Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử đại học môn Ngữ văn khối D năm 2010-2011 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.42 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN khối D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề

Câu I (2 điểm)
Những yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu?
Câu II (3 điểm)
Viết một bài văn không quá 600 từ nêu suy nghĩ của anh (chị) về hình ảnh hoa
trên đá.
Câu III (5 điểm) THÍ SINH CHỌN MỘT TRONG HAI ĐỀ SAU
Câu III a
Tư tưởng Đất Nước là của nhân dân trong đoạn thơ:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta ”
( Trích “Đất Nước” trong Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
Sách giáo khoa 12 tập I ban cơ bản của Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2007 trang 120).
Câu III b
“- Dậy đi An. Tàu đến rồi.


An nhổm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập,
tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng
hành khách ốn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi
hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách,
đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen
như ngoài phố.
Hai chị em chờ không lâu. Tiếng tàu đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em
đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và
kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than
đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh
treo trên toa sau cùng, càng xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
-Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ.
Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa
vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ
tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một
chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng

ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm
của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mông và im lặng.
-Thôi đi ngủ đi chị.
Liên vỗ vai em, ngồi xuống chõng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên.
Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không
nghe thấy nữa. Sao trên trời vẫn lấp lánh. Cả phố huyện bây giờ mới thật là hết náo
động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. Từ phía ga, bóng đèn
lồng với bóng người đi về; Chị Tí đương sửa soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi
vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ”.
( Trích “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam; Sách giáo khoa 11 tập I nâng cao trang 128-129
của Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2006).
Cảm nhận của Anh (chị) về đoạn văn trên.


HẾT
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN khối D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề
ĐÁP ÁN
Câu ý Nội dung Điểm
I 1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu
- Tố Hữu (1920-2002) người con tỉnh Thừa Thiên - Huế. Huế là vùng đất thiên nhiên thơ
mộng hữu tình, là vùng đất đậm sắc thái văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Hình ảnh
thiên nhiên Huế in đậm dấu ấn trong thơ ông.
2 - Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương, điều này có ảnh
hưởng lớn đến tài văn chương của chí sĩ cách mạng Tố Hữu. Thơ ông đậm đà tính dân tộc. 0.5
3 - Tố Hữu trưởng thành trong thời kì Mặt trận Dân chủ đang phát triển mạnh ở Huế nên
ông sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng. Với lòng yêu nước, ông trở thành người chiến sĩ
cộng sản. Tố Hữu dùng văn chương làm vũ khí cho hoạt đông cách mạng của mình nên
thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị. Mỗi chặng đường thơ Tố Hữu đều gắn với
một chặng đường nhất định của lịch sử nước nhà.
1.0
II 1 Giải thích hình ảnh và ý nghĩa của hình ảnh hoa trên đá 0.5
- Hình ảnh hoa trên đá là một hình đẹp trong hiện thực đời sống.
- Hình ảnh làm ta liên tưởng những con người trong khó khăn gian khổ bất hạnh nhưng
vươn lên trên tất cả và đạt được những thành công nhất định.
2 Luận bàn về hình ảnh hoa trên đá 2.0
- Trong tự nhiên những cây, bông hoa có thể trổ sắc thắm trên những phiến đá, khe đá khô

cằn nó đã phải trải qua bao thử thách: cái khô cứng của đá, không khí chói chang của trời
đất Chỉ những cây vượt qua những thử thách ấy mới có thể tồn tại và trổ hoa. Đây là
những bông hoa quí.
- Những biểu hiện trên trong liên hệ giữa con người với thiên nhiên với hoàn cảnh. Hình
ảnh gợi suy nghĩ cho con người: những thách thức của hoàn cảnh, những khó khăn của
đường đời… mà con người phải đối diện và phải vượt qua. Cũng như cây, hoa trên đá, có
những người thất bại, không vượt qua và cũng có những người đã vượt qua và đạt được
ước mơ và khát vọng của mình. Vd
- Trong thời đại của nền kinh tế thị trường ngày nay, quan hệ giữa con người với hoàn
cảnh càng thể hiện sâu sắc.
3 Bài học nhận thức và hành động 0.5
- Hình ảnh hoa trên đá gợi cho mỗi người tìm được những phương châm về lẽ sống: con
người cần có lòng quyết tâm, tính kiên trì, tinh thần vượt khó để có thể vượt qua những
thử thách của hoàn cảnh.
- Bản thân đã- đang và sẽ làm gì ?
IIIa Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong đoạn thơ Đất Nước của NKĐ 5.0
1 Giới thiệu về tác giả, trường ca, đoạn thơ và nội dung đoạn thơ. (0.5)
- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mĩ, thơ ông dào dạt chất
suy tư, cảm xúc dồn nén, tư tưởng và ý thức trách nhiệm của người trí thức tham gia vào
cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Tác phẩm chính: “Đất ngoại ô”, trường ca “ Mặt đường khát vọng”.
- Trường ca mặt đường khát vọng được sáng tác vào năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, in
lần đầu 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, về non
sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mĩ
xâm lược.

