Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

nghiên cứu tỷ lệ và tổn thương một số cơ quan đích của tăng huyết áp “áo choàng trắng” bằng kỹ thuật đo huyết áp lưu động 24 giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.14 KB, 84 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch phổ biến nhất hiện nay, đang là mối
đe doạ rất lớn đối với sức khoẻ của nhân dân các nước trên thế giới, là nguyên
nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với người lớn tuổi ở các nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển [4].
Trên thế giới, các tác giả nhận thấy có 8-18% người trên 18 tuổi bị tăng
huyết áp [7]. Những cuộc điều tra trong dân cư cho thấy người tăng huyết áp
chiếm từ 5-30% dân số tuỳ từng nước, tuỳ từng chủng tộc.Theo thống kê năm
1993, ở Pháp có 5 triệu người bị tăng huyết áp bằng 12% dân số người lớn
(1997), còn ở Mỹ có khoảng 50 triệu người bị tăng huyết áp. Ở Việt Nam, các
nghiên cứu y học cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp từ 1-2% dân số trong những
thập kỷ 60 lên đến 11,7% ở đầu thập kỷ 90 [4]. Ở các tỉnh phía Bắc theo điều
tra của viện Tim mạch Việt Nam, con số đã tăng lên rất cao, tỷ lệ tăng huyết
áp chiếm 16,32% ở người dân từ 25 tuổi trở lên [6]
Thông thường để chẩn đoán tăng huyết áp người ta thường dựa vào chỉ số
đo huyết áp tại phòng khám qua nhiều lần khám để đi đến kết luận tăng huyết áp.
Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân đó có những người chỉ tăng tại phòng
khám nhưng lại bình thường ở hầu hết các thời điểm khác nhau trong ngày, gọi
là tăng huyết áp “áo choàng trắng” [5],[12],[26][27]. Trong những năm gần đây
cùng với sự phát triển của các thiết bị đo huyết áp ở nhà và kỹ thuật đo huyết áp
lưu động 24 giờ ( Ambulatory Blood Pressure Monitoring - ABPM ) có những
tiến bộ đáng kể thì vấn đề tăng huyết áp “áo choàng trắng” mới được quan tâm
nhiều hơn.Việc chẩn đoán tăng huyết áp “áo choàng trắng” là vấn đề cần thiết
trong thực tế lâm sàng. Ngày nay bằng kỹ thuật đo huyết áp lưu động 24 giờ
(ABPM) người ta càng có nhiều chứng cứ khoa học cho thấy tăng huyết áp “áo
choàng trắng” là tình trạng lành tính và thuộc nhóm nguy cơ thấp [11],[22],[29].

2
Do đó, vấn đề đặt ra là khi nào thầy thuốc nên nghi ngờ bệnh nhân có tăng huyết


áp “áo choàng trắng”? và làm thế nào để chẩn đoán phân biệt giữa tăng huyết áp
“áo choàng trắng” và tăng huyết áp thực sự? sẽ giúp bệnh nhân tránh được sự
điều trị không cần thiết, hạn chế chi phí điều trị và tác dụng phụ của điều trị
thuốc, cũng như giảm bớt tâm lý lo âu về bệnh tật.
Ở Việt Nam, việc dùng máy đo huyết áp lưu động 24 giờ cũng mới xuất
hiện một vài năm gần đây, mới chỉ có một số trung tâm tim mạch lớn ở thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y Huế đưa vào sử dụng.
Đã có một số công trình nghiên cứu về phương pháp đo này nhưng chưa có một
nghiên cứu nào thực sự đầy đủ về tăng huyết áp “áo choàng trắng”, mối liên
quan của tăng huyết áp “áo choàng trắng” với tổn thương một số cơ quan đích.
Để góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu tỷ lệ và tổn thƣơng một số cơ quan đích của tăng huyết
áp “áo choàng trắng” bằng kỹ thuật đo huyết áp lƣu động 24 giờ”.
Nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp “áo choàng trắng” ở các bệnh nhân
được chẩn đoán tăng huyết áp tại phòng khám.
2. Đánh giá sự liên quan của tăng huyết áp “áo choàng trắng” với phì
đại thất trái và tổn thương đáy mắt.

3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế Thế giới (OMS) năm 1978, một người lớn bị tăng
huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu ( 160mmHg (21,7Kpa), hoặc huyết áp
tâm trương ( 95mmHg (12,7Kpa). Còn huyết áp (HA) tối đa từ 140-
160mmHg (18,7Kpa-21,3Kpa) và huyết áp tâm trương từ 90-95mmHg
(12Kpa-12,7Kpa) gọi là THA giới hạn.

Năm 1993 cùng với hội THA Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới đã qui
định lại huyết áp tâm thu (HATT) từ 140mmHg trở lên và huyết áp tâm
trương (HATTr) từ 90mmHg trở lên được coi là THA chính thức.
Đầu năm 1999, Tổ chức Y tế Thế giới và hội THA Thế giới vẫn khẳng
định được coi là THA khi huyết áp từ 140/90mmHg trở lên [79].
Năm 2004 chỉ số huyết áp này vẫn được khẳng định lại một lần nữa. Cho
đến nay WHO/ISH đã thống nhất gọi là THA khi HA tâm thu (140mmHg và
hoặc tâm trương ( 90mmHg.
1.1.2. Dịch tễ tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán có 8-18% người trưởng
thành nhiều nơi trên thế giới có trị số HA tăng. Trong đó dân Châu Âu10%,
Châu Mỹ15-20%, Pháp 20%. Châu Á: Inđônêxia tỷ lệ THA: 5-15% và trên 20
tuổi là 20% [79]. Công bố mới nhất của Liên uỷ ban Quốc gia về phòng ngừa,
phát hiện, đánh giá và điều trị THA lần thứ 7 năm 2003 [57] cho thấy tại Hoa
Kỳ có gần 50 triệu người lớn THA, trên toàn thế giới có xấp xỉ 1 tỷ người
THA và khi dân số già đi thì xuất độ THA sẽ nhiều hơn nữa. Dự báo đến năm
2025 số nguời lớn THA sẽ tăng lên đến 60% chiếm 1,56 tỷ người. Dữ liệu
gần đây từ nghiên cứu Framingham cho thấy những người có huyết áp bình

