Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Hướng dẫn cài đặt MAC OSX trên PC toàn tập PIII ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 36 trang )

Phần 3: Cài đặt Mac OS X
VI/ Giới thiệu hệ thống thử nghiệm – thành phần và lý do sử dụng
Nhắc lại 1 tí về phần trước: Do giới hạn phần cứng của những chiếc Macintosh, chỉ một số lượng
PC nhất định có cấu hình hợp lý (có thành phần giống với một chiếc Macintosh tương ứng) mới
có khả năng cài đặt và chạy được Mac OS X trơn tru. Đừng buồn nếu chiếc PC của bạn không
nằm trong số ít đó, vì ít ra bạn cũng đã hiểu thêm về thế giới Macintosh bí ẩn. Và nếu tình yêu
dành cho Mac đủ lớn, bạn cũng biết được có thể thay thế thành phần nào trong chiếc PC của
mình để “rước nàng về dinh”.
Hiện nay desktop PC sử dụng socket LGA775 chiếm số lượng khá lớn trên thị trường, do vậy
chúng tôi chọn hệ thống thử nghiệm bao gồm mainboard LGA775 và một CPU Core 2 Duo.
Qua kinh nghiệm cài đặt Mac OS X trên khá nhiều mainboard khác nhau, chúng tôi nhận thấy
mainboard Gigabyte hỗ trợ khá tốt cho Mac OS X. Từ việc sử dụng các linh kiện thành phần
thuộc các hãng OEM nổi tiếng (Ethernet và sound onboard Realtek), cho tới việc BIOS được viết
có độ tương thích cao với các chuẩn chung, mainboard Gigabyte ít khi phải can thiệp sâu vào
bảng DSDT, cũng như tìm kiếm driver (của Mac OS X) cho các giao tiếp kết nối khá dễ dàng.
Ngoài ra các mainboard Gigabyte còn có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng OSX86 do số
lượng người dùng cài đặt thành công rất cao, không ít trường hợp có thể chạy ngay mà không
can thiệp gì (run out-of-the-box).
Cấu hình thử nghiệm của chúng tôi bao gồm:
Mainboard: Gigabyte EP45-UD3L – socket 775 chipset P45.
CPU: Core 2 Duo 7400 2.8GHz.
RAM: 2×2GB DRR2 800MHz.
VGA: Gigabyte GeForce 9600GT.
VII/ Đồ nghề chuẩn bị
Liệt kê và download:
Do sử dụng phương pháp boot-132 để khởi tạo môi trường cho Mac, chúng ta cần đĩa cài đặt
retail của Mac OS X và một đĩa boot khởi tạo.
Đĩa boot khởi tạo môi trường EFI: Empire EFI 1.085 hoặc 1.085 R2 (download tại đây – chọn
phiên bản thích hợp cho PC của mình).
Đĩa retail Mac OS X phiên bản Snow Leopard 10.6.3 (mới nhất hiện nay). Các bạn có thể mua từ
các cửa hàng Apple với giá 29$, hoặc download tại đây. Do có dung lượng gần 7GB nên chúng


ta cần một đĩa DVD+R double-layer.
Bootloader: Chameleon 2 RC4. Download tại đây.
DSDT Patcher GUI. Download tại đây.
OSX86 Tools Utility. Download tại đây.
Voodoo HDA kexts. Download tại đây.
Boot screen gốc hoặc theme cho Chameleon để làm đẹp. Tham khảo tại đây.
VIII/ Giới thiệu các bước cài đặt
1. Thiết lập lại BIOS.
2. Khởi động với đĩa giả lập EFI.
3. Boot đĩa retail Mac OS X.
4. Chia và format phân vùng Mac OS X.
5. Cài đặt và khởi động vào Mac OS X lần đầu.
6. Cài đặt bootloader, kext cơ bản.
7. Cài đặt các thiết bị.
Đầu tiên chúng ta giải quyết nhanh 3 bước đầu.
1. Thiết lập lại BIOS: chúng ta cần thiết lập BIOS sao cho giống nhất với một chiếc Macintosh.
Đầu tiên là disable floppy disk.
Tiếp theo tạm thời tắt C1E/C2E/C4E gì đó của CPU đi (có thể gây rắc rối khi boot), về sau cài
đặt kext đầy đủ chúng ta sẽ bật lại.
Mac chỉ sử dụng AHCI nên chúng ta cũng chuyển qua thiết lập này cho các cổng SATA. Tiện
thể enable USB support cho keyboard và mouse. Mac không hỗ trợ cổng PS/2 trên PC nên tốt
nhất là keyboard và mouse sử dụng USB. Nếu không chúng ta cũng có thể cài đặt kext cho PS/2
keyboard/mouse.
Bật HPET (High Precision Event Timer) nếu có và chuyển về chế độ 32bit. Nếu bạn dự định
chạy kernel của Mac ở mode 64bit thì chuyển HPET sang 64bit.
2. Khởi động với đĩa giả lập EFI.
Tiếp theo bỏ đĩa EFI vào và boot tới khi xuất hiện màn hình như trong hình. Bạn có thể sử dụng
các bản EFI khác nhau, như với mainboard P55 có thể sử dụng bản của tonymacx86. Bài viết này
tôi sử dụng Empire EFI, đây là bản EFI nổi tiếng nhất và có đầy đủ các phiên bản support cho
các hệ PC khác nhau, bao gồm cả P55 và ATI VGA và một số dòng CPU & chipset AMD cũ.

