Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đặc điểm điều kiện khí tượng, thuỷ văn và động lực vùng ven bờ tỉnh ninh thuận, bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.09 KB, 22 trang )

Đồ An Tốt Nghiệp 1 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự
động viên và giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn. Đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Bá Xuân.
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trong khoa Khai Thác Hàng Hải, Quý thầy cô viện Hải Dương Học
Nha Trang.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Bá Xuân đã hướng
dẫn em thực hiện luận văn theo đúng thời gian quy định.


Nha trang ngày 25 tháng 10 năm 2005
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thanh Hải



















MỞ ĐẦU
Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn và động lực đã được nghiên cứu ở hầu hết các
công trình nghiên cứu về biển.Vì vậy, đây là một vấn đề nghiên cứu cần được chú
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 2 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
trọng và không thể thiếu được trong lĩnh vực khoa học biển. Nghiên cứu về khí
tượng, thuỷ văn và động lực biển là một nhiệm vụ của công tác điều tra nghiên cứu,
nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên của biển. Mục đích nghiên cứu là tìm ra
các quy luật phân bố và sự biến động của các yếu tố như: nhiệt độ và độ muối nước
biển, và trường dòng chảy, từ đó áp dụng vào công tác nhgiên cứu và dự báo phục
vụ sản xuất và các yêu cầu kinh tế khác.
Đặc biệt là những vùng ven bờ tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận giàu tiềm năng về
các nguồn lợi hải sản, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ.
Xuất phát từ yêu cầu về khoa học và tầm quan trọng của nó đối với công tác
nghiên cứu biển, được sự phân công của khoa Khai Thác Hàng Hải trường Đại Học
Thuỷ Sản, em thực hiện đề tài.
“Đặc điểm điều kiện khí tượng, thuỷ văn và động lực vùng ven bờ tỉnh Ninh
Thuận – Bình Thuận “
Nội dung thực hiện:
I. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuỷ văn và động lực vùng nghiên cứu.
II. Nghiên cứu xu thế phân bố của trường nhiệt độ và độ muối nước biển trong
mùa mưa và mùa khô (tháng 10 và tháng 4 )
III. Nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối nước biển.
IV. Nghiên cứu trường véc tơ dòng chảy vùng nghiên cứu.

V. Ngiên cứu các đặc trưng thống kê của dòng chảy tổng hợp.
VI. Nghiên cứu đới front và sự phân vùng các khối nước trong vùng
nghiên cứu.
VII. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hiện tượng nước trồi trong vùng nghiên cứu.
VIII. Bình luận và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Như vậy, các kết quả của luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá các điều
kiện khí tượng, thuỷ văn và động lực vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận.
Vì thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế. Hơn nữa bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học. Nên kết quả nêu trong luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu xót nhất định.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 3 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Nha Trang ngày 25 tháng 10 năm 2005
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Hải











PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 4 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHI TƯỢNG, THUỶ VĂN VÀ
ĐỘNG LỰC VÙNG VEN BỜ TỈNH NINH THUẬN – BÌNH THUẬN
.
Ninh Thuận – Bình Thuận là hai tỉnh Duyên Hải vùng cực Nam Trung Bộ.
Vùng nghiên cứu là vùng ven bơ tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận đươc giơi hạn
trong vùng 10
0
30’– 11
0
30’N và từ bờ ra tới 108
0
- 109
0
30’E.
Vùng ven bờ biển là khoảng không gian chuyển tiếp giữa lục địa với biển.
Vùng ven bờ biển có bản chất khác hẳn với các vùng biển và lục địa lân cận. Vùng
ven bờ biển là một hệ cân bằng động – hệ bờ biển. Tại đây luôn xảy ra các quá trình
tương tác Biển – Lục địa.
I.1. Đặc điểm khí hậu
Cũng như những vùng lãnh thổ khác của khu vực Nam Trung Bộ, khí hậu ở
Ninh Thuận – Bình Thuận nói chung và ở vùng ven biển nói riêng mang tính chất
nhiệt đới gío mùa cận xích đạo, có hai mùa khá rõ nét -mùa gió Tây Nam từ cuối
tháng V đến hết tháng X hàng năm, gió thịnh hành và mạnh vào các tháng VI, VII,
VIII hàng năm và mùa khô gió mùa Đông Bắc từ tháng XI đến tháng IV năm sau,
gió thịnh hành ổn định và mạnh vào các tháng XII, I, II. Ngoài ra vào các tháng III
đến IV vàtháng X đến tháng XI thường là thời kỳ chuyển tiếp các mùa gió, tốc độ,

hướng và chu kỳ không ổn định (theo kết quả của Nguyễn Kim Vinh năm 1997) chu
kỳ biến đổi dài của gió khoảng 8 năm. Trong mùa gió Tây Nam, tốc độ gió trung
bình 7- 9 m/s, cưc đại 16 m/s. Vào mùa gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 11
– 13 m/s, cực đại 22 m/s.
Bão và áp thấp nhiệt đới ở vùng ven biển Ninh Thuận – Bình Thuận thường
xuất hiện vào các tháng X đến tháng XII hàng năm, tần số xuất hiện bão là 0.02 đến
0.06 cơn bão, tốc độ gió trung bình trong bão 25-30 m/s, có khi đạt 50m/s.
Chế độ gió mùa và sự xuất hiện thường xuyên các cơn bão hay áp thấp nhiệt
đới ở phía Tây biển Đông có ảnh hưởng quan trọng đến sự phân bố lại cấu trúc thuỷ
văn và động lực vùng ven biển Ninh Thuận – Bình Thuận ( ví dụ cấu trúc nhiệt
muốivà sự dịch chuyển tâm nước trồi mạnh Trung Bộ… ).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 5 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
Tổng lượng bức xạ dao động khoảng 18 – 22 kcal/cm
2
.năm. Lượng bức xạ
có hiệu ứng quang hợp dồi dào quanh năm, trung bình 25 – 30 cm.giờ, gấp 20 lần so
với ngưỡng bức xạ tối thiểu cho quá trình quang hợp của thực vật trong tự nhiên.
Độ dài ban ngày kéo dài 11 –13 giờ.
Hàng năm có khoảng 4000 – 5000 giờ nắng. Trong tháng XII đến tháng I,
độ dài ngày ngắn nhất là 11giờ 30 phút. Tháng IV đến tháng VII, độ dài ngày ngắn
nhất là 12 giờ 30 phút.
Nhiệt độ không khí trung bình có giá trị 26
0
C – 29
0
C .Trung bình cao nhất là
28
0