4
thường ở tuổi 55 thì 90% nguy cơ bị THA [47],[57].
Bệnh THA cũng có tần suất thay đổi theo giống nòi, giới tính và đặc biệt
là trình độ phát triển kinh tế, năm 2000 có 333 triệu người THA ở các nước
phát triển thì tới 639 triệu người THA ở các nước nghèo [61].
Trị số huyết áp ở nữ thấp hơn ở nam cùng độ tuổi từ 20-25, nhưng sau
50 tuổi nữ lại cao hơn nam [21],[22],[23],[24].
Ở Việt Nam trong khoảng10-15 năm gần đây, cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, cách sống của
người dân có thay đổi, hút thuốc lá nhiều, ít hoạt động thể lực, trọng lượng cơ
thể tăng, béo phì, kèm bệnh đái đường tăng, tuổi thọ nâng cao, nên tỷ suất

bệnh THA ở Việt Nam cũng tăng nhanh.
Theo giáo sư Đặng Văn Chung, tỷ lệ bệnh THA trước năm 1960 là 1,3-
3%, thì đến năm 1992 theo công trình điều tra dịch tể học bệnh THA toàn quốc
của Viện Tim Mạch Học Việt Nam với mẫu 48.303 người, có tỷ lệ THA 11,7%,
cao hơn rất nhiều so với trước [47]. Năm 2002, Nghiên cứu của Phạm Gia Khải
tại 12 phường Nội thành Hà Nội, người trưởng thành 23% bị bệnh THA [21].
Ở Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ THA chung là 16,05% trong đó THA độ I:
10.21%, độ II: 3,88%, độ III: 1,96%. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam 17,99%, ở nữ
14,51% [23]. Độ tuổi càng cao tỷ lệ THA càng tăng, nam giới ở lứa tuổi lớn
hơn 55 xấp xỉ 1 nữa số người bị bệnh THA, còn ở nữ thì tỷ lệ này khoảng lứa
tuổi 65 trở lên [17],[21],[22],[23],[24].
Ở Khánh Hoà, nghiên cứu của Trần Văn Huy, THA ở người hơn 15 tuổi
theo dân số tỉnh chiếm 9,52% con số này tăng rất nhiều so với 15 năm trước,
từ 50 tuổi trở lên có 24% THA độ I và 16% THA độ II [15].
Ở Thừa Thiên Huế theo Huỳnh Văn Minh và cs, tỷ lệ bệnh THA tại
Thành phố Huế là 5,3% (năm 1994)[32]. Và đến năm 2004 theo nhóm nghiên
cứu Phạm Như Thế, Huỳnh Văn Minh và cs thì tỷ lệ này đã tăng lên 7,6%

5
(tăng 1,4 lần so với năm 1994)[50]. Còn đối với người cao tuổi tại xã Hương
Thuỷ Thành phố Huế với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoàng thì tỷ lệ THA là
38,8% [16].
1.1.3. Nguyên nhân tăng huyết áp
Nguyên nhân THA bao gồm 2 nhóm là THA nguyên phát (vô căn) và
THA thứ phát (có nguyên nhân) [5],[25],[29],[33],[49],[52].
THA nguyên phát hay còn được gọi với nhiều tên khác như: THA không
tìm thấy nguyên nhân, THA gia đình, THA bản chất, bệnh THA …
Khoảng 5% bệnh nhân THA tìm thấy có nguyên nhân, gọi là THA thứ
phát, khám lâm sàng tỉ mỉ có thể phát hiện và hướng tới những nguyên nhân
này. Các nguyên nhân của THA thứ phát như sau [33],[34]:

- Bệnh Thận:
+ Bệnh nhu mô một hoặc 2 bên: Viêm cầu thận cấp, mãn, viêm thận, bể
thận mãn.
+ Thận đa nang.
+ THA mạch máu thận.
+ Khối u renin.
- Bệnh ống thận với hạ kali máu (hội chứng Liddle) hoặc tăng kali máu
(hội chứng Gordon).
- Bệnh Enzym làm tăng hoạt động quá mức corticoid khoáng (hội chứng
Ulick).
- Bệnh tuyến thượng thận:
+ U tủy thượng thận.
+ Tăng tiết aldosteron nguyên phát do khối u hoặc tăng sản.
+ Tăng tiết corticoid khối u, tăng sản, cận tân sinh.
+ Tăng tiết desoxycorticoid.
- Nội tiết (không phải là tuyến thượng thận):

6
+ Tăng hoạt tuyến cận giáp.
+ To đầu chi.
+ Rối loạn tuyến giáp.
- Bệnh mạch máu:
+ Hẹp động mạch chủ.
+ Hở động mạch chủ gây THA tâm thu.
- Bệnh chuyển hoá:
+ Đái đường.
+ Bệnh thống phong (Goutte).
- THA thai nghén.
- Nhiễm độc và do thuốc:
+ Thuốc ngừa thai Oestroprogesteron.

+ Rượu với tăng cường trương lực giao cảm.
+ Cam thảo.
+ Chất co mạch như naphtazolin nhỏ mũi, nhỏ mắt, amphetamin, thức ăn
giàu tyramin, cai thuốc clonidin (tác dụng dội).
+ Corticoid khoáng và đường.
+ Kháng viêm không steroid.
+ Thuốc giảm đau.
+ Ciclosporin.
+ Erythropoietin.
- Nhiễm độc chì.
- THA do các nguyên nhân khác:
+Bệnh thần kinh: U não, liệt tứ chi, chấn thương sọ não, Guillain- Barré,
viêm não, cắt dây thần kinh nhận cảm áp lực của xoang cảnh.
+Hội chứng ngừng thở nhất thời khi ngủ.
+Stress cấp nội khoa: Hạ đường máu, viêm tụy cấp, hội chứng porphyrin

