Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bí quyết chọn loa máy ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.31 KB, 5 trang )

Bí quyết chọn loa máy

Trong số các linh kiện máy tính, loa thường là thành phần ít được chú
trọng khi mua máy bởi lẽ hầu hết người dùng đều mua loa để “nghe cho
có” chứ chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chọn bộ loa cho phù hợp.
Thậm chí nhiều người mua cho mình một dàn máy tính “high-end” để
xem phim, chơi game… nhưng lại chi một khoản rất nhỏ cho loa. Trên
thực tế, loa có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng máy tính không kém gì
card màn hình – thành phần rất được quan tâm khi mua máy tính. Bạn thử
tưởng tượng khi phải làm việc, giải trí trong thời gian dài mà chỉ có mỗi
tiếng gõ phím, ấn chuột hay phải nghe tiếng loa rè rè khó chịu trong lúc
đang thưởng thức một bộ phim hành động hấp dẫn, một bản nhạc ưa
thích…; khi đó nhiều khả năng là bạn sẽ bị stress. Lúc đó, có lẽ việc bạn
muốn làm ngay là lùng mua cho được một dàn loa hay hơn để đem về
thưởng thức. Tuy nhiên, bạn sẽ bị choáng ngợp trước một rừng loa các
loại, từ loại đẹp đến “chưa đẹp lắm”, từ tầm trung đến cao cấp, từ loại “rẻ
như bèo” đến loại “đắt thấy kinh”. Vậy làm sao để chọn mua dàn loa ưng
ý? Bài viết này sẽ giúp bạn chọn một dàn loa phù hợp với nhu cầu, vừa
túi tiền và nhất là có chất lượng tốt.
* Quy tắc chung khi chọn loa:
Thông thường khi tìm mua loa máy tính, người ta thường quan niệm “tiền
nào của đó”, loa mắc tiền chắc chắn tốt hơn loa rẻ tiền và càng “hầm hố”
càng tốt. Thực tế không phải vậy, loa mắc tiền chưa chắc đã hơn được loa
rẻ hơn về chất âm; lấy ví dụ dàn loa Logitech Z-5500 có giá 420 USD lại
có chất âm kém hơn Logitech Z-5400 giá 380 USD dù cả hai đều được
sản xuất từ cùng một hãng nổi tiếng, cùng là loa 5.1 và cùng hỗ trợ các
chuẩn âm thanh vòm cao cấp. Vậy những quy tắc chung nào cần để chọn
mua loa? Đó là dàn loa định mua phải phù hợp với nhu cầu, được máy
tính hỗ trợ tốt và hợp với túi tiền. Nếu bạn dùng loa để học, voice chat là
chính, ít khi nào xem phim hay chơi game thì việc đầu tư cho một dàn loa
5.1 cao cấp là quá xa xỉ, thậm chí phí tiền. Còn nếu bạn là người hay xem


phim, chơi game, biên tập video… nhưng lại chọn một dàn loa 2.1 thông
thường thì sẽ không hưởng trọn được kho giải trí cao cấp của mình. Hay
nếu bạn mua một dàn loa 7.1 cao cấp nhưng soundcard chỉ hỗ trợ 5.1 thì
hóa ra lãng phí. Nếu bạn dành chút thời gian tham khảo các bài đánh giá
trong các tạp chí và trên Internet, hẳn bạn cũng nhận thấy không có dàn
loa nào được đánh giá tốt mọi mặt, vì thế tiêu chí quan trọng nhất là phải
chọn loa phù hợp với nhu cầu của mình và luôn luôn nghe thử trước khi
đưa ra quyết định.
* Nếu bạn dùng loa chỉ để voice chat, học ngoại ngữ là chính thì chọn dàn
loa nào cũng nghe tốt, chỉ cần trên loa có cổng cho headphone và micro là
đủ, điều này cần thiết khi bạn dùng headphone để tránh làm phiền đến
người xung quanh và tập trung làm việc hơn. Loa loại này thường có giá
dưới 30 USD.
* Nếu bạn dùng loa để nghe nhạc là chính, hãy đầu tư một dàn loa 2.1 trở
lên, tức là hai loa vệ tinh (satellites) để tải âm trung và âm cao và một loa
sub woofer để tải âm trầm. Việc chọn loa loại này cũng tùy thuộc vào sở
thích nghe nhạc của bạn. Nếu bạn thường nghe những bản nhạc ấm áp
hay âm vang rền (rock, dance…) thì nên chọn loa sub có công suất lớn
một chút, âm phải rộng và chắc, điển hình như Altec Lansing VS2121,
Bose Companion 3 hay Microlab 6600. Nếu bạn thích những loại nhạc
giao hưởng, đồng quê, cổ truyền… thì nên chọn những loại loa có âm
trung và cao mềm mại, hài hòa, trong trẻo và ít bị rè khi lên những âm
vực cao như SonicGear Apocalypse A8 hoặc Creative SBS 370. Còn nếu
bạn thích nghe những bản nhạc với đủ mọi loại âm tiết từ bass, âm trung
đến âm cao thì rất khó chọn một loa đáp ứng tốt các yêu cầu này, tuy
nhiên bạn có thể để mắt đến dàn loa Altec Lansing ATP3 hoặc Bose
Companion 3 series II có chất lượng khá tốt. Những loa loại này thường
có giá trên 30 USD.
* Nếu để xem phim hoặc chơi game, bạn phải chọn loại loa 5.1 trở lên và
đặt xung quanh vị trí ngồi xem một cách hợp lý (xem hình) để đạt hiệu