C đến 29
0
C , nhiệt độ cao thường đo được vào tháng IV đến tháng VII và trung
bình thấp nhất 25
0
C – 26
0
C vào tháng XII đến tháng I.
Nếu lấy đảo Phú Quý đặc trưng cho vùng nghiên cứu thì tổng lượng mưa
trong năm trung bình là 980 – 1200mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XI,
trong đó các tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng IX,X,XI, trong các tháng này
lượng mưa có thể đạt 200 –300mm /tháng. Tháng VII lượng mưa rất không ổn định
qua các năm và được xem là tháng chuyển tiếp giữa hai đỉnh mưa cao vào tháng V
và tháng X.
I.2. Đặc điểm thuỷ văn và động lực.
I.2.1. Nhiệt độ và độ mặn nước biển.
Hệ thống gió mùa có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn lưu bề mặt biển
và ảnh hưởng lên sự phân bố nhiệt độ và độ muối nước biển.
Nhiệt độ nước tầng mặt trung bình nhiều năm vào mùa đông (tháng XII đến tháng II
) dao động trong khoảng từ 24.5
0
C ở phía Bắc đến 25.5
0
C ở phía Nam, mùa xuân
(tháng III đến tháng V) từ 25.5
0
C đến 26.5
0
C, mùa hè ( tháng VI đến tháng VIII ) ở
phía Bắc 24.8

0
C ở phía Nam 26.7
0
C tương ứng mùa thu ngần như đồng nhất là
28.5
0
C.
Độ mặn nứơc tầng mặt trung bình nhiều năm vào mùa đông trong khoảng từ
33.3‰ – 33.4‰, mùa xuân 33.1‰ –33.3‰, mùa hè 33.7‰ – 34.2‰, mùa thu từ
31.5‰ – 33.5‰. Nhin chung vào mùa hè cấu trúc nhiệt muối và động lưc vùng biển
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 6 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
phức tạp hơn trong mùa đông, vì trong mùa đông chúng chịu sự tác động mạnh của
hai quá trình là nước trồi vùng ven bờ và lưu lượng sông lớn đổ vào.
I.2.2. Phân loại các khối nước
Các khối nứơc dọc ven bờ miền Trung có biến tính mạnh (nhiệt độ thấp
25.5
0
C đến 27
0
C do ảnh hưởng của dòng chảy lạnh từ phía Bắc xuống và do ảnh
hưởng của hiện tượng nước trồi.
Các khối nước ngoài khơi phân bố từ Bắc xuống Nam và thay đổi dần các
thuộc tính, nhiệt độ tương đối cao 28,8
0
C, vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi
cho sự tập trung của đàn cá.
Khối nước sâu có thuộc tính khá đồng nhất, nhiệt độ khá cao 28.9
0

C là vùng
dìa ngoài của hoàn lưu Tây Biển Đông và nằm trong đới phân kỳ, có tiềm năng thu
hút và tích tụ đàn cá.
I.2.3. Chế độ sóng
Hướng và cường độ sóng biển phụ thuộc vào gió mùa. Mùa gió mùa Đông
Bắc (tháng X đến tháng III ), hướng sóng khu vực này phù hợp với chế độ gió tín
phong nên sóng thịnh hành là hướng Đông Bắc, có khi hướng Đông, độ cao sóng
trung bình 0.8 đến 0.9m, độ cao sóng lớn nhất 2.5 đến 3m. Mùa gió Tây Nam:
Hướng thịnh hành Tây đến Tây Nam, độ cao sóng trung bình 0.9 đến 1m, độ cao
sóng lớn nhất 2.5 đến 3.5m. Nhìn chung sóng trong mùa gió Đông Bắc có cường độ
và độ cao lơn hơn trong mùa gió Tây Nam. Vùng biển phía Đông, Đông Nam đảo
Phú Quý có cường độ sóng lớn hơn cả so với các vùng khác.
I.2.4. Chế độ thuỷ triều vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận
Vùng biển nghiên cứu có hai chế độ thuỷ triều là Nhật triều không đều và
Bán nhật triều không đều. Từ mũi Kê Gà về phía Bắc là chế độ nhật triều không
đều, về phía Nam là chế độ bán nhật triều không đều.
I.2.5. Dòng chảy vùng biển tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận
H ệ thống dòng chảy ở vùng này là khá phưc tạp. Hướng dòng chảy thay đổi
theo chế độ thuỷ học, địa hình và gió mùa. Tồn tại hai dòng chảy chính đó là: Dòng
chảy lạnh từ phía Bắc xuống và dòng chảy ấm từ phía Nam lên.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 7 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
Đặc biệt trong vùng này có sự tồn tại của nước trồi gây nên những đột biến
về nhiệt độ và độ muối khá dõ nét.
N ước trồi là một hiện tự nhiên đặc sắc của biển, nó phản ánh quá trình
chuyển động thẳng đứng của nhiệt độ nước biển, trong quá trình đó nước tầng sâu
chuyển động lên tầng mặt biển tạo nên vùng sinh thái thuận lợi cho việc tập trung
và phát triển nguồn lợi sinh vật biển. Nước trồi có thể xuất hiện ở các vùng khơi đại
dương do tác động của các quá trình phân kỳ nước tại tâm hoàn lưu xoáy thuận.