7
cấp
+Stress cấp ngoại khoa: Bỏng, can thiệp phẫu thuật, phẫu thuật mạch
vành và động mạch cảnh.
- Tăng thể tích cấp.
Khoảng 95% THA không tìm thấy nguyên nhân gọi là: Bệnh THA, bệnh
THA nguyên phát, hay THA chủ yếu.
1.1.4. Yếu tố nguy cơ của THA nguyên phát
Có nhiều yếu tố nguy cơ của THA như tuổi, giới, trọng lượng, đái tháo
đường, yếu tố gia đình, lối sống, chế độ ăn [25],[29],[33],[34],[49],[52].
1.1.4.1. Yếu tố liên quan đến cá nhân
- Tuổi:
Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều, đã có nhiều công trình nghiên
cứu chứng minh rằng THA thường tăng dần theo tuổi nhất là các quốc gia

phát triển [74]. Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim Mạch 1989-1992 cho
thấy tỉ lệ đó là 6% ở lứa tuổi 16-39, đã tăng lên 21,5% ở lứa tuổi 50-59,
30,6% ở lứa tuổi 60-69 và 47% ở lứa tuổi trên 70 [47].
- Giới:
Hầu hết ở mọi lứa tuổi các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở nam
nhiều hơn ở nữ.
- Trọng lượng:
Béo phì, THA và kháng Insulin có sự liên quan qua cơ chế sinh nhiệt,
tăng hoạt giao cảm. Độ béo càng cao thì nguy cơ THA càng lớn [7].
- Đái tháo đường:
Ở những quần thể đái tháo đường, THA chiếm tỉ lệ cao, nhất là đái tháo
đường týp II.
- Yếu tố di truyền:
Người ta thấy tính chất gia đình của bệnh THA. Bố hoặc mẹ bị bệnh thì

8
trong số con cái cũng có người mắc bệnh.

- Yếu tố tâm lý xã hội:
Một cơn xúc cảm, một stress cấp sẽ đưa đến sự gia tăng HA tạm thời.
Đối với stress mãn tính người ta không ghi nhận sự gia tăng lâu dài HA. Tuy
nhiên stress kết hợp với yếu tố di truyền hay kết hợp với sự gia tăng tiêu thụ
natri lại làm THA thực sự.
- Rối loạn giấc ngủ:
Giấc ngủ có ảnh hưởng lên HA.
1.1.4.2. Yếu tố liên quan đến môi trường và lối sống
- Điều kiện làm việc: Tiếp xúc với tiếng động trên 85 dB làm THA.
- Hoạt động thể lực: Trị số HA và thể trọng thường thấp ở những người
có luyện tập hơn là những người ngồi lâu, ít hoạt động.
- Độ cao, thời tiết: Những người sống trên vùng cao, mùa đông băng giá

thường THA.
- Lối sống theo kiểu Tây phương được xem là thuận lợi cho THA.
1.1.4.3. Yếu tố dinh dưỡng
- Ăn nhiều muối: Nhiều công trình nghiên cứu đi đến kết luận chung là
tăng natri máu có liên quan chặt chẽ với THA. Ion natri làm THA qua cơ chế
trung gian làm tăng thể tích máu và nhất là qua sự co thắt mạch máu. Sự nhạy
cảm với natri làm THA thường gặp ở người béo, người có tuổi, người da đen
nhiều hơn da trắng.
- Kali và magnésium: có thể làm giảm HA.
- Chì và các yếu tố vi lượng: Có sự tương quan dương tính giữa trị số
HATT và HATTr với nồng độ chì trong máu.
- Calci: Tần suất và tỷ lệ tử vong tim mạch thường thấp ở những vùng
nước cứng nghĩa là giàu Ca+ +.

9
- Rượu, thuốc lá: Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày, uống rượu trên
100ml/ngày liên tục trên 3 năm có tần suất THA cao hơn ở nhóm đối
chứng.
1.1.5. Chẩn đoán THA
Chẩn đoán THA được dựa vào số đo HA của bệnh nhân. Có nhiều
phương pháp và nhiều thiết bị đo HA như huyết áp kế thuỷ ngân, huyết áp
điện tử dựa trên nguyên lí dao động mạch, huyết áp tự động 24 giờ… Đo HA
khi khám bệnh hay tự đo ở nhà cũng đều có giá trị chẩn đoán THA
[5],[25],[29],[34],[52],[62].
1.1.5.1. Đo HA
Có 3 phương pháp đo HA chủ yếu được sử dụng trên lâm sàng:
1- Đo huyết áp khi khám bệnh (đo HA phòng khám).
Trị số HA đo được gọi là HA phòng khám (HA/PK).
Dụng cụ:
1. Huyết áp kế thủy ngân hoặc loại đồng hồ được chuẩn hóa thường

xuyên mỗi 6 tháng. Băng cuốn có chiều rộng ít nhất 40% chiều dài hoặc chu
vi đoạn chi được đo HA. Nếu băng cuốn hẹp quá, số HA đo được sẽ cao hơn
thực tế. Ở người béo có chu vi cánh tay lớn hơn 40 cm, HA tâm thu sẽ cao
hơn số đo thực tế 10 mmHg với băng quấn thông thường 12cm.
Nếu đoạn chi gầy nhỏ quá, con số HA đo được sẽ thấp hơn thực tế. Đối
với trẻ nhỏ, bề rộng băng cuốn nên vào khoảng 4cm, trẻ từ 2-5 tuổi: 7-8 cm,
đối với người to béo 20 cm.
Bộ phận chứa hơi của băng cuốn có chiều dài ít nhất phải cuốn được 2/3
hoặc 80% của chu vi cánh tay (khoảng 25cm đối với người lớn), hoặc một
băng quấn "3 túi", nghĩa là có 3 túi hơi.
- Tiến hành đo: Bệnh nhân nghỉ ngơi thoải mái trong tư thế đo ít nhất 5
phút. Đối với chi trên:

10
+ Tư thế: BN ngồi để cẳng tay đặt trên mặt bàn hoặc nằm thoải mái,
cánh tay để ngang mức tim. Cánh tay để trần, tránh để ống tay áo xắn lên tạo
thành garrot, làm sai lệch kết quả. Bàn tay mở, không gồng cứng cơ.
+ Quấn băng tay: túi hơi ở giữa so với vùng đập của động mạch cánh
tay, băng cuốn phải được áp vừa khít đoạn chi, bờ dưới băng cuốn cách nếp
khuỷu 2,5 cm hoặc hai khoắt ngón tay trên hố trụ trước.
+ Bơm nhanh cho HA lên cao hơn HA tâm thu dự đoán khoảng
30mmHg (bơm tới khi đã vượt động mạch quay đập 30mmHg), xác định vị trí
HA tâm thu bởi sự biến mất của mạch quay.
+ Ống nghe được đặt ở vị trí đập của mạch quay, không luồn dưới băng
tay.
+ Xả hơi băng tay với tốc độ đều 2-3mmHg/giây.
* HATT: Xuất hiện ở tiếng đập đầu tiên Korotkoff (Giai đoạn 1).
* HATTr: Sự biến mất hoàn toàn của tiếng đập (Giai đoạn 5).
+ Đo HA luôn luôn phối hợp với đếm tần số tim, thường nghe tim nhất
là trong trường hợp loạn nhịp.

+ Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần đo là 1 phút, thường là 2 phút.
Đo HA bằng phương pháp này gọi là dựa vào tiếng đập Korotkoff.
Có 5 giai đoạn của tiếng đập Korotkoff:
+ Giai đoạn1: Tiếng đập nhẹ nhưng rõ, gọn tăng từ từ cường độ khi xả hơi
+ Giai đoạn 2: Tiếng đập trở thành tiếng thổi.
+ Giai đoạn 3: Tiếng thổi mạnh hơn.
+ Giai đoạn 4: Tiếng thổi và đập yếu hẳn đi.
+ Giai đoạn 5: Mất tiếng đập.
Kể từ giai đoạn 4 tới giai đoạn 5 có một khoảng chênh lệch đáng kể, ta
ghi 2 số HA tâm trương: Lúc tiếng đập bắt đầu yếu đi (giai đoạn 4), và lúc
mất hẳn tiếng đập (giai đoạn 5) [5],[25],34],[52].

11
Trong một số trường hợp, nhất là ở những người THA, vữa xơ động
mạch, những người có hẹp van động mạch chủ, người ta thấy hiện tượng "lỗ
thủng" hay khoảng trống HA (trou auscultatoire): Nó được đặt trưng bởi sự
biến mất tiếng đập Korotkoff giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Khoảng trống
này có thể kéo dài đến 40mmHg làm người ta đánh giá thấp HA tâm thu hoặc
đánh giá quá cao HA tâm trương [25]. Việc đo trước HA tâm thu bằng cách
bắt mạch quay cho phép loại trừ sai lầm này.
Nguồn gốc của tiếng đập Korotkoff là do sự xẹp xuống của thành mạch
sau mỗi kỳ tâm thu, lúc này áp lực trong băng quấn cao hơn và đè xuống
mạch. Sự gia tăng tính cứng của thành động mạch theo tuổi giải thích khoảng
trống HA khi nghe
- Đối với chi dưới:
+ Động mạch đùi: Người bệnh nằm sấp, băng cuốn của máy đo HA phải
rộng bản, khoảng 20cm, loa ống nghe đặt trên hố khoeo chân, phía dưới bờ
dưới của băng cuốn. Trình tự đo như với chi trên nhưng số HATT phải bơm
cao hơn.
+ Động mạch chày sau: Băng cuốn đặt quanh cẳng chân, bờ dưới băng

cuốn ngay dưới mắt cá chân, loa ống nghe đặt trên động mạch chày sau, nơi
bờ trong mắt cá chân.
Đo HA chi dưới có lợi thế để phát hiện một số bệnh như hở van động
mạch chủ: Huyết áp ở chi dưới cao hơn nhiều so với chi trên (dấu hiệu Hill).
Trong hẹp eo động mạch chủ hoặc hẹp động mạch chủ bụng HA chi trên cao,
HA chi dưới thấp [25],[29],[34],[49].
Lợi ích và hạn chế:
Lợi ích của phương pháp đo này là tiện lợi, nhanh chóng xác định được
mức độ HA của bệnh nhân. Tuy nhiên có một vài sai số liên quan đến người
bệnh, sự quan sát và đọc kết quả của thầy thuốc hoặc qui chuẩn chất lượng

12
của máy đo HA.
Trong một số trường hợp có hiệu ứng "áo choàng trắng" làm cho thầy
thuốc đánh giá quá cao mức độ của HA, hoặc bệnh nhân không được nghỉ
ngơi trước cũng ảnh hưởng đến kết quả.
Để khắc phục tình trạng này cần phải đo ít nhất 2 lần trong một lần
khám, và ít nhất 2 lần khám bệnh sau khi phát hiện ban đầu kèm theo phải cho
bệnh nhân được nghỉ trước đó ít nhất 10 phút. Giúp tránh tác động do thầy
thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả HA và tiện lợi cho bản thân, bệnh nhân cần
sử dụng máy tự đo HA ở nhà.
2- Tự đo HA tại nhà [5],[34],[52].
Dụng cụ là máy đo HA điện tử dựa trên nguyên lý dao động mạch không
cần ống nghe và đặt lên cổ tay, máy nhỏ gọn tiện lợi.
Các loại máy đã qua thử nghiệm, được chuẩn hoá và khuyến cáo bởi hội
chống THA Anh, là loại OMRON 705 và TENSIOPULS. Máy có bộ nhớ và
có thể lưu được 10 lần đo, tiện lợi cho thầy thuốc và bệnh nhân theo dõi con
số HATT, HATTr và tần số tim.
Nguyên tắc tự đo cũng phải được tôn trọng giống như đo ơ phòng khám
hay bệnh viện, bệnh nhân cần phải nghỉ ít nhất 5 phút. Bệnh nhân ngồi ở tư

thế thoải mái, tốt nhất là cạnh một cái bàn, tay gập lại để ngang mức tim.
Đo HA tại nhà có thể cho những thông tin có giá trị để đánh giá HA lúc
đầu của bệnh nhân THA, cũng như để theo dõi đáp ứng điều trị [72]. Tự đo
HA có 4 lợi điểm:
- Phân biệt được THA thực sự và THA "áo choàng trắng".
- Đánh giá được đáp ứng của thuốc chống tăng HA.
- Làm gia tăng sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân (BN).
- Làm giảm được tốn kém cho BN.
Đo tại nhà có xu hướng thấp hơn đo khi khám bệnh, cho nên nếu ở nhà

13
số đo (135/85mmHg coi như chẩn đoán xác định THA [56],[57].
3- Đo huyết áp lưu động 24 giờ: Phương pháp này có nhiều lợi ích
nhưng chưa được dùng thường qui với mục đích chẩn đoán THA.
1.1.5.2. Chẩn đoán xác định THA
Chẩn đoán xác định THA tương đối đơn giản chỉ cần đo HA chính xác
[5],[25],[29],[56],[57],[62],[67]. Để đảm bảo chính xác cần tuân thủ một số
nguyên tắc sau:
-BN phải ở trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước đó), không dùng
các chất kích thích có ảnh hưởng đến HA trước khi đo (cà phê, hút thuốc lá).
-Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế dựa, cánh tay để trần, tay để trên bàn
sao cho nếp khuỷu ngang mức tim. Trong một số trường hợp đặc biệt cần đo
HA ở cả tư thế nằm và đứng.
- Kích thước bao quấn phải thích hợp để đảm bảo chính xác. Túi hơi
trong bao quấn phải bao được ít nhất 80% chu vi cánh tay. Người to béo phải
có bao quấn lớn hơn.
- Nên dùng máy đo thuỷ ngân, tuy nhiên máy đo đồng hồ áp kế hay điện
tử cũng được.
- Con số HA tâm thu ứng với pha 1 của Korotkoff và HA tâm trương
ứng với pha 5.

