Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KIỂM TRA KẾT CẤU CÔNG TRÌNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM: Vấn đề khả năng chống xuyên thủng của sàn phẳng sử dụng sợi thép potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 9 trang )

KIỂM TRA KẾT CẤU CÔNG TRÌNH TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM:
Vấn đề khả năng chống xuyên thủng của sàn phẳng sử dụng sợi thép
Nguyễn Minh Long
Phòng Thí nghiệm Kết cấu Công trình (BKSEL),
Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh,
Nhà C2, 268 Lý Thường Kiệt, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh
E-mail: ;
TÓM TẮT
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của ngành Xây dựng Việt Nam, khi chất lượng công trình là
mối quan tâm hàng đầu, việc kiểm tra, đánh giá chính xác chất lượng của cấu kiện, kết cấu công trình
là hết sức quan trọng. Bài báo này trình bày thí nghiệm kiểm chứng khả năng chống xuyên thủng của
sàn phẳng bê tông cốt thép (BTCT) dùng sợi thép – một dạng kết cấu mới - tại Phòng Thí nghiệm Kết
cấu Công trình - Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM. Tổng cộng 16 mẫu sàn kích thước khác nhau
đã được tiến hành thử tải thực nghiệm, gồm 12 mẫu sàn phẳng BTCT và 4 mẫu sàn BTCT ứng lực
trước sử dụng cáp không bám dính. Ảnh hưởng của hàm lượng sợi thép đến ứng xử và khả năng chống
xuyên thủng của các mẫu sàn đã được khảo sát và kết quả cho thấy sử dụng sợi thép giúp cải thiện đáng
kể khả năng kháng xuyên thủng của vùng liên kết sàn-cột, tăng độ cứng sàn, và làm chậm sự hình
thành và tốc độ phát triển của vết nứt và giảm bề rộng khe nứt cho sàn.
1. TỔNG QUAN
Phòng Thí nghiệm Kết cấu Công trình (BKSEL) thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường Đại Học
Bách Khoa Tp.HCM được thành lập từ năm 1997 với các chức năng chính phục vụ giảng dạy, nghiên
cứu khoa học thực nghiệm và thực hiện các hợp đồng sản xuất và chuyển giao công nghệ (LAS-
XD187). Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của ngành Xây dựng Việt Nam, khi chất lượng công
trình là mối quan tâm hàng đầu, việc kiểm tra, đánh giá chính xác chất lượng của cấu kiện, kết cấu
công trình là hết sức quan trọng. Bài báo này trình bày thí nghiệm kiểm chứng khả năng chống xuyên
thủng của sàn phẳng bê tông cốt thép (BTCT) dùng sợi thép – một dạng kết cấu mới - tại Phòng thí
nghiệm BKSEL.
Vấn đề quan trọng của sàn phẳng BTCT là tại vị trí liên kết giữa sàn - cột rất dễ bị phá hoại do hiện
tượng xuyên thủng. Sàn bị xuyên thủng sẽ ngăn cản sự làm việc chung giữa sàn và cột và từ đó làm
giảm khả năng chịu lực của kết cấu. Thực tế cho thấy kiểu phá hoại này rất nguy hiểm vì bản tính giòn
và khi xảy ra thường không có dấu hiệu cảnh báo và đột ngột. Để tăng khả năng chống xuyên thủng tại


