Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Lịch sử thế giới cận đại -chương 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.21 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Th.s. Bùi Văn Hùng

2002


Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

2

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 2 
PHẦN II ........................................................................................................................................ 6 
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .............................................. 6 
CHƯƠNG I ................................................................................................................................... 6 
CÔNG XÃ PARIS ........................................................................................................................ 6 
1. NƯỚC PHÁP VÀ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ ...................................................... 6 
1.1. TÌNH HÌNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ ................. 6 
1.1.1.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG MÂU THUẪN XÃ HỘI ............................. 6 
1.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ............................................................................................... 7 
1.2. CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ ............................................................................. 7 
1.2.1. MỤC ĐÍCH CỦA PHÁP, PHỔ ................................................................................. 7 
1.2.2. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA NỀN ĐẾ CHẾ II. 8 
2. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN PARI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CÔNG XÃ PARI .. 8 
2.1. TÌNH HÌNH PARI SAU KHI QUÂN PHÁP ĐẦU HÀNG QUÂN PHỔ ........................ 8 
2.2. CUỘC CÁCH MẠNG BÙNG NỔ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG XÃ PARI .................. 9 


2.3. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA HỘI ĐỒNG CƠNG XÃ ................................................ 10 
2.3.1. Về Bộ MÁY NHÀ NƯớC ........................................................................................ 10 
2.3.2. Về KINH Tế – XÃ HộI : .......................................................................................... 10 
2.3.3. Về VĂN HỐ GIÁO DụC ...................................................................................... 10 
2.4. SỰ THẤT BẠI CỦA CƠNG XÃ PARI .......................................................................... 11 
3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CÔNG XÃ PARI ........................................................................................................................ 11 
3.1. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI ........................................................................................ 11 
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................................. 11 
3.3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ ........................................................................................................ 12 
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN
1870 –1914.................................................................................................................................. 12 
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................................... 12 
1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1870 –1914 ............................... 12 
1.1.1. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.................................................................................... 12 
1.1.2. SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC ............................................... 13 
1.2. NĂM ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC .................................... 13 
1.2.1. Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển rất cao, tạo thành những tổ
chức lũng đoạn có một vai trị quyết định trong sinh hoạt kinh tế. .................................... 13 
1.2.2. Sự dung hợp tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính. ........ 13 
1.2.3. Việc xuất khẩu tư bản trở thành đặc biệt quan trọng. ............................................... 13 
1.2.4. Sự hình thành những khối liên minh tư bản độc quyền chia nhau thế giới. ............. 13 
1.2.5. Việc các cường quốc tư bản đã chia nhau xong đất đai trên thế giới. ...................... 13 
2. NƯỚC ANH 1870 - 1914 ....................................................................................................... 13 
2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ .................................................................................................... 13 
2.1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1870 –1900......................................................................... 13 
2.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1900-1914. ......................................................................... 14 
1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ ................................................................................................ 14 
1.2.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ PHONG TRÀO CƠNG NHÂN ............................... 14 
1.2.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI .................................................................................... 15 


Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử


Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

3

3. NƯỚC PHÁP 1870 –1914 ...................................................................................................... 15 
3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ .................................................................................................... 15 
3.1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1870-1900 .......................................................................... 15 
3.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1900-1914 ......................................................................... 16 
3.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ ................................................................................................ 16 
3.2.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ PHONG TRÀO CƠNG NHÂN ............................... 16 
3.2.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI .................................................................................... 17 
4. NƯỚC ĐỨC 1871-1914 ......................................................................................................... 17 
4.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ .................................................................................................... 17 
4.1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1871-1914 .......................................................................... 17 
4.1.2. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1900-1914 ................................................................. 18 
4.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ ................................................................................................ 19 
4.2.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ PHONG TRÀO CƠNG NHÂN ............................... 19 
4.2.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI .................................................................................... 20 
5. CÁC NƯỚC KHÁC Ở CHÂU ÂU 1870-1914 ...................................................................... 21 
6. NƯỚC MỸ 1870-1914 ........................................................................................................... 21 
6.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ .................................................................................................... 21 
6.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1870-1900 .......................................................................... 21 
6.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ MỸ 1900-1914 ................................................................... 22 
6.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ ................................................................................................ 23 