Nước trồi còn xuất hiện ở dải biển ven bờ do quá trình tác động của địa hình bờ -
đáy biển và tác động của gió mùa Tây Nam.
Đối với vùng nghiên cứu cũng tồn tại hai dạng nước trồi:
•- Một là nước trồi dải ven bờ biển và thềm lục địa do gió mùa Tây Nam gây ra.
•- Hai là nước trồi do hiện tượng phân kỳ nước ở các tam xoáy thuận Tây biển
Đông. Loại nước trồi này tồn tại trong cả hai mùa, mùa đông và mùa hè. Trong
mùa hè, nước trồi thường có tâm áp sát bờ, còn trong mùa đông thi xa bờ . Và nước
trồi mạnh ven bờ tồn tại từ tháng 5 tới tháng 9 hàng năm và mạnh nhất vào tháng
7,8 . Dải nước trồi ven bờ này có tâm trồi mạnh nhất, đạt Wmax = - 40.10 cm/s,
khu vực từ vịnh Phan Rang đến vịnh Phan Rí. Từ đây, dải nước trồi kéo dài về phía
Nam vơi xu thế ngày càng yếu đi và ngày càng rộng ra, giới hạn ngoài theo đúng
đường đẳng sâu 50m của thềm lục địa.
I.2.6. Đặc điểm hoàn lưu :
Biến đổi mùa của cấu trúc nhiệt – muối của vùng biển được quyết định bởi
nhiều yếu tố, như bức xạ mặt trời, hoàn lưu nước biển, nước cửa sông chảy ra biển,
sóng, xáo trộn.v.v.
Trong thời kỳ từ tháng XI đến tháng III năm sau gió mùa Đông Bắc ổn định
tác động mạnh mẽ lên chế độ thuỷ văn của biển, đặc biệt là khu vực Bắc và Đông
Bắc Biển Đông. Chính vì vậy mà vùng biển ven bờ biển Ninh Thuận – Bình Thuận
có khối nước lạnh ( nhiệt độ trung bình 24
0
C ) và độ muối cao 34‰ có nguồn gốc
của của khối nước Tây Bắc Thái Bình Dương nhập vào Biển Đông qua eo biển Đài
Loan và eo Biển Luzon, gọi là khối nước nhiệt đới Biển Đông tràn xuống dưới dạng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 8 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
dòng nước ổn định, đồng thời khối nước này được tăng cường bởi dòng nước từ
vịnh Bắc Bộ chảy xuống phía Nam, ở khu vực ven bờ biển Ninh Thuận xảy ra hiện
tượng cường hoá của dòng nước bề mặt theo hướng Đông Bắc tràn về và dòng nước

tại chỗ do gió nước gây ra. Đó là bởi vì gió nước dâng đã tạo ra hoàn lưu vuông góc
với bờ biển, dồn lớp nước mặt vào bờ, sau đó chìm xuống và trườn theo sườn dốc
bờ ngầm, rồi lại trồi lên.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 9 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
CHƯƠNG II
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1. Tài liệu:
Vùng nghiên cứu là vùng ven bờ tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận. Được giới
hạn trong vùng 10
0
30’– 11
0
30’N và từ bờ ra tới 108
0
- 109
0
30’E.
Vùng nghiên cứu có có độ sâu không lớn lắm khoảng 120m và địa hình đáy
thoải.
II.2.
Các số liệu sử dụng:
Do điều kiện và thơi gian không cho phép, em không thể tham gia khảo sát
trên biển, nhưng được sự cho phép của thầy giáo hướng dẫn, em đã sử dụng các
nguồn số liệu của một số chuyến khảo sát vào các thời gian như như sau:
- Chuyến khảo sát tháng 10/1998.
- Chuyến khảo sát tháng10/2000.
- Chuyến khảo sát tháng 3/2001.
Và các nguồn số liệu khác bổ sung từ các nguồn số liệu trung bình nhiều

năm, từ chương trình nghiên cứu biển Ninh Thuận – Bình Thuận.
Trong các chuyến khảo sát em đã sử dụng các số liệu nhiệt độ, độ muối và
dòng chảy đo tại các trạm mặt rộng và liên tục. Số liệu nhiệt độ, độ muối được đo
bằng máy AST-500 của Nhật và đo dòng chảy bằng máy AV của Mỹ.
II.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở các số liệu về nhiệt độ và độ muối, dòng chảy, em đã sử dụng
phần mềm Mapinfor, Excel, Sufer. Để thể hiện các kết quả phân bố theo không gian
(mặt cắt và mặt rộng), cấu trúc thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối.
Sử dụng phương pháp tính toán thống kê để xác định xu thế của dòng tổng hợp.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 10 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
III.1. Nghiên cứu xu thế phân bố của trường nhiệt độ và độ muối nươc nước
biển
Trong phân này em xác định sự phân bố mặt rộng của nhiệt độ và độ muối
trong 4 tháng:3,8,10,12, ở các tầng 0m, 10m, và 20m
III.1.1.Phân bố mặt rộng của nhiệt độ:
Trong tháng 3 (hình 4,6,8). Đây là tháng chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc
sang mùa gió Tây Nam (hay chuyển tiếp từ đông sang hè) nên trường gió mùa Đông
Bắc yếu dần. Phân bố mặt rộng của nhiệt độ phân bố theo quy luật tự nhiên là nhiệt
độ có xu thế giảm từ bờ ra khơi, gần bờ nhiệt độ cao hơn ngoài khơi. Sở dĩ có điều
này là do gần bờ chịu ảnh hưởng của sự nóng lên của lục địa, mặt khác do các
nguồn nước sông đổ ra biển. Các đường đẳng nhiệt phân bố dày đặc ở khu vưc ven
bờ và có xu thế song song với bờ. Nhiệt độ ở phía Nam cao hơn ở phía Bắc do
trong tháng này có một dòng nước ấm chảy theo ven bờ lên phía Bắc. Còn về xu thế
phân bố của nhiệt độ các tầng 0m, 10m và 20m tương đối giống nhau.
Trong tháng 8 (hình 10,12,14). Đây là tháng trong thời kỳ mùa hè phân bố
mặt rộng của nhiệt độ có xu thế tăng từ bờ ra khơi, gần bờ nhiệt độ thấp hơn ngoài

