Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm đẹp da bằng rau pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.36 KB, 5 trang )

Làm đẹp da bằng rau

Một trong những nguyên tắc làm đẹp của y học cổ truyền là phải
“thuận ứng theo mùa”. Sự ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đối
với sức khoẻ nói chung và vẻ đẹp của làn da nói riêng cũng có nhiều
điểm riêng biệt.



Mùa xuân là lúc da cần được nuôi dưỡng và bảo vệ nhất vì những
tổn hại mà da phải trải qua trong mùa đông là rất lớn, vả lại yêu cầu
chỉnh trang để chuẩn bị đối phó với mùa hạ nóng nực cũng không
kém phần quan trọng.
Bí đao
Còn gọi là bí xanh, đông qua, vị ngọt, tính mát, có công dụng nhuận
phu, tăng bạch, giảm phì (làm nhuận và trắng da, giảm béo). Đây là
một thực phẩm lý tưởng dành cho những người béo phì. Sách Thực
liệu bản thảo viết: “Nếu muốn thân thể mạnh khỏe nhẹ nhõm nên
thường xuyên ăn bí đao.”
Dùng hạt bí đao (đông qua tử) 15g, vỏ quýt 6g và hoa đào 12g sấy
khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh với nước cơm
sau bữa ăn, uống liền trong 1 tháng để dưỡng da, làm da trắng trẻo
mịn màng, hoặc dùng bí đao 1 quả, lấy dao nứa gọt bỏ vỏ xanh, cắt
thành miếng, cho vào nồi luộc với 500ml nước và 500ml rượu trắng,
khi chín bỏ bã lấy nước cô đặc, rồi cho thêm 250mg đường trắng,
đun cho tan là được, khi dùng lấy một ít trộn với lòng trắng trứng gà
tươi, xoa đều lên mặt.
Dưa chuột
Còn gọi là hoàng qua, thích qua, ngũ qua vị ngọt, tính mát, có công
dụng thanh nhiệt chỉ khát, lợi thủy tiêu thũng, thanh hỏa giải độc,
thường được dùng để dưỡng da, làm sáng da và phòng chống vết


nhăn.
Cách dùng: đơn giản nhất là lấy dưa chuột rửa sạch, giã nát, ép lấy
nước, xoa lên da mặt nhiều lần trong ngày, cũng có thể thái thành
những lát mỏng rồi dán lên mặt. Hoặc dùng dưa chuột rửa sạch, thái
miếng, đem nấu chín với sữa bò tươi, để nguội rồi xoa lên mặt, mỗi
ngày 2 lần.
Hoặc dùng nước ép dưa chuột, nước ép bồ công anh, nước ép của
quả chanh tươi và sữa bò tươi, lượng bằng nhau, hoà đều rồi xoa lên
mặt mỗi ngày 2 lần.
Vừng
Còn gọi là chi ma, hồ ma, cự thắng, mè vị ngọt, tính bình, có công
dụng bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, làm đen tóc đẹp da.
Cách dùng: đơn giản nhất là dùng vừng sao chín, mỗi sáng ăn 20g,
sau tăng dần lên 40g để làm cho da trắng trẻo và tươi nhuận. Hoặc
dùng vừng đen 10g, đào nhân 10g, đậu đen 10g, sơn trà 10g, gạo
100g, tất cả đem nấu thành cháo ăn trong ngày, có công dụng sáng
da, đen tóc.
Hoặc dùng vừng đen 30g, hồng táo 20 quả (bỏ hạt), hai thứ đem nấu
kỹ, hòa thêm một chút mật ong, chia ăn 2 lần trong ngày, có tác
dụng tẩy tàn nhang và làm sáng da. Hoặc dùng vừng đen 20g, hạch
đào nhân 30g, sữa bò tươi 200ml, sữa đậu nành 200ml, tất cả đem
đun kỹ, hoà thêm một chút đường trắng, chia ăn 2 lần trong ngày.
Cà rốt
Còn gọi là củ cải hang, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ tiêu
thực, nhuận tràng, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, thường
dùng để dưỡng da, trị chứng da khô, trứng cá đầu đen, mụn nhọt
Đây là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C có lợi cho quá trình
chuyển hoá và tái tạo da.
Cách dùng: đơn giản nhất là dùng cà rốt rửa sạch, ép lấy nước cốt
uống hay xoa đều lên da mặt hàng ngày, mỗi ngày 2 lần. Hoặc dùng

cà rốt nửa củ, táo (bình quả) nửa quả, rau mùi 20g, chanh tươi 2 lát
dày, tất cả đem ép lấy nước uống hàng ngày. Hoặc dùng cà rốt 50g,
rau cần 50g, táo nửa quả, lê 1 quả, tất cả đem ép lấy nước, vắt thêm
1/6 quả chanh, uống hàng ngày, có tác dụng tẩy tàn nhang.
Đậu nành
Còn gọi là đậu tương, hoàng đậu, hoàng đại đậu vị ngọt, tính bình,
có công dụng kiện tỳ lợi thấp, ích huyết bổ hư, giải độc, dưỡng da,
làm đen tóc. Đây là loại đậu rất giàu chất đạm và các acid béo không
no có lợi cho việc nuôi dưỡng da và râu tóc.
Cách dùng: dùng đậu nành 50g hầm với gan lợn 50g ăn hàng ngày,
mỗi liệu trình là 14 ngày. Hoặc dùng đậu nành 15g, đậu đen 15g, sơn
tra 15g, ba thứ hầm chín, cho thêm một chút đường đỏ, chia ăn 2 lần
trong ngày, có tác dụng nhuận da và làm sáng da. Hoặc chế thành
sữa đậu nành uống thường xuyên.
Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng có tác dụng dưỡng da và làm
trắng da như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), cải trắng, gừng tươi, đại táo,
măng trúc, nấm hương, hạt hướng dương, lạc, hoài sơn (củ mài)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×