Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những chuyện đời thường quanh ta 6 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.52 KB, 6 trang )

Những chuyện đời thường quanh ta
6
Cậu trò nghèo trên đỉnh vinh quang
Sáng 2.10, chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" lần thứ sáu (do Đài THVN tổ
chức, LG Electronics Vietnam tài trợ) đã xác định được nhà vô địch: Lê Vũ
Hoàng, 17 tuổi, học sinh Trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình. Bạn đọc hẳn
sẽ bất ngờ với thành công của cậu học trò nhỏ bé này. Ghi nhận của PV Báo Lao
Động tại Hà Nội và Quảng Bình - quê hương của nhà tân vô địch.
Cho đến giây cuối cùng, cuộc đọ sức cuối cùng, khi vương miện cuộc thi lần
thứ sáu "Đường lên đỉnh Olympia" của Đài Truyền hình Việt Nam được trao cho
Lê Vũ Hoàng - học sinh Trường Trung học phổ thông số 1 huyện Bố Trạch - thì
hầu như tất cả mọi gia đình trong tỉnh đều ùa reo sung sướng. Nhiều người đã
khóc.
Quê nghèo, cảnh nghèo
Ông Lê Công Túc - bố Hoàng, một cựu chiến binh, mấy năm nay có thêm chút
tiền thu nhập nhờ làm bảo vệ cho cơ quan Huyện uỷ Bố Trạch. Mẹ Hoàng làm
ruộng. Giai đoạn Hoàng đi thi "Đường lên đỉnh Olympia", mẹ Hoàng bị khối u
trong não, đang nằm cấp cứu dài ngày tại Bệnh viện Trung ương Huế, chờ ngày
phẫu thuật. Sau Hoàng còn có cậu út, và bà ngoại đã 85 tuổi. Suất lương và khoản
thu nhập thêm nhờ làm bảo vệ của bố Hoàng quá chênh vênh với cuộc sống cho cả
5 người. Mấy chục năm nay, ngôi nhà Hoàng đang ở xiêu vẹo, rách nát tứ phía.
Làng Đồng Bền được coi là nghèo nhất vùng trung tâm huyện Bố Trạch và gia
đình Hoàng được coi là gia đình nghèo nhất làng.
Vậy nhưng, liên tục từ lớp 1 đến lớp 11, Lê Vũ Hoàng đều là học sinh giỏi. Về
nhà, Hoàng còn là trụ cột lao động trong gia đình. Mẹ đau yếu quanh năm, bố
thương tật lại bận việc bảo vệ, trong nhà, việc lớn việc bé đều đến tay em. Góc học
tập của Hoàng chưa tới 2 mét vuông. Bàn ghế, tủ sách đều dùng những mảnh ván
cũ xin của hàng xóm ghép lại dùng. Trên giá sách, cuốn nào cũng rách tươm, cũ
kỹ, bởi đó là sách Hoàng mượn, hoặc xin lại của bạn bè để học vì không có tiền
mua.
Ngày 2.10, ông Võ Minh Hoài - Giám đốc Công ty xây dựng tổng hợp Trường