khơi và nhiệt độ tăng từ Bắc xuống Nam tức là Bắc lạnh Nam nóng. Sở dĩ có điều
này là do trong tháng 8 do ảnh hưởng của nước trồi hoạt động mạnh trong thời kỳ
gió mùa Tây Nam dòng nước lạnh mạnh từ ngoài khơi trườn vào thềm lục địa và
ven bờ biển (dòng nước lạnh có nhiệt độ thấp khoảng 24
0
C). Dòng nươc lạnh này đã
đẩy khối nước tầng mặt có nhiệt độ cao ra xa bờ. Các đường đẳng nhiệt có dạng
hình lưỡi nước lạnh có nhiệt độ thấp có xu thế áp sát bờ và đặc biệt thấy xuất hiện
nhiều các đường đẳng nhiệt có dạng hình ổ nước. Nhiệt độ cao nhất tầng mặt trong
tháng này là 28,8
0
C ở vùng xa bờ và nhiệt độ thấp nhất là 24
0
C ở vùng ngần bờ phía
Bắc, nhìn chung xu thế phân bố mặt rộng của nhiệt các tầng 0m, 10m, 20m, cũng
giống nhau. Như vậy, nhiệt độ nươc tầng mặt tại tâm nươc trồi mạnh có thể đạt giá
trị là 24
0
C . Trong khi phông chung của nhiệt độ nước tầng mặt của biển Đông là
28.5
0
C –29
0
C. Giá trị nhiệt độ thấp như vậy tương đương với nhiệt độ tầng 75 –
100m ở những vùng không có nước trồi của Biển Đông. Điều đó phần nào nói lên
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 11 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
tầng xuất phát của nước trồi ở tâm nươc trồi mạnh, đồng thời cũng nói lên được
cường độ trồi khá mạnh ở đây.

Trong tháng 10
(hình 16,18,20). Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa Tây
Nam sang gió mùa Đông Bắc (hay từ hè sang đông). Trong tháng này phân bố mặt
rộng của nhiệt độ có xu thế giảm từ bờ ra khơi và tăng từ Nam lên Bắc tức là Nam
nóng, Băc lạnh. Sở dĩ có điều này là do trong tháng này có dòng chảy ấm từ phía
Nam lên phía Bắc với cường độ giảm dần, nhiệt độ cao nhất là 29.7
0
C ở vùng ngần
bờ phía Nam và nhiệt độ thấp nhất là 27
0
C ở vùng ngoài khơi. Các đường đẳng
nhiệt cũng có xu thễ song song với bờ và thỉnh thoảng cũng xuất hiện các ổ nước
nhỏ. Đối với các tầng 10m và 20m thì nhiệt độ thấp hơn tầng mặt do dòng nước ấm
từ phía Nam lên ảnh hưởng không đáng kể, chủ yếu ảnh hưởng tới tầng mặt. Còn xu
thế phân bố các đường đẳng nhiệt thưa hơn so với tầng mặt. Nhưng nhìn chung
cũng có dạng như tầng mặt.
Trong tháng 12 ( hình 22,24,26 ). Đây là tháng trong thời kỳ mùa đông,
dưới tác dụng của gió mùa Đông Bắc, trong tháng này nhiệt độ tương đối thấp,
nhiệt độ thấp nhất là 24.3
0
C và nhiệt độ cao nhất là 25.4
0
C , nhiệt độ phân bố khá
đồng nhất không có sự khác biệt rõ giữa các vùng và các đường đẳng nhiệt có
hướng Đông Bắc – Tây Nam các đường đẳng nhiệt phân bố khá dày ở ngoài khơi và
thấy xuất hiện nhiều ổ nước lạnh nhỏ. Các tầng 0m, 10m, 20m, phân bố tương đối
giống nhau.
III.1.2. Phân bố mặt rộng của độ muối:
Trong tháng 3 ( hình 5,7,9), là bức tranh phân bố mặt rộng của độ muối, các
đường đẳng mặn phân bố dày đặc ở vùng ven bờ và có xu thế song song với bờ, sự

phân bố độ muối tương đối đồng nhất và có độ muối cao nhất là33.3‰ và thấp nhất
là33‰. Tuy nhiên sự phân bố độ muối cũng có xu thế tăng từ bờ ra khơi nhưng
không đáng kể. Do ở ngần bờ có sự ảnh hưởng của nước sông và các nguồn nước từ
lục địa đổ ra biển. Đối với tầng 10m,20m sự phân bố đô muối cũng tương đối giống
tầng mặt .
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 12 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
Trong tháng 8 (hình 11,13,15), trường muối trong tháng này phân bố tương
đối phức tạp, xuất hiện nhiều ổ nước có độ mặn cao (đây là vùng tập trung nhiều
cá), ở phía Bắc có độ muối cao hơn so với phía Nam và độ muối giảm dần từ bờ ra
khơi gần bờ có độ muối cao hơn ngoài khơi. Sở dĩ có điều này là do trong tháng này
chịu ảnh hưởng của nước trồi mạnh trong thời kỳ gió mùa Tây Nam. Dòng nước
lạnh từ ngoài khơi trườn vào thềm lục địa và ven bờ biển (dòng nươc lạnh này có độ
muối cao), độ mặn trong tháng này tương đối cao, độ mặn cao nhất là 34.5‰ ở
vùng gần bờ phía Bắc và thấp nhất là 33.2‰ ở vùng xa bờ. Nhin chung sự phân bố
độ muối giữa tầng 0m, 10m và 20m là tương đối giống nhau. Độ muối trong tháng
này cao như vậy chứng tỏ cường độ trồi khá mạnh ở đây
Trong tháng 10 (hình 17,19,21), nhìn chung các đường đẳng mặn có xu thế
song song với bờ và độ mặn vùng ven bờ thấp hơn ngoài khơi là do ảnh hưởng của
các hiện tượng thuỷ văn, trong tháng này là mùa mưa cho nên lượng nước từ lục địa
và cửa sông đổ ra biển nhiều cho nên độ muối có xu thế tăng từ bờ ra khơi. Đối với
tầng 10m và 20m thì các đường đẳng muối cũng tương đối giống tầng mặt. Nhưng
độ muối cao hơn so với tầng mặt do sự ảnh hưởng của nước sông và lượng nước
mưa đối với tầng này là không đáng kể.
Trong tháng 12 (hình 23, 25,27 ), trong tháng này các đường đẳng mặn có
xu thế phân bố xa bờ và đặc biệt ở khu vực xa bờ xuất hiện một ổ nước khá to. Đây
là hiện tượng nước trồi trong mùa đông (nước trồi do hiện tượng phân kỳ nước ở
các tâm xoáy thuận Tây biển Đông), nhìn chung sự phân bố độ muối giữa các tầng
0m,10m và 20m, là tương đối giống nhau.