ứng âm thanh vòm (surround). Những loa loại này thuộc vào hàng cao
cấp có giá khá cao nhưng lại rất đáng “đồng tiền bát gạo”, nhất là khi bạn
nghiền phim hoặc game. Bạn có thể nghe rõ mồn một tiếng xe đuổi phía
sau, tiếng máy bay trên đầu, tiếng khói lửa vây quanh mình hay tiếng
súng đạn ngay bên tai. Nếu kết hợp với một màn hình rộng thì sẽ đạt hiệu
quả điện ảnh như rạp hát. Tất nhiên để có được điều này thì game và
phim cũng phải hỗ trợ âm thanh vòm ( thường là chuẩn Dolby Digital,
THX, DTS hay EAX). Đặc biệt nếu để chơi game, bạn cần chọn loại loa
có subwoofer lớn một chút để có âm trầm hay nhất nhờ tiết diện loa rộng.
Một vài loa tiêu biểu loại này là Logitech Z-5400, Creative Inspire
T7700, T7900, Gigaworks ProGamer G550.
* Một vài chú ý khi mua loa:
- Nên chuẩn bị sẵn một đĩa nhạc Audio có đủ âm trầm, âm trung và âm
cao (có thể tự ghi hoặc mua) để nghe thử. Không nên chọn các bản nhạc
MP3 vì không đủ chi tiết âm. Một số cửa hàng bán loa có sẵn đĩa thử cho
người mua. Bạn không nên nghe thử các loại loa trong thời gian dài vì tai
rất dễ bị “loãng” âm, nghe không chính xác.
- Một số loại loa âm thanh vòm chỉ có đường vào stereo (2 kênh) nhưng
giả lập thành surround để phát nên chất lượng rất thấp, vì vậy bạn cần
nhớ chọn loại có 2 đường xuất đối với loa 4.1 và 3 đường đối với loa 5.1
để xuẩt từ soundcard ra loa.
- Không nên chú ý nhiều đến các thông số ghi trên loa vì nó thường
không ảnh hưởng đến chất lượng của loa. Bạn chỉ cần quan tâm đến chỉ
số RMS (Root Mean Square-công suất thực) để chọn loại loa có công suất
phù hợp với căn phòng của bạn. Nên chọn loa của những hãng danh tiếng
như Creative, Altec Lansing, Bose, Logitech… để đảm bảo có chất lượng
âm thanh tốt và chỉ số chính xác nhất (một số hãng ghi công suất loa lớn
hơn công suất thực để đánh lừa những ai quá quan tâm tới các chỉ số của
loa).
* Bố trí loa:

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà bạn chọn cách bố trí cho phù hợp, tuy
nhiên nên tránh tình trạng đặt loa thấp loa cao hoặc một đằng trước một
đằng sau và không được để vật cản trước loa (thường thấy ở một số bàn
đặt máy có nhiều đồ đạc). Loa sub nên đặt phía dưới bàn, cách tường
chừng 10 cm; tốt nhất là ở chỗ khó nhìn thấy được, như vậy bạn sẽ có
cảm giác âm trầm vang rền khắp phòng mà không biết nó xuất phát từ
đâu, hiệu quả y như trong rạp.
* Lưu ý: Nên đầu tư vào một soundcard - còn gọi là card âm thanh rời -
để đạt chất lượng âm thanh tốt nhất, đặc biệt là khi bạn xem phim, chơi
game. Soundcard X-fi Xtreme Music của Creative là thứ bạn cần nếu chịu
chi cho khoản âm thanh. Tuy nhiên bạn vẫn có thể xem xét một vài model
khác rẻ hơn sao cho phù hợp với túi tiền của mình. Nhưng cần lưu ý khả
năng hỗ trợ của soundcard đối với loa định mua; bạn sẽ chỉ nghe được 5
loa nếu cắm vào soundcard hỗ trợ tối đa 5 kênh dù đó có là loa 7.1.
Sau khi đã chọn cho mình một dàn loa ưng ý, bạn chỉ còn việc “rinh” về
lắp đặt, mở một vài bản nhạc, bộ phim và thưởng thức thành quả lựa chọn
của mình.

