Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đừng để da thành... sa mạc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.29 KB, 4 trang )

Đừng để da thành sa mạc

Làm việc quá lâu trong phòng điều hòa, thời tiết hanh khô, môi
trường ô nhiễm, ánh nắng mặt trời, không khí lạnh, gió, thuốc lá,
rượu hay thiếu ngủ, ăn nhiều chất cay nóng, lạm dụng mỹ phẩm đó
là những nguyên nhân khiến cho làn da của bạn bị khô ráp và mất
nước. Khi đó bạn cần điều chỉnh chế độ chăm sóc và kịp thời “tiếp
nước” cho da nếu không muốn “làn da mỏng manh châu Á” biến
thành sa mạc Sahara.




1. Nguyên nhân khiến làn da trở thành sa mạc
- Thời tiết: Giá lạnh, độ ẩm thấp, sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ và
độ ẩm giữa trong phòng và ngoài trời khiến tuyến mồ hôi và tuyến
bã nhờn trên da hoạt động rất kém. Da không còn được màng mỡ tự
nhiên bảo vệ, nước trên bề mặt da bị thất thoát nghiêm trọng, lớp
sừng trên da cằn cỗi. Do đó, da trở nên thô ráp, lớp da chết dày,
bong tróc, cấu trúc lớp thượng bì suy yếu, không có khả năng bảo vệ
các lớp da nên chúng trở nên nhạy cảm trước tác động của môi
trường bên ngoài.
- Tắm nắng nhiều.
- Do tuyến bã hoạt động kém hoặc di truyền.
- Lượng bã nhờn tiết ra trên da cũng như khả năng duy trì độ ẩm trên
da giảm dần theo tuổi tác.
- Tiếp xúc nhiều với các chất ăn da như nước tẩy rửa, các loại xà
phòng diệt khuẩn, dùng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không đúng
cách, rửa mặt, tay chân, tắm hằng ngày với nước quá nóng.
- Ăn nhiều thức ăn rán, nướng, cơ thể thiếu chất, nhất là các loại sinh
tố A, E, B2 đạm, chất béo, kẽm, uống không đủ nước.


2. Da khô và những hệ lụy
Ngoài cảm giác căng, rát bề mặt da, một số người thậm chí còn bị
bong da, rớm máu. Vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất là vùng mắt và
môi, là nơi làn da mỏng nhất, ít được lipid bảo vệ nên chịu ảnh
hưởng mạnh nhất của tình trạng mất nước. Da khô cũng dễ bị tổn
thương và xuất hiện nếp nhăn, nhất là vùng quanh mắt và khoé
miệng. Do bị mất nước, da không còn căng bóng mà bị chảy xệ,
không còn độ săn chắc. Khi trang điểm, nếu không xử lý lớp nền
tốt, lớp phấn trang điểm có khuynh hướng loang lổ và nhanh trôi.
Vào mùa hanh khô, làn da dầu và hỗn hợp nếu chăm sóc không tốt
cũng sẽ rơi vào tình trạng như đối với da khô.
3. “Chống chỉ định” với da khô cần tránh những loại mỹ phẩm
có chứa thành phần sau:
- Chứa cồn, chất tẩy rửa hoặc chất có tính kiềm.

- Chứa dầu thô: Dầu thô là chất tạo độ ổn định cho mỹ phẩm. Khi
thoa lên da khô có thể gây mụn.
- Chứa mỡ: Những sản phẩm có chứa mỡ không thẩm thấu vào trong
da, ngược lại chỉ bám ở bề mặt, ngăn cản quá trình hô hấp và bài tiết
tự nhiên của làn da, làn da không thể hấp thụ những dưỡng chất
khác.
- Chứa lanolin: Là thành phần bôi trơn phổ biến của các loại kem và
mỹ phẩm nói chung. Lanolin ngăn cản quá trình thẩm thấu cho
những làn da nhạy cảm như da khô.
- Chứa collagen: Phân tử collagen với kích thước lớn rất khó thẩm
thấu vào trong bề mặt da, do đó thường gây kích ứng da và bịt kín lỗ
chân lông.
4. Lưu ý
- Không nên rửa mặt quá thường xuyên làm mất lớp dưỡng ẩm tự
nhiên của da. Đối với da khô, mỗi ngày chỉ rửa mặt tối đa hai lần.

- Khi bạn dùng nước quá nóng để tắm và rửa mặt, nước nóng bốc
hơi sẽ kéo theo luôn cả một lượng nước trên bề mặt làm cho da khô
hơn. Kèm theo là những lớp vảy sẽ bong tróc, khiến bạn càng có
thêm cảm giác da bị khô ráp rất khó chịu.
- Nhiệt độ nước lý tưởng để tắm từ 39 – 40
0
C.
- Tránh thay đổi đột ngột về nhiệt độ môi trường. Làm việc trong
phòng điều hoà nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh vào khoảng 22
0
C
để tránh tình trạng sốc nhiệt.
- Sinh hoạt một cách khoa học, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc cũng
giúp làn da tránh khỏi sự hkô cằn.
- Không nên trang điểm nhiều và dày cho da khô vì mỹ phẩm trang
điểm đôi khi sẽ khiến tình trạng khô nẻ nghiêm trọng hơn.
- Chọn sản phẩm trang điểm và chăm sóc da có chứa thành phần
được chiết xuất từ các loại thảo mộc có khả năng tự điều chỉnh sự
thoát hơi nước và tự cân bằng độ ẩm như: lô hội, dưa leo
- Buổi tối, bạn nên dành ít phút để massage da mặt. Dùng ngón trỏ
và ngón giữa miết nhẹ từ trán sang 2 bên thái dương. Sau đó, di
chuyển ngón tay từ cánh mũi lên mang tai, xuống cằm. Lưu ý, khi
massage nên tránh các tác động quá mạnh.

×