III.2.
Nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối nước biển.

Trên cơ sở phân tích sự phân bố của nhiệt độ và độ muối trong các tầng khác
nhau, ta phân tích sự phân bố của nhiệt độ và độ muối trên mặt cắt vuông góc với
bờ (mặt cắt tự chọn ), ở đây em xin chọn hai mặt căt đại diện trong tháng 3/2001 và
tháng 10/2000. Đó là mặt cắt I và mặt cắt II (hình vẽ 1,2 ), hai mặt cắt này đi qua
tâm nước trồi mạnh. Dựa vào nguồn số liệu đã xử lý ta vẽ được các phân bố nhiệt
muối theo mặt cắt. Quy định chiều âm xuống phía dưới.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 13 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH

Trên cơ sở các số liệu tại các trạm mặt rộng trong tháng 10/2000 và tháng
3/2001 ta chọn một số trạm tiêu biểu để từ đó vẽ cấu trúc thẳng đứng của nhiệt độ
và độ muối theo độ sâu trạm.

III.2.1.Kết quả phân bố của nhiệt độ và độ muối theo mặt cắt.
Trong tháng 3: Trên hai mặt cắt I và II (xem hình 28,29,30,31), sự phân bố
nhiệt độ và độ muối trên hai mặt cắt là tương đối đồng nhất. Điều này chứng tỏ có
sự xao trộn mạnh giữa khối nước tầng mặt và tầng đáy. Nhiệt độ cũng có xu thế
giảm từ bờ ra khơi, trong tháng này nhiệt độ vẫn còn tương đối thấp do vẫn còn ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc
Trong tháng 10: Trên hai mặt cắt I và II (xem các hình 32,33,34,35), sự
phân bố nhiệt độ và độ muối trên hai mặt cắt là tương đối đồng nhất. Điều này
chứng tỏ cũng có sự xáo trộn mạnh giữa khối nước tầng mặt và đáy. Trong tháng
này do vẫn ảnh hưởng của khối nước Tây Nam nên nhiệt độ bề mặt khá cao, từ
29.2
0
C đến 29.7

0
C và cũng có xu thế giảm đều theo độ sâu, ngược lại độ muối khá
thấp, từ 30.03‰ đến 31.3‰. Sở dĩ có điều này là do trong tháng này chịu ảnh
hưởng mạnh của nước mưa và nước từ sông đổ ra mạnh.
III.2.2. Kết quả cấu trúc thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối.
III.2.2.1. Kết quả cấu trúc thẳng đứng của nhiệt độ.
Trong tháng 3 ( hình 36,38), nhiệt độ phân bố tương đối đồng nhất, nhiệt độ
trong tháng có xu thế giảm từ tầng mặt tới độ sâu khoảng 25m, và từ 25m trở
xuống nhiệt độ biến đổi chậm và giảm dần theo độ sâu, nhiệt độ cực đại tầng mặt là
25
0
C.
Trong tháng 10 ( hình 40,42,44), nhiệt độ trong tháng này cũng có xu thế
giảm từ tầng mặt tới độ sâu khoảng 15m, và từ 15m trở xuống nhiệt độ biến đổi
chậm và nhiệt độ giảm dần theo độ sâu, nhiệt độ cực đại trong tháng này là 29.5
0
C,
sở dĩ có nhiệt độ cao như vậy là do trong tháng này là thời kỳ chuyển tiếp từ hè
sang đông do đó còn ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có dòng chảy ấm từ phía
Nam lên phía Bắc.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 14 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
Nhìn chung cấu trúc thẳng đứng của nhiệt độ là tương đối đồng nhất và hầu
như không có lớp đột biến nhiệt độ. Điều này chứng tỏ có sự xáo trộn mạnh giữa
các khối nước tại đây, làm cho các lớp nước ở tầng mặt cũng như tầng giữa và đáy
hoà lẫn trao đổi với nhau một cách liên tục.
III.2.2.2. Kết quả cấu trúc thẳng đứng của độ muối
Trong tháng 3 ( hình 37,39 ), độ muối biến đổi không đáng kể và có lớp
đồng nhất tới độ sâu 45m. Điều này chứng tỏ có sự xáo trộn mạnh giữa các lớp