Những điều cần ghi nhớ trước khi đi mua đồ âm thanh


1. Hãy lập một danh sách những gì cần mua trước khi đi mua hàng.
Tránh tình trạng cái cần mua thì không mua được, cái không cần mua thì
lại ê hề.

2. Sau đó hãy cân nhắc một ngân quỹ dành cho những món hàng đó
và cố gắng chi tiêu trong giới hạn của khoản ngân quỹ đã xác định, bởi
nếu không khiv ào những siêu thị lớn bạn sẽ dễ bị hoa mắt và những tư
vấn ngon ngọt của người bán sẽ dễ khiến ngân quỹ của bạn bị "vọt xà".


3. Hãy nghe thử sản phẩm định mua. So sánh với những thông tin bình
luận về chúng mà bạn biết qua các phương tiện truyền thông như sách,
báo, tạp chí chuyên ngành, các diễn đàn Tham khảo các thông số kỹ
thuật của máy nếu có điều kiện. Nghe thử bằng những đĩa, băng nhạc mà
mình quen thuộc. Thiết bị bạn mua phải thể hiện âm thanh hay với loại
nhạc mà bạn ưa thích.

4. Quyết định cuối cùng về món đồ bao giờ cũng là bạn. Bạn cần phải
tin chính bạn hơn là những người bán hàng. Hãy tìm hiểu nó qua sách vở,
báo chí hoặc bạn bè có hiểu biết về lĩnh vực này, nhưng bạn phải luôn
tự tin vào đôi tai của mình. Đừng nên "đẽo cày giữa đường".

5. Ngày nay, ở các cửa hàng chuyên bán đồ âm thanh thường có một đội
ngũ kỹ thuật viên bán hàng. Nên đề nghị người bán cũng cấp cho bạn
thông tin về máy, đặc điểm kỹ thuật, cũng như loại nhạc mà mình ưa
thích để được tư vấn.

6. Nên tránh đi hàng vào những ngày đông khách (dịp cuối tuần, ngày
lễ, ngày nghỉ, Tết ) để được phục vụ chu đáo hơn.

7. Thử hỏi xem có được mang về nhà thử hay không? Điều này rất
quan trọn vì bạn bỏ ra một khoản tiền khá lớn cho món đồ định mua, cần
phải có một quyết định chính xác. Rất nhiều chủ cửa hàng sẵn sàng phục
vụ bạn, tuy nhiên bạn sẽ phải bỏ tiền ra đặt cọc hoặc cho người mang tới
tận nhà cho bạn nghe thử.

8. Đừng bỏ quên những cửa hàng nhỏ không có phòng thử máy, bạn
có thể tham khảo ở cửa hàng lớn và mua hàng ở cửa hàng nhỏ để tránh trả
thêm tiền cho các chi phí thuê địa điểm. Nếu giá như nhau thì nên mua ở
cửa hàng lớn nhằm đảm bảo có được sự hậu mãi tốt (dù rằng dịch vụ của

cửa hàng lớn chưa chắc đã tốt bằng các cửa hàng nhỏ)

9. Tránh nhưng cửa hàng không có uy tín, không cho biết rõ nguồn
gốc xuất xứ của sản phẩm. Chú ý các điều kiện ghi trong phiếu bảo hành
cũng như những cam kết của cửa hàng để có sự đảm bảo về chất lượng
sau khi mua.

10. Những sản phẩm bày mẫu bán hạ giá cũng có thể là một sự lựa
chọn. Tuy nhiên cần có sự đảm bảo về chất lượng bên trong sản phẩm từ
phía cửa hàng. Máy đã qua sử dụng, hoặc đổi máy, nâng đời cũng là một
hướng cần quan tâm, tiết kiệm chi phí, nhất là đối với các bạn đã có nhiều
kinh nghiệm.

11. Không nên mua các sản phẩm được bán quá rẻ "của rẻ là của ôi",
nhất là đồ âm thanh. Không nên mua các món đồ ở vỉa hè, bày bán trên
xe, vì bạn dễ mua phải hàng rởm.

12. Nếu bạn không thích món đồ đó thì dừng mua, Đừng để người bán
hàng nói khéo hoặc ép bạn phải mua nếu bạn không muốn!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×