Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Khổ vì ăn khó tiêu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.19 KB, 13 trang )

Khổ vì ăn khó tiêu

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng bị chứng
khó tiêu, đầy bụng. Ngay như từ “khó tiêu” đã cho
chúng ta hình dung đây là tình trạng “khó chịu” hay
“rối loạn” về tiêu hoá.
Chứng khó tiêu không phải là một
triệu chứng mà bao gồm nhiều
triệu chứng như: chướng bụng,
đầy hơi, khó chịu, mau no đặc biệt là sau khi ăn làm cho
bệnh nhân có cảm giác chậm tiêu. Có bệnh nhân bị buồn
nôn hoặc nôn sau ăn, đôi khi kèm theo triệu chứng hoa
mắt, chóng mặt. Có bệnh nhân khác lại bị ợ hơi, có cảm
giác vướng nghẹn ở cổ họng. Tất cả các triệu chứng trên
liên quan đến rối loạn về co bóp của dạ dày hoặc của thực
quản. Ngoài ra, người bị chứng khó tiêu có thể bị đau ở
vùng thượng vị mà dân gian thường gọi là đau vùng chấn
thuỷ. Ợ nóng tức là cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực.
Các triệu chứng đau thượng vị và ợ nóng liên quan đến
sự tăng tiết dịch vị hoặc tăng cảm giác đau của từng
người.
Truy tìm thủ phạm
Chứng khó tiêu có thể xảy ra ở hai nhóm bệnh nhân khác
nhau. Nhóm đầu tiên được gọi là “khó tiêu chức năng” tức
là những bệnh nhân bị chứng đầy bụng khó tiêu nhưng
khi khám bệnh và làm các xét nghiệm hoàn toàn không
phát hiện có gì bất thường. Nhóm thứ hai là những bệnh
nhân có một bệnh thực thể về tiêu hoá hoặc có một
nguyên nhân nào đó gây ra các triệu chứng khó tiêu. Mặc
dù chứng “khó tiêu chức năng” không có nguyên nhân cụ
thể nhưng người ta ghi nhận có một số yếu tố làm khởi


phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng:
Do cách ăn uống: khi ăn thức ăn chua cay, nhiều gia vị,
nhiều dầu mỡ rất dễ bị khó tiêu. Có người chỉ cần ăn
nhiều tinh bột và chất xơ cũng bị đầy bụng khó tiêu. Có
khi do ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội nên dẫn đến
dễ nuốt nhiều hơi trong lúc ăn. Giờ giấc ăn uống không ổn
định, ăn no mà nằm ngay cũng có cảm giác tức bụng
Do lạm dụng một số chất kích thích như rượu, cà phê,
thuốc lá: các chất này làm tăng tiết axít dịch vị, làm tăng
cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị và gây ợ chua.
Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: người ta ghi
nhận một nửa số người bị chứng khó tiêu có nhiễm
Helicobacter pylori và khi điều trị khỏi nhiễm khuẩn này thì
triệu chứng có thể thuyên giảm hoặc mất đi.
Do căng thẳng thần kinh, bị stress: nhiều áp lực trong
công việc cũng làm rối loạn co bóp dạ dày và tăng tiết dịch
vị.
Do tác dụng phụ xảy ra trên đường tiêu hoá của một
số thuốc chữa bệnh: như kháng sinh, thuốc giảm đau hạ
sốt, thuốc kháng viêm, corticoid, thuốc dãn phế quản
Làm sao phát hiện bệnh?
Chứng khó tiêu có thể xảy ra do các bệnh về tiêu hoá
hoặc do các bệnh không liên quan đến tiêu hoá: viêm loét
dạ dày – tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày, trào ngược
dạ dày – thực quản; các bệnh về tuỵ gây thiếu các men
tuỵ để tiêu hoá các chất như đường, đạm, mỡ…; các
bệnh rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, cường
giáp Ngoài ra, viêm gan, sỏi mật, sau cắt túi mật cũng
gây khó tiêu do thiếu dịch mật để tiêu
hoá chất béo.

