Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xử lý laptop khi bị dính nước - p1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.15 KB, 10 trang )

Xử lý laptop khi bị dính nước
Các loại chất lỏng như nước, cà phê, trà,… đều là
kẻ thù số một của laptop. Chỉ một lượng nhỏ chất
lỏng loại này đổ lên bàn phím laptop cũng có thể
làm hư máy. Làm gì khi gặp tình huống này?
Bạn cần bình tĩnh và làm theo những bước sau đây
càng nhanh càng tốt để hy vọng cứu vãn chiếc laptop
khỏi bị hư hại.
Các bước cấp cứu

1. Tắt máy: Mối nguy hại lớn nhất cho máy chính là
chập mạch, và sự điện phân này sẽ xảy ra ngay khi
nước tiếp xúc với các mạch điện. Do vậy, bạn cần
nhanh chóng cắt nguồn và tháo pin ra khỏi máy. Có
hai tình huống: laptop của bạn đang chạy bằng nguồn
AC cắm ngoài, hay từ pin.

* Laptop đang chạy bằng pin và dây nguồn không
cắm vào ổ điện.

- Nếu máy vẫn còn hoạt động và không thấy có hiện
tượng gì khác lạ như nhấp nháy màn hình, nghe tiếng
bíp, hay có mùi khét, bạn tắt máy theo cách tắt hệ
điều hành bình thường (nhằm lưu lại công việc đang
làm dở của mình), sau đó tháo cục pin ra khỏi máy.
- Nếu thấy máy có gì bất ổn, lập tức tắt máy bằng
cách nhấn và giữ nút Power, hoặc là tháo pin ra ngay
lúc đó luôn.

* Trường hợp thứ hai, nếu máy được kết nối nguồn
AC, bạn đừng để tay dính nước, không được chạm


vào bất kỳ vật kim loại nào, chọn chỗ nào khô ráo,
sau đó đút một tay vào trong túi, còn tay kia ngay lập
tức rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Kế tiếp, tháo cục pin
ra theo cách trên.

2. Lật ngược máy lại ngay: để ngăn ngừa nước tiếp
tục chảy, hoặc thấm sâu hơn vào bên trong máy.


3. Lau chùi ngay chỗ nào trên máy bị dính nước
mà bạn có thể chùi được. Sử dụng khăn giấy, hoặc
vải trơn không xơ hút được nước.

4. Kiểm tra lại bàn phím. Nếu laptop có bàn phím
được thiết kế bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi bị
dính nước thì cũng đừng bỏ qua bước này:
+ Đổ cho nước chảy ra hết khỏi miếng dán bảo vệ
bàn phím.
+ Tháo rời và chùi sạch sẽ bàn phím.


5. Chùi sạch chỗ nào còn dính nước: Những chỗ đó
có thể là màn hình, các phím trên bàn phím, và các
nút bấm. Dùng một miếng vải sạch, không xơ, và
nhúng hơi ướt một chút để chùi. Nếu thấy cục pin hay
adaptor cũng bị dính nước, bạn cũng phải lau khô
ngay.

6. Tháo rời thiết bị di động ra khỏi máy: nhưchuột,
ổ flash, ổ cứng gắn ngoài thông qua cổng USB, hoặc

các thiết bị nối qua cổng Serial,….

7. Khử tĩnh điện cho thân thể: Đeo vòng khử tĩnh
điện, hoặc cho thân thể tiếp đất.

8. Tháo vỏ máy ra: Vì hầu hết các thức uống đều
chứa các loại hóa chất có thể ăn mòn các bo mạch
bên trong, nên nếu không thể lau chùi được hết từ
bên ngoài, chúng ta buộc lòng phải tháo luôn cả vỏ
máy ra để lau hết bằng được bên trong.

+ Nếu bạn không dám hoặc ngại tháo rời các linh
kiện bên trong ra thì nên đem ngay ra tiệm, hoặc nhờ
ai đó có khả năng tháo lắp laptop.
+ Tháo ổ cứng ra khỏi máy để bảo vệ dữ liệu. Tháo
cả ổ quang (CD/DVD) ra luôn.
+ Tháo rời thanh RAM và các loại card khác ra khỏi
máy.


