Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

1 số chuẩn kết nối của ổ cứng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.99 KB, 10 trang )

1 số chuẩn kết nối của ổ cứng

Ổ đĩa cứng là thành phần không thể thiếu của một hệ thống máy tính. Nó
là nơi lưu trữ hệ điều hành, cài đặt các phần mềm, tiện ích cũng như lưu
trữ dữ liệu để sử dụng.
Những hiểu biết cơ bản về ổ đĩa cứng sẽ giúp bạn sử dụng tốt hơn.

Bài viết không nhằm giới thiệu chi tiết các linh kiện, bộ phận hay cách
hoạt động bên trong ổ cứng mà mang đến cho bạn hiểu biết khái quát về
các loại ổ cứng thông dụng hiện nay, cách nối kết vào hệ thống, cài đặt và
sử dụng.

Chuẩn kết nối: IDE và SATA

Hiện nay ổ cứng gắn trong có 2 chuẩn kết nối thông dụng là IDE và
SATA. Khi muốn mua mới hoặc bổ sung thêm một ổ cứng mới cho máy
tính của mình, bạn cần phải biết được bo mạch chủ (motherboard) hỗ trợ
cho chuẩn kết nối nào. Các dòng bo mạch chủ được sản xuất từ 2 năm trở
lại đây sẽ có thể hỗ trợ cả hai chuẩn kết nối này, còn các bo mạch chủ trở
về trước thì sẽ chỉ hỗ trợ IDE. Bạn cần xem thêm thông tin hướng dẫn
kèm theo của bo mạch chủ mình đang sử dụng hoặc liên hệ nhà sản xuất
để biết chính xác được chuẩn kết nối mà nó hỗ trợ.

IDE (EIDE)

Parallel ATA (PATA) hay còn được gọi là EIDE (Enhanced intergrated
drive electronics) được biết đến như là 1 chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng
hơn 10 năm nay. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 100 MB/giây. Các bo
mạch chủ mới nhất hiện nay gần như đã bỏ hẳn chuẩn kết nối này, tuy
nhiên, người dùng vẫn có thể mua loại card PCI EIDE Controller nếu
muốn sử dụng tiếp ổ cứng EIDE.



SATA (Serial ATA)

Nhanh chóng trở thành chuẩn kết nối mới trong công nghệ ổ cứng nhờ
vào những khả năng ưu việt hơn chuẩn IDE về tốc độ xử lý và truyền tải
dữ liệu. SATA là kết quả của việc làm giảm tiếng ồn, tăng các luồng
không khí trong hệ thống do những dây cáp SATA hẹp hơn 400% so với
dây cáp IDE. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 150 - 300 MB/giây.
Đây là lý do vì sao bạn không nên sử dụng ổ cứng IDE chung với ổ cứng
SATA trên cùng một hệ thống. Ổ cứng IDE sẽ “kéo” tốc độ ổ cứng
SATA bằng với mình, khiến ổ cứng SATA không thể hoạt động đúng với
“sức lực” của mình. Ngày nay, SATA là chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng
nhất và cũng như ở trên, ta có thể áp dụng card PCI SATA Controller nếu
bo mạch chủ không hỗ trợ chuẩn kết nối này.

Bạn có thể yên tâm là các phiên bản Windows 2000/XP/2003/Vista hay
phần mềm sẽ nhận dạng và tương thích tốt với cả ổ cứng IDE lẫn SATA.
Tuy vậy, cách thức cài đặt chúng vào hệ thống thì khác nhau. Do đó, bạn
cần biết cách phân biệt giữa ổ cứng IDE và SATA để có thể tự cài đặt vào
hệ thống của mình khi cần thiết. Cách thức đơn giản nhất để phân biệt là
nhìn vào phía sau của ổ cứng, phần kết nối của nó.


Giao diện kết nối phía sau của ổ cứng IDE và SATA





Phân biệt 2 loại cáp truyền tải dữ liệu của SATA và EIDE (IDE)



Ổ cứng PATA (IDE) với 40-pin kết nối song song, phần thiết lập jumper
(10-pin với thiết lập master/slave/cable select) và phần nối kết nguồn điện
4-pin, độ rộng là 3,5-inch. Có thể gắn 2 thiết bị IDE trên cùng 1 dây cáp,
có nghĩa là 1 cáp IDE sẽ có 3 đầu kết nối, 1 sẽ gắn kết vào bo mạch chủ
và 2 đầu còn lại sẽ vào 2 thiết bị IDE.