- Nên đo cả 2 tay lấy bên có HA cao hơn.
- Đo ít nhất 2 lần trong một lần khám tính trung bình ( 2 lần đo cách
nhau 2 phút. Nếu 2 lần đo đầu tiên có con số lệch nhau >5mmHg thì đo thêm
và tính trung bình.
Chẩn đoán xác định THA khi thấy HATT ( 140mmHg và/ hoặc HATTr
 90mmHg.
Tuy nhiên nếu đo lần đầu mà HATT từ 140 -159mmHg và HATTr từ 90
- 99mmHg, thì nên kiểm tra và khẳng định lại trong vòng 2 tháng ít nhất 2 lần

14
khám nữa. Còn HA ( 160/100mmHg thì chẩn đoán xác định THA.
1.1.5.3. Chẩn đoán giai đoạn THA
Từ năm 1978 đến nay đã có nhiều thay đổi trong cách phân chia giai
đoạn, mức độ của THA. Có những tổ chức quốc tế lớn tham gia vào phân loại
THA đó là tổ chức Y tế Thế giới cùng với hội THA Thế giới (WHO/ISH), hội
THA Châu Âu (ESH), Uỷ ban liên quốc gia Hoa Kỳ (JNC) về phòng ngừa,
phát hiện, đánh giá và điều trị THA, từ JNC V (1993), JNC VI (1997), JNC
VII (2003). Mỗi cách phân loại có những đặc điểm riêng nhưng đều dựa trên
những căn cứ chung là con số HA kết hợp với yếu tố nguy cơ và tổn thương
cơ quan đích để đánh giá mức độ nặng của bệnh.
Hiện nay có một số cách phân loại chủ yếu áp dụng trên lâm sàng như sau:
Bảng 1.1.Phân loại THA theo JNC VI (1997) [56]
Khái niệm
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
HA tối ưu
< 120
< 80
HA bình thường
< 130

< 85
Bình thường cao
130-139
85-89
Tăng huyết áp


Giai đoạn I
140-159
90-99
Giai đoạn II
160-179
100-109
Giai đoạn III
 180
 110


15
Bảng 1.2. Phân loại THA theo WHO/ISH - 1999 [67],[79].
Khái niệm
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
HA tối ưu
< 120
< 80
HA bình thường
< 130
< 85
Bình thường cao

130-139
85-89
Độ I: THA nhẹ
140-159
90-99
Phân nhóm
THA ranh giới
140-149
90-94
Độ II: THA vừa
160-179
100-109
Độ III : THA nặng
 180
 110
THA tâm thu đơn độc
 140
< 90
Phân nhóm ranh giới
140-149
< 90
Cách phân loại của WHO/ISH-1999 cũng giống phân loại của JNC VI
chỉ khác là có thêm phân nhóm ranh giới và THA tâm thu đơn độc.
Đến năm 2004 WHO/ISH đã phân loại mới, lần này các con số HA của
người bình thường không đưa vào trong bảng phân loại của người THA.
Bảng 1.3. Phân loại THA theo WHO/ISH - 2004 [67]
GIAI ĐOẠN
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
GĐ I

140-159
90-99
GĐ II
160-179
100-109
GĐ III
 180
 110


16
Dựa vào con số HA tâm thu hoăc tâm trương cao nhất để tính giai đoạn.
Ví dụ: Huyết áp 170/ 95mmHg = THA giai đoạn II.
Huyết áp 175/115mmHg = THA giai đoạn III.
Huyết áp 160/80mmHg = THA tâm thu đơn độc.
Bản thân con số HA chưa đánh giá được mức độ nặng của bệnh mà cần
phải xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích.
1.1.5.4. Đánh giá một bệnh nhân THA
Việc thăm khám một BN THA nhằm các mục đích
[29],[33],[49],[52],[56],[57]
- Xác định giai đoạn THA.
- Tìm hiểu nguyên nhân (nếu có).
- Đánh giá các tổn thương cơ quan đích.
- Đánh giá các yếu tố nguy cơ về tim mạch hoặc các rối loạn khác để có
thái độ điều trị đúng mức và tiên lượng bệnh
+ Khai thác bệnh sử
- Khai thác tiền sử THA, thời gian, mức độ THA.
- Tiền sử các bệnh tim mạch, các triệu chứng bệnh tim mạch, suy tim, tai
biến mạch máu não (TBMMN), bệnh mạch ngoại vi, bệnh thận, tiểu đường,
rối loạn lipid máu

- Triệu chứng nghi ngờ là nguyên nhân của THA.
Các thói quen, lối sống (hút thuốc lá, uống rượu, cà phê, ăn nhiều mỡ
bão hòa, ăn mặn )
- Bệnh sử dùng thuốc tây, thảo dược, thuốc gây nghiện, hoặc những
thuốc làm THA.
- Việc sử dụng thuốc chống THA kết quả và tác dụng phụ của thuốc.
+ Khám thực thể
Đo HA đúng qui cách, trong một số trường hợp nghi ngờ cần đo HA các

17
tư thế và đo HA tứ chi.
- Khám toàn trạng: Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông.
- Thăm khám đáy mắt.
- Thăm khám hệ tim mạch, chú ý các tiếng thổi ở tim, nhịp tim các dấu
hiệu suy tim, tiếng thổi ở các mạch máu lớn
- Thăm khám bụng chú ý tiếng thổi ở động mạch chủ bụng hay động
mạch thận, thận to hay không, có các khối bất thường ở bụng không.
+ Cận lâm sàng
Các thăm dò thường qui trong THA là:
- Phân tích nước tiểu.
- Công thức máu.
- Sinh hoá máu (Bilan lipid, điện giải đồ, glucose lúc đói).
- Điện tâm đồ 12 chuyển đạo.
+ Các thăm dò hổ trợ
Creatinin máu, ure máu, protein niệu 24 giờ.
Nồng độ renin, catecholamin máu trong một số ít trường hợp.
Siêu âm tim để đánh giá khối lượng cơ thất trái, chức năng thất trái hoặc
có kèm theo bệnh hay các biến chứng tim mạch khác không.

