Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi thử đại học môn ngữ văn khối C năm 2010-2011 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.29 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề

Câu I (2 điểm)
Thành tựu văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 đến hết thế kỉ XX.
Câu II (3 điểm)
Có nhận định cho rằng : “Có học phải có hạnh. Học không có hạnh sẽ
phá hoại tâm hồn”. Viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ nêu ý kiến của anh
(chị) về nhận định trên trên.
Câu III (5 điểm) THÍ SINH CHỌN MỘT TRONG HAI ĐỀ SAU
Câu III a
Tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
Câu III b
Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Hồ Chí Minh qua hai bài thơ
CHIỀU TỐI- Hồ Chí Minh
Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Dịch nghĩa: Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.
Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng.


(Sách giáo khoa 11 nâng cao trang 75 Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2006)
LAI TÂN –Hồ Chí Minh
Phiên âm: Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Dịch nghĩa: Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải;
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.
Dịch thơ: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
(Sách giáo khoa 11 nâng cao trang 77 Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2006)
HẾT
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề
ĐÁP ÁN
Câu ý Nội dung Điểm
I 1 -Bối cảnh lịch sử
Từ sau 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước có điều kiện giao lưu
văn hóa mở rộng, văn học dịch, báo chí, các phương tiện truyền thông phát
triển mạnh. Điều kiện văn hóa, lịch sử xã hội thúc đẩy văn học đổi mới ,phù
hợp với yêu cầu khách quan và nhu cầu sáng tác của văn nghệ sĩ.
2 Đổi mới về ý thức nghệ thuật: Mỗi nhà văn đều có một nhận thức

+ Hiện thực không phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều
+ Con người là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn cần khám
phá. Con người cần được nhìn nhận, khám phá trong mối quan hệ đa chiều
phức tạp của đời sống vật chất và cả đời sống tâm linh.
+ Sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, mỗi người đều muốn tạo cho mình
một bút pháp, một phong cách riêng., mỗi người là một tiếng nói riêng.
+ Văn xuôi giai đoạn này (cùng với những thành tựu của nhiều thể loại
khác như thơ, kịch, lí luận phê bình) tiếp cận hiện thực đời sống trên tinh
thần dân chủ hóa, mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc.
Vd. “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu, “Bến không chồng”-
Dương Hướng, kí “Ai đặt tên cho dòng sông’- Hoàng Phủ Ngọc Tường,
“Một người Hà Nội” –Nguyễn Khải.
1.5
Thành tựu về nghệ thuật:
-Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng thế sự, cảm hứng đời tư thay cho cảm
hứng sử thi.
- Phương thức trần thuật đa dạng, giọng điệu phong phú, ngôn ngữ gần với
hiện thực đời thường hơn.
II 1 Giải thích về câu nói 0.5
Có học là có tri thức; có hạnh là có đạo đức ( phẩm hạnh). Có học là cần
thiết nhưng phải có hạnh mới là con người hoàn thiện. Không có hạnh, con
người dễ dàng bị tàn phá về tâm hồn.
2 Luận bàn về câu nói 2.0
-Câu nói là một triết lí sống rất đúng.
-Tại sao có học thôi không đủ mà phải có hạnh? Không có hạnh, con người
dễ dàng bị tàn phá về tâm hồn.
+ Có tài mà không có đức là người vô dụng. vd
+ Người có học dùng cái tài của mình theo hướng chính đạo sẽ ích nước, lợi
nhà
+Người có tài không có hạnh, dùng cái tài theo đường tà thì đem lại những

hậu quả khó lường cho cộng đồng, xã hội và cho bản thân.
-Thực trạng trong xã hội ta đang có cái nhìn không đồng nhất về mối quan
hệ này. Mọi người chú trọng đầu tư về tài mà chú tâm chưa đúng mức về
cái hạnh. Câu nói là lời cảnh báo trước thực tại xã hội.
Bài học nhận thức và hành động
-Nhà nước, cộng đồng, nhà trường, gia đình cần thấy mối quan hệ hữu cơ
giữa tài- hạnh để có định hướng giáo dục toàn diện.
-Bản thân cần ý thức rèn luyện con người toàn diện.
IIIa Tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao 5.0
1 Giới thiệu về tác giả Nam Cao, nội dung, đề tài sáng tác của tác giả 0.5
-Nam Cao là nhà văn tiêu biểu trong trào lưu văn hiện thực những năm
trước cách mạng. Để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
-Đề tài: sáng tác về người nông dân và người trí thức.
-Nội dung: bên cạnh giá trị hiện thực, tư tưởng nhân đạo là tư tưởng tạo nên
sức sống và giá trị trong mỗi trang văn của Nam Cao.
2 - Tư tưởng nhân đạo 1.0 4.5
Thế nào là tư tưởng nhân đạo? một tác phẩm có tư tưởng nhân đạo thường
đề cập đến những nội dung nào?
+ Tư tưởng nhân đạo là tư tưởng thể hiện cách nhìn, thái độ của nhà văn
đối với con người, cuộc sống (được nhà văn thể hiện trong tác phẩm). Đó
là lòng yêu thương con người, tôn trọng con người, phát hiện và ca ngợi
những phẩm chất tốt đẹp của con người.
+ Nhà văn khám phá và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp nơi con
người. Đó là khao khát hạnh phúc, khao khát được sống đúng nghĩa là một
con người.
+ Nhà văn cảm thông với nỗi bất hạnh của con người và chỉ ra nguyên nhân
của điều đó. Nếu có thể, nhà văn gợi ý cho con người, xã hội nghĩ gì và làm
gì để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
+ Phê phán các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
+ Tư tưởng của nhà văn có thể được trình bày trược tiếp hoặc gián tiếp

