Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

phân lập staphylococus aureus trên máu bệnh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 62 trang )

Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 1 ]

LỜI MỞ ĐẦU

Với tình hình các loại bệnh dịch đang diễn ra hết sức phức tạp. Song song đó, vấn
đề về sức khỏe cũng là một vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Chính vì thế mà không
ít người đã đặt câu hỏi: “Liệu trong thời đại phát triển như hiện nay thì sức khỏe của
con người có được đảm bảo hay không”.
Nguyên nhân dịch bệnh thì có rất nhiều nguyên nhân như do: hóa chất, môi trường
sống, thực phẩm chứa sẵn một số chất độc,… Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là từ vi
sinh vật, trong đó có Staphylococus aureus – một trong những nguyên nhân chính.
Điều đáng lưu ý và quan tâm ở đây là chủng này có khả năng tiết ra một số độc tố bền
với nhiệt và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Hơn nữa, chúng lại có khả năng kháng
methiciline, penicilline khi gặp điều kiện thuận lợi còn có thể lây lan và gây nên
nhưng căn bệnh nguy hiểm.
Nhằm mục đích tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, những tác hại mà Staphylococus
aureus gây ra cũng như các biện pháp phòng ngừa và chữa trị Đặc biệt là tìm hiểu
các phương pháp phân tích để nhận biết và phát hiện chúng, em chọn đề tài báo cáo
thực tập “ Phân Lập Staphylococus Aureus Trên Máu Bệnh Nhân”.




Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 2 ]


Phần 1:



TỔNG QUAN









Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 3 ]































Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 4 ]
CHƢƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HỒNG NGỰ
1.1. Lịch sử hình thành bệnh viện
Hình 1.1: Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Hồng Ngự

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Thị Xã Hồng Ngự - nơi có thể được coi
là vùng sâu vùng xa, bên cạnh đó Thị Xã Hồng Ngự lại là khu vực biên giới giáp với
các tỉnh An Giang, Long An và nước bạn Campuchia.
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Hồng Ngự là môt cơ sở trực thuộc sở Y tế Đồng
Tháp, chịu trách nhiệm phụ trách khám chữa bệnh 3 huyện: Tam Nông, Tân Hồng và
Hồng Ngự.
Nhìn thấy được tiềm năng phát triển trong tương lai của Thị xã cũng như tạo mối
giao hảo về Chính trị - Thương mại giữa người dân hai nước Việt-Campuchia, Ủy Ban
Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp quyết định thành lập Bệnh Viện Hồng Ngự trực thuộc Sở
Y Tế Đồng Tháp trên cơ sở Bệnh Viện huyện Hồng Ngự (cũ) theo số 16/QĐ.TL vào
ngày 10 tháng 3 năm 1994.
Bệnh viện Hồng Ngự là bệnh viện khu vực của tỉnh đặt tại Thị Xã Hồng Ngự,

tỉnh Đồng Tháp.
Theo từng nhiệm kỳ bệnh viện có sự thay đổi ban giám đốc và cơ cấu tổ chức, cán
bộ công chức cũng dần tăng theo.
Giai đoạn 1994 – 1995 giám đốc là Bác sĩ Lê Hoàng Cầm với 55 cán bộ công
chức gồm:
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 5 ]
 8 bác sĩ.
 11 y sĩ.
 11 y tá.
 5 dược sĩ trung học.
 1 cử nhân gây mê.
 5 nữ hộ sinh.
 4 kỹ thuật viên xét nghiệm-x quang.
 2 kế toán trung học.
 1 tài xế.
 1 kỹ sư thiết bị điện nước.
Giai đoạn ban đầu với 55 giường bệnh, bệnh viện có các khoa như: Hồi Sức
cấp cứu, Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Cận Lâm Sàng, Dược, Tổ Chức Hành Chánh, Tài
chính kế toán.
Giai đoạn 1995-1997: giám đốc là Bác sĩ Phạm Văn Kha.
Giai đoạn 1998-2000: giám đốc là Bác sĩ Nguyễn Trường Chinh.
Giai đoạn 2000 đến nay giám đốc là Bác sĩ Nguyễn Minh Đấu. Đến hiện nay
bệnh viện đã được mở rộng với 233 cán bộ công viên chức, bao gồm:
 Tổng số CBCNV: 220/119 nữ.
 Trong đó:
 Trên Đại Học: 12/2 nữ.
 Đại Học: 39/15 nữ.
 Trung Học: 134/83 nữ.
 Sơ học: 11/5 nữ.