0.5
- Đoạn trích thuộc chương 5 của trường ca, đây là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một
trong những tư tưởng của trường ca, đó là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
2 Cảm nhận về tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong đoạn thơ

- Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” theo quan điểm của nhà thơ thì nhân dân là đất nước,
đất nước là nhân dân, đất nước và nhân dân hòa hợp là một. Đất nước là do nhân dân làm
ra. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” thấm vào toàn bộ đoạn trích, làm nên nét đặc sắc
của đoạn trích (trong đó có đoạn thơ mà đề yêu cầu). Tư tưởng ấy chi phối cách cảm nhận
hình tượng Đất Nước và thấm vào hình thức nghệ thuật biểu hiện.(0.5)
Nội dung (2.5)
- Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” không phải là hoàn toàn mới mẻ nhưng tác giả nhận
thức sâu sắc toàn diện (về quan điểm và vai trò của nhân dân trong thời đại mới). Nhà thơ
cảm nhận tư tưởng “Đất nước của nhân dân” ở góc độ rất đỗi gần gũi và quen thuộc. (0.5)
- Nhà thơ cảm nhận quang cảnh, cảnh vật của đất nước theo chiều rộng của không gian và
chiều dài của thời gian. Đất nước từ Bắc chí Nam hiện lên như một phần máu thịt, tâm hồn
của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo nên đất nước này, đã đặt tên và ghi dấu cuộc đời
mình lên mỗi tấc đất ngọc núi con sông. (1.0)
“Những người vợ nhớ chồng….Bà Đen, Bà Điểm”
- Nhà thơ khái quát lên một hình tượng mang tính biểu trưng. Đất nước và nhân dân là
một. (1.0)
“ Và ở đâu….hóa núi sông ta”.
-Nghệ thuật (0.5)
+ Thể thơ tự do được sử dụng linh hoạt.
+ Sử dụng sáng tạo, linh hoạt sáng tạo chất liệu của văn học dân gian.
+ Hình ảnh thơ mang tính cụ thể nhưng cũng có tính khái quát cao.
+ Sự hòa hợp giữa cái riêng với cái chung, giữa cụ thể và khái quát.
- Tác dụng: (1.0)
+ Đối với bạn đọc đương thời, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ.
+Đối với thế hệ trẻ ngày nay.
IIIb Cảm nhận về đoạn văn trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam 5.0
1 Khái quát chung về tác giả, tác phẩm của Thạch Lam 0.5
- Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
- Văn phong của ông tương đối đặc biệt :Truyện ngắn thường không có cốt truyện, giọng

văn điềm đạm trong sáng giản dị nhưng thâm trầm sâu sắc, mỗi truyện của ông như một
bài thơ trữ tình. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng biết bao tình cảm chân thành những rung
động của nhà văn trước những đổi thay của cảnh vật và lòng người.
- Thạch lam có sức sáng tạo nghệ thuật mạnh mẽ để lại nhiều tác phẩm có giá trị.Tác
phẩm tiêu biểu: truyện ngắn gió đầu mùa 1937, Nắng trong vườn 1938, tiểu thuyết Ngày
mới 1939, tùy bút Hà nội 36 phố phường 1943.
- Hai đứa trẻ in trong tập truyện Nắng trong vườn-1938. Truyện miêu tả cuộc sống con
người làng quê nghèo luôn khao khát về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2 Nội dung ( Gía trị nhân đạo và giá trị hiện thực) 2.5
-Tại sao chị em Liên đêm nào cũng đợi đoàn tàu? (Liên hệ với phần trước và sau đoạn
trích ta thấy được ở họ khao khát được thoát khỏi không gian tối tăm, cuộc sống nghèo
khổ). Tâm trạng đợi đoàn tàu của chị em Liên: háo hức, vui mừng mỗi khi đoàn tàu đến, là
biểu hiện cho mong mỏi, khát vọng được thấy ánh sáng văn minh. Từ ánh sáng của đoàn
tàu Liên hồi tưởng đến ánh sáng của Hà Nội và cuộc sống no đủ trong quá khứ. Đây là
biểu hiện khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn của chị em Liên rông hơn là của con
người phố huyện
- Hình ảnh đoàn tàu: được miêu tả từ xa đến gần rồi từ gần ra xa. Nó biểu tượng cho ánh
sáng văn minh “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn,
đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”.

- Hình ảnh đoàn tàu: khách hôm nay không đông, thưa người, vắng khách hơn, ánh sáng
kém hơn. Ánh sáng khép lại vẫn là bóng tối, con người phố huyện lầm lũi hòa trong đêm
tối. Hiện thực tăm tối vẫn bao trùm cuộc sống của họ.
3 Nghệ thuật miêu tả
- Cách quan sát miêu tả: Cảnh vật và con người được chọn miêu tả độc đáo trung thực
sinh động và phong phú, miêu tả qua cảm nhận bằng tâm trạng của chị em Liên làm cho
cảnh vật có cảm xúc, có tâm trạng và trở nên có hồn .
- Nghệ thuật đối lập trong việc miêu tả ánh sáng :Tác phẩm có sự đối lập giữa ánh sáng
và bóng tối đặc biệt là ánh sáng nơi ngọn đèn của chị Tý với ánh sáng của Hà Nội huyên
náo rực rỡ, ánh sáng của chuyến tàu đêm.

-Giọng văn trữ tình, nhẹ nhàng sâu lắng gợi được nhiều cảm xúc trong tâm trạng của bạn
đọc.
1.0
4 Nhận xét:
- Gía trị nội dung của đoạn văn hướng về giá trị nhân đạo: nêu cao khao khát thoát khỏi
cuộc sống tăm tối của hiện tại, mơ ước về một cuộc sống tươi sáng hơn. Viết về hiện thực
cuộc sống nghèo khổ, tăm tối nhưng con người không bi quan. Con người bền bỉ với khao
khát của mình.
- Qua đoạn trích ta thấy rõ đặc điểm phong cách rất riêng của Thạch Lam trong thể loại
truyện ngắn. Và vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà văn.
1.0
Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải lài đảm bảo những yêu cầu về kiến
thức nêu trên, về hình thức kết cấu của từng kiểu bài.


-HẾT-




×