Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.33 KB, 19 trang )


20
- Quy luật toàn vẹn hay tính toàn vẹn của hệ thống tạo thành môi trường. Toàn vẹn là
tính thống nhất trong hoạt động theo chức năng, vì vậy các thành phần và bộ phận cấu
thành môi trường tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (khi thay đổi thành phần
này sẽ ảnh hưởng đến thành phần khác và toàn bộ hệ thống).
- Quy luật tuần hoàn vật chất và năng lượng, đó là sự lặp
đi lặp lại nhiều lần của các quá
trình, các vòng tuần hoàn này gồm tuần hoàn sinh vật, tuần hoàn nước và không khí.
- Quy luật nhịp điệu của các quá trình như: nhịp điệu ngày và đêm, nhịp điệu mùa, nhịp
điệu năm,
Môi trường đáp ứng tất cả các yêu cầu sống và phát triển của mọi sinh vật sống trong hệ sinh
thái. Môi trường vật lý và hóa học bao gồm: Các chất vô cơ
(CO
2
, O
2
, H
2
O, CaCO
3
,…); Các
chất hữu cơ (protein, lipit, glucid, vitamin, enzym, hormon,…); Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ,
ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa,…). Khi nói đến hệ sinh thái không nên quên tác động của con
người. Trong hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, họ có vai trò phối hợp với các lực thiên
nhiên, cải thiện và thúc đẩy các hệ sinh thái đó tiến lên vì tương lai của xã hội mình (Dương
Hữu Thời, 1998).
II.1.2.2. Sinh vật sản xuất (producer)
Là những sinh vật tự dưỡng (autotrophy), gồm các loài thực v
ật, tảo, nấm và vi khuẩn có khả
năng quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng


mặt trời. Chúng là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hệ sinh thái nào. Nhờ hoạt động
quang hợp và hóa tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để nuôi
sống, trước tiên là chính bản thân những sinh vật sản xuất, sau đó nuôi số
ng cả thế giới sinh
vật còn lại, trong đó kể cả con người.
II.1.2.3. Sinh vật tiêu thụ (consumer)
Là những sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) như tất cả các loài động vật ở nhiều bậc khác
nhau: bậc 1 là động vật ăn thực vật, bậc 2 là động vật ăn thịt, và những vi sinh vật không
có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp. Nói cách khác, chúng tồn tại được là dựa vào
nguồ
n thức ăn ban đầu (do các sinh vật sản xuất tạo ra) một cách trực tiếp hay gián tiếp.
II.1.2.4. Sinh vật phân hủy (saprophy)
Là tất cả vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi
nơi, có chức năng chính là phân huỷ xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành phần
dinh dưỡng cho thực vật. Trong quá trình phân hủy các chất, chúng tiếp nhận nguồn năng
lượng hóa học để tồ
n tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức
tạp ra môi trường dưới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học ban
đầu tham gia vào chu trình vòng tuần hoàn vật chất.
Tất cả thành phần của một hệ sinh thái đều có tác động lẫn nhau thông qua các quá trình
chuyển hóa năng lượng của hệ, mạng lưới thức ăn, các chu trình sinh địa hóa, sự phân hóa
trong không gian và theo thời gian, các quá trình phát triển và tiến hóa c
ủa hệ và các quá
trình tự điều chỉnh của hệ.


21
II.1.3 Chức năng của hệ sinh thái
Chức năng của hệ sinh thái là trao đổi vật chất và năng lượng để tái tổ hợp những quần xã
thích hợp với điều kiện ngoại cảnh tương ứng. Hệ sinh thái phát sinh, biến động, phát triển

và tái sản xuất nhờ các quá trình: chu trình vật chất; chu trình năng lượng; dòng thông tin;
quá trình tái sản xuất.

II.2 CÁC MỐI QUAN HỆ VỀ NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
H
ệ sinh thái luôn là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh bởi trong quá trình tồn tại và phát
triển hệ phải tiếp nhận và đào thải qua lại với môi trường về vật chất và năng lượng. Do là
hệ động lực cho nên hoạt động của hệ tuân theo các định luật thứ nhất và thứ hai của nhiệt
động học.
- Định luật 1
cho rằng năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà chỉ
chuyển từ dạng này sang dạng khác.
- Định luật 2
sự chuyển hóa từ động năng (ánh sáng) sang thế năng hóa học (chất
nguyên sinh của mô thực vật) luôn luôn mất phần năng lượng khó sử dụng là nhiệt
năng. Khoảng 74% năng lượng của ánh sáng mặt trời mà thực vật đồng hóa được
thoát khỏi nó bằng nhiệt qua hô hấp và khoảng 15% không được dùng vào sự đồng
hóa. Chỉ một số ít năng lượng còn lại là hữu ích cho cây cối mà thôi (Dương Hữu
Thờ
i, 1998).
Năng lượng cung cấp cho hoạt động của tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất là nguồn năng
lượng mặt trời. Sự phân bố năng lượng mặt trời đi tới mặt Trái Đất trình bày hình 2.1.

















Phản xạ từ
các vật khác
4%
Năng lượng mặt trời đi tới
mặt Trái Đất
Hấp thu bởi không khí,
nước, đất
Hấp thu bởi thực
vật
Phản xạ
từ mây
Phản xạ
từ bụi
Tạo nên sự chuyển động
của không khí, hiện
tượng thời tiết; khí
tượng
Phản xạ
nhiệt trở lại
vũ trụ
Giữ lại trong
sinh khối bậc

dinh dưỡng thứ
1
Cung cấp năng
lượng cần thiết
cho thực vật
Phản xạ trở
lại vũ trụ
68%
2% 21% 5%
Hình 2.1: Phân bổ năng lượng mặt trời đi tới mặt Trái Đất (Lê Thạc Cán, 1995)

22
II.2.1 Chuỗi thức ăn (Food chain)
Chuỗi thức ăn là một hệ thống chuyển hóa năng lượng dinh dưỡng từ nguồn đi qua hàng loạt
sinh vật, được tiếp diễn bằng cách một số sinh vật này dùng những sinh vật khác làm thức ăn
(Lê Huy Bá và ctv, 2002).
Có hai loại chuỗi thức ăn:
- Chuỗi thức ăn chăn nuôi: Là chuỗi thức ăn bắt đầu từ thực vật, đến độ
ng vật ăn thực
vật, đến động vật ăn động vật.
- Chuỗi thức ăn phế liệu: Là chuỗi thức ăn trong đó các sinh vật sử dụng phân và xác
các sinh vật khác làm thức ăn. Trong chuỗi thức ăn này, người ta chia ra làm hai loại
sinh vật tiêu thụ: (1) Sinh vật lớn tiêu thụ (Macroconsumers: là những côn trùng ăn
phân, xác động vật và thực vật, và các động vật ăn xác động vật khác, như
: bén hèn,
bọ hung, bọ ăn xác,…); (2) Sinh vật bé tiêu thụ (Microconsumers: là những vi khuẩn
và nấm chịu trách nhiệm phân hủy chất hữu cơ trong phân và xác động thực vật tạo
thành các chất dinh dưỡng, là nguồn thức ăn cho thực vật).

