Cách kết nối thiết bị bên ngoài với máy vi tính
Máy vi tính ngoài thùng máy chính có chứa các bộ phận, thiết bị bên
trong còn có các cổng giao tiếp kết nối với thiết bị bên ngoài để hỗ trợ
điều khiển và hiển thị kết quả xử lý. Các thiết bị này đều có đầu cắm
được chuẩn hóa với màu sắc và hình dáng khác nhau giúp cho người sử
dụng dễ dàng nhận biết và không thể cắm sai vi trí.
Sau đây là cách kết nối thiết bị bên ngoài với máy vi tính:
Cổng kết nối nguồn điện (Power):
Dây nguồn một đầu có chân cắm được cắm vào ổ điện đầu còn lại
được cắm vào cổng của bộ nguồn nằm phía sau thùng máy.
Một số bộ nguồn có thêm cổng lấy điện cấp cho màn hình, có thể
dùng dây này để cắm vào màn hình thay vì cắm điện trực tiếp từ
màn hình vào ổ điện.
Cổng PS/2:
Cổng có màu Tím dùng để kết nối với Bàn phím (Keyboard) loại
đầu tròn (PS/2).
Cổng có màu Xanh lá dùng để kết nối với Chuột (Mouse) loại đầu
tròn (PS/2).
Lưu ý: Cắm đúng chiều để tránh làm cong hoặc gãy chân của đầu
cắm.
Cổng Parallel (song song):
Cổng này có màu đỏ dùng để kết nối với Máy in (Printer), máy
quét hình (Scaner) hoặc các thiết bị có giao tiếp Parallel.
Hiện nay các máy in đều sử dụng công USB nên cổng Parallel này
ít được sử dụng.
Cổng USB:
Cổng này dùng để kết nối với các thiết bị có giao tiếp USB như bàn
phím, chuột, ổ dĩa USB, máy in, máy quét hình
Lưu ý: Thông thường máy vi tính sẽ có từ 2 cổng USB trở lên, có
thể sử dụng cổng nào tùy ý tuy nhiên đối với các thiết bị cố định thì
nên cắm và sử dụng một cổng nhất định.
Cổng Firewire:
Cổng này dùng để kết nối với các thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh
số, Camera, đa số máy sẽ không có cổng này.
Cổng Ethernet (mạng):
Cổng này dùng để kết nối các máy vi tính với nhau thông qua các
thiết bị mạng, kết nối với Router (Modem) ADSL để truy cập
Internet tốc độ cao.
Lưu ý: Khi tháo dây dây cắm vào cổng này cần phải ấn thanh khóa
vào sát đầu cắm rối mới rút dây ra.
Cổng Audio (Âm thanh):
Cổng màu xanh lá kết nối với loa (Speaker) hoạc tay nghe
(Headphone).
Cổng màu hồng kết nối với Micro.
Cổng màu xanh da trời dùng để lấy tín hiệu âm thanh từ các thiết
bị bên ngoài vào máy vi tính.
Nếu thiết bị âm thanh có hỗ trợ sử dụng nhiều loa (4.1, 5.1, 6.1, ) thì
được kết nối như sau:
Cổng màu xanh lá kết nối với hai loa (trái và phải) nằm phía trước
(Front).
Cổng màu cam (vàng) kết nối với hai loa (trái và phải) nằm phía
sau (Rear).
Cổng màu đen kết nối với loa trung tâm (Center) và loa trầm
(SubWoofer).
Cổng màu hồng kết nối với Micro.
Cổng màu xanh da trời dùng để lấy tín hiệu âm thanh từ các thiết
bị bên ngoài vào máy vi tính.
Cổng VGA:
Cổng này có màu xanh dương, dùng để kết nối với dây tín hiệu
của màn hình (Monitor).
Cổng S-Video:
Cổng này dùng để lấy tín hiệu Video đưa vào các thiết bị thu hay
phát hình như Tivi, đầu máy Video, và các thiết bị này cũng phải
có cổng S-Video. Một số máy có cổng Video thông thường thay
cho cổng S-Video.
Cổng DVI:
Cổng này dùng để kết nối với các thiết bị sử dụng giao tiếp DVI
như màn hình LCD, máy chiếu,
Cổng Modem:
Cổng này dùng kết nối với dường dây điện thoại để truy cập
Internet thông qua mạng điện thoại hoặc truyền dữ liệu Fax.
