồ làm
nguội thì tốn kém và tốn nhiều đất.
- Ở các nhà máy nhiệt đ
iện ngoài ô nhiễm nhiệt từ nhà máy còn có sự ô nhiễm các chất
khác nhất là các kim loại nặng trong quá trình tạo nhiệt. Ngoài ra còn có các hợp chất các
bon được sinh ra từ đây trong quá trình đốt cháy, ví dụ NOx cũng được hình thành trong
quá trình đốt cháy ở nhiệt độ cao, chất này dễ dàng gây ô nhiễm acid, ngoài ra một lượng
nhỏ các chất phóng xạ sẽ sinh ra từ các nhà máy điện đốt bằng than.
- Năng lượng hạt nhân là cần thiết nhưng hậu quả
của các vụ nổ hay rò rỉ từ các lò phản
ứng hạt nhân thì vô cùng khủng khiếp. Gây chết người và hàng ngàn người bị ung thư.
Hậu quả của việc nổ tung này thì kéo dài đến hàng chục năm. Ngoài ra việc thải bỏ các
chất phóng xạ hay tồn trữ nó thì thật tốn kém và gây nhiều đau đầu, vì thời gian phân hũy
của nó khoảng hàng chục ngàn năm. Mặt khác, xây dựng nhà máy tốn kém, nhưng một
khi nhà máy bị xuống c
ấp thì sự bảo trì nó cũng tốn không ít, nếu dỡ bỏ nhà máy hay
đóng cửa một nhà máy thì vô cùng khó khăn nhất là về mặt kinh tế và môi trường sinh
thái. Một nghiên cứu khác về phóng xạ cũng cho thấy rằng dù thiết kế tốt đến đâu, nhưng
một lượng phóng xạ cũng thường đưa vào môi trường và khu vực lân cận.
IV.2.1.3 Sản xuất và tiêu thụ năng lượng
Năng lượng là điều kiệ
n tất yếu cho sự tồn tại và tiến hóa của mọi sinh vật. Năng lượng nhân
tạo là thành phần quan trọng của tài nguyên cần thiết cho sự phát triển của xã hội loài người.
Trong quá trình phát triển cũa xã hội loài người nguồn năng lượng thường xuyên chuyển
dịch từ dạng này sang dạng khác. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên được con người sử

dụng là năng lượng mặt trời, được dùng m
ột cách tự nhiên để soi sáng, sưởi ấm, phơi khô

×