6.2.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN 23 
6.2.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI .................................................................................... 24 
CHƯƠNG III............................................................................................................................... 26 
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC TẾ I, II VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI CUỐI THẾ
KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ....................................................................................................... 26 
1. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI SAU CÔNG XÃ PARI ...................................... 26 
1.1 SỰ TAN RÃ CỦA QUỐC TẾ I ....................................................................................... 26 
1.2. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC TẾ II .......... 26 
2. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC TẾ II .......................................................................................... 27 
CHƯƠNG IV ............................................................................................................................... 29 
CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN NGA 1905 - 1907 ................................................ 29 
1. TÌNH HÌNH NƯỚC NGA TRƯỚC CÁCH MẠNG .............................................................. 29 
1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI................................................................................. 29 
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ .................................................................................................... 30 
2. QUÁ TRÌNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG ............................................................................ 30 
2.1. CUỘC CÁCH MẠNG BÙNG NỔ .................................................................................. 30 
2.2. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN CAO TRÀO ........................................... 31 
2.3. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN THOÁI TRÀO ...................................... 32 
3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ ............................................................ 32 
3.1. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI ........................................................................................ 32 
3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ ........................................................................................................ 33 
CHƯƠNG V ................................................................................................................................ 34 
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT .................................................................................. 34 
1. NGUYÊN NHÂN VÀ TÍNH CHẤT ...................................................................................... 34 
1.1. NGUYÊN NHÂN ............................................................................................................ 34 
1.2. TÍNH CHẤT. ................................................................................................................... 34 
2. Q TRÌNH DIỄN BIẾN ...................................................................................................... 34 
2.1. GIAI ĐOẠN I .................................................................................................................. 34 

Th.s. Bùi Văn Hùng


Khoa Lịch Sử


Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

4

2.2. GIAI ĐOẠN II ................................................................................................................. 34 
2.3. GIAI ĐOẠN CUỐI.......................................................................................................... 34 
PHẦN II ...................................................................................................................................... 35 
LỊCH SỬ CẬN ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG ..................................................................................... 35 
CHƯƠNG I ................................................................................................................................. 35 
NHẬT BẢN ................................................................................................................................ 35 
1. TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN ...................................................................... 35 
1.1. KINH TẾ ......................................................................................................................... 35 
1.2. CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI ..................................................................................................... 36 
1.3. TƯ TƯỞNG..................................................................................................................... 37 
2. CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN................................................................................................ 37 
2.1. SỰ XÂM NHẬP CỦA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ ............... 37 
2.2. NHỮNG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN ........................................ 37 
2.3. CẢI CÁCH MINH TRỊ ................................................................................................... 37 
3. ĐẾ QUỐC NHẬT ................................................................................................................... 38 
3.1. KINH TẾ ......................................................................................................................... 38 
3.2. CHÍNH TRỊ ..................................................................................................................... 39 
CHƯƠNG II ................................................................................................................................ 40 
TRUNG QUỐC .......................................................................................................................... 40 
1. CUỘC CHIẾN TRANH THUỐC PHIỆN LẦN THỨC NHẤT. ............................................ 40 
1.1. TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC CUỐI TRIỀU MÃN THANH ......................................... 40 
1.2. THUỐC PHIỆN, CÔNG CỤ MỞ CỬA TRUNG QUỐC ............................................... 40 

1.3. QUÁ TRÌNH CUỘC CHIẾN TRANH VÀ ĐIỀU ƯỚC NAM KINH ........................... 41 
1.4. HỆ QUẢ .......................................................................................................................... 41 
2. PHONG TRÀO NƠNG DÂN THÁI BÌNH THIÊN QUỐC .................................................. 42 
2.1. NGUYÊN NHÂN ............................................................................................................ 42 
2.2. DIỄN BIẾN ..................................................................................................................... 42 
2.3. TÍNH CHẤT, NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ ........................ 43 
3. PHONG TRÀO DÂN TỘC TƯ SẢN TRUNG QUỐC ......................................................... 43 
3.1. CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC SÂU XÉ TRUNG QUỐC........................................................ 43 
3.1.1. SỰ ĐẦU TƯ CỦA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY ........................................................ 43 
3.1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA TƯ SẢN VÀ VÔ SẢN DÂN TỘC TRUNG QUỐC ................. 44 
3.2. SỰ THỨC TỈNH DÂN TỘC TƯ SẢN CẢI LƯƠNG .................................................... 44 
3.2.1. NGUYÊN NHÂN..................................................................................................... 44 
3.2.2. DIỄN BIẾN .............................................................................................................. 44 
3.3. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN ....................................................................... 45 
3.3.1. TÔN TRUNG SƠN VÀ TỔ CHỨC CÁCH MẠNG ............................................... 45 
3.3.2. DIỄN BIẾN VÀ KẾT CỤC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TÂN HỢI ..................... 45 
3.3.3. TÍNH CHẤT, NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ ................. 45 
CHƯƠNG III............................................................................................................................... 46 
ẤN ĐỘ ........................................................................................................................................ 46 
1. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY XÂM NHẬP ẤN ĐỘ ...................................... 46 
1.1. ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN ĐẦU BỊ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN XÂM NHẬP ..................... 46 
1.2. SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN ANH ..................................................................... 46 
2. CUỘC KHỞI NGHĨA DÂN TỘC ẤN ĐỘ (1857 - 1859) ...................................................... 47 
2.1. TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA............................................................................ 47 
2.2. QUÁ TRÌNH CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA ..................................................................... 48 
2.3. TÍNH CHẤT, NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ ........................ 48 

Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử



Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

5

3. PHONG TRÀO DÂN TỘC ẤN ĐỘ TƯ SẢN ....................................................................... 49 
3.1. NỀN THỐNG TRỊ CỦA ANH........................................................................................ 49 
3.2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ............................................................................... 49 
CHƯƠNG V ................................................................................................................................ 50 
MỸ LA TINH ............................................................................................................................. 50 
1. MỸ LA TINH ĐẦU THỜI KỲ CẬN ĐẠI ............................................................................. 50 
1.1. VỀ ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ .............................................................................................. 50 
1.2. THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY PHÂN CHIA CAI TRỊ MỸ LA TINH .......................... 51 
2. PHONG TRÀO ĐẦU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC MỸ LA TINH THẾ KỶ XIX .... 51 
3. MỸ LA TINH THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX ................................................................. 52 
CHƯƠNG VI ............................................................................................................................... 53 
CHÂU PHI .................................................................................................................................. 53 
1. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN CHÂU ÂU XÂM LƯỢC CHÂU PHI........................................ 53 
1.1. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ ..................................................................................................... 53 
1.2. THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY BƯỚC ĐẦU XÂM NHẬP CHÂU PHI .......................... 53 
1.3. TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY MỞ RỘNG PHẠM VI THỐNG TRỊ CHÂU PHI ................ 53 
2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN CHÂU PHI ........................................... 53 

Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử



6

Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

PHẦN II
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
CHƯƠNG I

CÔNG XÃ PARIS
1. NƯỚC PHÁP VÀ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ
1.1. TÌNH HÌNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ
1.1.1.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG MÂU THUẪN XÃ HỘI

- Về chính trị :
Ngày 2/12/1852, một năm sau ngày đảo chính lật đổ nền Cộng hồ Hiến chế,
Luy Bơnapactơ (Louis Bonaparte) lên ngơi Hồng đế, lấy hiệu là Napôlêông III
(Napole,on ), lập ra nền Đế chế II
Nền Đế chế II là nền chuyên chế phản động công khai của giai cấp tư sản Pháp.
Napôlêông thiết lập một bộ máy quân sự và cảnh sát để đàn áp mọi phong trào đòi
quyền tự do dân chủ của nhân dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo có ảnh hưởng to lớn trong
các lĩnh vực sinh hoạt của Nhà nước
Napôlêông một mặt đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao ở châu Âu ( tham gia
cuộc chiến tranh Crưm 1853 – 1856, liên kết với Nga chống Anh, can thiệp vũ trang
ngăn cản cuộc đấu tranh thống nhất Italia, ngăn cản cuộc đấu tranh thốnh nhất nước
Đức ), mặt khác không ngừng mở rộng những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa để
bành trướng thế lực ra bên ngoài.
- Những mâu thuẫn xã hội :
Giai cấp tư sản phân hoá thành hai bộ phận. Tầng lớp đại tư sản và các phần tử
Bảo hoàng nắm giữ những cương vị quan trọng trong chính phủ có đặc quyền về kinh tế
là chỗ dựa cơ bản của nền Đế chế. Tầng lớp trung và tiểu tư sản có tư tưởng cộng hồ bị

gạt ra khỏi vũ đài chính trị, bị chèn ép về kinh tế và thường xuyên bị đe doạ phá sản
mâu thuẫn gay gắt với tầng lớp đại tư sản và nền Đế chế.
Giai cấp vô sản phát triển nhanh về số lượng và sống khá tập trung. Năm 1870,
số lượng công nhân công nghiệp tại Paris lên tới 55 vạn người. Trình độ chính trị khơng
ngừng nâng cao do tác động của các trào lưu tư tưởng Mácxít và dân chủ tiểu tư sản
Pruđông (Proudhon), Blăngki (Blanqui), Giacôbanh Mới (Giacobins). Bất chấp các cuộc
đàn áp, bắt bớ của quân đội và cảnh sát tư sản, phong trào công nhân vẫn diễn ra sôi nổi.
Năm 1862, công nhân Paris đã bầu được đoàn đại biểu đi dự hội nghị triển lãm ở Luân
Đôn (London) và tham dự hội nghị thành lập Quốc tế I (ngày 28/9/1864) ở đây. Nhiều
cuộc bãi công và biểu tình đã diễn ra dưới sự lãnh đạo của chi nhánh quốc tế I tại Paris
và các thành phố khác. Điển hình là cuộc bãi cơng, biểu tình của hơn 20 vạn công nhân
Paris vào tháng 1/1870.
Giai cấp nông dân bị nạn thiếu đất, nạn cho vay nặng lãi, ách bóc lột của địa
chủ, phú nơng… và đóng góp nghĩa vụ thuế khố nặng nề phục vụ cho tham vọng xâm
lược thuộc địa của chính phủ phản động Pháp đã tỏ ra thất vọng và cũng không ngừng
nổi dậy đấu tranh. Hàng chục vạn người bị phá sản đã phải chạy ra thành thị kiếm sống
bằng đủ mọi nghề. Năm 1851, nơng dân chiếm 74% dân số thì đến 1866 chỉ còn 69,5%.

Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử


Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

7

1.1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ.