nước với nhau làm cho các lớp nước ở tầng mặt cũng như tầng giữa và đáy hoà lẫn
trao đổi với nhau một cách liên tục.
Trong tháng 10 (hình 41,43,45), độ muối tương đối đồng nhất và tăng chậm
theo độ sâu, từ độ sâu 20m trở xuống độ muối gần như không biến đổi còn ở độ sâu
từ 20m lên mặt thì độ muối tăng nhanh theo độ sâu, trong tháng này do ảnh hưởng
của thuỷ văn nước sông và lục địa đổ ra biển và do ảnh hương của lượng mưa cho
nên độ muối tương đối thấp.
Vùng nghiên cứu là vùng ven bờ. Do đó các trạm nghiên cứu là ngần bờ có
độ sâu không lớn lắm cho nên hầu như không có lớp đột biến nhiệt muối.
III.3. Nghiên cứu trường véc tơ dòng chảy vùng nghiên cứu
Từ số liệu vận tốc dòng chảy và hướng dòng chảy trong tháng 3 và tháng 10
năm 2000 tại tầng 0m,10m và 20m ta xác định sự phân bố của trường véc tơ dòng
chảy tổng hợp.
Trong tháng 3 (hình 46,47,48), dòng chảy trong tháng này chủ yếu chảy từ
Nam lên Bắc. Tốc độ dòng chảy lớn nhất tầng mặt là 48cm/s ,có thể do ảnh hưởng
của dòng chảy cửa sông đổ ra biển, dòng chảy nhỏ nhất là 7 cm/s.
Ở tầng 10m tốc độ dòng chảy lớn hơn so với tầng mặt và tốc độ dòng lớn
nhất là 58cm/s , còn hướng thì như tầng mặt.
Còn đối với tầng 20m tốc độ dòng chảy và hướng như tầng 10m.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 15 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
Dòng chảy trong tháng này là khá ổn định và chảy theo một hướng chủ yếu
là từ Nam lên Bắc.
Trong tháng 10
(hình 49,50,51), hướng của dòng chảy tháng này khá phức
tạp so với tháng 3 và hướng chủ đạo là dòng chảy từ Bắc xuống Nam. Tốc độ dòng
chảy lớn nhất tầng mặt là 37cm/s.
Ở tầng 10m tốc độ dòng lớn hơn tầng mặt rất nhiều và tốc độ dòng cực đại là
65cm/s và thỉnh thoảng có dòng với tốc độ nhỏ hướng vào bờ.

Đối với tầng 20m, hướng của dòng chảy rất phức tạp, các dòng chảy có
hướng từ khơi vào bờ,cũng có một số dòng hướng từ bờ ra khơi và ở tầng này tốc
độ dòng lớn nhất là 49cm/s .
Dòng chảy trong tháng này phức tạp hơn trong tháng 3 và tốc độ dòng tháng
này lớn hơn so với tháng 3. Sở dĩ có điều này là do trong tháng 10 là tháng của mùa
mưa cho nên lượng nước từ lục địa và sông đổ ra làm cho tốc độ dòng lớn hơn và
phức tạp hơn và hướng dòng trong hai mùa ngựơc nhau.
III.4. Nghiên cứu các đặc trưng thống kê của dòng chảy tổng vùng nghiên cứu
Nguồn số liệu đã sử dụng là chuỗi số liệu dòng chảy liên tục ngày đêm của
hai trạm liên tục là:
• - Trạm liên tục A gần cửa sông Cà Ty tại tầng 2m.
- Trạm liên tục B vùng biển Hàm Tiến tại tầng 7m và tầng 2m.
Khi đo đạc dòng chảy tổng hợp người ta thường không đo tới chuyển động
thẳng đứng bởi vì thành phần này rất nhỏ. Trên cơ sở chuỗi số liệu của hai trạm liên
tục đó em tiến hành tính toán các đặc trưng thống kê về tần suất xuất hiện của dòng
chảy tổng hợp theo tám hướng chính và theo các khoảng tốc độ khác nhau.
Bảng 1 :Tần suất dòng chảy theo hướng và khoảng tốc độ tầng 7m,
vùng biển Hàm Tiến


N NE E SE S SW W NW

Tổng

0<=V<5cm/s 0 0 1.03 1.03

0 0 0 0
2.06
5<=V<10cm/s 6.19


17.53

15.46

7.22

6.19

8.25 5.15 2.06

68.04

10<=V<15cm/s 0 0 2.06 0 1.03

3.09 5.15 2.06

13.40

15<=V<20cm/s 0 0 2.06 0 0 5.15 7.22 0
14.43

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 16 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
20<=V<25cm/s 0 0 1.03 0 0 0 1.03 0
2.06
25<=V<30cm/s 0 0 0 0 0 0 0 0
0
Tổng 6.19


17.53

21.65

8.25

7.22

16.49

18.56

4.12

100%

Bảng 2 :Tần suất dòng chảy theo hướng và khoảng tốc độ tầng 2m,
vùng cửa sông Cà Ty phan Thiết
N NE E SE S SW W NW
Tổng

0<=V<5cm/s 0 0 0 0 0 1.01

0 0
1.01

5<=V<10 cm/s 3.03

7.07


26.26

13.13

3.03 4.04

8.08

7.07

71.72

10<=V<15cm/s 1.01

1.01

7.07 2.02 1.01

1.01

2.02

2.02

17.17

15<=V<20cm/s 1.01

0 0 0 1.01 0 0 4.04


6.06

20<=V<25cm/s 1.01

0 1.01 0 0 0 0 1.01

3.03

25<=V<30 cm/s

1.01

0 0 0 0 0 0 0
1.01

Tổng 7.07

8.08

34.34

15.15

5.05 6.06

10.10

14.14

100%


Bảng 3 :Tần suất dòng chảy theo hướng và khoảng tốc độ tầng 7m, H=9m
vùng biển Hàm Tiến
N NE E SE S SW W NW