II.2.2 Mạng lưới thức ăn (Food web)

Mạng lưới thức ăn là một tập hợp nhiều chuỗi thức ăn chồng chéo nhau. Trong đó, một mắt xích
vừa là sinh vật ă
n nhiều loài sinh vật khác vừa là con mồi cho nhiều sinh vật khác (hình 2.2).

Hình 2.2 Sơ đồ về mạng lưới thức ăn (Tôn Thất Pháp, 2006)

23
Trong tổng năng lượng Mặt trời cung cấp cho Trái đất thì chỉ có khoảng 50% đóng vai trò
quan trọng đối với quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất để tạo ra nguồn thức
ăn sơ cấp, khởi đầu cho các xích thức ăn. Sản phẩm của quá trình quang hợp do thực vật tạo
ra còn được gọi là hợp chất giàu năng lượng. Nó bao gồm phần năng lượng được sử dụng
cho quá trình hô hấp của chính thực vật và phần năng lượng còn lại được tích lũy trong các
hợp chất hữu cơ trong cơ thể thực vật – đây là phần có thể làm thức ăn cho sinh vật tiêu thụ.
Đầu tiên là động vật ăn thực vật sử dụng và đồng hóa để tạo nên chất hữu cơ của động vật
đầu tiên trong chuỗi thức ăn. Nguồn này lại tiếp tụ
c được chia sẻ cho những loài động vật ăn
thịt tạo nên nhiều sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, bậc 3, trong chuỗi thức ăn chăn nuôi. Và
sau đó nguồn dinh dưỡng và năng lượng này được đưa vào chuỗi thức ăn phế liệu tạo ra
những khoáng chất làm thức ăn cho thực vật (Vũ Trung Tạng, 2001).

II.2.3 Tháp sinh thái học
Tổng năng lượng được đưa vào hệ sinh thái hao hụt d
ần qua các bậc dinh dưỡng. Nghĩa là
lượng năng lượng còn lại tích tụ trong cơ thể của nhóm này có thể làm thức ăn cho nhóm
khác rất thay đổi ở từng bậc dinh dưỡng, bởi sự hao hụt năng lượng qua các dạng sau: (1)
không sử dụng được (mai, xương cứng của động vật, gai, rễ, vỏ cứng,… của thực vật); (2)
đã sử dụng nhưng không đồng hóa được, thải ra dưới d
ạng chất bài tiết ở động vật; (3) bị
mất mát dưới dạng nhiệt do quá trình hô hấp để lấy năng lượng cho hoạt động sống của sinh
vật. Theo tính toán, có đến 80 – 90% năng lượng bị mất trong chuỗi thức ăn do chuyển thành

nhiệt, vì vậy mỗi chuỗi thức ăn chỉ có 4 – 5 mắt xích. Phần năng lượng mất đi này phụ thuộc
vào đặc tính của từng loài, nhóm loài và các đ
iều kiện của môi trường.
Để mô tả sự vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái, người ta đưa ra khái niệm tháp sinh
thái học. Có 3 kiểu tháp: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
II.2.3.1. Tháp số lượng:
Cá thể ở bậc dinh dưỡng thấp lớn, đỉnh nhọn biểu thị bậc dinh dưỡng cao. Những sinh vật ở
bậc dinh dưỡng cao thường có kích thước lớn hơn (thường là con lớn ăn con bé).
II.2.3.2. Tháp sinh khối:
Có trường hợp sinh vật ở bậc thấp hơn lại nhỏ hơn ở bậc cao, tháp có hình lộn ngược. Ví dụ
trong thủy vực, tảo phù du có sinh khối nhỏ hơn các động vật nhưng nó lại sinh sản rất
nhanh. Nhược điểm của các hình tháp này là không đề cập đến các vi khuẩn là thành phần
quan trọng của hệ sinh thái.
II.2.3.3.Tháp năng lượng:
Biểu thị bằng đơn vị n
ăng lượng, tháp này đã khắc phục được nhược điểm của hai kiểu tháp trên.

II.3. TỔNG QUAN VỀ CÂN BẰNG SINH THÁI
Hệ sinh thái tự nhiên có đặc trưng khả năng tự lập cân bằng có nghĩa là mỗi khi bị ảnh
hưởng vì một nguyên nhân nào đó thì lại có thể phục hồi để trở về trạng thái ban đầu. Ở
trạng thái cân bằng thì tốc độ của các quá trình thuận nghịch như nhau (t
ổng hợp bằng phân

24
giải), năng lượng tự do không thay đổi. Một hệ sinh thái cân bằng khi 4 quá trình sau đây đạt
được trạng thái cân bằng động tương đối với nhau: (1) quá trình chuyển hóa năng lượng; (2)
mạng lưới thức ăn trong hệ; (3) các chu trình sinh địa hóa và (4) sự phân hóa trong không
gian và theo thời gian. Sự cân bằng của tự nhiên nghĩa là mối quan hệ của quần xã sinh vật
với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại được xác lập và ít thay đổi từ
năm này sang năm

khác. Sự cân bằng còn là kết quả của các quá trình điều chỉnh thông qua chuỗi thức ăn, các
quá trình sinh địa hóa và tính đa dạng của cấu trúc. Có thể nói một hệ sinh thái càng đa dạng
về cấu trúc thì mức độ cân bằng sinh thái, tính bền vững càng cao bởi sự kiểm soát lẫn nhau
giữa các thành phần này (Vũ Trung Tạng, 2001).
Đối với vật chất, sự vận động là vĩnh cửu, sự
ổn định chỉ là các giai đoạn tạm thời. Vật chất
và năng lượng của hệ sinh thái tuân theo các quy luật chung đó. Còn các sinh vật thì luôn
luôn có xu thế tiến đến sự ổn định. Sự ổn định trong sự vận động. Mọi hệ sinh thái đều có
tính không bền, nghĩa là chúng linh động, dao động trong một giới hạn nhất định để duy trì
tính bền vững. Các hệ sinh thái tự nhiên luôn hướng đến sự gia tă
ng tính đa dạng đến mức
tối đa. Còn trong các hệ sản xuất thì luôn hướng về tính đa dạng tối thiểu. Nhìn chung, trạng
thái cân bằng sinh thái được thực hiện qua các cơ chế sau:
- Cân bằng thông qua sự điều chỉnh số lượng quần xã: (1) đối với thực vật thì sự điều chỉnh
số lượng cùng diễn ra ở nhiều loài trong quần xã hoặc các cá thể trong một quần th
ể, tuy
nhiên mức độ không mạnh mẽ và khó nhận biết được qua quan sát bình thường; (2) đối với
động vật, sự điều chỉnh này được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
+ Điều chỉnh bằng cách kìm hãm hoặc hạn chế lẫn nhau.
+ Điều chỉnh thông qua các hình thức như giảm mức sinh sản, tăng tỷ lệ tử vong,
cạnh tranh, di cư, thậm chí ăn thịt lẫn nhau.
- Cân b
ằng thông qua mối quan hệ phụ thuộc giữa các loài trong thiên nhiên.
Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là
cân bằng. Như vậy cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng
tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Ví dụ như hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh
dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữ
u cơ. Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát
triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, một phần rơi rụng, trả lại sự màu
mỡ cho đất. Động vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên

dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh v
ật phân huỷ
hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu
cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Đó
chính là cân bằng sinh thái. Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi
có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó
của hệ, nó sẽ bi
ến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của
các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập được
một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động. Bằng cách đó hệ biến
đổi mà vẫn cân bằng. Trong quá trình này động vật ă
n cỏ và vi sinh vật đóng vai trò chủ đạo
đối với việc kiểm soát sự phát triển của thực vật.
Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của
hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, đưa đến sự suy thoái của các

25
thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Hệ sinh thái càng đa dạng,
nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn định. Vì vậy, các hệ sinh thái tự
nhiên bền vững có đặc điểm là có rất nhiều loài, mỗi loài là thức ăn cho nhiều loài khác
nhau. Ví dụ như: trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng,
cú mèo săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng v
ới nhau. Khi con
người tìm bắt rắn và chim thì chuột mất kẻ thù, thế là chúng được dịp sinh sôi nảy nở.

II.4. SỰ MẤT CÂN BẰNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI
Một hệ sinh thái đang cân bằng có thể mất cân bằng vì những tác động thiên nhiên hoặc
nhân tạo. nếu tác động không quan trọng, xảy ra trong một thời đoạn ngắn, thì quán tính và
tính hoàn nguyên sẽ đưa hệ sinh thái về trạng thái ban đầu.
Nếu tác động lớn, kéo dài, môi trường b

ị thay đổi rộng lớn, sâu sắc thì quần xã sinh vật trong
hệ sinh thái sẽ biến đổi qua một số giai đoạn, cho tới khi có một quần xã mới, thích nghi và
trưởng thành trong bối cảnh mới được hình thành. Quần xã này được gọi là quần xã đỉnh cực
(climax community). Sự chuyển từ một quần xã này sang một quần xã khác gọi là diễn thế
(succession).
Diễn thế nguyên sinh (primary succession) là sự phát triển từng bước của các quần ch
ủng tại
một địa bàn trước đó chưa có giống loài nào cư trú. Thí dụ địa y sinh trưởng trên mặt núi đá,
đến một giai đoạn nhất định, đá bị phong hóa nhiều trở thành đất, đại y cùng sống với rêu,
nấm, vi khuẩn sẽ xuất hiện và cứ thế tiến hóa dần qua các quần xã trung gian (intermediate
communities) cho tới khi đạt tới một quần xã đỉnh cực (climax).
Diễn thế thứ sinh (secondary succession) là sự
thay thế một quần xã bị tiêu diệt toàn bộ hoặc
một phần lớn thành quần xã mới. Thí dụ sự xuất hiện lấn át các quần chủng thứ sinh cho tới
khi đạt tới quần xã đỉnh cực trên địa bàn của một khu rừng nguyên sinh đã bị hỏa hoạn thiên
nhiên hoặc do người gây ra phá hủy; hoặc sự hồi phục lại lần lượt các quần xã trung gian với
sinh vật liên quan cho tới khi
đạt tới quần xã đỉnh cực trên một cánh đồng hoang.

II.5. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HỆ SINH THÁI (Ecosystem Stability)
Hệ sinh thái không bao giờ tĩnh tại mà luôn luôn thay đổi. Môi trường của hệ sinh thái thay
đổi, các thành phần trong hệ cũng luôn luôn biến động, tính ổn định của hệ là ổn định động
(dynamic stability), nghĩa là trong lúc số lượng, chất lượng của các thành phần của hệ luôn
luôn thay đổi thì cấu trúc và cơ chế hoạt động của h
ệ, tỷ lệ và tương tác giữa các thành phần
xem như vẫn nguyên. Lấy một hệ sinh thái một khu rừng làm thí dụ. Nếu trong một thời gian
khoảng 50 năm, hàng năm đến một thời điểm nhất định ta lại quan sát sẽ thấy rằng mặc dầu
nhiều cây con đã chết, cây non trẻ sinh sôi nẩy nở nhưng:
- Số lượng giống loài sinh vật không đổi;
- Các giống loài vẫn giữ nguyên;

- Số lượng cá thể trong các chủng quần không đổi
Thì có thể kết luận rằng hệ sinh thái của khu rừng đó là ổn định.

26
Các nhân tố của tính ổn định của hệ sinh thái
Sự ổn định của hệ sinh thái phụ thuộc vào các nhân tố khống chế quy mô của các quần
chủng trong hệ. Các nhân tố này có thể phân thành 2 nhóm: nhóm kích thước quần chủng
tăng qui mô và nhóm hạn chế quy mô.

II.5.1. Nhóm gây tăng qui mô thường gồm có:
- Các nhân tố sinh vật: tỷ lệ sinh đẻ, khả năng thích nghi với biến động môi trường, khả
năng di cư đến chổ mới, khả năng cạnh tranh, khả
năng trốn tránh, khả năng tự vệ và
khả năng tìm thức ăn, nguồn thức ăn;
- Các nhân tố phi sinh vật: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, môi trường hóa học.
-
II.5.2. Nhóm làm giảm quy mô thường có
- Các nhân tố sinh vật: thú săn mồi, bệnh tật, vật ký sinh, vật cùng cạnh tranh, thiếu
thức ăn, thiếu nơi ở.
- Các nhân tố phi sinh vật: khí hậu khắc nghiệ
t, thiếu nước, môi trường hóa học xấu.
Cân bằng giữa hai nhóm nhân tố trên quyết định sự ổn định về qui mô của các quần chủng
trong hệ sinh thái. Khả năng của một hệ sinh thái chống lại các thay đổi gọi là quán tính
(inertia) sinh thái. Khả năng trở lại trạng thái cân bằng ban đầu gọi là khả năng hoàn nguyên
(resilience).