vị trí liên kết sàn - cột, nhiều phương pháp đã được sử dụng: i) phương pháp truyền thống dùng cốt
thép chịu cắt như thép đai nhưng phương pháp này lại không dùng được đối với sàn có chiều dày nhỏ
hơn 150mm (ACI-318, 2002); ii) phương pháp mới dùng đinh neo, tuy nhiên phương pháp này lại tốn
nhiều thời gian thi công (Feretzakis, 2005). Gần đây, kỹ thuật dùng sợi thép phân tán tăng cường vào
vùng liên kết sàn - cột đã và đang được nghiên cứu và bước đầu đã cho thấy được tính hiệu quả trong
việc cải thiện khả năng chống xuyên thủng của sàn (McHarg et al, 2000; Naaman et al, 2007; Cheng
and Montesinos, 2010a). Ngoài ra, sợi thép còn chứng tỏ được hiệu quả trong việc cải thiện ứng xử của
liên kết sàn-cột khi chịu tải ngang như động đất do khả năng hấp thụ năng lượng của chúng
(Montesinos and Wight, 2000; Megally and Ghali, 2000; Cheng and Montesinos, 2010b). Tuy nhiên,
cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêm tốn và đây cũng
chính là nguyên nhân chính làm cho tốc độ và phạm vi ứng dụng phương pháp này vào trong thực tiễn
còn nhiều hạn chế. So với các phương pháp đã có, kỹ thuật dùng sợi thép phân tán có những ưu điểm
như: i) kích thước sợi nhỏ nên dễ dàng sử dụng cho cả các sàn có chiều dày nhỏ hơn 150 mm; 2i) sợi
phân tán đều trong bê tông làm gia tăng cường độ chịu kéo của bê tông và vì vậy góp phần hạn chế sự
xuất hiện của vết nứt li ti trong kết cấu sàn góp phần kiểm soát nứt; ngoài ra sự có mặt của sợi thép còn
làm tăng độ dẽo dai của bê tông từ đó làm tăng khả năng hấp thụ năng lượng của kết cấu sàn và tăng
tính toàn khối cho liên kết sàn-cột; và 3i) đơn giản và dễ sử dụng.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm chứng khả năng chống xuyên thủng của kết cấu sàn phẳng
BTCT có sử dụng sợi thép. Tổng cộng 16 mẫu sàn đã được tiến hành thử tải thực nghiệm, trong đó,
gồm 12 mẫu sàn phẳng BTCT và 4 mẫu sàn BTCT ứng lực trước sử dụng cáp không bám dính. Các
mẫu sàn có kích thước khác nhau. Nghiên cứu tiến hành khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi thép
đến ứng xử và khả năng chống xuyên thủng của các mẫu sàn vừa nêu.
2. CHƯƠNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
2.1 Vật liệu
Thành phần của bê tông gồm có xi măng Holcim PC40, cát Đồng Nai, đá 1×2 cm, và phụ gia giảm
nước kéo dài thời gian ninh kết bê tông Sika Plastiment 96. Thành phần cấp phối chi tiết được trình bày
trong Bảng 1.
Bảng 1: Cấp phối bê tông cho mẫu sàn phẳng BTCT
Sợi thép được dùng trong thí nghiệm là sợi móc hai đầu, dính với nhau thành dạng bản RC-80/60-BN,
có chiều dài 60mm và đường kính 0.75mm. Các thông số kỹ thuật của sợi thép được trình bày Bảng 2.

Vật liệu
Khối lượng/1 m
3
Sàn phẳng truyền thống Sàn phẳng ULT
Xi măng Holcim PC40 453 (kg) 427 (kg)
Cát, 0-4 mm 624 (kg) 654 (kg)
Đá, 22 mm 1242 (kg) 1440 (kg)
Nước 181 (l) 185 (l)
Sika Plasticiment 96 5 (l) 4.5 (l)
Bảng 2: Các thông số kỹ thuật của sợi thép
Độ sụt của bê tông thường dao động từ 100-120mm. Độ sụt của bê tông gia cường sợi thép nằm trong
khoảng 130-140mm. Cường độ chịu nén và chịu kéo của bê tông được xác định thông qua các mẫu thử
lập phương kích thước 150×150×150 mm. Ứng với mỗi mẫu sàn có cùng hàm lượng sợi thép lấy 3 mẫu
thí nghiệm xác định cường độ chịu nén f
c,cube
và 3 mẫu thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo chẻ đôi
f
sp,cube
. Kết quả xác định cường độ bê tông được ghi lại trong Bảng 3.
Sàn phẳng BTCT sử dụng cốt thép dọc chịu lực có đường kính Ø10. Tiến hành lấy 3 mẫu thí nghiệm để
xác định cường độ chảy dẻo f
y
và cường độ chịu kéo cực hạn f
u
. Giá trị trung bình của 3 mẫu thử có
giới hạn chảy f
y
= 492 MPa và giới hạn bền f
u
= 667 MPa.