1.1.5.5. Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch

1- Mức độ HA tâm thu và tâm trương.
2- Nam giới >55 tuổi.
3- Nữ giới >65 tuổi.
4- Hút thuốc lá.
5- Cholesterol toàn phần > 6,1mmol/l (240mg/dl) hoặc LDL-C > 4,0
mml/L (160mg/dl ).
6-HDL-C < 1,0mmol/L (< 40mg/dl) ở nam giới; < 1,2mmol/L (45mg/dl

18
) ở nữ giới .
7- Tiền sử gia đình trong thế hệ đầu bị bệnh tim mạch trước 50 tuổi.
8- Béo phì và ít hoạt động thể lực.
9- Tổn thương cơ quan đích.
10- Các bệnh phối hợp: Đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh tim, bệnh
thận và bệnh mạch máu ngoại biên [56],[57],[62].
1.1.5.6. Tổn thương cơ quan đích trong THA
- Tổn thương tim của THA [56],[57],[62],[67].
Phì đại thất trái.
- Tổn thương đáy mắt.
Đánh giá tổn thương đáy mắt trong THA bằng soi đáy mắt hay chính xác
hơn là khám nghiệm võng mạc. Dùng atropin nhỏ mắt cho đồng tử dãn tối đa
rồi dùng đèn soi đáy mắt hoặc tốt hơn là khám với kính tiếp xúc Golmann
trong buồng tối. Quan sát từ đơn giản đến phức tạp, nếu cần có thể chụp động
mạch sau khi tiêm tĩnh mạch fluorescéin.
Có một số xếp loại tổn thương đáy mắt (TTĐM) như sau:
+ Xếp loại kinh điển của Keith và Wagener [5],[34],[53] có 4 giai đoạn
gồm:
* Giai đoạn I: Hẹp động mạch.
* Giai đoạn II: GĐ I + dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch (TM).
* Giai đoạn III: GĐ II + chảy máu và xuất tiết.

* Giai đoạn IV: GĐ III + phù gai thị.
+ Xếp loại của Kirkendall [29],[34] có 3 giai đọan gồm:
* Giai đoạn I: Hẹp động mạch (ĐM) lan toả, nhưng không đều.
* Giai đoạn II: GĐ I + xuất huyết và nốt dạng bông.
* Giai đoạn III: GĐ II + phù gai thị.
-Tổn thương xơ cứng động mạch võng mạc.

19
+ Giai đoạn I: ĐM có màu hồng và dấu hiệu bắt chéo động-tĩnh mạch
+ Giai đoạn II: GĐ I + hẹp các tiểu động mạch tại chỗ.
+ Giai đoạn III: Tiền huyết khối hoặc huyết khối TM và tạo vỏ ĐM
- Tổn thương thận trong THA [5],[25],[33],[34],[52],[56],[57].
Các tổn thương thận xuất hiện muộn và kín đáo hơn các cơ quan khác,
thường chỉ bộc lộ ở giai đoạn cuối của bệnh. Ngay trong giai đoạn đầu người
ta đã thấy giảm cung lượng thận, nhưng độ lọc cầu thận vẫn giữ được do cơ
chế bù trừ. Về lâu dài, khi tổn thương xơ các mạch thận phát triển, thận bị teo
nhỏ thì suy thận mới thấy rõ.
Cần phải đánh giá chức năng thận một cách hệ thống ở tất cả BN THA.

Ngoài việc tìm các dấu hiệu đái đêm, trước tiên cần thử nước tiểu với
giấy thử hoạt tính cho phép phát hiện được protein niệu, hồng cầu và sự hiện
diện của nitrit.
Sau đó cần có một xét nghiệm nước tiểu đầy đủ hơn như: định lượng
Protein niệu, creatinin niệu 24 giờ. Ngoài ra có thể định lượng ure, Na, K.
Khám nghiệm máu: Định lượng urê, creatinin máu, là xét nghiệm cần
thiết để đánh giá chức năng thận.
Định lượng Albumin niệu vi thể: Có thể đo trên nước tiểu 24 giờ, nước
tiểu của ngày lúc hoạt động hoặc nghỉ ngơi, hoặc trên nước tiểu ban đêm,
ngưỡng bệnh lý thu được là 30mg/24h.
Albumin niệu vi thể có liên quan đến tiên lượng của BN THA. Theo

Yudkin sau 3 năm tiến triển THA, người ta ghi nhận tỷ lệ tử vong tăng cao,
tổn thương mạch vành và bệnh lý mạch máu là thường gặp nhất khi albumin
niệu vi thể có hiện diện vào lúc ban đầu.
- Tổn thương não trong tăng huyết áp [5],[33],[55],[75].
Các động mạch não trong hộp sọ nhất là động mạch trong não rất dễ bị