II.6. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÊN CÁC HỆ SINH THÁI
Để duy trì sự sống và phát triển con người không ngừng tác
động lên các hệ sinh thái ở trên
trái đất. Ngày nay không còn hệ sinh thái nào trên trái đất không chịu tác động của hoạt

động con người. Các tác động này có thể xếp thành ba loại sau:

II.6.1. Thay đổi các nhân tố sinh vật
- Đem các vật cạnh tranh mới vào các hệ sinh thái qua việc đem giống cây con mới vào
trồng trọt và chăn nuôi, dẫn tới sự hạn chế, thậm chí tiêu diệt giống các loài bản địa.
- Tiêu diệt hoặc đưa thêm các thú ăn thịt vào hệ sinh thái. Thí dụ
tiêu diệt chó sói, hổ, báo,
sư tử làm thay đổi mạng lưới thức ăn, làm mất cân bằng sinh thái; đem các thú ăn mồi để
tiêu diệt một loài có hại nhưng lại ăn luôn cả những vật tạo khác, tạo nên những thay đổi
không mong muốn trong hệ sinh thái.
- Đem các vật sinh bệnh vào các hệ sinh thái. Thí dụ các nguồn bệnh mới qua sản phẩm
thực vật, động vật vào các vùng không có điều kiện thiên nhiên hạ
n chế sự sinh trưởng của
các nguồn bệnh này.



27
II.6.2. Thay đổi nhân tố lý, hóa
- Gây ô nhiễm không khí, nước, đất bằng các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, tạo nên nhừng
thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, bức xạ; thay đổi thành phần và tính chất hóa học
của môi trường, qua đó biến đổi hoặc phá hủy cân bằng sinh thái.
- Làm cạn kiệt tài nguyên: do sử dụng quá ngưỡng hồi phục tài nguyên tái tạo được, hoặc do
thiếu điều tiết chế trong khai thác các tài nguyên không tái tạo, con ng
ười đã làm cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên cần thiết cho bản thân mình cũng như cho các quần chủng khác tạo nên
mất cân bằng nghiêm trọng của các hệ sinh thái.

II.6.3. Giản hóa các hệ sinh thái
Trong sự phát triển trồng trọt và chăn nuôi vì lợi ích kinh doanh con người đã thay thế các

hệ sinh thái phức tạp bằng hệ sinh thái đơn giản, độc canh một loài cây hoặc độc nuôi một
loài con. Các hệ sinh thái này rất mong manh với sâu bệnh, dịch bệnh.
Mộ
t trong những tác động chủ yếu của con người lên hệ sinh thái là đã làm cho các hệ sinh
thái của thế giới bị đơn giản hóa. Sự phát triển nông nghiệp đã tạo nên những hệ sinh thái
đơn giản và rút ngắn các dây chuyền thức ăn đến mức tối thiểu thông qua việc loại trừ hàng
trăm loài cây, cỏ để thay vào đó một vài giống cây lương thực. Mục đích của con người là
tăng hiệ
u quả, năng suất và sản lượng, nhưng đồng thời vô tình làm tăng tính mất ổn định và
khả năng dễ bị phá hoại của hệ sinh thái. Khi chỉ có một loài cây lương thực được trồng thì
khả năng xảy ra dịch bệnh, bùng phát dịch hại có thể phá hủy phần lớn hay toàn bộ hệ. Con
người cũng đã đơn giản hóa một cách cao độ các loài động vật bằng cách thay thế
hệ động
vật phong phú gồm nhiều loài bởi một vài loại gia súc đơn giản. Theo nhiều nghiên cứu cho
thấy bất kỳ sự thay đổi ở một bộ phận nào đó của hệ sinh thái lại gây nên những hậu quả
nghiêm trọng đối với các thành phần khác của hệ.
Một tác động không nhỏ của con người đến hệ sinh thái là gây ô nhiễm môi trường trong
hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dị
ch vụ, sinh hoạt. Chất gây ô nhiễm sẽ làm biến đổi
môi trường một cách nhanh chóng hoặc lâu dài, gây mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng
xấu đến đời sống sinh vật trên Trái đất, bao gồm cả chính bản than con người.

II.7. CÁC HỆ SINH THÁI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
II.7.1 Các hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới được xếp thành 3 nhóm: các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh
thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt (Nguyễn Văn Tuyên, 2000).
II.7.1.1. Các hệ
sinh thái trên cạn
Các HST trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật, vì ở đây thảm thực vật
chiếm sinh khối lớn nhất. Theo các nhà khoa học, trên thế giới có các hệ sinh thái tự nhiên

trên cạn sau:
- Đài nguyên phân bố ở chung quanh Bắc Cực (Grinlen, lục địa Bắc Mỹ và Orasia) là
một vùng rộng lớn, bao la rất ít cây cối vì băng tuyết. Số loài thực vật rất ít, sinh

28
trưởng kém và thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 60 ngày), đặc trưng có cỏ bông,
rêu, địa y. Về động vật có tuần lộc, hươu Caribu, thỏ cực, chó sói cực, chuột
Lemmus, Tacmingan, Pipit, muỗi và ruồi đen (Nguyễn Văn Tuyên, 2000).
- Rừng lá nhọn (rừng lá kim hay rừng tai ga) phân bố ở Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc Á,
hay còn gọi là rừng ôn đới thường xanh. Thực vật sống ở đây gồm có thông núi,
thông đỏ, Sequoia (cao 81 - 110m, đườ
ng kính 12m, sống 2000 - 3000 năm), một ít
liễu và bạch dương. Đặt biệt ở đầm lầy Canada có pH chua và có nhiều rêu. Ở vùng
này, lượng mưa có thể lên đến hơn 6000 mm/năm, do vậy người ta còn gọi vùng này
là rừng mưa ôn đới, mùa hè có sương mù.
- Rừng rụng lá ôn đới ở Đông Bắc Mỹ, khắp Châu Âu, cuối Nam Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản và Úc. Điểm đặc trưng là số lượng loài cây nhiề
u, mưa phân bố đều, rất
nhiều loài động vật phong phú, đặc biệt là chim và động vật có vú.
- Rừng mưa nhiệt đới là hệ sinh thái phát triển nhất trong các hệ sinh thái rừng. Nhiệt
độ cao, lượng mưa lớn (2.500 – 4.500 mm/năm, ở Camởun 10.170 mm/năm, Atsam
11.600 mm/năm). Rừng mưa nhiệt đới phân bố ở lưu vực sông Amazon, sông Congo,
khu vực Ấn Độ, Mã Lai, Tây Phi. Phần lớn thực vật là dây leo, thực vậ
t bì sinh (lan,
rêu, địa y), cây cao trung bình 46 – 55 m, có nhiều rễ phụ, rễ bạnh, bò như rắn trên
mặt đất. Rừng nhiệt đới là quê hương của cây tếch, cây boni. Trong các khu vực rừng
mưa nhiệt đới thì rừng Ấn Độ, Mã Lai giàu nhất, trong 1km
2
có hàng vạn loài; rừng
Châu Phi là nghèo nhất. Động vật có nhiều loài chim, lưỡng thê, linh trưởng, nai,