3. Boot đĩa retail Mac OS X.
Tiếp theo lấy đĩa EFI ra, bỏ đĩa Mac OS X retail vào, đợi khoảng 20s (quan trọng) và nhấn F5.
Khi đĩa Mac OS X Install DVD xuất hiện trong menu thì chọn boot.
Tiếp theo sau khi load các kext default thì ta enter để load tiếp kernel. Nếu sau bước này các bạn
có thể boot vào tới màn hình chào mừng của Mac OS X Installation thì coi như bước 3 thành
công. Nếu không, xem lại đĩa EFI của bạn hoặc đổi sang bản khác.
IX/ Chia phân vùng
4. Chia và format phân vùng Mac OS X.
Sau khi màn hình install Mac OS X xuất hiện, bước tiếp theo cần làm là chia đĩa và format.
Bản Mac OS X 10.5 Leopard vẫn còn hỗ trợ đồng thời 2 kiểu phân vùng ổ cứng MBR và GPT,
nhưng kể từ Mac OS X 10.6 thì Apple đã chuyển hẳn sang sử dụng GPT. MBR và GPT là 2 định
dạng phân vùng ổ cứng khác nhau, quy định cách thức lưu trữ các thông tin về partition (phân
vùng), boot sector cũng như Master boot record trên đĩa. MBR và GPT không liên quan gì đến
hệ thống tập tin (file system) cả, đó là cách mỗi phân vùng tổ chức và quản lý dữ liệu (các file)
của riêng mình. Kể từ Windows Vista SP1 trở đi Microsoft mới chính thức hỗ trợ định dạng ổ
đĩa GPT.
Cấu trúc MBR
Tất nhiên các ổ cứng PC đều được phân vùng theo chuẩn MBR là chủ yếu, dù rằng GPT (như
trong hình) cho thấy nhiều tính năng tiến bộ hơn. điều này một phần là do Windows mới chỉ hỗ
trợ GPT gần đây chứ chưa chuyển hẳn qua, và một lý do khác nữa là các trình chia đĩa
(partitioner) cũ như Acronis Disk Director và Partition Magic chỉ hỗ trợ MBR mà thôi. Ngay cả
các chương trình backup như Acronis True Image cũng chỉ hỗ trợ MBR, phiên bản mới nhất mới
bắt đầu hỗ trợ GPT. Tạm thời chúng ta không bàn tới thế giới của Linux, chú chim cánh cụt này
hỗ trợ được tất cả các chuẩn ngay khi ra mắt do đặc tính mã nguồn mở của mình.
Để chia partition và format đĩa cứng, các bạn truy cập vào Disk Utility trong menu Utilities.
Lưu ý: format theo chuẩn GPT sẽ xóa trắng toàn bộ ổ cứng của bạn (hiện đang theo chuẩn
MBR), sau đó mới tiến hành phân vùng. Do vậy bạn nên sử dụng một ổ cứng riêng cho Snow
Leopard, hoặc có thể tìm download bản OS X đã được sửa đổi để hỗ trợ MBR. Nếu bạn sử dụng
bản Snow Leopard MBR, sau khi chia và format HFS+, nhớ dùng Acronis Disk Director để

chuyển phân vùng đó thành primary active mới có thể cài đặt được.
Đây là hướng dẫn cho GPT: Nhấn vào ổ đĩa muốn cái đặt (tên đĩa cứng chứ không phải phân
vùng), vào mục Partition. Chọn số partition muốn tạo (1 hoặc nhiều hơn). Nhấn Option và chọn
GUID Partition Table (GPT). Điền tên cho mỗi phân vùng, chọn format Mac OS Extended
(Journaled) hay còn gọi là HFS+ cho phân vùng cài đặt. Cuối cùng là nhấn Apply.