Cơng nghiệp: Cuộc cách mạng cơng nghiệp ở Pháp hồn thành, nền cơng nghiệp

Pháp vươn lên mạnh mẽ trở thành nước đứng thứ hai (sau Anh) trên thế giới. Các ngành
kinh tế công nghiệp như : khai mỏ, luyện kim, chế tạo máy, giao thông, dệt vải, dân
dụng... đều khá phát triển. Từ năm 1852 đến 1869, số lượng máy hơi nước tăng lên tới 4
lần (từ 6.080 lên 26.221 máy); tổng chiều dài đường sắt tăng lên gần 5 lần; tàu chạy
bằng máy hơi nước tăng lên 3,5 lần.
Nông nghiệp: Cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 đã mang lại một bộ
mặt mới cho nông thôn nước Pháp. Nông dân được chia ruộng đất, quan hệ tư bản chủ
nghĩa được thừa nhận và ngày càng phát triển, sự phát triển của khoa học kỹ thuật ... đã
thúc đẩy nông nghiệp Pháp phát triển. Đại bộ phận ruộng đất nằm trong tay tư bản, tuy
nhiên, về cơ bản nơng nghiệp Pháp vẫn mang tính chất của một nền tiểu nông tư hữu
theo hướng thị trường.
Thương nghiệp: Trên cơ sở kinh tế công nông nghiệp phát triển và một thị
trường nội địa thống nhất, ngành kinh tế thương nghiệp tư bản chủ nghĩa Pháp cũng
phát triển. Trong lĩnh vực ngoại thương, năm 1851, tổng kim ngạch đạt 2.615 triệu fran
thì đến năm 1869 đã lên tới 8.003 triệu fran gấp hơn 3 lần, đối tượng trao đổi không chỉ
với những nước tư bản chủ nghĩa mà còn với hệ thống thuộc địa rộng lớn.
Ngân hàng: Từ năm 1851 đến năm 1869, hoạt động của ngân hàng Pháp tăng lên
hơn 5 lần (từ 1.592 triệu fran lên tới 8.325 triệu fran). Các cơ sở giao dịch hoạt động
mạnh mẽ mà phần lớn là cho vay nặng lãi (năm 1868, 14 chính phủ các nước phải vay
nợ của ngân hàng Pháp 33 tỷ fran).
Sự cạnh tranh tư bản diễn ra gay gắt, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa vì
phá sản. Đời sống xã hội thay đổi, phân hoá giàu nghèo gia tăng : năm 1858, có khoảng
3 triệu ăn mày, 6 triệu khơng đủ mức sống tối thiểu trong khi giai cấp tư sản giàu lên
một cách nhanh chóng.
Tóm lại: Nền Đế chế II là một nền chính trị phản động của giai cấp tư sản và các
lực lượng Bảo hồng Pháp. Nó trở thành công cụ cho giai cấp tư sản và các lực lượng
phản động Pháp thống trị, áp bức nhân dân Pháp. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ
nghĩa Pháp chỉ làm giàu cho giai cấp thống trị còn nhân dân lao động Pháp bị bóc lột
đến tận cùng. Bầu khơng khí ngột ngạt của nền chính trị Pháp báo hiệu một cơn bão táp
cách mạng đang đến gần.

1.2. CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ
1.2.1. MỤC ĐÍCH CỦA PHÁP, PHỔ

Về phía Pháp: Napơlêơng III muốn thơng qua cuộc chiến tranh này để cứu vãn
nguy cơ sụp đổ của nền Đế chế II; xoa dịu những mâu thuẫn trong nước đang phát triển
tới mức gay gắt, huớng sự chú ý của các tầng lớp xã hội vào cuộc chiến tranh; tăng thêm
uy tín và địa vị của nền Đế chế II cũng như giai cấp tư sản Pháp trên trường quốc tế; cản
trở quá trình thống nhất nước Đức vì lo ngại về một nước Đức hùng mạnh ngay bên
cạnh; cướp đoạt một phần đất đai và của cải của Đức ...
Về phía Phổ: Q trình đấu tranh thống nhất Đức đang ở vào giai đoạn cuối.
Bằng những cuộc chiến tranh với Đan Mạch (1864), Áo – Hung (1866) thắng lợi, năm
1867, Liên bang Bắc Đức được thành lập dưới quyền lãnh đạo của Phổ, gồm 18 nước và
3 thành phố tự do ở Bắc Đức. Con đường thống nhất nước Đức “bằng sắt và máu” do

Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử


8

Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

Bixmắc (Otto Von Bismarck 1815 – 1819). Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phổ
đề xướng đạt thắng lợi khi tiến hành cuộc chiến tranh với Pháp. Phổ muốn tiến hành
cuộc chiến tranh này, một mặt để sát nhập phần còn lại ở vùng Tây Nam Đức (giáp giới
Pháp) vào Liên bang Bắc Đức; mặt khác để tìm kiếm lợi nhuận phục vụ cho q trình tư
bản hố đất nước đồng thời làm yếu đi thế lực tư bản Pháp ...
1.2.2. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA NỀN ĐẾ CHẾ II.