Thịnh (Đồng Hới, Quảng Bình) - cho biết: Cty quyết định thưởng 10.000 USD cho
em Lê Vũ Hoàng. Trước đó, Cty đã hỗ trợ em 3 triệu đồng để dự thi.
Sáng chủ nhật 2.10, bố Hoàng và cậu em út rời nhà từ sáng sớm để đến trường
Hoàng học, cùng các bạn học sinh tham gia cầu truyền hình trực tiếp, cổ vũ cho
Hoàng. Nhà chỉ còn bà ngoại. Khi Hoàng giành chức vô địch, hàng trăm thanh
niên các làng lân cận chạy ào ào đến nhà Hoàng để chúc mừng. Bà ngoại Hoàng
ngơ ngác: "Tui có biết chi mô". Mọi người nói cho bà hay: "Thằng Hoàng của bà
giỏi nhất nước. Thằng Hoàng chiến thắng rồi". Bà cười. Bà chúi mặt vào vách
tường khóc: "Mấy o mấy chú biết không. Hôm hắn đi, tui cho hắn hai ngàn, hắn
không lấy, hắn nói, hắn sẽ giành được giải thưởng về cho mệ, mệ không phải cho
hắn tiền. Rứa đó. Cháu tui rứa đó ".
Ngày của reo cười và khóc
Với người Quảng Bình, thành tích học tập bao giờ cũng gây sự cuốn hút mạnh mẽ
từ người già đến con trẻ. Từ mấy tháng nay, tấm gương vượt khó học giỏi của Lê
Vũ Hoàng còn được các hội phụ huynh, các hội khuyến học phát động cho con em
trong toàn tỉnh. Khi cuộc thi kết thúc, người vui mừng nhất là cô giáo chủ nhiệm
Nguyễn Thị Bích Nhật. Bởi vì suốt mấy năm qua, cô không chỉ là giáo viên, cô
còn là người chị, người mẹ của Hoàng. Cô hiểu hơn ai hết hoàn cảnh đặc biệt khốn
khó của Hoàng. Và Hoàng cũng đã từng khóc với cô giáo trước cảnh gian nan của
nhà mình, trước căn bệnh ác nghiệt của mẹ. Bây giờ thì Hoàng đang ở Hà Nội, cô
Nhật ngồi với bạn bè Hoàng ở trường, và cô chỉ biết khóc, khóc nhưng gương mặt
cô thì rạng rỡ bởi niềm hạnh phúc quá lớn. Còn thầy giáo dạy toán nổi tiếng Lê
Văn Hùng - người thầy đã kèm cặp, bồi dưỡng Hoàng kiến thức thi "Đường lên
đỉnh Olympia" -thì rít thuốc liên tục, mắt dán trên tivi, tấm thân gầy gò của thầy có
khi như bay bổng lên theo từng câu trả lời của Hoàng. Khi Hoàng được điểm, thầy
lại rít thuốc, và cười hoan hỉ.
Chương trình truyền hình trực tiếp kết thúc từ lâu nhưng sân trường vẫn đông
nghẹt người. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật thốt lên với
chúng tôi: "Tôi chưa lúc nào thấy vui và cảm động như lúc này. Quảng Bình của
mình còn nghèo, nhưng học giỏi như Hoàng thì nhiều, rất nhiều ". Chủ tịch

UBND tỉnh Quảng Bình Phan Lâm Phương quyết định thưởng nóng cho Lê Vũ
Hoàng 10 triệu đồng, thưởng cho tổ giáo viên có công bồi dưỡng cho Hoàng 10
triệu đồng nữa. Ông Nguyễn Hồng Thanh - Bí thư Huyện uỷ - gọi ngay điện thoại
cho Hoàng: "Hoàng ơi, xong việc là về ngay nghe con. Các chú các bác đang chờ
đón con đấy con ạ".
Quý tử ra toà
Năm ngoái, hơn 10 “quý tử” đã phải hầu tòa vì đem xe nhà đi đua.
Sân toà chen dài một hàng ôtô đời mới, sang trọng, bóng lộn. Bốn bị cáo vẫn
nguyên đồng phục học trò kiêu hãnh ngẩng cao đầu như thách thức cả HĐXX.
Một vài quý bà kín đáo đưa khăn chấm giọt nước mắt xót con
Phiên toà ấy lẽ ra rất bình lặng, rất đơn giản vì tội phạm ít nghiêm trọng, vụ án
đơn giản. Nhưng vì là phiên toà xét xử các quý tử đất Hà thành nên tất cả trở nên
thật rầm rộ, thật khoa trương.
8h30, năm chiếc xe con thời thượng từ Mecesdes E230, E500 đen bóng tới
Mazda 6 thể thao vàng sáng ánh đồng sành điệu đỗ xịch trước cổng toà. Người ta
đón mở cửa xe, những mệnh phụ sang trọng, thanh lịch khẽ bước xuống cùng mấy
cậu nhóc da trắng, môi đỏ, nếu không có mái đầu đinh xịt gôm dựng đứng, vàng
hoe thì nhìn sẽ thật thư sinh, đáng yêu.
Bốn công tử đều con nhà gia thế, thành viên của nhóm “quý-xờ-tộc” của một
trường cấp III danh tiếng bậc nhất thủ đô. Các quý tử danh gia vọng tộc học thì ít,
tụ tập chơi bời ngỗ ngược thì nhiều, coi trời bằng vung. Các cậu thường xuyên gây
gổ, lôi kéo bạn bè chia bè phái trong trường, tẩy chay nhóm “nhà lá” trong lớp,
trong trường.
Vụ xô xát “oai liệt” nhất diễn ra khi cả bốn “ngứa mắt” với một cậu bạn lớp
trưởng hay nói thẳng, hay đề nghị bình bầu hạnh kiểm trước lớp với những việc vi
phạm nội quy trường lớp thường xuyên của những quý tử. Sau giờ sinh hoạt lớp là
cuộc tranh luận rồi đến cãi lộn, rồi đánh nhau giữa nhóm quý tử với “những thằng
ương gàn” (cách gọi của các quý tử đối với cán sự lớp) trong lớp. Bất ngờ, các
“cậu trời” rút dao, kiếm trong người lia về phía các bạn. Lớp trưởng “ương gàn” bị
thương, suy giảm 11% sức khoẻ.