20
tổn thương do THA, các động mạch đó dày ra, mất độ đàn hồi, biến dạng và
dễ làm hình thành các túi phồng mạch nhỏ, cả động mạch lẫn túi phồng mạch
nhỏ đều có nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn THA kịch phát hoặc khi HA tăng rất
cao và kéo dài gây chảy máu trong não hoặc màng não.
Cơn THA kịch phát quá cao có thể gây phù não và các tổn thương vi thể
khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của não.
THA là yếu tố quan trọng gây nên các mảng vữa xơ ở các động mạch
não, làm cản trở dòng máu nuôi tổ chức não và có thể gây nhồi máu não [5],
[8],[25],[33],[34],[52].
Thống kê của các tác giả trên thế giới đã cho thấy tần suất TBMMN tăng
rất rõ ở những BN THA, tần suất đó là 17% ở nam và 8% ở nữ tăng lên 51%
ở nam và 35% ở nữ nếu là bệnh nhân THA theo nghiên cứu của Kannel và
cộng sự [8]. Ở Việt Nam và Huế TBMMN do THA cũng tăng dần
[8],[19],[31].
Về lâm sàng: BN có thể bị đau đầu, chóng mặt hoa mắt, ù tai, hay quên.
Nặng hơn có thể có hội chứng não do THA như đau đầu, nôn mửa, co giật
hoặc hôn mê. Chảy máu não xảy ra khi có cơn THA kịch phát, nhẹ thì yếu
nữa người, nặng hơn thì liệt rõ, nếu có chảy máu lớn thì có thể hôn mê đột
ngột và tử vong nhanh chóng. Yếu hoặc liệt nữa người có thể hồi phục nhưng
cũng có thể để lại di chứng [8],[25].
1.2. THEO DÕI HUYẾT ÁP LƢU ĐỘNG 24 GIỜ
1.2.1. Kỹ thuật theo dõi HA lƣu động 24 giờ - Ambulatory Blood Pressure
Monitiring (ABPM)

1.2.1.1. Một số nét về kỹ thuật
Năm 1905 Nicolai Korotkoff là người đầu tiên đã đưa ra phương pháp
đo HA dựa trên nguyên lý dao động mạch qua ống nghe. Ông đã dùng bao hơi
quấn vào cánh tay, bơm lên cho áp lực cao hơn hẳn trong động mạch

21
30mmHg, rồi xả hơi với tốc độ đều 2-3mmHg, đến khi nghe thấy tiếng đập
đầu tiên (pha 1 của Korotkoff) là HA tâm thu, và mất tiếng đập (pha 5) là HA
tâm trương. Tiếng đập là do sự rung động của thành động mạch đàn hồi đang
nằm giữa hai chế độ áp suất bằng nhau hay nói cách khác tiếng đập báo hiệu
áp suất trong bao hơi bằng áp suất trong lòng động mạch. Để biết được tiếng
đập của động mạch có thể nghe bằng ống nghe hay bắt mạch quay.
Kể từ đó đến nay việc đo HA tại phòng khám bằng HA kế thuỷ ngân hay
đồng hồ theo nguyên lý Korotkoff vẫn là phương tiện thường qui trong chẩn
đoán và điều trị của các thầy thuốc lâm sàng [5],[25],[29],[34],[49],[52].
Tuy nhiên việc đo HA, theo dõi BN, chỉ thực hiện ở một thời điểm trên
lâm sàng, không thể biết được diễn biến HA trong 24 giờ đặc biệt là khi ngủ.
Mặt khác trị số đo có thể hoàn toàn không chính xác do chủ quan của người
đọc kết quả, do kỹ thuật đo, do phương tiện kỹ thuật, hoặc do phản ứng tâm lý
của BN Vì vậy không phản ảnh đúng thực tế HA của BN.
Để tiện lợi trong việc theo dõi và điều trị THA, khắc phục phản ứng tâm
lý khi thầy thuốc đo HA tại phòng khám hay bệnh viện, người ta đã sử dụng
HA kế điện tử gọn nhẹ dùng cho BN tự đo HA ở nhà [72].
Phương pháp đo này cũng dựa trên nguyên lý dao động mạch, kết quả
HATT, HATTr, TS tim được hiện diện trên màn hình. Tuy nhiên phương
pháp này cũng không đo được HA lúc BN ngủ vì khi đo lần nào thì phải bấm
nút khởi động lần đó, đây là điều khó thực hiện khi đang giấc ngủ.
Năm 1980 tại Oxford (Anh) người ta đã theo dõi HA liên tục 24 giờ
bằng một máy đo tự động khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp
trên gọi là phương pháp theo dõi HA lưu động 24 giờ (APBM). Như vậy cùng

với kỹ thuật theo dõi điện tim liên tục 24 giờ của Bác sỹ Norman Holter, khái
niệm Holter huyết áp cũng đã xuất hiện.


22
Sau đó, bắt đầu từ cuối những năm 1980 kỹ thuật theo dõi huyết áp lưu
động 24 giờ (ABPM) đã được sử dụng rộng rãi ở một số nước như châu Âu,
Châu Mỹ và đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn về vấn đề này, đặc biệt là
công trình của PaoloVecdicchia cùng cộng sự trong nghiên cứu PIUMA (1994)
ở Italy, đã khẳng định được lợi ích của ABPM trong việc phát hiện THA "áo
choàng trắng", giá trị tiên lượng của trị số HA đo tại phòng khám và đo ngoại
trú. [34], [52],[58],[59],[63],[71].
Ở Việt Nam một số trung tâm tim mạch lớn như Viện Tim Mạch Việt
Nam, Viện Tim thành phố Hồ chí Minh, Học viện Quân Y, Đại học Y Huế
mới đưa vào sử dụng trong những năm gần đây.
Kỹ thuật đo huyết áp 24 giờ là dùng một máy điện tử đo tự động liên tục
trong 24 giờ gọi là đo HA lưu động 24 giờ (ABPM). Trị số HA ghi được gọi
là trị số HA lưu động.
Máy có các bộ phận cơ bản:
- Băng quấn có túi hơi (Riva- Rocci) đủ tiêu chuẩn dùng cho người lớn,
có loại dùng cho trẻ em.
- Bộ phận đo nhỏ, trọng lượng từ 250-384g tùy loại máy.
- Có băng từ ghi lại toàn bộ kết quả đo trong 24 giờ.
- Có màn hình biểu hiện các giá trị HATT, HATTr, tần số (TS) tim.
- Bộ phận tự động bơm căng túi hơi và xả hơi từ từ với vận tốc 2-3mmHg.
Khoảng cách đo tuỳ thuộc vào điều chỉnh của người sử dụng chương
trình đã thiết lập trong máy tính.
Nguyên lý đo theo phương pháp dao động mạch.
- Bộ phận truyền kết quả vào máy tính (Computer interface). Tuỳ
chương trình của từng loại máy mà có các thông số thống kê, phân tích khác

nhau, nhưng các chương trình đều có những thông số chung là:
+ Khoảng cách đo: 15-30-60 phút một lần liên tục suốt ngày đêm trong