Ngày 19/7/1870, Napôlêông III tuyên chiến với Phổ. Ngay từ đầu, quân Pháp đã
bị thua hết trận này đến trận khác. Cả hai cánh quân đều bị vây hãm : một ở pháo đài
Mếtdơ (Metz) và một ở pháo đài Xơđăng (Sedan). Ngày 2/9/1870, Napôlêông III cùng
với 80 ngàn quân Pháp đầu hàng ở pháo đài Xơđăng.
Tin tức lan truyền về tới Pari, ngày 4/9/1870, quần chúng Pari xuống đường biểu
tình địi lật đổ nền Đế chế II. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập do tướng
Tơrơsuy (Trochu) - một phần tử Bảo hồng, nguyên Thị trưởng Pari – làm thủ tướng.
Chính phủ này đã không thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, trái lại còn âm mưu
thỏa hiệp với quân Phổ để đàn áp quần chúng cách mạng.
Ngày 27/10/1870, Tướng Baden (Bazel) đầu hàng quân Phổ ở Mếtdơ, cuộc
chiến tranh Pháp – Phổ do giai cấp tư sản lãnh đạo về cơ bản đã kết thúc. Nước Pháp
bại trận.
2. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN PARI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CÔNG XÃ PARI
2.1. TÌNH HÌNH PARI SAU KHI QUÂN PHÁP ĐẦU HÀNG QUÂN PHỔ

Ngay từ khi cuộc chiến tranh bùng nổ, Mác đã gửi thư cho công nhân Pháp và
Đức. Người đã phân tích tính chất của cuộc chiến tranh và kêu gọi giai cấp công nhân ở
hai nước hãy cảnh giác sẵn sàng đấu tranh. Khi quân Pháp đầu hàng ở pháo đài Mếtdơ,
phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đã diễn ra mạnh mẽ mà trung tâm là Thủ đô
Pari. Ngày 31/10/1870, dưới sự lãnh đạo của phái Blăngki (Blanqui), nhân dân Pari biểu
tình chiếm được Tồ Thị chính nhưng sau đó bị Chính phủ Lâm thời đàn áp. Trước thái
độ đầu hàng của chính phủ tư sản (11/1870, Bộ trưởng Ngoại giao Guynlơ Phavrơ
(Jules Favre) đã bí mật ký với đại diện của Bixmắc một thoả ước đầu hàng), quần chúng
Pari đã thành lập được hơn 200 tiểu đồn Vệ quốc, tự trang bị vũ khí và tổ chức bảo vệ
Thủ đơ.
Vào tháng 1/1871, trong vịng vây của quân Phổ, Pari lâm vào cảnh đói rét
trầm trọng. Hơn 20 ngàn người bị chết, nhà máy, xí nghiệp bị đóng cửa, giá cả luơng
thực, thực phẩm tăng vọt. Giữa lúc đó, Chính phủ Lâm thời lại lần lượt ký với Bixmắc
những hiệp định đầu hàng. Ngày 18/1/1871, lễ tuyên bố thống nhất nước Đức được long
trọng tổ chức ở cung điện nước Pháp Vécxây (Vessailler). Từ ngày 23/1/1871 đến ngày

28/1/1871, cuộc hội nghị chính thức về thoả thuận đình chiến giữa đại diện chính phủ
Pháp với đại diện chính phủ Đức đã diễn ra tại Vécxây.
Ngày 8/2/1871, theo điều khoản đình chiến ký ngày 28/1/1871, cuộc bầu cử
Quốc hội Pháp đã được tiến hành dưới sự giám sát của quân Phổ. Phe Bảo hoàng thắng
lớn với 450/750 ghế trong Quốc hội, âm mưu khôi phục nền quân chủ. Ađơnphơ Chie
(Adolphe Thiers) được cử làm Thủ tướng chính phủ. Ngày 28/2/1871, Chie đã ký với
Bixmắc hiệp ước đầu hàng trong đó có những điều khoản cơ bản: nước Pháp phải bồi
thường cho Đức 5 tỷ fran chiến phí; cắt tỉnh Andát (Alsace) và 1/3 tỉnh Lôren (Loren)

Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử


Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

9

cho Đức; Đức được phép chiếm đóng những vị trí quan trọng của Pari cho đến khi nào
phía Pháp thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình.
Trước hành động đầu hàng của Chie và chính phủ tư sản, quân đội Vệ quốc đã
chuyển về chiếm lĩnh hai ngọn đồi ở Đông Bắc Pari là Môngmáctơrơ (Monmartre và
Benlơvinlơ (Bellerviller) và bầu ra Uỷ ban Trung ương quân đội Vệ quốc. Ngày
24/2/1871, Uỷ ban đã lãnh đạo nhân dân biểu tình kỷ niệm nền Cộng hoà thứ Hai ở
trước ngục Baxti (Bastiler). Lo sợ trước khí thế của quân đội Vệ quốc, vào trung tuần
tháng 3/1871, Quốc hội tư sản ra lệnh tước vũ khí của quân đội Vệ quốc.
2.2. CUỘC CÁCH MẠNG BÙNG NỔ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG XÃ PARI

