Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mẹo kiểm soát đổ mồ hôi tay chân potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.59 KB, 9 trang )

Mẹo kiểm soát đổ mồ hôi
tay chân

Bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được sự đổ mồ hôi ở
chân tay của bạn trong mùa hè nóng nực này đấy.
Hãy lắng nghe và áp dụng ngay nhé!
-> Điều trị chứng đổ mồ hôi tay bằng kỹ thuật mới
1. Nguyên nhân của chứng tiết mồ hôi tay, chân
Nguyên nhân bên ngoài: Do
thời tiết nóng, hoạt động thể lực
nhiều, hoặc gặp phải việc quá
căng thẳng lo sợ
Nguyên nhân bên trong: do hệ thần kinh hay cụ thể hơn
là dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều
hơn bình thường. Dây thần kinh này gửi tín hiệu tới các
mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay bàn chân
lạnh ngắt và ẩm ướt.
Hoặc cũng có thể do các nguyên nhân khác như sốt bởi
nhiễm trùng, do cường giáp, hạ đường huyết.
2. Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện thường xuyên và nhiều nhất là những khi gặp
khí hậu lạnh, hoặc những lúc làm việc căng thẳng, hay
tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm Thậm chí có
người mồ hôi chảy thành giọt.
Mồ hôi thường đổ nhất là trong suốt mùa hè, bàn tay, bàn
chân ướt sũng, nếu để bàn tay rủ xuống có thể thấy nước
nhỏ giọt ở các đầu ngón tay, bàn chân luôn luôn ướt là
căn nguyên của chân nặng mùi hôi.
Ở một số trường hợp bệnh nặng, thì mồ hôi đổ ra liên tục
(ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi
nhiều ở da đầu hoặc toàn thân.


3. Một số phương pháp điều trị
Chữa bằng các mẹo nhỏ:
- Đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà. Sau đó để nguội và ngâm
tay vào trong vòng 30 phút. Chất tanin trong trà có tác
dụng làm se bề mặt da tay và được xem như là chất
chống mồ hôi hữu hiệu hoặc bạn cũng có thể sử dụng túi
trà để nắm trong tay khoảng từ 10 đến 15 phút.
- Dùng bông gòn thấm cồn hoặc có thể sử dụng dung dịch
nhôm cholorhydrate để lau sạch tay, điều này có thể giúp
thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế việc tiết mồ hôi.
- Dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, cắt
sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho
vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới
lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay
đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm
chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút,
mỗi ngày làm 1 lần). Những trường hợp ra mồ hôi tay,
chân nhẹ thì dùng cách chữa này rất khả quan. Ngoài ra
có thể dùng muối hột đem nấu nước để ngâm chân tay
vào; hoặc rang muối trên chảo cho nóng lên rồi xông hơi
nóng của muối; hoặc gói muối hột đã rang vào túi vải rồi
chườm vào chân tay cũng được.
Chữa bằng cách tập dẫn khí:
Hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí
đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4 cm,
hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến
các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay
thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác
tê dần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực
hiện ở hai lòng bàn chân.

Chữa bằng y học hiện đại:
- Điện chuyển ion: Đưa các hạt điện tích của thuốc qua da
vào sâu dưới da. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là
aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0,01% trong môi
trường điện chuyển ion.
Phương pháp này dùng thay thế cho phương pháp bôi tại
chỗ. Bằng cách tiêm botulinum A toxin: tiêm botox vào mỗi
bàn chân, tay hoặc nách tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây yếu cơ khi cầm
nắm nên khuyên bệnh nhân khi làm việc phải thận trọng.
Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng sau khi tiêm
nhưng giá thành cao. Ở điều kiện nước ta chỉ cần tiêm
một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
- Phẫu thuật: Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì
phương pháp phẫu thuật được áp dụng: cắt bỏ hạch giao
cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay.
- Uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholinergic như pro-
banthine hoặc glycopyrrolate có thể có tác dụng giảm tiết
mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc.

×