“Chứng khó ti
êu
có th
ể xảy ra do
các bệnh về ti
êu
hoá ho
ặc do các
bệnh không li
ên
quan đến ti
êu
hoá: đái tháo
đường, cư
ờng
Để phát hiện các bệnh này, mọi người
phải đi khám bệnh và nếu cần phải làm
thêm một số xét nghiệm mới xác định
được nguyên nhân. Đặc biệt, nếu các triệu chứng khó tiêu
xảy ra kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo thì không nên
chủ quan bỏ qua mà phải tìm cho ra nguyên nhân, như:
triệu chứng khó tiêu mới xảy ra ở một bệnh nhân trên 45
tuổi, có sốt, có ói hay đi tiêu ra máu, thiếu máu, chán ăn,
sụt cân, nuốt đau, khó nuốt, trong gia đình có người bị
ung thư dạ dày
giáp, viêm gan,
sỏi mật ”
Điều trị phải tuỳ nguyên nhân
Để điều trị chứng khó tiêu, trước tiên chúng ta phải tìm
hiểu nguyên nhân. Tuỳ theo nguyên nhân sẽ có cách điều

trị tương ứng. Trong trường hợp bị khó tiêu chức năng,
chủ yếu là triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, mau no…
người ta có thể thử sử dụng các thuốc làm tăng co bóp dạ
dày giúp đẩy hơi và thức ăn đi xuống ruột và hạn chế hiện
tượng trào ngược. Thuốc thường được dùng là
Domperidon maleate. Thuốc này cải thiện tình trạng đầy
hơi, khó tiêu và làm cho mau đói bụng. Tuy nhiên, chỉ nên
sử dụng khoảng 5 – 7 ngày, nếu sau đó chứng khó tiêu
vẫn không thuyên giảm, chúng ta phải đến bác sĩ để khám
bệnh và tìm xem có bệnh thực thể nào gây ra chứng khó
tiêu hay không, ví dụ như viêm loét dạ dày – tá tràng, ung
thư dạ dày… Nếu bệnh nhân bị đau thượng vị, có thể kết
hợp các thuốc giảm tiết axít hoặc trung hoà axít dịch vị sẽ
làm cho bệnh nhân giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.
Cũng cần lưu ý, một số thuốc có thể gây ra các tác dụng
phụ trên hệ tiêu hoá nhất là khó tiêu, buồn nôn. Nếu phát
hiện các thuốc này gây ra triệu chứng, tốt nhất nên đến
bác sĩ để được đổi sang thuốc khác. Không nên dùng kéo
dài các thuốc hỗ trợ tiêu hoá như các vitamin, các men tuỵ
vì nếu bổ sung lâu ngày sẽ làm cho các tuyến tiêu hoá
của cơ thể “lười” tiết các men, làm cho tình trạng khó tiêu
xảy ra lâu hơn.
TS.BS Bùi Hữu Hoàng
Ăn như th
ế n
ào cho d
ễ ti
êu hóa?

Để ngăn ngừa chứng khó tiêu, trước ti

ên, chúng ta nên
điều chỉnh lại cách ăn uống: nên ăn u
ống điều độ, đúng
giờ, không ăn một lần quá no mà tốt nhất nên chia nhi
ều
bữa ăn nhỏ. Nhai kỹ và ăn từ từ giúp cho thức ăn đư
ợc
trộn đều với dịch tiêu hoá và để hạn chế nuốt nhiều h
ơi
vào dạ dày.
Các loại thức ăn cũng có ảnh hư
ởng rất lớn đến chứng
khó tiêu. H
ạn chế bớt các thức ăn chua, cay. Ngay cả
những trái cây như bưởi, thơm, xoài… dù ăn th
ấy ngọt
nhưng khi ăn nhi
ều vẫn có cảm giác đau xót bao tử.
Không nên ăn nhiều các thức ăn chiên, xào vì d
ầu mỡ dễ
làm đầy bụng, khó tiêu. Gi
ảm bớt các thực phẩm nhiều
gia vị, nhiều bột ngọt… Không nên ăn nhiều thực phẩm

lên men như dưa cà, dưa chua dễ sinh hơi trong đư
ờng
tiêu hoá.
Giảm bớt các thức uống dễ kích thích như nư
ớc uống có
gas, bia rượu, cà phê, trà đậm. Hạn chế hút thuốc lá v

ì
ch
ất nicotin trong thuốc lá gây kích thích tiết axít nhiều
hơn. Những người béo phì nên giảm cân vì m
ập quá dễ
gây triệu chứng trào ngược và rối loạn tiêu hoá.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×