Ổ cứng SATA có cùng kiểu dáng và kích cỡ, về độ dày có thể sẽ mỏng
hơn ổ cứng IDE do các hãng sản xuất ổ cứng ngày càng cải tiến về độ
dày. Điểm khác biệt dễ phân biệt là kiểu kết nối điện mà chúng yêu cầu
để giao tiếp với bo mạch chủ, đầu kết nối của ổ cứng SATA sẽ nhỏ hơn,
nguồn đóng chốt, jumper 8-pin và không có phần thiết lập
Master/Slave/Cable Select, kết nối Serial ATA riêng biệt. Cáp SATA chỉ
có thể gắn kết 1 ổ cứng SATA.

Ngoài 2 chuẩn kết nối IDE (PATA) và SATA, các nhà sản xuất ổ cứng
còn có 2 chuẩn kết nối cho ổ cứng gắn ngoài là USB, FireWire. Ưu điểm
của 2 loại kết nối này so với IDE và SATA là chúng có thể cắm “nóng”
rồi sử dụng ngay chứ không cần phải khởi động lại hệ thống.


Các loại kết nối của USB, FireWire 400, FireWire 800


USB (Universal Serial Bus)

USB 2.0 là chuẩn kết nối ngoại vi cho hầu hết các máy tính sử dụng hệ
điều hành Windows. Loại kết nối này có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa
lên đến 480 MB/giây. Tốc độ duy trì liên tục khoảng từ 10 - 30 MB/giây,

tuỳ thuộc vào những nhân tố khác nhau bao gồm loại thiết bị, dữ liệu
được truyền tải và tốc độ hệ thống máy tính. Nếu cổng USB của bạn
thuộc phiên bản cũ hơn 1.0 hay 1.1 thì bạn vẫn có thể sử dụng ổ cứng
USB 2.0 nhưng tốc độ truyền tải sẽ chậm hơn.

FireWire

FireWire còn được gọi là IEEE 1394, là chuẩn kết nối xử lý cao cấp cho
người dùng máy tính cá nhân và thiết bị điện tử. Giao diện kết nối này sử
dụng cấu trúc ngang hàng và có 2 cấu hình:

FireWire 400 (IEEE 1394a) truyền tải môt khối lượng dữ liệu lớn giữa
các máy tính và những thiết bị ngoại vi với tốc độ 400 MB/giây. Thường
dùng cho các loại ổ cứng gắn ngoài, máy quay phim, chụp ảnh kỹ thuật
số…

FireWire 800 (IEEE 1394b) cung cấp kết nối tốc độ cao (800 MB/giây)
và băng thông rộng cho việc truyền tải nhiều video số và không nén, các
tập tin audio số chất lượng cao. Nó cung ứng khả năng linh hoạt trong
việc kết nối khoảng cách xa và các tuỳ chọn cấu hình mà USB không đáp
ứng được.

Ổ đĩa cứng và Phân vùng
I. Khái niệm về phân vùng (Partition)
Để dễ sử dụng chúng ta thường phải chia ổ cứng vật lý thành nhiều ổ
logic, mỗi ổ logic gọi là một phân vùng ổ đĩa cứng - partition.
Số lượng và dung lượng của các phân vùng tùy và dung lượng và nhu cầu
sử dụng.
Theo quy ước mỗi ỗ đĩa, và phân vùng ổ đĩa trên máy được gắn với một
tên ổ từ A: đến Z:. Trong đó A: dành cho ổ mềm, B: dành cho loại ổ mềm