HFS+ của Mac và NTFS của Windows đều là 2 hệ thống tập tin tiên tiến và có nhiều ưu điểm.
Thời kì FAT32 cũ kĩ, hệ thống tập tin này chỉ lưu được những file có dung lượng <4GB mà thôi,
đồng thời không có được khả năng chịu lỗi cũng như tự sửa lỗi và bảo trì (self-correcting &
maintenance). NTFS được Microsoft phát triển, tích hợp nhiều tính năng quan trọng như khả
năng ghi nhật kí (journaling), tích hợp hệ thống phân quyền tập tin ACL (Access Control List),
hỗ trợ mã hóa, nén dữ liệu và hàng tá những thứ khác. NTFS được đưa vào sử dụng từ thời
Windows 2000 mãi cho tới nay.
Ở bên kia chiến tuyến, HFS+ (Hierarchical File System Plus) cũng được Apple trang bị nhiều vũ
khí hạng nặng không kém. HFS+ hỗ trợ Unicode UTF-16, khả năng lưu giữ tập tin với dung
lượng file lớn không hạn chế. Tuy không hỗ trợ transparent encryption nhưng HFS+ có khả năng
nén dữ liệu rất mạnh mà không làm ảnh hưởng nhiều tốc độ truy cập. Giống với Windows sử
dụng ACL, HFS+ hỗ trợ hệ thống phân quyền Unix Permissions (sẽ nhắc tới ở phần cài đặt
kext). HFS+ còn có khả năng bật tắt tính năng ghi nhật kí (journaling) nhằm tăng cường chống
lỗi trong trường hợp mất điện. Đặc biệt, HFS+ có khả năng chống phân mảnh (Mà NTFS và
Windows không có) đối với các tập tin dung lượng < 20MB, đồng nghĩa với việc bạn không phải
bận tâm về việc defragment ổ đĩa của mình nữa.
Từ Mac OS X 10.5 trở đi, Apple đã tích hợp vào OS của mình khả năng read-only với phân vùng
NTFS. Với Windows, tuy chưa được hỗ trợ từ Microsoft nhưng cũng có thể dùng một phần mềm
hãng thứ 3 như Mac Drive để truy cập phân vùng HFS+.
Lưu ý phát nữa: các bước trên đây đều có khả năng ảnh hưởng đến dữ liệu trên ổ cứng của
bạn, vì vậy suy nghĩ kĩ trước khi hành động. Tác giả không chịu bất kì trách nhiệm nào
trong trường hợp mất mát xảy ra.
X/ Boot & Installation
Sau khi format xong thì chúng ta thẳng tiến tới màn hình cài đặt. Trước khi nhấn Install cần