trong tác phẩm. (Trong truyện ngắn nó được phát ngôn thông qua hình
tượng nghệ thuật).
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao thể hiện được tất cả những khía cạnh
trên.
Biểu hiện tư tưởng nhân đạo trong “Chí Phèo” của Nam Cao 3.0
-Khám phá và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, luôn khao khát sống,
khao khát hạnh phúc được sống đúng nghĩa là một con người: Trong đoạn
trích SGK tập trung hai khoảng trong cuộc đời Chí Phèo: Chí Phèo sau khi
gặp Thị Nở với sự thức tỉnh về ý thức, tinh thần, khát vọng hạnh phúc;
Đoạn Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi quyền
sống và tự sát.
- Nhà văn cảm thông với nỗi bất hạnh của con người và chỉ ra nguyên nhân
của điều đó. Nhà văn xây dựng nhiều đoạn đối thoại và độc thoại độc đáo
đi sâu lí diễn biến sự tha hóa của con người. Viết về con người tha hóa
nhưng người đọc không thấy sợ hãi, khinh rẻ mà chỉ nổi lên là một tình
cảm thương cảm trân trọng của người đọc đối với nhân vật.
- Phê phán các thế lực gây ra đau khổ cho con người: Qua nghệ thuật miêu
tả thời gian khơng theo tuyến tính người đọc khơng thấy sự tha hóa là bản
chất vốn có của nhân vật mà anh là sản phẩm của một xã hội vơ nhân đạo,
bọn cường quyền ra sức lộng hành. Chúng khơng chỉ cướp đi nhân tính mà
cả nhân hình. Họ bị cự tuyệt cái quyền cơ bản của một con người.
Ý nghĩa, giá trị vấn đề 1.0
-Tạo nên giá trị cho tác phẩm, thể hiện khuynh hướng và quan điểm sáng
tác của Nam Cao.
-Nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc.
IIIb Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh qua hai bài thơ 5.0
1 Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, nội dung, phong cách nghệ thuật của tác
giả
1.0
-Hồ Chí Minh khơng chỉ là người lãnh tụ vĩ đại, là nhà cách mạng mà

Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn.
-Phong cách sáng tác của Người rất độc đáo: ở mỗi thể loại, Người có một
phong cách riêng. Trong thể loại thơ, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang
màu sắc dân gian, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và tính hiện đại.
- Phong cách thơ đã góp phần thể hiện thành cơng vẻ đẹp tâm hồn của Hồ
Chí Minh.
-Tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với tập thơ “ Nhật kí trong tù”. Tập thơ
ra đời (tháng 8/1942- 9/1943) trong hồn cảnh đặc biệt khi nhà thơ trong
nhà tù Tưởng Giới Thạch. Tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh gồm
những bài có tính chất nhật kí, tác giả ghi lại những sinh hoạt trong tù, ghi
lại tâm tư, tình cảm của chính tác giả trong những ngày đen tối ở chốn lao
tù, hoặc ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy trên đường bị giải từ nhà lao
này đến nhà lao khác. “Nhật kí trong tù thể hiện đậm nét phong cách nghệ
thuật thơ Hồ Chí Minh: hồn nhiên, bình dị, cổ điển mà hiện đại, chiến sĩ mà
thi sĩ” (GS. Nguyễn Đăng Mạnh).
- Bài “Lai Tân” được viết vào những ngày đầu tháng 12- 1942. Lai Tân
thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Bài thơ nhằm tố cáo hiện thực xã hội
xấu xa thối nát của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ đặc biệt là giới quan
quyền.
- “Chiều tối” là bài thơ được viết khi người tù HCM trên đường chuyển lao từ
Tĩnh Tây đến Thiên Bảo khi HCM đang bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam
giữ. Tuy trong cảnh tay chân gơng cùm, xiềng xích vào thời gian chiều tà nơi xứ
người nhưng bài thơ là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng- nó ánh lên
sự sống ấm áp của con người. Qua đó, bài thơ bộc lộ tâm hồn người tù nhưng
đậm chất thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tấm lòng nhân
hậu đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng về sự sống, ánh
sáng và tương lai- rất đáng cho ta trân trọng.
Hai bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
2 Phong cách nghệ thuật thơ HCM qua hai bài thơ. 3.0
-Trong bài “Chiều tối”: Cảnh và tình hài hòa với nhau. Đề tài viết về khung

cảnh thiên nhiên và cuộc sống lao động trong lúc chiều tối rất quen thuộc và
gần gũi.
+ Chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh trong thơ và bút pháp miêu tả mang đậm
chất cổ điển.
+Tình cảm và tư thế nhân vật trữ tình trong thơ mang đậm tính hiện đại:
phong thái người tù như một thi nhân giàu tình cảm với thiên nhiên, gắn bó
với đời sống lao động, tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh.
Bài thơ đã khắc họa thành công vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn giàu tình yêu
với thiên nhiên, cuộc sống của người tù HCM.
- Trong bài “Lai Tân”.
+ Chất cổ điển: thể thơ.
+ Chất hiện đại: bài thể hiện rõ thành công của HCM trong việc kết hợp bút
pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội thời
Tưởng Giới Thạch.
-Nét tương đồng và khác nhau trong hai bài thơ.
3 Qua hai bài thơ tiêu biểu trong “Nhật kí trong tù”, ta thấy HCM đã rất
thành công trong việc sử dụng thể thơ tứ tuyệt, trong cách lựa chọn từ ngữ,
hình ảnh, thi pháp, thấy cái tài, sự đa dạng trong phong cách thơ của Hồ
Chí Minh.
mà còn thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Người.
1.0
Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về
kiến thức nêu trên, về hình thức kết cấu của từng kiểu bài.


-HẾT

×