6 điều cần biết trước khi lắp ráp một chiếc máy tính để bàn
1/ Tìm hiểu thị trường
Công việc này rất là quan trọng trong khâu chuẩn bị, việc tìm hiểu
thị trường sẽ giúp bạn nắm bắt được những thời điểm cần thiết để
mua máy tính. Chẳng hạn như hiện nay khi mà giá USD tăng vọt thì
có nghĩa là chiếc máy tính của bạn cũng sẽ tăng theo do hầu hết các
công ty đều niêm yết giá ở USD. Việc tìm hiểu này sẽ giúp bạn giảm
đi được số tiền đáng kể khi thanh toán.
2/ Tham khảo giá cả chung của các mặt hàng
Nhiều công ty bán máy với giá trên trời nhưng cũng nhiều công ty bán
với giá dưới đất. Không phải mắc đã là tốt vì những công ty đó chủ yếu là
chi tiền cho các công việc quảng bá, lương nhân viên phục vụ nên họ sẽ
lấy số tiền lời đó để bù đắp vào. Nhưng bạn cũng tuyệt đối không nên
mua những công ty rẻ hơn vì đây có thể là công ty lừa. Vậy tốt nhất bạn
nên tìm mua tại những công ty có danh tiếng và giá cả phù hợp Việc lấy
bảng báo giá rất dễ hoặc bạn có thể ghé thăm các trang web của công ty
đó để tham khảo giá trước khi đi mua.
3/ Chọn mua linh kiện phù hợp với nhu cầu sử dụng
Chúng ta phải đặt ra các câu hỏi trước khi mua như: mua máy về để làm
gì? định mua giá khoảng bao nhiêu?…. Tốt nhất nếu bạn không am hiểu
lắm thì các bạn hãy nhờ một anh kỹ thuật viên quen biết hoặc một người
bạn am hiểu về máy tính tư vấn và dẫn đi mua để tránh được những tư
vấn ngọt ngào của những nhân viên bán máy tính, thực chất họ chỉ miết
mời chào thôi chứ về kỹ thuật họ sẽ không am hiểu lắm. Không nên khi
đến thấy nhân viên đưa ra bảng báo giá máy bộ thấy giống với cấu hình
mình định mua thì lấy liên. Chỉ cần bạn mua đầy đủ các linh kiện của một
bộ máy thì chắc chắn các anh kỹ thuật viên lắp ráp và cài đặt cho bạn
phần mềm từ AàZ.
4/ Chú ý kỹ lưỡng hàng hóa đảm bảo mới 100% và tem bảo hành có
ghi đúng ngày chưa?
Các bạn đừng chủ quan ở những khâu này, đây có thể sẽ là một khâu chủ
chốt đối với tính ổn định của máy bạn. Các bạn cần cẩn trọng nhìn từng
bộ phận linh kiện mà các anh kỹ thuật viên đang lắp ráp xem có vấn đề gì
không. Thời gian bảo hành ghi trên tem có đảm bảo đúng với thời gian
mình mua máy không, cần chú ý đến thời gian bảo hành của nhà phân
phối nữa, thời gian mà càng xa thì có nghĩa linh kiện của bạn đã được
“nhốt kho” lâu lắm rồi. Ví dụ như tôi có một người bạn mua máy cách
đây có hơn 2 tháng nhưng khi máy lỗi mang đi bảo hành ổ mềm thì nó
bảo hết hạn bảo hành lâu rồi, đã vậy còn cũ như đã bị đánh tráo nữa chứ
5/ Hãy chú ý đến những sản phẩm khác
Khi mua các bạn có thể nên để ý đến những linh kiện bên cạnh bảng giá.
Có thể với cùng một chức năng gần như nhau nhưng giá tiền cách biệt
một trời một vực. Ví dụ CPU AMD có tốc độ ngang với INTEL nhưng
giá của AMD luôn rẻ hơn có khi cả chục USD, hoặc như ổ cứng 160GB
có giá chỉ hơn ổ 80GB khoảng chục USD nhưng không gian lưu trữ gấp
đôi.
6/ Công việc cuối cùng
Trước khi mang máy rời khỏi công ty dù có gấp mấy đi nữa các bạn cũng
phải cần nên kiểm tra toàn bộ một lần những linh kiện đi kèm với máy
bằng cách giở những quyển sổ hướng dẫn xem mục lục linh kiệm đi kèm.
Các bạn có thể mang theo một phần mềm tiện ích kiểm tra thông số phần
cứng bên cạnh khi đến mua như CPU-Z chẳng hạn, công cụ đó sẽ giúp
bạn biết được cấu hình máy gồm những linh kiện có chính hãng không.