Rạng sáng ngày 18/3/1871, quân đội tư sản đánh chiếm các vị trí chiến lược ở
tả ngạn sơng Xen và bí mật bao vây quân Vệ quốc ở ngọn đồi Môngmáctơrơ. Được tin

từ quần chúng nhân dân, Uỷ ban trung ương quân đội Vệ quốc một mặt phản công, mặt
khác kêu gọi binh lính đầu hàng. Đến 9 giờ sáng, quân đội tư sản rút chạy. Buổi trưa
cùng ngày, quân đội Vệ quốc tiến công vào các công sở, trại lính của chính phủ tư sản
tại Pari. 20 giờ hơm đó, quần chúng cách mạng làm chủ hồn tồn thành phố Pari, chính
phủ và quân đội tư sản rút chạy về Vécxây. Cuộc cách mạng kết thúc thắng lợi tại thủ
đô của nước Pháp.
Sau thắng lợi, Ủy ban trung ương quân đội Vệ quốc trở thành chính phủ Lâm
thời tạm quyền quản lý thành phố chờ tổng tuyển cử. Ngày 26/3/1871, cuộc tổng tuyển
cử theo lối phổ thông đầu phiếu cho mọi công dân từ 18 tuổi trở nên đã diễn ra trong
khơng khí tưng bừng, nhộn nhịp. Ngày 28/3/1871, Hội đồng Công xã gồm 85 đại biểu
long trọng ra mắt quốc dân.
Trong số đó, 25 đại biểu là cơng nhân, 30 đại biểu là trí thức, 15 đại biểu là tư
sản nhưng sớm từ chức, còn lại là các đại biểu thuộc mọi giới khác nhau. Hội đồng
Công xã đóng vai trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Pari cách mạng. Trong Hội
đồng có các uỷ ban phụ trách các vấn đề khác nhau của bộ máy nhà nước như: quân sự,
bưu điện, lao đọng xã hội, tài chính, giáo dục, nghệ thuật,...
Ngay từ đầu, trong Hội đồng Cơng xã đã phân hố thành hai phe: thiểu số và đa
số.
Phe thiểu số chiếm 1/3 số ghế là những người Pruđông (Proudhon). Họ cho
rằng : Hội đồng Công xã không nên đi quá phạm vi là một hội đồng thành phố. Nước
Pháp là liên bang của hội đồng thành phố và nông thôn tự trị. Họ chống lại việc thành
lập chính quyền tập trung và phản đối chức năng trấn áp kẻ thù. Phe thiểu số lại phân
chia làm 2 phái: phái Hữu phủ nhận sự cần thiết của chun chính vơ sản và đấu tranh
chính trị; phái Tả cho rằng cần thực hiện triệt để quyền sở hữu xã hội về tư liệu sản
xuất, liên hệ mật thiết với cơng nhân qua các tổ chức cơng đồn, câu lạc bộ dân chủ và
điều chỉnh sự trao đổi bằng cách cho vay nhẹ lãi.
Phe đa số chiếm 2/3 số ghế gồm những người theo tư tưởng Blăng ki và
Giacôbanh Mới. Họ chủ trương hạn chế tối đa quyền sở hữu đại tư sản, củng cố tiểu tư
hữu. Họ chủ trương phải xây dựng một chính quyền tập trung mạnh mẽ trên cơ sở kiên
quyết trấn áp bọn phản cách mạng. Hội đồng Cơng xã là chính phủ chung của cả nước

Pháp. Tuy nhiên phe đa số lại kém liên hệ với quần chúng nên chủ trương này không trở
thành hiện thực.

Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử


Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

10

Sự tồn tại của các phe phái nói trên đã làm cản trở đến tiến trình của cách
mạng. Trong nội bộ Hội đồng Công xã liên tục diễn ra những cuộc tranh cãi gay gắt làm
cản trở việc thực hiện những địi hỏi xã hội.
2.3. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA HỘI ĐỒNG CÔNG XÃ
2.3.1. Về Bộ MÁY NHÀ NƯớC

Sau khi đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, Hội đồng Công xã được
thành lập dựa trên cơ sở dân chủ vô sản là cơ quan tối cao của Nhà nước. Hội đồng
Công xã thực thi quyền lực thông qua 10 uỷ ban do các Uỷ viên của Hội đồng Công xã
đứng đầu. Nhiều ngoại kiều tham gia Hội đồng Công xã như Phrăngken (Frankel) người
Hung, Đômbơrốpxki (Dombropxki), người Ba Lan, E. Đmitriêva người Nga... Mọi
thành viên của Hội đồng Cơng xã và các uỷ ban đều có thể bị bãi miễn khi khơng đủ tín
nhiệm. Mức lương của các Ủy viên Hội đồng Công xã đều không được vượt q mức
lương trung bình của cơng nhân.
Hội đồng Cơng xã ban bố sắc lệnh bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh
sát tư sản thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự chỉ huy của Hội đồng
Công xã. Hội đồng Công xã cũng ra sắc lệnh tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của
Nhà nước, huỷ bỏ ngân sách về tôn giáo.

