Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -6 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.64 KB, 5 trang )

Mỗi lần cho con uống thuốc, chị gái tôi thường nghiền nhỏ hoặc bỏ vỏ ngoài của
viên thuốc, trộn lẫn đường và nước sền sệt để bé dễ uống hơn và đỡ hóc thuốc.
Vậy xin hỏi cách cho trẻ uống thuốc như vậy có ảnh hưởng gì đến tác dụng trị
bệnh của thuốc không? Cho bé uống thuốc bằng sữa có nên không? Nguyễn Thị
Hương (Lập Thạch, Vĩnh Phúc)

TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:

Bình thường, khi cho trẻ uống cả viên thuốc (nhất là những viên không có vỏ
bao ngoài) rất khó khăn do thuốc đắng. Vì thế, nhiều bà mẹ nghiền nhỏ viên thuốc
rồi phân liều, trộn lẫn đường cho trẻ dễ uống. Đây là một quan niệm sai lầm, có
thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Chị cần lưu ý, thuốc dạng viên nén, viên nang trong nhiều trường hợp phải giữ
nguyên vẹn viên khi uống, nếu phân nhỏ, tháo nang uống có thể có hại hoặc giảm
tác dụng của thuốc.

Có nhiều loại thuốc có viên bao chỉ tan trong ruột (khi uống thuốc, vào đến dạ
dày lớp bao mới bung, những viên nhỏ như hòn bi khi đó sẽ lăn xuống ruột rồi tan
ra). Nếu tháo bỏ lớp bao này, thuốc chưa kịp đến ruột đã bị tan hết thì sẽ không có
tác dụng. Do đó, không nên nhai, nghiền nát những loại thuốc viên bao tan trong
ruột. Với trẻ nhỏ, nếu uống cả viên sợ hóc, có thể bỏ vỏ bao bên ngoài nhưng
không được nghiền những viên nhỏ bên trong ra nếu không sẽ giảm tác dụng.

Tốt nhất, với những trẻ nhỏ, chị có thể mua các loại thuốc được chế theo dạng
sirô, có vị ngọt, thơm trẻ sẽ dễ uống hơn. Cần lưu ý khi uống thuốc dạng nước,
nếu trẻ đang khóc không chịu uống, cha mẹ tuyệt đối không bịt mũi trẻ, đổ thuốc
vào miệng, nếu không nguy cơ bị sặc thuốc rất cao, rất nguy hiểm.

Việc chọn thuốc ở trẻ em phải thận trọng hơn so với người lớn vì ở trẻ, nhất là
trẻ sơ sinh, các cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch…


chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì thế, sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và đào thải
thuốc không hoàn toàn thuận lợi, rất dễ xảy ra hiện tượng thuốc gây độc tính. Khi
cho trẻ uống thuốc cần tuân thủ liều chỉ định chặt chẽ.

Cũng cần lưu ý, khi uống thuốc chỉ nên dùng nước đung sôi để nguội. Việc
dùng sữa, nước hoa quả… thay thế nước lọc khi uống thuốc là không khoa học.

Như trong sữa bò có nhiều kali và sắt. Những chất này khi gặp một số thuốc sẽ
phản ứng, tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thu
thuốc của đường ruột và dạ dày. Thậm chí, có những loại thuốc còn bị những chất
này phá huỷ.

Trong nước quả, nhất là nước cam, chanh có thành phần axit tương đối nhiều.
Khi dùng nước hoa quả để uống thuốc có thể làm xảy ra một số phản ứng hoá học
dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc.

Tạo thói quen dinh dưỡng tốt cho trẻ từ khi nào?
Không ai khác, chính cha mẹ là tấm gương để trẻ soi vào.

(Dân trí) - Chúng ta biết rằng cách ăn uống khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến
sức khoẻ khi trưởng thành. Vậy nên nuôi dạy tốt trẻ từ khi còn rất nhỏ là vô cùng
quan trọng.

Học thói quen dinh dưỡng, càng sớm càng tốt

Những lỗi dinh dưỡng mắc phải khi còn nhỏ là nguồn gốc của một số bệnh tuổi
trường thành như tiểu đường, béo phì tuýp 2, cao huyết áp, bệnh tim mạch, dị ứng,
rối loạn hành vi dinh dưỡng Do vậy, dinh dưỡng tuổi ấu thơ đóng một vai trò rất
quan trọng, đặc biệt là giai đoạn từ 18 - 36 tháng tuổi.


Từ 18 tháng tuổi, trẻ không còn là một em bé mà là một trẻ nhỏ cho đến khi lên
3 tuổi. Trong suốt giai đoạn này, trẻ sẽ học hỏi những kỹ năng và hành vi mang
tính quyết định sau này.

Trẻ tự chủ hơn, biết thể hiện cá tính riêng và có một số mốc phát triển nhận thức
xã hội nhất định. Trẻ muốn ăn như người lớn và khi 18 tháng tuổi, 75% trẻ biết lựa
chọn thức ăn cho mình. Chúng tuyên bố rất rõ ràng cái mình thích và không thích,
cái mình muốn hay không muốn. Bên cạnh đó, tầm vóc của trẻ cũng thay đổi đáng
kể: chiều cao tăng 20cm (tăng gần 20%) và trọng lượng tăng 4-5 kg (tăng 40%).