 Nhân viên khác: 25/14 nữ.
 Chi tiết (số liệu 2010):
 2 Thạc sĩ.
 9 chuyên khoa 1.
 27 Bác sĩ.
 3 Dược sĩ.
 1 Điều dưỡng.
 10 Đại học khác.
 15 Y sĩ trung học.
 8 Kỹ Thuật viên trung học.
 14 Dược sĩ trung học.
 66 Y tá, điều dưỡng trung học.
 21 Nữ hộ sinh trung học.
 5 Trung học khác.
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 6 ]
 9 Điều dưỡng sơ học.
 3 Dược tá sơ học.
 41 Cán bộ khác.
 28 Hợp đồng trong quỹ.
 Cơ cấu tổ chức: gồm 14 khoa phòng, trong đó có 04 phòng chức
năng, 08 khoa lâm sàng, 02 khoa cận lâm sàng.
 Nhân sự: hiện có 244 công nhân viên chức, trong đó có 141 nữ.

1.2. Ban lãnh đạo
Giám đốc:
Bác sĩ Nguyễn Minh Đấu
Điện thoại: 067.3838423 – 0913967611
Các phó giám đốc:
Bác sĩ Quách Trung Nghĩa

Điện thoại: 067.3837947 – 0919788144
Bác sĩ Võ Văn Hiêm
Điện thoại: 067.3838419 – 0913843963.























Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 7 ]










































Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 8 ]
1.3. Khoa xét nghiệm
1.3.1. Cán bộ công nhân viên tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh – Xét Nghiệm
 Trưởng khoa – Bs. Trần Quang Vinh.
 Phó khoa – Bs. Phan Thanh Vân.
 KTV trưởng khoa – Ys. Đoàn Minh Vân Trinh
 Bs. Nguyễn Văn Tào.
 Cử nhân Phan Đình Huy.
 Cử nhân Nguyễn Văn Tâm.
 KTV Nguyễn Thanh Vũ.
 KTV Dương Văn Bình.
 KTV Lê Văn Tùng.
 KTV Lâm Văn Xuân.
 KTV Thái Chí Linh.
 KTV Đặng Thị Loan.
 Ys. Lê Văn Nhiều
 Hộ lý Ngoạn Thị Thùy
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ
 Thực hiện các xét nghiệm phục vụ yêu cầu khi các khoa đề nghị.
 Thống nhất áp dụng thường quy kỹ thuật xét nghiệm theo quy định,
phổ biến kĩ thuật và kiểm tra định kỳ các thiết bị.

 Triển khai thực hiện các dịch vụ xét nghiệm trong lĩnh vực y tế dự
phòng theo quy định của pháp luật.
Phòng Hóa Sinh: Tiến hành phân tích các chỉ tiêu Hóa – Lý trong mẫu
theo các phương pháp quy định của Bộ Y tế như xét nghiệm nước tiểu, huyết học, sinh
hóa, HIV, viêm gan B…
Phòng Vi Sinh: tiến hành các bước phân lập, định danh, làm kháng sinh
đồ… với các mẫu nhận được như mẫu phân, máu, đờm…
1.3.3. Các thiết bị Chẩn Đoán Hình Ảnh – Xét Nghiệm
Bảng 1: Thống kê thiết bị tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh – Xét Nghiệm
Máy xét nghiệm huyết tự động

01 cái
Tủ hốt vô trùng

01 cái
Máy rửa film tự động

01 cái
Kính hiển vi 2 mắt
03 cái

Máy X-quang cao tầng
01 cái
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 9 ]

Máy X-quang toàn sóng 300mA
01 cái

Máy siêu âm trắng đen

02 cái

Máy in siêu âm
02 cái

Máy sấy khô
02 cái

Máy ly tâm nước tiểu
01 cái

Máy phân tích nước tiểu tự động
01 cái

Máy lắc
01 cái

Tủ ấm 37
o
C, 60 lít
01 cái

Tủ ấm
01 cái

Tủ sấy film
01 cái

Tủ sấy 250
o

C, 120 lít
01 cái

Tủ trữ máu 167 lít

01 cái

Tủ trữ máu 120 lít

01 cái
Quầy lạnh

01 cái
Máy Ion đồ Na
+
, K
+
, CL
-

01 cái

Máy ly tâm
02 cái

Máy ly tâm đa năng 4000 vòng/phút
02 cái

Máy XN sinh hóa tự động
02 cái



Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 10 ]