lớn - hiện nay không còn sử dụng nên B: thường không dùng trong My
Computer. Còn lại C:, D: thường dùng để đặt các phân vùng ổ cứng, các
ký tự tiếp theo để đặt tên cho các phân vùng ổ cứng, ổ CD, ổ cứng USB
tùy vào số phân vùng của cứng, số các loại ổ đĩa gắn thêm vào máy.
II. Khái niệm về FAT (File Allocation Tbale):
Thông thường dữ liệu trên ổ cứng được lưu không tập trung ở những nơi
khác nhau, vì vậy mỗi phân vùng ổ đĩa phải có một bảng phân hoạch lưu
trữ vị trí của các dữ liệu đã được lưu trên phân vùng đó, bảng này gọi là
FAT.
Microsoft phát triển với nhiều phiên bản FAT, FAT16, FAT32, NTFS
dành cho hệ điều hành Windows, các hệ điều hành khác có thể dùng các
bảng FAT riêng biệt.
Riêng bảng NTFS dùng cho Windows 2000 trở lên, nên trong MS-Dos sẽ
không nhận ra phân vùng có định dạng NTFS, khi đó cần phải có phần
mềm hỗ trợ để MS-Dos nhận diện được các phân vùng này.
III. Phân vùng ổ cứng:
Chúng ta có thể phân vùng ổ cứng bằng nhiều công cụ: bằng lệnh FDISK
của Ms-Dos, bằng phần mềm Partition Magic, các đĩa cài đặt Windows
Trong đó Partition Magic là một phần mềm giúp phân vùng ổ cứng nhanh
chóng, dễ sữ dụng. Sau đây là các thao tác cơ bản để phân vùng ổ cứng
với Partition Magic.
Quy trình phân vùng một ổ cứng bao gồm các bước cơ bản:
 Khởi động công cụ phân vùng ổ cứng
 Tạo mới các phân vùng với dung lượng và số lượng tùy thuộc vào
nhu cầu sử dụng.
 Định dạng các phân vùng.
1. Khởi động:
- Chuẩn bị đĩa có phần mềm Partition Magic.
- Vào CMOS chọn chế độ khởi động từ CD-ROM trước nhất - tức chọn
trong mục First Boot Device: CD-ROM.

- Khởi động máy với CD-ROM có phần mềm Partitions Magic. (Khuyên
bạn nên dùng đĩa Hiren's Boot CD)
- Gõ lệnh pqmagic để khởi động phần mềm.
Nếu dùng đĩa Hiren's Boot

Chọn Start BooCD để khởi động máy từ đĩa Hiren't Boot.

Chọn 1 nhấn Enter, tức chọn mục Disk Partition Tools- Các công cụ phân
vùng ổ cứng.

Trong danh sách có rất nhiều công cụ phân vùng ổ cứng, chọn Partition
Magic 8.2. Đợi trong giây lát để khởi động ứng dụng.

Giao diện của Partition Magic xuất hiện như bên dưới

2. Tạo một phân vùng
- Chọn ổ đĩa cần tạo phân vùng, trong trường hợp máy
bạn có gắn nhiều ổ cứng.
- Vào menu Operations. Chọn Create, hoặc kích nút C
:
trên thanh công cụ.
- Trong các phân vùng bạn cần chọn 1 phân vùng
chính. Chọn ở mục Create as: Primary Partition, các
phân vùng còn lại chọn là phân vùng luận lý
Create as:
Logical Partition.
- Nhập dung lượng vào mục Size.
- Gõ OK vào ô xác nhận (nếu có). Nhấn nút OK.
- Tạo xong các phân vùng. Nhấn nút Apply để hoàn tất





3. Định dạng một phân vùng.

Tất cả các phân vùng sau khi tạo mới sẽ chưa thể chấp nhận dữ liệu, vì
vậy bạn cần phải định dạng cho phân vùng. Bước định dạng để chọn bản
phân hoạch tập tin - tức cách thức lưu trữ dữ liệu trên phân vùng đó.
Kích chọn phân vùng cần định dạng.
Vào menu Operations. Chọn Format. (Hoặc kích nút [] trên thanh công
cụ).
Trong hộp thoại Format Partition, chọn một bản FAT trong mục
Partition Type.
Nhập nhãn đĩa trong mục Label.
Nhập OK vào mục xác nhận. Nhấn OK.
Lưu ý!: Nếu máy bạn dùng Windows chỉ chọn bảng FAT là FAT, FAT32
và NTFS.
Nhấn Apply để cập nhật các thao tác.

4. Xóa phân vùng.

Dùng chuột kích chọn phân vùng cần xóa.
Vào menu Operations chọn Delete (Hoặc kích nút Delete trên thanh công
cụ)
Nhập OK và ô xác nhận, nhấn OK để kết thúc.
Xong tất cả các thao tác, nhấn Apply để cập nhật.
5. Chuyển đổi bản FAT.
Dùng chuột kích chọn phân vùng cần chuyển đổi bản FAT.
Vào menu Operations. Chọn Convert.
Chọn một bản FAT mới trong danh sách cho phân vùng.

Nhấn OK để đóng hộp thoại Convert.
Nhấn Apply để cập nhật lại tất cả các thao tác vừa thực hiện.


a

×