customize lại để lựa chọn một vài thứ. Rosetta là một phần mềm giả lập để Mac chạy được các
phần mềm viết cho kiến trúc PowerPC cũ, vì vậy cứ select cho an tâm.
Sau khi cài đặt xong (khoảng 20 phút), máy sẽ khởi động lại. Ở bước này các bạn lại bỏ đĩa EFI
vào boot (do chưa có bootloader trên đĩa cứng). Chọn phân vùng vừa mới cài Snow Leopard và
tiếp tục.
Ở bước này có thể sẽ có một vài máy không boot được (treo giữa chừng, xuất hiện thông báo
kernel panic hoặc tương tự). Các bạn có thể sử dụng tham số cpus=1 (chỉ sử dụng 1 nhân CPU)
để tiếp tục. Sau khi cài đặt hoàn chỉnh chúng ta có thể boot bình thường.
5. Cài đặt và khởi động vào Mac OS X lần đầu.
Sau khi xuất hiện màn hình welcome của Apple Mac OS X (chúc mừng được 70% rồi nhé), bạn
điền các thông số cho tài khoản người dùng và tiếp tục. Desktop cùng dock và menu quen thuộc
của Mac hiện ra.
Việc đầu tiên chúng ta cần làm là tắt chức năng sleep của hệ thống. Nó có thể gây treo máy và
nhiều lỗi linh tinh khác. Bật System Preferences trên thanh dock, vào Energy Saver và tắt như
trong hình.
6. Cài đặt bootloader, kext cơ bản.
Tiếp theo chúng ta sẽ cài đặt bootloader và các kext cơ bản của hệ thống. Vào đĩa Empire EFI,
thư mục Extra/Post-Installation và chạy gói cài đặt myHack. Chương trình này sẽ cài đặt
Chameleon 2.0 RC3, PC EFI 10.5, FakeSMC v2, lspci, pfix v2.1.1 để bạn có thể boot mà không
cần đĩa EFI nữa đồng thời cũng có các kext cơ bản cần thiết. Nhớ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng
trước khi chọn bất kì mục nào. Giữ trong đầu tư tưởng “thiếu còn hơn thừa”, vì thiếu thì có thể
boot vào lại cài thêm, còn thừa thì mất công lắm.
Sau khi cài đặt xong đừng restart vội. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Chameleon 2 RC4. Nhét
USB chứa Chameleon 2 RC4 đã chuẩn bị từ đầu, giải nén và copy thư mục Chameleon ra
desktop.
Tiếp theo tìm thư mục Extra trên thư mục root phân vùng cài đặt SL. Copy các thứ trong
Chameleon/Optional Extras vào theo như trong hình.
Bật chương trình terminal (đường dẫn /Applications/Utilities/Terminal.app) lên và gõ các lệnh
cài đặt như sau:

sudo -s (nhập password khi tạo user account vào để chuyển sang chế độ super user).
cd Desktop/Chameleon/i386
diskutil list (liệt kê tên các ổ đĩa trên máy – ghi lại tên của ổ đĩa cài Mac OS X, của tôi là đĩa
disk0, phân vùng disk0s2).
fdisk -f boot0 -u -y /dev/rdisk0 (ghi master boot record cho đĩa).
dd if=boot1h of=/dev/rdisk0s2 (ghi boot sector cho phân vùng).
cp boot / (copy file boot vào root).
Sau khi hoàn thành các bước trên thì chúng ta có thể restart máy được rồi.
Restart và màn hình bootloader Chameleon sẽ hiện ra, chọn Snow Leopard và boot. Tiếp theo
chúng ta sẽ xử lý phần còn lại: driver (kext) cho các thiết bị VGA, ethernet và sound.
7. Cài đặt các thiết bị
Mở Apple menu, chọn About This Mac, nhấn More Info để xem thông tin các thiết bị. Đảm bảo
ổ cứng và hệ thống USB đã được nhận diện đầy đủ. VGA của tôi dùng là Geforce 9600GT chưa
được nhận diện đầy đủ dù đã cài gói Graphics Enabler (QE/CI chưa enable, chỉ mới ở chế độ
software accelerated, chưa nhận đúng độ phân giải, chưa có hiệu ứng gợn sóng khi add widget
vào dashboard). Có nhiều cách để khiến cho VGA của bạn hoạt động. Đầu tiên nên check trên
insanelymac xem VGA của mình có nằm trong diện hỗ trợ hay không.
Chủ yếu có 3 cách để activate VGA: cài đặt customized kext, add EFI string hoặc patch DSDT.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các gói graphics enabler tìm được trên mạng (tự động hóa công việc
add kext hoặc add EFI string cho bạn mà thôi). Ở đây tôi dùng cách add EFI string bằng phần
mềm OSX86 Tools. Các cách khác các bạn có thể tham khảo thêm trên insanelymac. VGA ATI
hay NVIDIA đều có thể activate như nhau, miễn là nằm trong diện hỗ trợ.
Hướng dẫn: Chạy OSX86 tools, chọn add EFI strings. Chọn tiếp GFX strings, nếu tên VGA của
bạn không có trong danh sách (như trường hợp của tôi) thì chọn Custom Graphics Card. Sau đó
điền tên, select dung lượng bộ nhớ, cổng kết nối, cuối cùng là “Import String to Boot Editor” và
“Apply changes to com.apple.Boot.plist”.
Lưu ý: OSX86 Tools được viết để chạy trên Leopard 10.5, do vậy các tính năng khác hoạt động
không chính xác.


×