23
khi BN vẫn sinh hoạt bình thường. Một số chương trình có thể đặt chế độ đo 5
phút một lần kéo dài trong khoảng thời gian 4 giờ, tối đa có thể 95 phút đo
một lần, thông thường khoảng cách đo 30 phút một lần cho cả ban ngày và
ban đêm để bảo đảm tỉ lệ thành công cao.
+ Tổng thời gian đo: Ngắn nhất là 4 giờ, dài nhất là 48 giờ tuỳ mục đích
của người sử dụng.
+ Chọn thời gian ngày đêm:
* Ban ngày từ 6-22 giờ (6AM-10PM).
* Ban đêm từ 22-6 giờ (10PM- 6AM).
Có một số tác giả lại chọn thời gian bắt đầu ban ngày là7 giờ, bắt đầu
ban đêm là 22 giờ hoặc 23 giờ.
Thông thường tổng thời gian ban ngày có thể từ 16h, ban đêm từ 7- 8h
đó là thời gian ngủ. Thời gian bắt đầu ngày, đêm, tùy thuộc vào chế độ làm
việc của từng BN và thời gian bắt đầu làm việc của mỗi vùng, thời gian này
có thể điều chỉnh được trong máy tính, nhưng nếu làm nghiên cứu thì phải
thống nhất các mốc thời gian.
Sau đó kết quả được phân tích nhờ phần mềm xử lý trong máy vi tính và
in kết quả ra máy in.

1.2.1.2. Kết quả phân tích huyết áp bằng máy đo liên tục 24 giờ (ABPM)
Tùy từng loại máy và phần mềm phân tích HA mà có cách thống kê khác
nhau, thông thường kết quả máy đo được và phân tích như sau:
- Các thông số mà máy đo được là: HATT, HATTr, HATB (MAP: huyết
áp trung bình), tần số tim.
MAP = HATTr + 1/3 (HATT - HATTr).
- Trị số và thời điểm HATT, HATTr, MAP, TS tim cao nhất và thấp nhất

trong từng chu kỳ: 24 giờ, ban ngày, ban đêm, lúc thức.

24
- Tỷ lệ % số lần đo THA còn gọi là quá tải HA trong 24 giờ, ngày đêm.
- Trung bình HA theo từng giờ.
- Trung bình từng loại HA và TS tim 24 giờ.
- Trung bình từng loại HA và TS tim ban ngày.
- Trung bình từng loại HA và TS tim ban đêm.
- Trung bình từng loại HA và TS tim lúc thức.
- Tỷ lệ % giảm HA ban đêm (Nightly reduction) của từng loại HA và TS tim.
Trong đa số trường hợp HA giảm 10-20% trong khi ngủ. Sự thay đổi này
có liên quan đến ngủ hay thức hơn là ngày và đêm, điều này được chứng minh
bởi kết quả theo dõi HA của những công nhân làm việc ca đêm. Trong những
người THA nhiều bằng chứng khẳng định rằng HA đo liên tục có tương quan
chặt chẽ với tổn thương cơ quan đích hơn là số HA đo ngoài lâm sàng.
Những dữ liệu tiền cứu liên quan đến HA đo liên tục và tiên lượng bệnh
chỉ mới giới hạn trong 2 công trình nghiên cứu được ấn bản. Công trình
nghiên cứu này cho rằng HA tăng đo được ở lâm sàng chỉ nói lên sự bất
thường còn đo HA liên tục có thể xác định được một nhóm nguy cơ thấp về tỉ
lệ bệnh.
Như vậy, vấn đề đặt ra là ngưỡng HA ngoại trú đo bằng máy tự động là
bao nhiêu và như thế nào là giảm HA ban đêm “trũng”(Dipper) và không
giảm HA ban đêm “không trũng” (Non-Dipper).
- Ngưỡng HA đo ngoại trú (ABPM) có liên quan đến tiên lượng của THA.
Có nhiều khuyến cáo về ngưỡng HA đo ngoại trú, nhưng cho đến nay
vẫn chưa có một tiêu chuẩn thống nhất chính thức nào, đa số các khuyến cáo
đều chọn ngưỡng HA đo ngoại trú ở mức hợp lý là:
Theo JNC VI, VII [56],[57]:
Trung bình HA khi thức (ban ngày) : 135/85mmHg.
Trung bình HA 24 giờ : 130/80mmHg.


25
Trung bình HA khi ngủ (ban đêm) : 120/75mmHg.
-Ngưỡng HA 24 giờ, ngày, đêm, của HATT và HATTr đã được chọn sẵn
trong phần mềm phân tích HA và có thể điều chỉnh được.
Theo Hội THA Châu Âu (ESH), đưa ra khuyến cáo về giá trị bình
thường của đo HA ngoại trú như sau.
Bảng 1.4: Khuyến cáo của ESH về mức HA ngoại trú bình thƣờng [62]
Trạng thái
Lý tưởng
Bình thường
Bất thường
Thức
<130/80
<135/85
>140/90
Ngủ
<115/65
<120/70
>125/75


-Hiện tượng giảm “trũng”, không giảm “không trũng” HA ban đêm được
đánh giá nhờ vào chỉ số ban ngày DI (Diurnal Index ) hay còn gọi là tỷ lệ %
“trũng” của HATT và HATTr.
DI = (HATB/ngày - HATB/đêm) / HATB/ngày x 100%
Bình thường: 10% < DI < 20%
-Chu kỳ ngày đêm kiểu dao động HA “trũng“ và “không trũng“:
Qua đo HA lưu động 24h ta có được bảng trị số HA ngày và đêm, từ đó
vẽ được biểu đồ dao động của HA trong suốt 24h. Đó là chu kỳ ngày đêm của

HA. Nhìn vào biểu đồ HA 24h có thể phân biệt được 2 kiểu dao động HA:
-Kiểu dao động HA bình thường: Ở người bình thường, lúc nghỉ ngơi và
ngủ về đêm, HA giảm so với lúc hoạt động và chỉ số ban ngày của HATT và
HATTr (DI) >10% gọi là HA “trũng“(dipper).
-Kiểu dao động HA bất thường: Khi HA ban đêm, lúc ngủ không giảm
hoặc giảm không đáng kể so với HA ban ngày (lúc thức) DI < 10% gọi là HA
“không trũng” hay “mất trũng” (Non-Dipper). Trong nhiều nghiên cứu người
ta đã chứng minh sự “không trũng“ của HA về đêm là một phản ứng nghịch

×