hoẵng, heo rừng, …
- Thảo nguyên (savan) có khí hậu ấm áp, có mùa khô kéo dài. Điển hình là savan
Châu Phi – nơi có nhiều vườn thú lớn. Động vật có sơn dương, ngựa vằn, trâu, hươu
cao cổ,… Đã có thời kỳ 42% đất trên thế giới là đồng cỏ. Đồng cỏ lớn nhất là thảo
nguyên phần Liên Xô (cũ) và Xiberi. Động vật có các loài gậm nhấ
m ở hang, các loài
có guốc đơn điệu, thằn lằn, rắn, bò rừng, sơn dương, côn trùng (châu chấu, ve), chim
sẻ, chuột, hươu, thỏ.
- Saparan (rừng và cây bụi là cứng cận nhiệt) ở quanh bờ Địa Trung Hải, ở
California, Mehico, bờ Nam Châu Úc, Chilê. Đặc trưng của hệ sinh thái này là mùa
đông dịu dàng và có mưa; mùa hè dài, nóng và khô; cây lá cứng, dày và thường xanh.
- Hoang mạc và bán hoang mạc có các loài thực vật chịu hạn như cây Metka (rễ đ
âm
sâu 30m), cây xương rồng, ngải đại kích. Động vật có chuột nhảy, chuột gecbin, chó
Dingo ở Úc, chó hoang ở Châu Phi, rất nhiều côn trùng.
II.7.1.2. Các hệ sinh thái nước mặn
Các HST nước mặn bao chiếm toàn bộ các biển và đại dương. Biển và đại dương chiếm tới
79% diện tích bề mặt trái đất. Các sinh vật đều thích nghi với nồng độ muối cao đồng thời
thực vật rất nghèo về thành phần loài, chỉ có tảo và vi khu
ẩn.
a. Dựa vào độ sâu có thể phân chia biển và đại dương thành các vùng sinh thái:
- Thềm lục địa và vùng tiếp giáp với bờ biển có bề mặt đáy tương đối bằng phẳng có
mực nước sâu trung bình 200 – 300m (có thể tới 500m).

29
- Sườn lục địa ứng với vùng đáy dốc có mực nước sâu từ 500m đến 3500m.
- Đáy đại dương có mực nước sâu từ 3500m trở lên.
b. Dựa theo chiều ngang từ bờ ra khơi có thể phân biệt:
- Vùng ven bờ ứng với vùng triều và dưới triều. Ở đây biển không sâu, có đủ ánh sáng
và chịu ảnh hưởng của sóng và thủy triều mạnh. Quần xã vùng ven bờ thay đổ

i tùy
theo từng vùng biển. Nhìn chung, vùng ven bờ ở ôn đới thì có tảo chiếm ưu thế, còn
vùng ven biển nhiệt đới có rừng ngập mặn rất độc đáo.
- Vùng biển khơi bắt đầu từ sườn dốc lục địa trở đi. Động vật trong vùng này thay đổi
theo độ sâu: càng xuống sâu số lượng càng giảm. Cá chỉ sống tới độ sâu 6000m, tôm
cua 8000, mực 9000 còn sâu hơn chỉ có một số loài đặ
c trưng.
II.7.1.3 Các hệ sinh thái nước ngọt
Thành phần các loài sinh vật ở môi trường nước ngọt kém đa dạng hơn môi trường nước
mặn. Trong đa số các HST nước ngọt, sinh vật sản xuất chủ yếu là tảo, thực vật thủy sinh có
hoa, động vật tiêu thụ tạo nên phần cơ bản của sinh khối gồmđại diện của 4 nhóm: cá, giáp
xác, côn trùng nước và thân mềm. Các HST nước ngọt có thể chia thành 2 dạ
ng:
- Hệ sinh thái nước tù bao gồm các HST đầm, ao và hồ.
- Hệ sinh thái nước chảy bao gồm các sông và suối.

II.7.2 Hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra mới hoàn toàn hoặc dựa trên nền
tảng của hệ sinh thái nguyên sinh đã bị phá hủy. Ở nơi đó là những quần xã sinh vật khác
nhau được lặp lại nhiều lần trong điều kiện môi trường thay đổi ít nhiều. Các quầ
n thể nuôi
trồng cao sản được phát triển trong điều kiện tối ưu có thể đáp ứng lâu dài những nhu cầu
ngày càng tăng của con người về năng suất, số lượng và chất lượng sản phẩm. Có hai loại hệ
sinh thái nhân tạo lớn là hệ sinh thái đô thị và hệ sinh thái
nông nghiệp.

II.8. VÒNG TUẦN HOÀN VẬT CHẤT
Vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên thông qua các quá trình biến đổi hóa học, lý họ
c và
sinh học. Sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái là một giai đoạn trong các chu trình của vật

chất trong tự nhiên hay còn gọi là chu trình sinh địa hóa. Các quá trình tổng hợp chất hữu cơ,
sử dụng chất hữu cơ và phân giải chất hữu cơ là ba khâu không thể thiếu và luân phiên nhau
một cách có trình tự nhất định trong hệ sinh thái. Sau đây là một số vòng tuần hoàn quan
trọng trong hệ sinh thái:

II.8.1 Chu trình cacbonic
Cacbon tham gia vào chu trình ở dạng khí cacbon dioxit (CO
2
) có trong khí quyển. Trong
khí quyển hàm lượng CO
2
rất thấp, chỉ khoảng 0,03%, nhưng các dạng dự trữ cacbon rất

30
phong phú và đa dạng (đó là than đá, dầu mỏ, khí đốt, CaCO
3
). Chu trình cacbon là chu trình
quan trọng nhất của con người. Bởi chúng là nhân tố không thể thiếu trong quá trình quang
hợp tạo ra chất hữu cơ để duy trì sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên khi nồng độ CO
2
trong khí
quyển cao làm khí hậu nóng hơn, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.


Hình 2.3 Chu trình cacbon (Tôn Thất Pháp, 2006).

II.8.2 Chu trình nitơ
Chu trình nitơ về cơ bản cũng tương tự như các chu trình khí khác, được sinh vật sản xuất
hấp thụ và đồng hoá rồi được chu chuyển qua các nhóm sinh vật tiêu thụ, cuối cùng bị sinh
vật phân huỷ trả lại nitơ phân tử cho môi trường. Tuy nhiên quá trình này diễn ra phức tạp

hơn nhiều, tuy vậy chu trình nitơ là chu trình xảy ra nhanh và liên tục. Do tính chất phức tạp
của chu trình bao gồm nhiều công đoạn theo t
ừng bước: sự cố
định đạm, sự amôn hoá, nitrit hoá, nitrat hoá và phản nitrat

31



II.9. NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hệ sinh thái, song người ta thường phân ra
thành hai nhóm chính: nhóm các yếu tố vô sinh và những yếu tố sinh học với các mối quan
hệ sinh học trong hệ.

