Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

HỘI CHỨNG ĐAU DÂY THẦN KINH TỌAI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.56 KB, 7 trang )

HỘI CHỨNG ĐAU DÂY THẦN
KINH TỌA

I.ĐẠI CƯƠNG:
Là một hội chứng khá phổ biến trong thần kinh. Nguyên nhân 80% là do thoát vị
đĩa đệm, sau đó là do viêm nhiễm. Bệnh không phân biệt tuổi hay gặp ở người lao
động nặng,vận động viên thể thao, nam nhiều hơn nữ. Điều trị bằng thuốc, vật lý
trị liệu hay giải phẫu khi có chỉ định.
II.TRIỆU CHỨNG:
1.Chủ quan:
Cảm thấy đau lưng lan dọc xuống chi dưới hay hai bên, đau âm ỉ hay dữ dội, có
thể kèm theo dị cảm (tê nóng, đau như dao đâm, cảm giác kiến bò bên chi đau).
Đau lan theo 2 kiểu :
-Rễ hông khoeo ngoài L5: Đau từ mông- mặt ngoài đùi-mặt ngoài bắp
chân,xuống bờ ngoài bàn chân, lưng bàn chân và ngón cái.
-Rể hông khoeo ngoài S1: Đau từ mông- mặt sau đùi- mặt sau cẳng chân- gót,
lòng bàn chân và ngón út.
Triệu chứng đau xuất hiện do 1 động tác gắng sức, đau trung bình: khi đi lại mới
đau, xách cái ghế cũng đau, xoay trở người gây đau, trường hợp nhẹ: cúi xuống,
leo thang gây đau thêm. Đau có thể tăng do ho, rặn.
2.Thăm khám bệnh nhân:
Quan sát bệnh nhân đi hoặc đứng nửa bên lành hạ thấp(vẹo người về bên lành,
trọng tâm cơ thể dồn về nửa bên lành). Khi đi đứng chân bên đau hơi co lên, tay
chống vào mạn sườn hoặc đầu gối bên đau.
Bệnh nhân nằm xem cơ tứ đầu đùi, bắp chân có đau không.
Ta có thể gây cảm giác đau bằng cách làm căng thần kinh tọa hoặc làm tăng áp lực
DNT, nhờ các nghiệm pháp và dấu hiệu sau:
a.Nghiệm pháp Lasègue: bệnh nhân nằm ngửa hai chân duỗi thẳng nâng gót chân
bệnh nhân lên cao khỏi giừơng, chân bình thường nâng cao tới 90 độ, chân đau chỉ
lên tới 35-45độ là bệnh nhân đau tới thắt lưng. Đây là dấu hiệu rất quan trọng gần
như lúc nào cũng có và còn dùng để theo dõi diễn tiến điều trị.


b.Nghiệm pháp Bonnet: bệnh nhân nằm ngửa gập gối về phía bụng và xoay khớp
háng vào trong sẽ gây đau, như vậy Bonnet (+).
c.Nghiệm pháp Néri: bệnh nhân đứng thẳng, giữ thẳng 2 gối, từ từ gập người
chạm 2 tay xuống đất, bệnh nhân đau nên gập gối bên đau và không thể thực hiện
được động tác này.
d.Nghiệm pháp Naffziger: đè 2 bên tĩnh mạch cổ bệnh nhân kêu thốn ở cột sống
lan tới chân. Có thể phối hợp bằng cách bảo bệnh nhân ho. Có thể gây đau bằng
cách ấn vào lộ trình của dây thần kinh tọa.
e.Dấu ấn chuông: Aán ngang gai sống L4-L5 hoặc L5-S1 sẽ gây đau dọc lộ trình
dây thần kinh toạ tương ứng(ấn cạnh cột sống 2cm)
f.Điểm Valleix: đây là nơi dây thần kinh tọa đi gần xương, đè vào sẽ gây đau theo
rễ.
3.Triệu chứng về cảm giác:
Bệnh nhân có thể có giảm cảm giác dọc theo mặt ngoài cẳng chân và bờ ngoài bàn
chân phía ngón út (theo rễ L5) hoặc mặt sau bàn chân xuống tới gót chân (theo rễ
S1)
4.Triệu chứng về vận động:
Bệnh nhân đứng nếp mông bên bệnh xệ thấp hơn so với bênh lành (do nhão cơ)
Cơ bắp chân nhão, ấn mạnh vào gân Achilles, bên đau lõm nhiều hơn bên lành.
Yếu cơ: tuỳ theo rễ tổn thương .
Rễ L5: Yếu cơ cẳng chân trước, cơ duỗi các ngón chân, bệnh nhân không đứng
bằng gót được và bàn chân rơi(không giữ được quai dép)
Rễ S1: Yếu cơ mặt sau cẳng chân, bệnh nhân không tự đứng bằng ngón được.
5.Triệu chứng tại cột sống:
Co cơ cạnh sống: là phản ứng tự vệ chống lại đau.
Vẹo cột sống tư thế.
Vận động cột sống giới hạn mất dường cong tự nhiên.
III.CHẨN ĐOÁN:
1.Chẩn đoán xác định:
-Dựa vào triệu chứng đau theo rễ:

a.L5: Đau từ mông- mặt ngoài đùi-mặt ngoài bắp chân,xuống bờ ngoài bàn chân,
lưng bàn chân và ngón cái.
b.S1: Đau từ mông- mặt sau đùi- mặt sau cẳng chân- gót, lòng bàn chân và ngón
út.
Thực tế có trường hợp cả hai rễ đều bị.
-Thăm khám:
c.Nghiệm pháp Lasègue, nghiệm pháp Néri, nghiệm pháp Naffziger dương tính.
d.Dấu ấn chuông dương tính.
e.Điểm Valleix ấn đau theo rễ.
-Cận lâm sàng:
f.X-quang qui ước, CT-Scanner hoặc MRI cột sống thắt lưng, phát hiện hình ảnh
thoái hóa đốt sống, gù vẹo bất thường cột sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm.
2.Chẩn đoán phân biệt:
a.Đau do viêm khớp cùng chậu: Không lan theo rễ, đau tại chỗ khớp cùng chậu.
Để bệnh nhân nằm sấp vừa ấn vào khớp cùng chậu, vừa ấn vừa nhấc cẳng chân
ngược ra sau sẽ gây đau nhức thêm.
b.Đau do viêm cơ đáy chậu: bệnh nhân nằm co chân bên đau khó duỗi thẳng
chân, có kèm triệu chứng nhiễm trùng.
c.Viêm hoặc áp xe cơ thắt lưng chậu.
3.Chẩn đoán căn nguyên:
a.Thoát vị đĩa đệm: vòng gân bao quanh đĩa đệm trở nên yếu, nhân đĩa đệm thoát
ra sau chèn ép vào rễ thần kinh tọa tương ứng(L4-L5 hoặc L5-S1).
b.Lao xương sống: có ổ abccess cạnh cột sống.
c.Di căn cột sống: K tiền liệt tuến, K vú, u buồng trứng, khối u vùng chậu nhỏ.
d.Do viêm nhiễm tại chổ, do bị lạnh.
e.Do thoái hóa cột sống: ở người già.
IV.ĐIỀU TRỊ:
1.Điều trị nội khoa:
-Nằm nghỉ ngơi, tránh gắng sức, hạn chế đi lại nhiều.
-Thuốc giảm đau: Nidal 01viênx 02 lần/ ngày, Paracetamol 0.5g 01viên x 03 lần/

ngày, Di-antalvic 01viênx 03 lần/ ngày, Efferalgan 01viênx 03 lần/ ngày
-Thuốc kháng viêm Non Steroide: Có thể sử dụng một trong các loại sau:
Diclofenac 50mg 01viênx 03 lần/ ngày, Nimesulid 0.1g 01viênx 02 lần/ ngày,
Piclocecam 0.2g 01viênx 03 lần/ ngày,Tenoxicam 0.02g 01viênx 02 lần/ ngày,
Melocecam 0.06g 01viênx 02 lần/ ngày, Ibuprofen 0.2-0.6g 01viênx 03 lần/ ngày,
Celecoxib 0.1g 01viênx 02 lần/ ngày, Rofecoxib 0.025-0.05g 01viênx 02 lần/
ngày.
-Thuốc kháng viêm Steroide: Có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với kháng
viên Non Steroide.Có thể sử dụng một trong các loại sau: Prednison 0.005g 01-
02viênx 03 lần/ ngày, Dexamethason 0.5mg 01-02viênx 03 lần/ ngày.
-Thuốc giãn cơ: Có thể sử dụng một trong các loại sau: Decontractyl 0.25g
02viênx 03 lần/ ngày, Mydocalm 01viênx 03 lần/ ngày, Sirdalud 01viênx 02 lần/
ngày, Contramyl 01viênx 02 lần/ ngày, Diazepam 0.005g 01 viên uống buồi tối
trước khi ngủ.
2.Có thể phối hợp với điều trị vật lý trị liệu
3.Chỉ định điều trị ngoại khoa:
-Đau tái phát nhiều lần, điều trị nội thất bại.
-Đau ngày một nặng dần
-Đau thần kinh tọa thể liệt chân.
-Thoát vị điã đệm có chèn ép nặng vào các rễ thần kinh.

×