Chuyện của bọn trẻ cũng đã có thể bỏ qua nếu các bậc phụ huynh thông cảm,
đến với nhau bằng tình người hơn là bằng tiền. Gia đình cậu lớp trưởng kiên quyết
khởi kiện những cậu trai ngỗ ngược đã đủ tuổi công dân mà chưa một lần tự sống,
tự suy nghĩ mà chỉ sống với “ô dù” của bố mẹ, gia đình.
Bốn bị cáo bình chân vui đùa trước vành móng ngựa. Vẻ kiêu hãnh, ý thức rõ
ràng về cái uy của con nhà giàu, con nhà quan. HĐXX hỏi, bị cáo cười khẩy. Hội
thẩm nhân dân gay gắt, bị cáo trợn mắt giận dữ phản ứng ngay. Chủ toạ cho phép
bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghị án, bị cáo khinh khỉnh không hé một lời.
Những gương mặt thư sinh, những bộ đồng phục học sinh thật khó mà gắn với
ánh mắt kẻ cả, bề trên, khinh khỉnh và những mái đầu đinh lởm chởm, vàng hoe.
Toà vào nghị án, bốn bà mẹ ùa tới săn đón, ôm ấp những cậu con cưng. Họ vuốt
ve, xót xa con. Họ động viên các con với những lời dỗ hằn học kiểu: Rồi nó cũng
không yên được đâu. Không việc gì phải sợ, mẹ đây rồi, mẹ vừa gọi cho bố con.
Về rồi bố mẹ “đền”, cưng
Một trong số những phu nhân mắt ánh lên nét hằn học, kẻ cả trong khi lời nói
thật nhẹ, thật trong, dịu dàng nhưng lạnh tanh khi một phóng viên vừa tiến tới định
hỏi bà về tình tiết vụ án: “Không có gì đâu cậu. Chuyện bọn trẻ xích mích, xô xát
nhau ấy mà. Trẻ con mà, ổn cả, có gì to tát đâu”.
Tuyên án, 3 - 6 tháng tù cho mỗi quý tử nhưng cho hưởng án treo. Gia đình nạn
nhân không có yêu cầu bồi thường. Bốn quý tử nghêng ngang rời phòng xử án,
cười đùa, văng tục và cố ý buông vài lời kiểu cảnh cáo, đe doạ những kẻ cả gan đi
kiện.
Các bà mẹ thong thả đứng dậy, chờ nhau cùng ra xe, một người nói với theo cậu
con quý: “Bảo lái xe chở con đến chỗ bố, chiều nhớ đi học, phải mặc đồng phục
nhé. Tối về sớm, hôm nay có tiệc, nhiều khách quan trọng đấy con ạ”. Những
chiếc xe sang trọng, bóng lộn lướt nhẹ tênh khỏi sân toà.

×