2.3.2. Về KINH Tế – XÃ HộI :

Hội đồng Công xã giao quyền quản lý các xí nghiệp, nhà máy mà chủ tư bản bỏ
trốn cho công nhân. Ở các nhà máy, xí nghiệp mà chủ tư bản đang làm chủ, Hội đồng
Công xã quản lý chế độ tiền lương công nhân , cấm khơng được cúp phạt dù dưới hình
thức nào đối với công nhân, cấm làm việc ban đêm (sắc lệnh ngày 20/4/1871).
Hội đồng Công xã ban bố chế độ ngày làm việc 8 giờ và điều chỉnh mức lương
cho cơng nhân theo năng lực chun mơn và tính chất công việc.
Hội đồng Công xã quy định giá cả lương thực, thực phẩm và hoãn trả các khoản
nợ trước đây; bãi bỏ dịch vụ cầm đồ, trả lại đồ cầm cho công nhân; thay đổi điều kiện
ăn ở cho người nghèo; bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ; xây dựng các cơ sở giữ trẻ
cho con em công nhân...
Hội đồng Cơng xã cịn chú ý xây dựng khối đồn kết liên minh với nông dân.
Họ rải 10 vạn tờ truyền đơn bằng khinh khí cầu kêu gọi nơng dân đứng về phía cơng
nhân chốnh kẻ thù chung là giai cấp tư sản. Rất tiếc rằng hành động này không thu được
kết quả vì sự phản tuyên truyền của giai cấp tư sản.
2.3.3. Về VĂN HỐ GIÁO DụC

Hội đồng Cơng xã ra sắc lệnh tách nhà thờ ra khỏi hệ thống giáo dục, thay thế
đội ngũ giáo viên là cha cố bằng giáo viên mới, tăng lương cho giáo viên. Hội đồng
Công xã ra sắc lệnh quy định chế độ giáo dục bắt buộc, miễn phí đối với lứa tuổi học
sinh. Ngày 2/5/1871, Hội đồng Công xã quyết định thành lập 2 trường trung học chuyên
nghiệp.
Ngày 21/5/1871, Hội đồng Công xã ra sắc lệnh thủ tiêu việc kinh doanh nghệ
thuật tư nhân và trực tiếp quản lý các cơng trình, di sản văn hoá cũng như các hoạt động
nghệ thuật để phục vụ đơng đảo quần chúng; khuyến khích các nhà văn, nhà thơ, nhạc
sỹ sáng tác những tác phẩm văn học phục vụ cho sự nghiệp của Công xã. Bài Quốc tế ca
do Ơgien Pơchiê sáng tác trong hồn cảnh ấy.

Th.s. Bùi Văn Hùng


Khoa Lịch Sử


Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

11

Những chính sách trên chứng tỏ Hội đồng Cơng xã Pari là một Nhà nước kiểu
mới của giai cấp vô sản. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà
trong một chừng mực nào đó những chính sách ấy chưa được thực hiện và thực thi chưa
đầy đủ.
2.4. SỰ THẤT BẠI CỦA CÔNG XÃ PARI

Khi rút về Vécxây, qn đội tư sản chỉ cịn lại có 12.000 người, nhưng qn
cách mạng lại khơng tiếp tục truy kích nên chúng có thời gian để bổ sung lực lượng và
chuẩn bị phản công.
Ngày 2/4/1871, quân đội tư sản bắt đầu tấn cơng Pari. Qn đội tư sản có 65 vạn
với phương tiện và chỉ huy tốt hơn, trong khi đó, qn cách mạng có khoảng 40 vạn với
vũ khí và chỉ huy kém hơn. Mặc dù chiến đấu rất dũng cảm nhưng do so sánh tương
quan lực lượng như vậy nên thế trận nghiêng dần về phía kẻ thù. Đến đầu tháng 5, quân
đội tư sản đã chiếm được phần lớn Tây Nam của Pari.
Chính phủ tư sản Pháp được sự giúp đỡ của quân Phổ đang chiếm đóng tại vùng
phía Bắc Pari đã mở rộng phạm vi tấn cơng. Ngày 20/5/1871, quân đội tư sản mở cuộc
tổng tấn công vào Pari. Các chiến sĩ Công xã đã chiến đấu vô cùng anh dũng cản từng
bước tiến của kẻ thù. Tuần lễ đẫm máu đã diễn ra từ ngày 20 đến ngày 28 tháng 5 kết
thúc bằng sự thất thủ của chiến luỹ cuối cùng của công xã. Một cuộc tàn sát đẫm máu đã
diễn ra. Hàng trăm ngàn chiến sĩ Công xã đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo
vệ sự nghiệp vinh quang của giai cấp công nhân Pari.
3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA

CÔNG XÃ PARI
3.1. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

Về khách quan, chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển, trong khi đó lực lượng
của giai cấp vô sản thế giới chưa thống nhất thành một mặt trận chống chủ nghĩa tư bản.
Do đó, các thế lực tư bả trong và ngoài nước câu kết với nhau để đàn áp phong trào cách
mạng của giai cấp vô sản.
Về chủ quan, giai cấp công nhân Pháp chưa có một chính đảng thống nhất, thiếu
chuẩn bị, rèn luyện, nên chưa ý thức rõ rệt về nhiệm vụ chính trị của mình. Cơng xã đã
tỏ ra thiếu kiên quyết và rộng lượng với kẻ thù của mình. Những chính sách của Hội
đồng Cơng xã chưa có hiệu lực và phát huy hết tác dụng trong việc tổ chức và quản lý
xã hội. Vấn đề liên minh công nông được đặt ra nhưng chậm trễ và phản tác dụng....
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Sự cần thiết phải xây dựng một chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân
được trang bị lý luận sắc bén của chủ nghĩa Mác.
Phải triệt để đập tan bộ máy Nhà nước cũ để xây dựng bộ máy Nhà nước mới
của giai cấp vô sản. Bộ máy nhà nước ấy phải thực hiện đầy đủ, triệt để hai chức năng
trấn áp và xây dựng để gìn giữ chính quyền mới giành được.
Phải khơng ngừng củng cố và tăng cường khối liên minh công nông vững chắc
làm cơ sở để giành và giữ chính quyền đồng thời tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ
chiến lược và sách lược của cách mạng vơ sản.
Ngồi ra cịn có thể rút ra những bài học quý báu khác về chiến lược, sách lược,
thời cơ cách mạng, khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng,...

Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử



Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại

12

3.3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Công xã Pari là cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản với tư cách là một
lực lượng chính trị độc lập đấu tranh chống giai cấp tư sản vì quyền lợi chính trị của
mình. Chứng tỏ rằng giai cấp vơ sản chính là người lĩnh sứ mệnh lịch sử là đào mồ chôn
chủ nghĩa tư bản
Cơng xã Pari đã sáng tạo ra hình thức chính quyền mới dựa trên cơ sở dân chủ
vơ sản – Nhà nước ckiểu mới của giai cấp vô sản vì quyền lợi của nhân dân lao động.
Cơng xã Pari đã góp phần quan trọng bổ sung vốn thực tiễn trong học thuyết của
chủ nghĩa Mác
Công xã Pari là biểu hiện cao độ về sự gắn bó chặt chẽ giữa tính giai cấp, dân
tộc và thời đại.
CHƯƠNG II
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA
GIAI ĐOẠN 1870 –1914
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1870 –1914
1.1.1. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Về công nghiệp:
-

Công nghiệp luyện kim, do việc sử dụng lò Bétxơme (Bessme) và lò Máctanh
(Martin) nên sản lượng thép tăng từ 250 ngàn tấn năm 1870 lên tới 28,3 triệu tấn
năm 1900 và 76 triệu tấn năm 1903, gang từ 41 triệu tấn năm 1900 lên tới 79 triệu
tấn năm 1903.


-

Công nghiệp năng lượng, nguồn năng lượng than được khai thác ngày càng tăng từ
700 triệu tấn năm 1900 lên đến 1.300 triệu tấn năm 1903. Việc sử dụng nguồn điện
năng từ nước (thuỷ điện) cũng được đẩy mạnh song song với việc thiết lập hệ thống
tải điện đi xa. Một nguồn năng lượng mới là dầu hoả được phát hiện và sử dụng tạo
điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Năm 1870, tổng sản lượng dầu hoả toàn
thế giới là 0,8 triệu tấn đến năm 1903 là 52 triệu tấn

-

Các ngành công nghiệp khác như hoá học mới ra đời sản xuất thuốc nhuộm, thuốc
trừ sâu, phân bón, thuốc nổ...;ngành chế tạo máy, ơ tơ,... cũng rất phát triển. Năm
1900 cả thế giới có 37 ngàn chiếc ơ tơ thì đến năm 1903 đã lên tới 485 ngàn chiếc
các loại.

-

Ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng nhất là trong lĩnh vực đường sắt.
Năm 1900, tổng chiều dài đường sắt thế giới là 800 ngàn km thì đến năm 1903 đã
lên đến 1,1 triệu km. Tàu biển ngày càng hiện đại với trọng tải ngày càng lớn chạy
bằng máy móc.

-

Ngành giao thơng liên lạc phát triển với những phát minh quan trọng như radio, vô
tuyến điện, điện báo, điện thoại,...

Về nông nghiệp: Do sự phát triển như vũ bão của công nghiệp, nông nghiệp cũng có

những bước phát triển đáng kể nhưng so với cơng nghiệp thì chậm chạp hơn nhiều lần.
Những tiến bộ mới như mở rộng diện tích canh tác, phương pháp canh tác, chun canh
hố, cơ giới hố, phân bón, giống cây trồng, thuốc trừ sâu,...đã tạo ra một nguồn của cải
to lớn đủ chi dùng cho con người và sản xuất.
Th.s. Bùi Văn Hùng

Khoa Lịch Sử



×