Máy Ion đồ I
Tủ trử máu
Kính hiển vi điện tử
Máy Ion đồ II
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 11 ]


Hình 1.2: Một số hình ảnh các thiết bị phòng Xét Nghiệm

Máy sinh hóa tự động
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 12 ]



Ống thu mẫu
Que xét nghiệm tiệt trùng
Que lấy phân, dịch
Pipet vô trùng
Tủ ấm
Hình 1.3: Một số hình ảnh các thiết bị và dụng cụ phòng Vi Sinh

Que lấy Phân, Dịch
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm

SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 13 ]
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS
2.1. Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus
2.1.1. Lịch sử phát hiện
Ngày 9 tháng 4 năm 1881, bác sĩ người Scotland Alexander Ogston đã trình
bày tại hội nghị lần thứ 9 Hội phẫu thuật Đức một báo cáo khoa học trong đó ông sử
dụng khái niệm tụ cầu khuẩn (Staphylococcus), trình bày tương đối đầy đủ vai trò của
vi khuẩn này trong các bệnh lý sinh mủ trong lâm sàng.
Staphylococcus aureus do Robert Koch (1843-1910) phát hiện vào năm 1878,
phân lập từ mủ ung nhọt và Loius Pasteur (1880) đều nghiên cứu tụ cầu khuẩn từ thời
kỳ đầu của lịch sử ngành vi sinh vật (VSV) học.
Năm 1926, Julius von Daranyi là người đầu tiên phát hiện mối tương quan
giữa sự hiện diện của hoạt động men coagulase huyết tương của vi khuẩn với khả
năng gây bệnh của nó. Tuy nhiên mãi đến năm 1948, phát hiện này mới được chấp
nhận rộng rãi
2.1.2. Đặc điểm phân loại
Bảng 2: Bảng phân loại khoa học Staphylococcus aureus
Phân loại khoa học
Giới
Eubacteria
Ngành
Firmicutes
Lớp
Cocci
Bộ
Bacillales
Họ
Staphylococcaceae
Giống
Staphylococcus

Loài
Staphyococcus aureus.

Tên khoa học: Staphyococcus aureus Rosenbach 1884.
Trên phương diện gây bệnh, tụ cầu khuẩn được chia thành hai nhóm chính: tụ
cầu có coagulase và tụ cầu không có coagulase. S.aureus gây bệnh ngộ độc thực phẩm
là tụ cầu có coagulase. Nhờ enzym này mà trên môi trường nuôi cấy có máu, vi khuẩn
tạo nên các khuẩn lạc màu vàng nên còn được gọi là tụ cầu vàng.
Phân loại tụ cầu dựa trên kháng nguyên: Các tụ cầu có nhiều loại kháng nguyên:
protein, polysaccharid, acid teichoic của vách tế bào vi khuẩn. Nhưng dựa vào kháng
nguyên, việc định loại vi khuẩn rất khó khăn.
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 14 ]
Phân loại tụ cầu dựa trên phage (phage type): tụ cầu được phân vào các nhóm I,
II, III, IV. Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong phân loại S. aureus.
2.1.3. Đặc điểm sinh hóa
Vi khuẩn phát triển dễ dàng ở môi trường thông thường, hiếu khí hoặc kị khí tùy
ý, mọc tốt ở 37
o
C, nhưng lại tạo sắc tố tốt ở 20
o
C. Ở canh thang sau 5 -6 giờ làm đục
môi trường, sau 24 giờ làm đục rõ. Ở môi trường đặc, khuẩn lạc tròn, lồi, bóng láng,
óng ánh, có thể có màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng, tương đối lớn sau
24 giờ. Những chủng khác nhau làm tan máu ở những mức độ khác nhau, ở thạch máu
typ tan máu β thường được quan sát xung quanh khuẩn lạc.