Sàn phẳng BTCT ULT sử dụng cáp không bám dính đường kính 12.7mm loại 7 sợi. Diện tích mặt cắt
ngang của bó cáp xấp xỉ 98.7mm
2
. Cáp có giới hạn chảy 1690 MPa và giới hạn bền 1860 MPa. Cốt
thép dọc cấu tạo trong sàn dùng đường kính Ø10, có giới hạn chảy f
y
= 400 MPa và giới hạn bền f
u
=
600 MPa.
2.2 Mẫu thí nghiệm
Tổng cộng có 16 mẫu sàn được thí nghiệm, chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất (Hình 1) gồm 12 sàn
BTCT không ứng lực trước. Nhóm sàn này được chia làm nhóm nhỏ hơn với kích thước tương ứng:
900×900×125; 1200×1200×125; và 1500×1500×125 mm. Chiều cao làm việc của sàn 105 mm. Cột tiết
diện vuông 200×200 mm, cao 150mm. Cốt thép dọc trong sàn được thiết kế với hàm lượng ρ = 0.66%.
Hàm lượng sợi thép trong các sàn thay đổi như sau: 0; 30; 45; 60 kg/m
3
. Nhóm thứ hai (Hình 2) gồm 4
sàn BTCT ứng lực trước. Sàn có kích thước 2200×2200×150 mm. Cốt thép dọc cấu tạo trong sàn được
thiết kế với hàm lượng ρ = 0.36%. Tương tự nhóm thứ nhất, hàm lượng sợi thép trong các sàn nhóm
hai cũng thay đổi từ: 0; 30; 45; đến 60 kg/m
3
.
Nhãn hiệu Hình dạng
Chiều dài
(mm)
Tiết
diện
Đường kính
tiết diện

(mm)
Cường độ chịu
kéo
(MPa)
Mô-đun đàn
hồi
(GPa)
RC-80/60-BN 60 tròn 0.75 1100 200
Hình 1: Mẫu sàn phẳng BTCT không ULT có sợi thép
Hình 2: Mẫu sàn phẳng BTCT ULT có sợi thép
2.3 Qui trình thử tải
Hình 3 thể hiện mô hình thí nghiệm xuyên thủng sàn. Chuyển vị của sàn được đo tại giữa nhịp và 1/4
nhịp bằng 3 chuyển vị kế điện tử (LVDTs). Biến dạng của cáp và thép dọc theo cả 2 phương trong sàn
được đo bằng 8 cảm biến điện trở (electrical strain gauges). Biến dạng nén của bê tông vùng gần liên
kết sàn-cột được đo bằng 4 cảm biến điện trở. Các chốt đồng (metal pins) được gắn trên bề mặt sàn để
đo bề rộng vết nứt trung bình của sàn bằng cách sử dụng thước đo kỹ thuật số (digital deformeter) với
độ chính xác lên đến 0.001 mm. Ngoài ra, giá trị tuyệt đối của bề rộng vết nứt lớn nhất được xác định
thông qua kính hiển vi quang học (optical microscope). Kích thủy lực 1000 kN được sử dụng để tạo tải
cho sàn với cấp gia tải 20 kN. Tốc độ gia tải xấp xỉ 10 kN/phút. Tại từng cấp tải, chuyển vị, biến dạng
bê tông, cốt thép và cáp ứng lực cũng như bề rộng vết nứt đều được ghi nhận lại.
Hình 3: Lắp đặt thiết bị và sàn thử
800
150 200
LVDT2
LVDT1
LVDT3
2200
100
1000
1000

Hydraulic testing
machine
Steel plate
200×200×25
Steel
support
1000
1000
100
Anchorage bolt- Ø32
Steel
beam
Strong floor
3. KẾT QUẢ
Các kết quả thu được từ thí nghiệm được tổng hợp trong Bảng 3. Trong đó, V
cr
là lực kháng nứt; V
u

lực gây thủng; ε
cu
là biến dạng của bê tông khi sàn bị xuyên thủng; ε
su
là biến dạng của thép và cáp khi
sàn bị xuyên thủng; w
u
là bề rộng khe nứt lớn nhất của sàn đo được khi bị phá hoại.
Bảng 3: Kết quả thử tải
Kí hiệu sàn
Kích thứoc

V
f
f
c,cube
f
sp,cube
V
cr
V
u
ε
cu
ε
su
w
u
δ
u
(kg/m
3
) (MPa) (MPa) (kN) (kN) (‰) (‰) (mm) (mm)
A0
1050×1050×125
0
27.1 1.95
20 284
1.8
7
2.17 4.39 4.12
A1