Tổng
0<=V<5cm/s 3.13

7.29 1.04 3.13 3.13

2.08

5.21 4.17

29.17

5<=V<10cm/s 2.08

5.21 6.25 4.17 3.13

4.17

3.13 2.08

30.21

10<=V<15cm/s

2.08


4.17 6.25 1.04 0 2.08

16.67

0
32.29

15<=V<20cm/s

1.04

0 1.04 0 0 0 2.08

0
4.17
20<=V<25cm/s

1.04

0 3.13 0 0 0 0 0
4.17
25<=V<30cm/s

0 0 0 0 0 0 0 0
0
Tổng 9.38

16.67

17.71


8.33 6.25

8.33

27.08

6.25

100%


Dựa vào biểu đồ (hình 52) hoa dòng chảy tại trạm liên tục vùng của sông Cà
Ty – Phan Thiết ta thấy tại tầng 2m hướng dòng chảy khá phức tạp hầu như tồn tại
khắp tám hướng chính. Nhưng hướng chủ đạo là hướng Đông với tần suất là
34.34% với tốc độ cực đại là 25cm/s và tần suất là 1.01%, trong tháng này tốc độ
dòng chủ yếu tập trung vào khoảng 5-10cm/s với tần suất là 71.72%.
Dựa vào biểu đồ (hình 53) hoa dòng chảy tại trạm liên tục vùng biển Hàm
Tiến vịnh Phan Thiết tại tầng 7m hướng của dòng chảy cũng tồn tại khắp các hướng
nhưng tập trung vào bốn hướng chính là: Bắc với tần suất là 9.38% với tốc độ lớn
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 17 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
nhất là 25cm/s và tần suất là 1.04%, hướng Tây với tần suất là 27.08% tốc độ dòng
lớn nhất là 20cm/s và tần suất là 3.13%, hướng Đông Bắc với tần suất là 16.67% tốc
độ dòng lớn nhất là 15cm/s tần suất là 4.17%, hướng Đông với tần suất là 17.71%
tốc độ dòng lớn nhất là 25cm/s tần suất là 3.15% .
III.5. Nghiên cứu đới front và sự phân vùng các khối nước trong vùng nghiên
cứu.
Trên cơ sở của các bản đồ phân bố mặt rộng của nhiệt độ và độ muối. Ta dựa

vào xu thế các đường đẳng nhiệt muối và Gradient của chúng có thể phân chia được
các đới front là ranh giới phân chia các khối nước. Khu vực chuyển tiếp (front nhiệt
muối ) là sự giao lưu, xáo trộn giữa hai khối nước (hay hệ hai dòng chảy )
Các đường màu đậm (xem các hình tư hình 4 đến hình 27) là là đới front phân
chia giữa hai khối nước khác nhau.
Trong tháng 3 ( hình 4 đến hình 9 ), có front hoạt động nhưng không rõ nét,
khối nước ven bờ có nhiệt độ cao hơn khối nước ngoài khơi. Sở dĩ có điều này là do
trong tháng 3 có một dòng nước ấm từ phía Nam lên phía Bắc mặt khác do ở gần bờ
với sự nóng lên của lục địa và các nguồn nước sông đổ ra làm cho khối nước ven bờ
có nhiệt độ cao hơn khối nươc ngoài khơi. Còn về độ muối trong tháng này tương
đối đồng nhất, không có sự khác biệt giữa các khối nước. Điều đó chứng tỏ trong
tháng 3 các khối nước khá đồng nhất về tính chất, dẫn tới đới front có biến động
nhỏ.
Trong tháng 8 (hình 10 đến hình 15), trong tháng này front hoạt động rất
mạnh, ở tháng này tồn tại hai khối nưởc rõ rệt khối nước lạnh là khối nước ven bờ
và khối nước nóng là khối nước ngoài khơi, còn độ muối thì cũng tồn tại hai khối
nươc là khối nước ven bờ có độ muối cao hơn khối nước ngoài khơi. Sở dĩ có điều
này là do ảnh hưởng của hiện tượng nước trồi mạnh trong mùa gió Tây Nam, dòng
nước lạnh từ ngoài khơi trườn vào thềm lục địa và ven bờ đẩy khối nước nóng bề
mặt ra xa bờ. Điều đó chứng tỏ trong tháng này có có các khối nước khác nhau tác
động, xáo trộn lẫn nhau dẫn đến đới front hoạt động mạnh giữa hai khối nước đó.
Đây là tháng nước trồi hoạt động mạnh nhất trong năm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 18 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
Trong tháng 10 (hình 16 đến 21 ), trong tháng này cũng tồn tại hai khối
nươc, khối nươc có nhiệt độ cao vùng ven bờ và khối nước có nhiêt độ thấp hơn
vùng ngoài khơi. Trong tháng này front hoạt động tương đối mạnh do trong tháng
này vẫn còn ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và ảnh hưởng của thuỷ văn.
Trong tháng 12 (hình 22 đến 27), trong tháng này có front hoạt động nhưng

không rõ nét, do không có sự khác biệt nhau nhiều về tính chất giữa các khối nước
III.6. Nghiên cứu sự ảnh hương của hiện tượng nước trồi trong vùng nghiên cứu
Nước trồi biểu hiện rõ nét trên nền phân bố của các trường thuỷ văn, tạo nên
những tâm nhiệt độ thấp, độ muối cao, độ dày lớp đồng nhất bề mặt nhỏ,độ dị
thường lớn. Nước trồi đã tạo nên những dị thường nhiệt độ và độ muối rất lớn ở
vùng ven bờ và thềm lục địa tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận. Tại tâm nước trồi dị
thường nhiệt độ có thể lớn hơn –4
0
C, có thời điểm lớn hơn -7
0
C so với phông nhiệt
độ trung bình nhiêu năm của Biển Đông, còn dị thường độ muối thì lớn hơn 1.2‰
và có khi tới1.4‰.
Dưới tác đông của nước trồi, lớp đột biến nhiệt muối bị nâng cao lên một
cách đáng kể và trườn khá sâu và thềm lục địa và giải ven bở. Chính những dị
thường nhiệt độ, độ mặn và sự biến đổi của oxi hoà tan là những yếu tố quyết định
tới sự tập trung cá. Nhóm yếu tố nhiệt độ, độ muối là nhóm yếu tố chỉ thị cho đặc
điểm hải dương nghề cá nổi vùng ven bờ. Những nơi mà có nhiệt độ thấp, độ muối
cao và oxi hoà tan thấp (vùng biên của nước trồi), độ sâu không lớn thì sự tập trung
cá rất cao và cho sản lượng cao.
Hiện tượng nước trồi cùng các điều kiện khác của chế độ thuỷ động lực là tác
nhân gây xáo trộn những vật liệu hiên đại do sông suối … cung cấp, không cho
chúng lắng đọng xuống đáy mà đưa chúng ra vùng ngoại vi. Đây cũng là những
điều kiện thuân lợi cho sự tập trung của cá .
Cụ thể trong tháng tám hiện tượng nước ảnh hưởng mạnh đến trường phân
bố nhiết muối tạo ra những tâm nước lạnh, mặn và có sự xáo trộn mạnh giữa các
khối nước làm cho đới front hoạt động mạnh ở vùng ven bờ và thềm lục địa vùng
biển Ninh Thuận – Bình Thuận.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 19 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN

SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH



















KẾT LUẬN

Vùng ven bờ biển là khoảng không gian chuyển tiếp giữa lục địa với biển.
Vùng ven bờ có bản chất khác hẳn với các vùng biển và lục địa lân cận.Vùng ven
bờ có chế độ thuỷ văn và động lực rất phức tạp, hơn nữa vùng biển này lại có hiện
tượng nước trồi tồn tại quanh năm. Chính những yếu tố đó đã tạo ra những đặc thù
riêng của vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận. Tại đây luôn xảy ra quá
trình tương tác Biển - Lục địa.
Vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận chịu ảnh hưởng mạnh của dòng nước
lạnh thường kỳ chảy từ Bắc vào Nam và dòng nước trồi mạnh trong mùa hè.

Trong mùa hè cấu trúc nhiệt muối và động lực học vùng biển phức tạp hơn
trong mùa đông, vì chúng chịu sự tác động mạnh của hai quá trình là nước trồi ven
bờ và lưu lượng sông lớn đổ ra
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 20 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
-Phân bố mặt rộng của nhiệt độ và độ muối:
Trong thời kỳ chuyển tiếp từ mùa đông sang hè, nhiệt độ có xu thế giảm từ
bờ ra khơi, còn độ muối phân bố tương đối đồng nhất .
Trong thời kỳ mùa hè, nhiệt độ phân bố theo xu thế tăng từ bờ ra khơi, còn
độ muối thì giảm từ bờ ra khơi. Do trong tháng này chịu tác động trực tiếp của hiện
tượng nước trồi. Hiện tượng nước trồi đã tạo nên những dị thường về nhiệt độ -4
0
C
và độ muối1.2‰ ở vùng ven bờ và thềm lục địa tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận.
Chính những dị thường này đã làm thu hút sự tập trung cá.
Trong thời kỳ chuyển tiếp từ hè sang đông, nhiệt độ có xu thế giảm từ bờ ra
khơi và tăng từ Nam lên Bắc, còn về độ muối tăng từ bờ ra khơi và độ muối trong
tháng này tương đối thấp do ảnh hưởng của thuỷ văn trong mùa mưa.
Trong thời kỳ mùa đông, nhiệt độ tương đối thấp và phân bố khá đều không
có sự khác biệt rõ giữa các vùng.
-Phân bố nhiệt độ và độ muối theo mặt cắt:
Trong tháng 3 và tháng 10, sự phân bố của nhiệt độ và độ muối là tương đối
đồng nhất. Điều này chứng tỏ có sự xáo trộn mạnh giữa các khối nước tầng mặt và
tầng đáy.
-Cấu trúc thẳng đứng:
Nhiệt độ và độ muối trong tháng 3 và tháng 10 là tương đối đồng nhất và
không có lớp đột biến nhiệt muối.
-Trường véc tơ dòng chảy:
Trong tháng 3 và tháng 10 hướng của dòng chảy là ngược nhau và tốc độ

dòng trong tháng 10 lớn hơn và phức tạp hơn trong tháng 3.
-Đặc trưng thống kê của dòng chảy:
Hướng của dòng chảy khá phức tạp và hầu như tồn tại khắp các hướng chính.
-Đới front:
Có front hoạt động trong hầu hết các tháng. Nhưng front trong mùa hè hoạt
động mạnh hơn trong mùa đông do ảnh hương của hiện tượng nước trồi mạnh trong
mùa hè.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 21 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
ĐỀ XUẤT
Đây là vùng biển khá phức tạp và rất đặc trưng do đó cần phải tiếp cận và
khảo sát nhiều hơn nữa.
Phải thường xuyên khảo sát và theo dõi sự di chuyển của tâm nước trồi. Để
từ đó đưa ra những dự báo chính xác hơn về vị trí của tâm nước trồi, từ đó đưa ra
những dự báo tốt hơn về ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản cho vùng biển.
Cần phải có biện pháp bảo vệ và quản lý tổng hợp môi trường vùng biển ven
bờ.



















TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị khoa học “Biển
Đông 2002”.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đồ An Tốt Nghiệp 22 GVHD: TS. NGUYỄN BÁ XUÂN
SVTH: NGUYỄN THANH HẢI 43HDH
2. Nhà xuất bản khoa học Kỹ Thuật Công trình nghiên cứu vùng nước trồi mạnh
Nam Trung Bộ Việt Nam.

3. TS.Nguyễn Tác An, TS.Tống Phước Hoàng Sơn, hệ thống địa lý GIS trong quản
lý tổng hợp vùng ven bờ.
4. TS.Võ Văn Lành, Phạm Văn Huấn, Tuyển tập nghiên cứu biển _ Tập I.II .
5. TS. Lã Văn Bài, TS.Võ Văn Lành, Đặc điểm và cấu trúc nhiệt muối trong vùng
nước trồi mạnh.
6. TS. Nguyễn Văn Lục, Hải Dương Học Nghề Cá
7. Nguyễn Kim Vinh, TS.Võ Văn Lành Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển
Tập 4.
8. TS.Nguyễn Bá Xuân, Tuyển tập nghiên cứu biển _ Tập IV,VIII, IX, Bài giảng:
Hải Dương Học Biển Đông.












PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×