II.9.1 Sự tác động của các yếu tố vô sinh đến sự đa dạng hệ sinh thái
Có rất nhiều yếu tố vô sinh tác
động lên hệ sinh thái, nhìn chung có một số nhân tố quan
trọng sau:
II.9.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của các loài. Vì vậy, mỗi vùng nhiệt
độ khác nhau có những nhóm loài sinh vật đặc trưng. Dựa vào nhiệt độ, người ta chia sinh
vật thành hai nhóm: nhóm biến nhiệt và nhóm đẳng nhiệt.
Những loài động vật, thực vật sống ở nơi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có nh
ững cơ chế
riêng để duy trì cuộc sống của mình: có long dày, nhiều mỡ, có các khoang chống nóng (ở
côn trùng sa mạc),…
II.9.1.2 Nước và độ ẩm
Nước là nhân tố vô cùng quan trọng đối với mọi sinh vật. Nước chiếm 50 – 70% khối lượng
cơ thể. Nước không chỉ là môi trường sống của thủy sinh vật mà còn là dung môi cho các
phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống. Dưới tác động của nhiệt độ

, nước luôn
Hình 2.4 Chu trình nitơ (Tôn Thất Pháp, 2006)

32
bốc hơi từ mọi bề mặt, kể cả các sinh vật đẳng nhiệt và biến nhiệt, tạo nên độ ẩm của không
khí. Độ ẩm càng thấp, nhiệt độ càng cao, gió càng mạnh, tốc độ bốc hơi và thoát hơi nước
càng lớn. Vì thế, cơ thể sinh vật luôn luôn bị mất nước nên chúng phải có cơ chế ngăn cản sự
thoát hơi nước và lấy nước bổ sung từ
môi trường: hút qua rễ, một phần qua thân,… đối với
thực vật; uống nước hay lấy nước qua thức ăn, đối với động vật. Tất nhiên do nhu cầu nước
khác nhau, khả năng giữ nước khác nhau,… nên các sinh vật phản ứng không giống nhau với
ẩm độ khác nhau của môi trường và phân bố ở những vùng nhất định trên lục địa.
II.9.1.3 Ánh sáng
Ánh sáng cũng như mọi yếu tố vô cơ khác, vừa là y
ếu tố điều chỉnh vừa là nhân tố giới
hạn đối với đời sống sinh vật, đặc biệt là thực vật. Bức xạ mặt trời quyết định quá trình
quang hợp của thực vật.
- Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm: Cây ưa sáng và cây ưa
bóng. Cây ưa sáng tạo nên sản phẩm quang hợp cao khi điều kiện chiếu sáng tăng lên ở cườ
ng
độ vừa phải. Còn cây ưa bóng thì cho sản phẩm quang hợp cao ở cường độ chiếu sáng thấp.
- Liên quan đến độ dài chiếu sáng, thực vật còn được chia thành nhóm cây ngày dài và cây
ngày ngắn. Cây ngày dài là cây ra hoa kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, ngược lại, cây
ngày ngắn đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn.
- Không giống với thực vật, ánh sáng không có “giới hạn thích hợp” đối với động vật. Phần
lớn độ
ng vật đều có khả năng phát triển trong tối và ngoài sáng, mặc dù tác động của các loại
bức xạ ánh sáng đều có ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất trong tế tào của động vật.
- Ánh sáng thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và chu kỳ mùa. Tính nhịp điệu
của ánh sáng khắc sâu vào đời sống của sinh vật, tạo nên ở chúng một nhịp điệu sinh học

chuẩn xác, được gọi là “
đồng hồ sinh học”.
II.9.1.4 Muối khoáng
Muối khoáng tham gia vào thành phần cấu trúc của chất sống và các thành phần khác của cơ
thể. Hiện nay, người ta đã biết khoảng 40 nguyên tố hóa học có trong thành phần chất sống.
Trong đó có 15 nguyên tố đóng vai trò thiết yếu đối với mọi sinh vật. Natri và clo rất quan
trọng đối với động vật. Những nguyên tố này tham gia vào thành phần cấu tạo của protein,
gluxit, lipit. Trong quang hợp của thự
c vật và trao đổi chất của động vật nhờ các enzyme,
các muối này được sử dụng cho sự tăng trưởng và phát triển với những hàm lượng khác
nhau. Trong môi trường nước, muối không chỉ là nguồn thức ăn mà còn có vai trò điều hòa
áp suất thẩm thấu và ion của cơ thể, duy trì sự ổn định của đời sống trong môi trường mà
hàm lượng muối và ion thường xuyên biến động.
II.9.1.5 Các chất khí
Khí cacbonic chiếm m
ột lượng nhỏ trong khí quyển, khoảng 0,03% về thể tích. Hàm lượng
này trong khí quyển hiện nay là quá giới hạn đối với nhiều loài thực vật bậc cao. CO
2
là loại
khí quang trọng nhất trong quá trình quang hợp của thực vật.
Khí oxy tham gia vào quá trình oxy hóa hóa học và oxy hóa sinh học. Có thể nói hàm lượng
oxy trong nước có vai trò quyết định thành phần loài sinh vật sống trong hệ.


33
II.9.2 Những yếu tố sinh học và những mối quan hệ sinh học
Các yếu tố sinh học rất đa dạng (Bảng 2.1), tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa sinh vật với
sinh vật, đưa đến sự chu chuyển của vật chất và sự phát tán năng lượng trong các hệ sinh
thái. Chúng được xếp trong 8 nhóm chính sau (Bảng 2.2).
Bảng 2.1 Chức năng của một số yếu tố sinh học chính trong hệ sinh thái

STT Các yếu tố Chức năng Ví dụ
1 Vi sinh vật Phân hũy chất hữu cơ Vi sinh vật hiếu khí Vi sinh vật trung
gian
2 Sinh vật nổi Tham gia chuỗi và mạng
lưới thưc ăn
Tảo, Động vật phù du
3 Sinh vật nhỏ Tham gia chuỗi và mạng
lưới thưc ăn
Trùng, giun Dế, cào cào
Bảng 2.2 Các mối quan hệ chính giữa sinh vật với sinh vật (Tôn Thất Pháp, 2006)
STT Các mối
tương tác
Đặc trưng của mối tương tác
Ví dụ
1 Trung tính Hai loài không gây ảnh hưởng cho
nhau
Khỉ, hổ Chồn, bướm
2 Hãm sinh Loài A gây ảnh hưởng cho loài B, loài
A không bị ảnh hưởng
Cyano-
bacteria
Động vật nổi
3 Cạnh tranh Hai loài gây ảnh hưởng lẫn nhau Lúa, báo Cỏ dại, linh cẩu
4 Con mồi-vật
dữ
Con mồi bị vật dữ ăn thịt, con mồi có
kích thước nhỏ, số lượng đông; vật dữ
có khích thước lớn, số lượng ít.
Chuột,
dê, nai