9. Chùi đi vón cục khô: Dùng bàn chải đánh răng
hoặc miếng vải không xơ, nhẹ nhàng đánh tẩy đi các
vón cục khô tạo nên bởi các loại chất lỏng như cô-ca
hay cà phê, rồi thổi bay chúng đi bằng khí nén, hoặc
dùng máy hút bụi (điều chỉnh tốc độ để cho ra lực hút
vừa phải).

10. Tẩy vết bẩn bằng nước: Ngoài nước, nếu bạn
làm đổ bất kỳ chất lỏng gì lên laptop thì việc tẩy rửa
các vết khô bám bằng nước sẽ là công đoạn đầy “kịch

tính” nhất. Có vài cách để tẩy rửa tùy thuộc vào loại
chất lỏng và mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận
được:

+ Cần biết loại chất lỏng nào đã đổ lên và ngấm vào
máy, rồi quyết định nên dùng loại dung lịch có tính
hòa tan trong nước, hay là hóa dầu. Với trường hợp
đầu tiên, loại nước khử i-on sẽ tẩy tốt. Nếu vết bẩn là
chất dầu nhờn, đầu tiên bạn rửa bằng cồn biến tính,
sau đó rửa lại bằng nước khử i-on.
+ Tẩy rửa bằng nước thường. Đem bất kỳ linh kiện
nào bị vón cục rửa dưới vòi nước. Đa phần các bo
mạch và các thành phần không tháo rời tương tự đều
chịu được nước rất tốt, miễn là chúng không được
nạp điện. Tuy nhiên, cũng có một vài linh kiện gắn
trong khác, có các bộ phận tháo rời nhưng lại không
chịu nước, ví dụ như quạt và các ổ quang.
+ Tẩy rửa bằng nước khử i-on, hoặc nước cất. Nhiều
người thích chọn rửa bằng nước khử i-on hơn là nước
vòi. Bởi nước thường đọng lại, và nếu không phát
hiện để lau sạch đi thì có thể gây nên chập mạch,
trong khi nước khử i-on vừa rửa sạch, tự khô và
không đọng lại trên linh kiện.
+ Đừng rửa chiếc máy quá mức. Nước và laptop cũng
không “hợp” với nhau. Chỉ rửa những gì mà bạn thấy
cần thiết, cẩn thận chùi sạch vết nước đọng lại (nếu
có).

11. Làm khô. Phải để toàn bộ các linh kiện em tẩy
rửa được khô hoàn toàn trước khi gắn chúng vào máy

trở lại. Cách cách thức để làm khô cũng khác nhau:

+ Phơi khô tự nhiên. Kê máy cao lên cách khỏi nền,
để khí có thể lưu thông vào và bao quanh toàn bộ
chiếc máy. Để máy tự khô từ 24 đến 48 giờ.

+ Sấy khô ở nhiệt độ thường, sức nóng trung bình.
Để tất cả các linh kiện lên một cái bàn (hay miếng
lót), để chiếc bàn tại ngưỡng cửa hoặc bậc thềm, và
hướng thẳng về ánh nắng mặt trời (hoặc để gần
nguồn mà phát ra hơi ấm). Đừng để khu vực đó có
nhiệt quá cao, chỉ cần nguồn phát hơi ấm vừa đủ để
sấy khô, và để trong khoảng 12 tiếng hoặc hơn. Nếu
có máy làm giảm độ ẩm trong nhà thì sẽ giúp giảm
thời gian làm khô cho bạn. Lưu ý: Nhiệt độ nóng cao
sẽ chuyển hơi ẩm vào sâu trong máy, khiến cho máy
sau này sẽ gặp nhiều vấn đề bởi hơi ẩm là tác nhân
gây nên ô xi hóa và hiện tượng ăn mòn.

+ Tuyệt đối không dùng máy sấy tóc, vì thiết bị này
sẽ gây ra tĩnh điện cũng như làm cho máy bạn bị
nhiễm thêm. Nếu bật ở tốc độ cao, máy sấy tóc có thể

×