30
27.9 2.23
30 330
1.7
0
2.18 3.78 5.45
A2
45
29.2 2.42
40 345
1.59
1.8
6
4.65 6.82
A3
60
31.6 2.57
45 397
1.42
1.7
7
4.39 6.71
B0
1350
0
27.1 1.95
25 275
1.54 2.32 3.92 11.7
B1
30

27.9 2.23
35 328
1.6
5
2.12 3.85 23.2
B2
45
29.2 2.42
40 337
1.58 2.22 3.61 13.1
B3
60
31.6 2.57
45 347
1.4
8
2.27 4.20 14.0
C0
1650×1650×1
0
27.1 1.95
30 264
1.54
2.3
1
4.35 22.0
C1
30
27.9 2.23
45 307

1.6
7
2.39 4.51 23.6
C2
45
29.2 2.42
50 310
1.4
4
2.42 4.29 23.1
C3
60
31.6 2.57
55 326
1.3
5
2.56 4.25 26.5
S0
220
0 25.5 1.56
40 245
1.25 5.51 4.00 14.7
S4
30 26.1 1.78
45 265
1.3
7
6.5
3
4.00 15.9

S5
45 27.8 2.01
50 300
2.17
6.0
9
3.25 21.4
S6
60 27.5 1.96
60 310
1.42
6.3
1
3.5 22.2
3.1 Kiểu phá hoại
Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các sàn đều bị phá hoại do nén thủng. Các mẫu sàn không gia cường
sợi thép bị phá hoại đột ngột, không có cảnh bảo trước, với sự vỡ vụn của bê tông ở mặt chịu kéo của
sàn (Hình 4 và 5). Các sàn có gia cường sợi thép, ở mặt chịu kéo của sàn vết nứt hình thành đều và bề
rộng vết nứt nhỏ. Nguyên nhân là do sợi thép phân tán đều trong bê tông nên làm gia tăng cường độ
chịu kéo của bê tông và làm ứng suất kéo trong sàn phân bố đều. Ngoài ra, sự có mặt của sợi thép còn
làm tăng độ dẻo dai của bê tông giúp cho kiểu phá hoại của các sàn có gia cường sợi thép bớt giòn hơn.
3.2 Quan hệ lực - chuyển vị (P-δ)
Quan hệ lực - chuyển vị của các sàn được thể hiện trên Hình 6 và 7. Nhìn chung, ứng xử của tất cả các
sàn được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn ban đầu trước khi xuất hiện vết nứt, ứng xử của các sàn
cùng một nhóm giống nhau. Quan hệ giữa lực - chuyển vị trong giai đoạn này gần như tuyến tính.
Trong giai đoạn kế tiếp (sau khi vết nứt xuất hiện), môment quán tính của tiết diện sàn giảm, dẫn đến
Hình 4: Kiểu phá hoại điển hình sàn BTCT không ULT– mặt chịu kéo: (a) không sợi; (b) có sợi
(a)
(b)
Hình 5: Kiểu phá hoại điển hình của sàn BTCT ULT có sợi thép