Mèo, hổ, báo
5 Vật chủ-ký
sinh
Vật chủ có kích thước lớn, số lượng ít;
vật ký sinh có kích thước nhỏ, số
lượng đông
Gia cầm,
gia súc
Giun, sán
6 Hội sinh Loài sống hội sinh có lợi, còn loài được
hội sinh không có lợi và chẳng có hại
Cua, cá
bống,
Giun Erechis
7 Tiền hợp tác Cả hai đều có lợi, nhưng không bắt
buộc.
Sáo Trâu
8 Cộng sinh
hay hỗ trợ
Cả hai đều có lợi, nhưng bắt buộc phải
sống chung với nhau.
Nấm, san
hô,
Tảo, tảo, trâu


34
II.10. THẢO LUẬN CUỐI CHƯƠNG
1. Cho ví dụ về chức năng của một số hệ sinh thái chính ở ĐBSCL?.
2. Cho biết các hệ sinh thái chính trên thế giới?

3. Hãy trình bày vòng tuần hoàn Cacbon và nitơ?

35
CHƯƠNG III: TĂNG TRƯỞNG VÀ KIỂM SOÁT DÂN SỐ

Dân số là một trong bốn vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm: chiến tranh
và hoà bình, lương thực, thực phẩm, môi trường.và dân số. Trong đó dân số là vấn đề đặc
biệt bởi vì có liên quan đến tuổi phải sinh, có tính chất hai mặt như bùng nổ dân số ở các
nước đang và kém phát triển và lão hóa dân số ở các nước có nền kinh tế phát triển và phát
triển cao. Thực tế cho thấy m
ỗi biến cố xảy ra trên thế giới đều có liên quan đến vấn đề dân
số. Do vậy dân số có tính chất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia và toàn cầu
(Đặng Hoàng Dũng, 1995).
Trong những thập niên gần đây, sự tăng nhanh dân số không phải là gia tăng nhịp điệu sinh
mà là do sự giảm đột ngột tỉ lệ chết nhờ vào sự mở rộng y tế, các phươ
ng pháp vệ sinh và
các phương thức khống chế bệnh tật. Đồng thời tuổi thọ tăng lên cũng là nguyên nhân tăng
dân số. Việc đáp ứng cho số dân ngày càng tăng một cuộc sống có chất lượng đòi hỏi phải
duy trì một hệ thống môi trường lành mạnh. Ngược lại, hệ thống môi trường chỉ có thể được
bảo vệ trong khả năng chịu tải của nó n
ếu nhân loại có thể kiểm soát được dân số của mình
(Nguyễn Đình Hòe, 2001). Do tình hình toàn cầu như vậy nên Liên Hợp Quốc đã thành lập
tổ chức UNFPA (Quỹ hoạt động dân số Liên Hợp Quốc). Ðể giải quyết tình trạng dân số thế
giới đã áp dụng nhiều biện pháp:
- Biện pháp hành chính: Singapore, Trung Quốc – cho nghĩ việc nếu như sinh số con
vươt mức qui định.
- Biệ
n pháp tuyên truyền giáo dục: Ðây là biện pháp được coi là cơ bản nhất mà
UNFPA đầu tư vào những nước có dân số phát triển nhanh trong đó có Việt Nam.


III.1. KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ
III.1.1. Dân số (Population):
Là cộng đồng người sống trên một lãnh thổ tại một thời điểm nhất định (Tổng số người sống
trên một lãnh thổ nhất định được tính vào 1 thời điểm nhất định). Thuật ng
ữ này không chỉ hàm
chứa số dân mà còn đề cập đến chất lượng của dân số: kết cấu, sự phân bố, trình độ văn hóa.

III.1.2. Tỷ suất gia tăng dân số (Population growth rate):
Là tỷ lệ dân số tăng lên hoặc giảm đi trong từng năm của toàn thế giới, của một quốc gia hay
một vùng. Ðó chính là hiệu số giữa tỷ suất sinh và tỷ suất tử được tính bằng phần tr
ăm hoặc
phần ngàn.

III.1.3. Tỷ suất sinh thô (Crude Birth Rate - CBR ):
Là số lượng trẻ được sinh ra sống được / 1000 dân trong một năm. Ðơn vị tính phần trăm
hoặc phần ngàn
- CBR > 30
0
/
00
được gọi là cao, ở các quốc gia chậm phát triển thường có CBR cao hoặc rất cao.

36
- CBR < 20
0
/
00
được coi là thấp, đặc trưng cho các nước công nghiệp như các nước
Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và cả Australia, New Zealand.
- CBR trong khoảng giữa 20 đến 30

0
/
00
được gọi là trung bình đặc trưng cho một số nước
mới phát triển. CBR < 15
0
/
00
ứng với các nước giảm dân số, trong đó 15
0
/
00
các nước trên
thế giới được coi là quốc gia giảm dân số.

III.1.4. Tỷ suất chết thô (Crude Death Rate - CDR):
Là số lượng người chết đi/ 1000 dân trong một năm của một vùng. Ðơn vị tính phần trăm
hoặc phần ngàn.
Cũng như CBR, CDR biến đổi mạnh và liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế.
- CDR > 20
0
/
00
được gọi là cao thường gặp ở các nước chậm phát triển, chủ yếu là châu Phi.
- CDR < 10
0
/
00
là tỷ lệ thấp.


III.1.5. Tỷ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase - RNI ):
Là hiệu số giữa tỷ suất sinh thô và tử thô. Tỷ suất này dùng để chỉ tỷ lệ tăng lên hoặc giảm đi
của dân số trong từng năm của cả thế giới, của một quốc gia hay một vùng. Nó quyết định sự
tăng trưởng cũng như tốc độ tăng trưởng của thế
giới theo chiều như thế nào? Ðơn vị tính
phần trăm hoặc phần ngàn.
CBR - CDR = RNI
Nhưng từng vùng hay từng quốc gia còn phải phụ thuộc vào gia tăng cơ học (CMR - CRUDE
MECHANIE RATE). CMR có thể là một số dương hay một số âm, thậm chí bằng không.
Gia tăng cơ học = Số người nhập - Số người xuất cư.
Lấy gia tăng cơ học + gia tăng tự nhiên = gia tăng thực.
RNI + CMR = CPR. (CRUDE POPULATION RATE)

III.1.6. Tổng tỷ suất sinh (Total fertility Rate - TFR):
Là số con trung bình do một phụ nữ (hay môt nhóm phụ nữ) trong độ tuổi sinh đẻ (18 -
45) sinh ra.
TFR ≥ 4,2 : Tổng tỷ suất sinh cao
TFR ≥ 3,2 – 4,1 : Tổng tỷ suất sinh trung bình cao
TFR ≥ 2,2 – 3,1 : Tổng tỷ suất sinh trung bình thấp
TFR ≥ 2,1 : Tổng tỷ suất sinh thấp



37
III.1.7 Bùng nổ dân số (Population Bomb):
Là khuynh hướng toàn cầu của thế kỷ 20 về sự phát triển dân số quá nhanh do kết quả cuả tỷ
suất sinh cao hơn nhiều so với tỷ suất tử. Ở nước ta và trên thế giới tỷ suất gia tăng tự nhiên
cuả thập niên 60 là 3,93 %.

