Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quá trình hình thành nguyên lý cấu tạo chuột quang và yếu tố chất lượng trên không để so sánh chất lượng hình thành chuột p4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.55 KB, 5 trang )

hình trong chương trình CMOS SETUP ngay lần đầu tiên
khởi động máy tính.

a. Chương trình CMOS SETUP
Mỗi BIOS có một chương trình CMOS SETUP mà
bạn có thể sử dụng để định cấu hình, xem và sửa đổi cấu
hình máy tính.
Chương trình CMOS SETUP có thể truy nhập được
bằng cách ấn phím <DEL> hoặc <F1> hoặc tổ hợp phím
theo quy định của từng hãng sau khi POST kiểm tra bộ
nhớ xong và trước khi bắt đầu nạp hệ điều hành. Nếu để ý,
bạn sẽ thấy phía dưới màn hình có dòng chỉ dẫn phím cần
ấn. Ví dụ như:
" Press DEL to Enter SETUP"
Có nghĩa là ấn phím DEL để chạy SETUP. Nếu không,
bạn có thể tham khảo tài liệu "User's manual" kèm theo
mainboard mà bạn đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn biết
BIOS trên mainboard của hãng nào? hoặc máy tính của
hãng nào sản xuất thì bạn cũng có thể chạy chương trinh
CMOS SETUP theo hướng dẫn sau:
Cách 1: Chạy chương trinh CMOS SETUP căn cứ vào
hãng sản xuất và phiên bản BIOS.



BIOS Ấn phím
AMI BIOS <DEL>
Award BIOS <DEL> hoặc <Ctrl-Alt-Enter>
Phoenix BIOS
<Ctrl-Alt-Esc> hoặc <Ctrl-Alt-S> hoặc
<F2>




Cách 2: Chạy chương trinh CMOS SETUP căn cứ vào
hãng sản xuất máy tính.








b. Chương trình CMOS SETUP
Không phải tất cả chương trình CMOS SETUP đều
có giao diện giống nhau, ngay cả các mục trong BIOS và
việc sử dụng thuật ngữ cho cùng thông số thiết lập cũng
vậy. Vì nó tuỳ theo các mainboard của từng hãng sản xuất
(Award, AMI, Phoenix…) nhưng về căn bản nó vẫn giống
nhau.

CMOS là một vi mạch nhớ có dung lượng khá nhỏ,
tốc độ truy cập nhanh (5-10ns) được sản xuất bằng công
nghệ CMOS (Complementary metal Oxide
Semiconductor) và vì thế nó còn được gọi là CMOS RAM.
Trong vi mạch còn có một đồng hồ thời gian thực
(Real Time Clock - RTC) để cập nhật thời gian, ngày,
Hãng máy tính Ấn phím
AST <Ctrl-Alt-Esc>
Compaq <F10>
DELL <Ctrl-Alt-Enter>

Hewlett Packard <F1>
IBM ThinkPad
<Ctrl-Alt-Insert> hoặc <F1> hoặc <Ctrl-
Alt-F11>
……


tháng, năm và hiểu chỉnh đồng hồ hệ thống mỗi khi máy vi
tính khởi động.
Để lưu trữ thông tin và chạy đồng hồ liên tục, vi
mạch này được nuôi bằng một pin riêng hoàn toàn độc lập
với nguồn máy tính. Đó cũng là lý do chính để CMOS và
RTC làm việc ngay cả khi tắt nguồn máy tính.

Với máy tính thế hệ cũ, CMOS chỉ có dung lượng là
64 Byte, nhưng CMOS trong các máy tính hiện nay dung
lượng của nó được mở rộng tới 256 Byte. BIOS thường sử
dụng :
o 128 byte đầu tiên của CMOS để lưu trữ dữ liệu:
- 64 Byte đầu tiên lưu những thông tin cấu hình
chuẩn, trong đó có 14 byte đầu tiên lưu thông tin ngày
tháng và được cập nhật thường xuyên, 50 byte sau chứa
thông tin cấu hình máy và có thể thay đổi được bằng cách
truy cập vào chương trình CMOS Setup,
- 64 byte tiếp theo lưu thông tin cấu hình mở rộng;
o 128 byte còn lại là bản lưu dự phòng của 128 byte
đầu tiên.
Khi khởi động lại, BIOS luôn so sánh giá trị của 2
khối dữ liệu đó và nếu phát hiện có sự khác biệt nó sẽ yêu
cầu bạn chạy lại chương trình setup với dòng thông báo:

"You need to run SETUP again" hoặc thông báo
tương tự khác.

BUS là tập hợp các đường dây dẫn song song trên
mainboard, để truyền dữ liệu giữa CPU, bộ nhớ và các
thành phần khác. Để mở rộng thêm khả năng làm việc của
bộ vi xử lý với các thiết bị ngoại vi, trên mainboard có bổ
sung thêm bus mở rộng theo nhiều chuẩn khác nhau và
gắn vào đó một số khe cắm mở rộng (Expension Slot) để
cắm các card mở rộng tương ứng. Trên card mở rộng có
các đầu nối để nối với thiết bị ngoại vi. Việc thiết kế bus
hay kiến trúc bus trên mainboard luôn được cải tiến tuỳ
thuộc vào tốc độ làm việc của CPU và yêu cầu của các
thành phần riêng biệt.
Hệ thống máy tính hiện đại xây dựng và phát triển
dựa trên hai hệ thống bus chủ đạo : Bus hệ thống (System
bus) – kết nối giữa bộ vi xử lý và bộ nhớ chính, bus vào ra
hay bus mở rộng (I/O bus) được dùng để truyền dữ liệu
giữa CPU và thiết bị ngoại vi qua vỉ mạch mở rộng. Chúng
ta sẽ lần lượt tìm hiểu các loại bus này.

Theo kiến trúc Dual Independent Bus (DIB – hai
tuyến bus độc lập) bus hệ thống được tách thành Back
Side Bus (BSB – Bus tuyến sau) và Front Side Bus (FSB
– Bus tuyến trước). BSB có nhiệm vụ kết nối giữa bộ vi xử
lý và cache L2 – đã trình bày trong mục 3.3, còn FSB là
bus kết nối giữa bộ vi xử lý và bộ nhớ và kết nối với bus
ngoại vi. Như vậy bộ vi xử lý có thể truy cập đồng thời
trên cả FSB và BSB góp phần làm tăng hiệu năng làm việc
của bộ vi xử lý. Hiện nay, thuật ngữ FSB đã trở nên phổ

biến và được hiểu rằng FSB chính là Bus hệ thống.

Bảng 3.4. giúp bạn khái quát các chuẩn bus được sử dụng
trong các thế hệ máy tính.










Bus vào ra được phát triển với nhiều chuẩn khác
nhau để đáp ứng yêu cầu của từng thế hệ vi xử lý và các
thiết bị ngoại vi. Bắt đầu là Bus ISA, EISA, MCA, VESA
Local bus, PCI cùng với sự ra đời của bus AGP để đáp ứng
yêu cầu về xử lý đồ hoạ và hiện nay bus PCI Express đang
được phát triển với nhiều ưu điểm so với các dạng bus
trước nó.

Năm CPU Chuẩn Đặc trưng
1982 8086/8088 PC bus/ ISA
8bit
8 bit,
4.77MHz
1985 80286 ISA bus 16 bit, 8Mhz
1987 386 MCA bus 32 bit,
10MHz

1989 486 EISA bus 32 bit, 8MHz
1991 486 VL bus 1.0 32 bit, 40
MHz
1993

Pentium

VL bus 2.0

64 bit,
B
ảng 3.4. Các chuẩn bus

×