Tuy nhiên, nhu cầu của trẻ vẫn mang tính đặc thù rất cao nên cần theo dõi sự
tăng trưởng của con, chăm sóc tốt nhưng không có nghĩa là vội vã đưa ra chế độ
dinh dưỡng nhằm đốt cháy giai đoạn, không tính đến độ trưởng thành của hệ tiêu
hoá, dẫn tới lợi bất cập hại.

Tạo những bữa ăn vui vẻ

Nuôi trẻ không phải là nghĩa vụ cưỡng bức đối với cha mẹ hay là hình phạt đối
với con cái. Tuy nhiên, ở không ít gia đình, bữa ăn luôn thiếu vắng nụ cười, thay
vào đó là những tiếng quát tháo la hét. Nhiều gia đình không có thói quen trò
chuyện trong bữa ăn mà thay vào đó là chiếc tivi, đặc biệt khi giờ ăn trùng với lịch
chiếu của các chương trình phim truyện, phim hoạt hình hấp dẫn. Trẻ mải xem mà
không nhận thấy độ ngon của các món ăn cũng như trao đổi sở thích với cha mẹ.

Bạn nên nhớ: mục tiêu hàng đầu là cho trẻ ăn nhưng không phải là quan trọng
nhất bởi nếu không có sự vui vẻ, sự thoải mái thì sẽ không thể có được một chế độ
dinh dưỡng như ý.

Nói tóm lại, ngay cả trẻ vẫn có những nhu cầu riêng biệt để đảm bảo sự tăng
trưởng, dinh dưỡng từ 18 - 36 tháng tuổi cần phải được đặc biệt quan tâm vì đó là

thời gian trẻ học ăn uống đúng cách.

Cho trẻ xem tivi - Nên và không nên

Bị buộc tội là nguyên nhân khiến trẻ thu mình trong thế giới riêng (dẫn đến bệnh
tự kỷ, béo phì ) nhưng tivi cũng có thể là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài nếu
bạn quan tâm đến 10 lời khuyên sau:

1. Độ tuổi

Không nên cho trẻ dưới 18 tháng tuổi xem tivi vì không hiểu buộc trẻ cố sức rất
nhiều và điều đó không mang lại lợi ích nào. Ở độ tuổi này, điều bé cần là giao
tiếp với người lớn. Nếu vừa bế con vừa xem tivi thì thời gian không quá 5 - 6 phút.

Từ 18 tháng - 3 tuổi, trẻ có khả năng giải mã các chương trình theo tư duy của
mình, thu nhận các hình ảnh và cử động nhưng khả năng tập trung chưa cao, do
vậy chỉ nên chọn những chương trình ngắn (kéo dài 10 - 30 phút).

Từ 3 tuổi, trẻ có thể theo dõi các chương trình hấp dẫn nhưng chưa phân biệt
hoàn toàn giữa thực tế và trí tưởng tượng: trẻ tin vào những gì người ta chỉ cho
thấy. Đó chính là lúc bạn cần ngồi xem tivi cùng bé để khi cần có thể nói cho bé
rõ. Thời gian xem tối đa là 30 - 45 phút/ngày.

2. Thiết lập các giới hạn

Khi chương trình kết thúc, bạn cần tắt tivi luôn. Nguyên tắc vàng này sẽ giúp
bạn tránh những xung đột tiếp theo và đó là giải pháp tốt nhất để bé không ngồi
xem tiếp những hình ảnh không dành cho lứa tuổi của mình. Đó có thể là những
cảnh bạo lực hay hành vi ứng xử mà bé không đủ khả năng để hiểu, và bắt chước
làm theo.


Chúng ta vẫn thường dè chừng trước các tác động không tốt của những hình ảnh
chiến tranh đối với trẻ mà quên rằng, có rất nhiều dạng bạo lực cần đề phòng, như
một số cảnh đấm đá, bắn nhau trong phim hành động, trong đó chân lý chỉ thuộc
về kẻ mạnh

3. Lựa chọn các thời điểm nhất định trong ngày

Có rất nhiều kênh truyền hình bắt đầu từ rất sớm (5 - 6h sáng) nhưng cần tránh
không cho trẻ xem tivi vì trẻ cần "bước ra" khỏi giấc ngủ, thức dậy nhẹ nhàng làm
quen dần với thực tế, trò chuyện với mọi người trong gia đình.

Cũng không nên cho trẻ xem tivi buổi tối để tránh căng thẳng, hưng phấn trước
khi đi ngủ. Nhiều chuyên gia tâm lý đưa ra kết luận, một câu chuyện được kể
truyền cảm sẽ giúp trẻ chìm vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng nhất.

Thời điểm thích hợp nhất xem tivi là buổi chiều, đó là thời gian nghỉ ngơi sau
các giờ học ở trường và chưa đến lúc đi tắm.

4. Kiểm tra nội dung chương trình

×