III.1.8 Phân bố dân số (Population Distribution ):

Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc bắt buộc trên một lãnh thổ sao cho phù hợp với
điều
kiện sống của dân hoặc yêu cầu của xã hội. Có 2 dạng quần cư chính: nông thôn và đô thị.

III.1.9 Mật độ dân số (Density of Population):
Là số dân cư trú thường xuyên tính theo một đơn vị diện tích đất đai trong một thời gian
nhất định. Ðơn vị tính: người/ km
2
.

III.1.10 Chất lượng cuộc sống (Quality of Life):
Là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, dịch vụ, y tế, lương thực, thực phẩm, vui chơi,
giải trí cho mọi người nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của họ về những vấn đề trên.

III.1.11 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP):
Là giá trị toàn bộ các vật phẩm do người dân của mộ
t nước làm ra trong một năm mà không
có đầu tư tư bản ra nước ngoài.

III.1.12 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP):
Là giá trị toàn bộ các vật phẩm do người dân của một nước làm ra trong một năm kể cả đầu tư
tư bản ra nước ngoài (hay còn gọi là cộng với thu nhập yếu tố thuần). Ðiều đó có nghĩa là cộng
với thu nhập có yếu tố từ nước ngoài trừ
đi chi trả yếu tố cho nước ngoài. Ðơn vị tính USD.

III.2. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
III.2.1 Lịch sử phát triển dân số của các khu vực trên thế giới
Sự phát triển của dân cư gắn liền với sự phát triển của các thành phố lớn và khu vực có mật
độ dân số cao. Vào giữa những năm 1990 có khoảng 45% dân số thế giới - 2,4 tỷ người sống
trong vùng

đô thị; gần 2/3 dân số đô thị của thế giới sống ở các nước đang phát triển do bởi:
- Ðiều kiện sống ở đô thị cao hơn nông thôn tạo ra sức đẩy đưa nông dân vào đô thị.
- Sinh hoạt và giao thông thuận tiện.
- Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cao.

38
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. Mặt khác do nhu cầu phát triển kinh
tế, văn hóa, nhiều khu công nghiệp mới xuất hiện cùng với những điểm tập trung dân
cư với mật độ cao
Từ đầu thế kỷ 20 đền nay, số dân đô thị phát triển nhanh trong khi diện tích đô thị cộng lại
chưa vượt quá 5000 km
2
(0,4% diện tích toàn cầu) do vậy mật độ dân số đô thị cao. Ðô thị
hóa không có kế hoạch dẫn đến: nạn thất nghiệp lan rộng, thiếu nhà ở, giao thông tắt nghẽn
thường xuyên, trật tự công cộng không đảm bảo rối loạn an ninh, môi trường bị ô nhiễm.
Tóm lại, bùng nổ dân số là bạn đồng hành với bùng nổ đô thị hóa mà nét đặc trưng là thu hút
dân cư từ nông thôn vào thành phố (Simmons, 1996).
Ở giai đọan
đầu tiên của loài người mức gia tăng dân số rất thấp. Tới đầu công nguyên, dân
số tăng dần, giai đoạn này loài người chuyển từ cuộc sống săn bắn hái lượm sang trồng trọt
chăn nuôi để đảm bảo cho nhu cầu sống hàng ngày. Năng suất lao động tăng để đảm bảo có
đủ lương thực cho mọi người. Trong cả quá trình dài sau đó, khi loài người sống chủ yếu
b
ằng hoạt động nông nghiệp, dân số hàng năm tăng từ 0,14 đến 0,4%. Tỷ suất sinh thô
không thấp nhưng do tỷ suất chết thô cao nên Tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp. Từ giữa thế kỷ
thứ 18, các nước tư bản Châu Âu do áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và y tế nên
đã hạn chế được dịch bệnh, cải thiện được điều kiện vệ sinh, xã hộ
i do vậy tỷ suất chết thô
giảm dần đến RNI tăng cao.
Dân số tăng mạnh nhất từ đầu thế kỷ 20 trở đi khi một bộ phận lớn dân số thế giới thuộc các

nước đang phát triển giành được độc lập đã áp dụng được các thành tựu của khoa học kỹ
thuật, cải thiện được các điều kiện kinh tế, xã hội nên t
ỷ lệ tử giảm mạnh, trong khi đó CBR
tăng cao dẫn đến RNI tăng mạnh. Trong thập niên 60-70 có hiện tượng bùng nổ dân số. Hiện
nay RNI của toàn thế giới là 1,4%. Với tỷ suất này hàng năm dân số thế giới tăng thêm 77
triệu người, mỗi giây tăng thêm 3 người. Những nước có RNI > 1,4% là những nước có dân
số tăng nhanh. Ngược lại những nước có RNI < 1% là những nước có dân số tăng chậm.
Nh
ững nước nằm trong khoảng từ 1 - 1,4 là những nước có dân số phát triển trung bình
(John, 1994).

III.2.2 Tình hình gia tăng dân số trên thế giới
Sự gia tăng dân số phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng
nước, từng khu vực. Do vậy từng khu vực khác nhau trên thế giới có sự tăng giảm dân số
khác nhau. Các nước Châu Âu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 - nơi s
ớm tiến hành công
nghiệp hóa và là nơi đứng đầu trong các khu vực có dân số tăng nhanh thì nay lại trở thành
khu vực có dân số tăng chậm nhất. Dân số đông, nhu cầu của con người ngày càng lớn và đa
dạng, trình độ khoa học kỹ thuật cao khiến cho con người phải khai thác ngày càng nhiều tài
nguyên dẫn đến môi trường biến đổi ngày càng nhiều. Dân số tăng nhanh làm giảm chất
lượng cuộc sống, song nếu dân số giảm quá m
ức khiến không đảm bảo được sự tái sản xuất
dân số của các thế hệ cũng gây ra những hậu quả xấu, đè nặng lên nền kinh tế làm cho thị
trường lao động không đủ nhân lực và chi phí cho người già cao.
Nhìn chung trong thế kỷ 20 mức tăng dân số ở các vùng kinh tế phát triển đã giảm còn 0,6%.
Trong khi đó dân số ở các nước đang phát triển lại tăng lên nhanh với tỷ lệ tươ
ng ứng. Dân
số Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ LaTinh chiếm 3/4 dân số thế giới. Số dân tăng hàng năm

×