độ cứng của sàn cũng giảm theo. Nhưng độ cứng của các sàn trong cùng một nhóm giảm không giống
nhau. Ở cùng một giá trị cấp tải, các sàn có hàm lượng sợi thép lớn hơn thì võng ít hơn. Như vậy, sợi
thép đã làm tăng độ cứng của các sàn và độ cứng này tăng theo hàm lượng sợi thép.
3.3 Khả năng chống xuyên thủng của sàn
Khả năng chống xuyên thủng của sàn phụ thuộc rất nhiều vào chu vi xuyên thủng tới hạn. Chu vi tới
hạn này càng lớn thì khả năng chống xuyên thủng của sàn càng cao. Kết quả thực nghiệm cho thấy sàn
không gia cường sợi thép có chu vi nén thủng tới hạn cách bề mặt cột một khoảng xấp xỉ bằng 2.2h với
h là chiều dày của sàn. Trong khi đó, khoảng cách này đối với sàn có gia cường sợi thép có giá trị trung
bình bằng 2.8h. Như vậy sợi thép đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng chu vi nén thủng tới hạn của
sàn và dẫn đến làm tăng khả năng chống xuyên thủng cho sàn. Ảnh hưởng của sợi thép đến sụ gia tăng
khả năng chống xuyên thủng cho sàn được thể hiện rỏ nét qua Hình 8. Trong nhóm sàn BTCT không
Hình 6: Quan hệ lực – chuyển vị sàn phẳng BTCT không ULT
Lực V (KN)
Chuyển vị giữa nhịp δ (mm)
Hình 7: Quan hệ lực – chuyển vị sàn phẳng BTCT ULT
Lực V (KN)
Chuyển vị giữa nhịp δ (mm)
ứng lực trước (Hình 8a), thêm từ 30 đến 60 kg/m3 sợi thép vào sàn, làm tăng khả năng chống xuyên
thủng của sàn từ 19.2 đến 39.8%. Đối với các sàn ULT, với cùng hàm luợng sợi tương tự, sự gia tăng
của khả năng chống xuyên thủng dao động từ 8.2 đến 26.5%
4. KẾT LUẬN
Theo kết quả khảo sát thực nghiệm 16 mẫu sàn phẳng BTCT, các kết luận có thể được rút ra như sau:
 Sử dụng sợi thép giúp cải thiện đáng kể khả năng kháng xuyên thủng của vùng liên kết sàn-cột. Đối
với các sàn được thí nghiệm trong nghiên cứu này, khả năng chống xuyên thủng của chúng khi sử
dụng hàm lượng sợi thay đổi từ 30 đến 60 kg/m
3
tăng đến 39.8% (sàn không ứng lực trước) hoặc
26.5% (sàn ứng lực trước).
 Sử dụng sợi thép với hàm lượng thay đổi từ 30 đến 60 kg/m
3

, làm gia tăng mạnh khả năng kháng
nứt của các sàn thí nghiệm từ 40 đến 125%. Sợi thép làm chậm sự hình thành và tốc độ phát triển
của vết nứt và làm giảm bề rộng khe nứt cho sàn.
 Sợi thép làm tăng độ cứng, giảm chuyển vị cho sàn, làm tăng tính toán khối cho vùng liên kết sàn-
cột và có thể giúp làm mềm hóa kiểu phá hoại xuyên thủng ở đây.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
ACI Committee 318 (2002). Building code requirements for reinforced concrete and commentary.
American Concrete Institute, Detroit, MI, 430p.
Cheng MY and Parra-Montesinos GJ (2010a). Evaluation steel fibers reinforcement for punching shear
resistance in slab-column connections-part1: Monotonically increased load. ACI Structural
Journal. 107(1), pp. 101–109.
Hình 8: Ảnh hưởng của hàm lượng sợi đến khả năng chống chọc thủng của sàn:
(a) sàn không ULT; (b) sàn ULT
Hàm lượng sợi V
f
(kg/m
3
)
Độ gia tăng (%)
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
0 20 40 60 80

Group A-0.9x0.9m
Group B-1.2x1.2m
Group C-1.5x1.5m
Hàm lượng sợi V
f
(kg/m
3
)
(a)
(b)
Cheng MY and Parra-Montesinos GJ (2010b). Evaluation steel fibers reinforcement for punching shear
resistance in slab-column connections-part2: Lateral displacement reversals. ACI Structural
Journal. 107(1), pp. 110–118.
Feretzakis A (2005). Flat slabs and punching shear: reinforcement systems. Msc. Thesis, University of
Dundee, UK.
McHarg PJ, Cook WD, Mitchell D, and Young-Soo Y (2000). Benefits of concentrated slab
reinforcement and steel fibers on performance of slab–column connections. ACI Structural
Journal. 97(2), pp. 225–234.
Megally S and Ghali A (2000). Punching shear design of earthquake resistant slab-column connections.
ACI Structural Journal. 97(5), pp. 720–730.
Naaman AE, Likhitruangsilp V, and Parra-Montesinos GJ (2007). Punching shear response of high
performance-fiber-reinforced-cementitious composite slabs. ACI Structural Journal. 104(2), pp.
170–1779.
Parra-Montesinos GJ, and Wight JK (2000). Seismic Reponses of Exterior RC Column to Steel Beam
Connections. Journal of Structural Engineering, 126(10), 1112-1121.

×