Đặc tính sinh hóa
Catalase
(+)

Oxidase
(-)
SAUltex
(+)


2.1.4. Đặc điểm vi khuẩn học
2.1.4.1. Hình dạng và kích thước
Hình 1.4: Hình ảnh các vi khuẩn S. aureus dƣới kính hiển vi điện tử.
Tụ cầu (“Staphylococcus” bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với “staphyle” có nghĩa
chùm nho) là những cầu khuẩn có đường kính khoảng 1 μm, không di động và sắp xếp
theo mọi hướng tạo thành cụm (tụ) trông giống như chùm nho. Chúng là các cầu
khuẩn Gram dương, không có lông, không tạo nha bào và thường không có vỏ.
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 15 ]
Ngoài ra, cầu khuẩn S. aureus không có khả năng tạo bào tử như các vi khuẩn
Chlamydomonas perfringens, Chlamydomonas botulinum, và Bacillus cereus cũng
thường được tìm thấy trong các thực phẩm nhiễm khuẩn.
2.1.4.2. Độc tố và khả năng gây bệnh
Các loại độc tố
Dựa theo các cuộc nghiên cứu và các báo cáo khoa học: Tụ cầu vàng sản sinh
ra 11 độc tố: độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc (TSST-Toxic shock syndrome
toxin); độc tố exfoliatin hay độc tố epidermolitic; độc tố alpha; độc tố bạch cầu
(leucocidin); ngoại độc tố sinh mủ (pyrogenic); dung huyết tố (hemolysin hay
staphylolysin); fribrinolysin (staphylokinase); coagulase; hyaluronidase; β – lactamase
và độc tố ruột (enterotoxin) – trong đó có SEB.
Cơ chế gây bệnh
Giống như các vi khuẩn Gram dương khác là Streptococcus và Mycobacteria,
S. aureus bám dích vào bề mặt vật chủ nhờ các adhensin có bản chất polypeptide. Một
khi đã bám dính vào bề mặt tế bào vật chủ, tác nhân gây bệnh như S. aureus mới có

khả năng khởi động các quá trình hóa sinh đặc hiệu gây bệnh như tăng sinh, bài tiết
độc tố, xâm nhập và hoạt hóa các chuỗi tín hiệu của tế bào vật chủ. S. aureus sẽ tiếp
tục tiến sâu vào trong cơ thể vật chủ để tiếp tục chu trình xâm nhập (invasion). S.
aureus xâm nhập ngoại bào bằng cách tiết một số enzym như: hyaluronidase;
hemolysine, leukocidin; exfoliatine .v.v, phá hủy các thành phần cấu tạo tế bào vật
chủ.
Triệu chứng gây bệnh của Staphylococcus aureus
 Triệu chứng ngộ độc thức ăn do nhiễm tụ cầu vàng Staphylococcus aureus
Bệnh nhân ngộ độc thức ăn do tụ cầu xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau quặn
bụng và tiêu chảy dữ dội, càng về sau phân và chất nôn chủ yếu là nước. Triệu chứng
tiêu chảy do tụ cầu cũng không kèm theo máu và ít mất nước hơn so với tả và E. coli.
Bệnh nhân không sốt hay phát ban, đây là đặc điểm để phân biệt giữa ngộ độc thực
phẩm do tụ cầu vàng với các nhóm vi khuẩn khác; thần kinh người bệnh bình thường.
Phần lớn trường hợp bệnh tự khỏi và hồi phục trong vòng 8-24 giờ sau khởi phát
nhưng trường hợp nặng có thể bị tụt huyết áp và gây tử vong. Bệnh nhân ngoài ra có
thể bị sốc do mất nhiều nước và chất điện giải. Khác với ngộ độc thực phẩm do vi
khuẩn thông thường không gây sốt hoặc sốt nhẹ, bệnh nhân mắc ngộ độc do độc tố
SEB của S. aureus sẽ bị sốt cao.
 Các nhiễm trùng da và niêm mủ sâu
Là một hình thức đặc biệt, nặng là đinh râu, tiếp đến là chốc lỡ, viêm tủy
xương, viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm màng não.
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 16 ]
 Nhiễm trùng huyết
Từ những điểm nung mũ, vi khuẩn có thể đi vào máu và gây nên nhiễm trùng
huyết. Nhiễm trùng huyết do tụ cầu là một bệnh thường gặp trong bệnh viện, thường
xảy ra ở những người có sức đề kháng giảm sút.
 Viêm ruột cấp tính
Thường gặp ở các bệnh nhân hay uống thuốc kháng sinh có kháng khuẩn phổ
rộng, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn thông thường ở ruột, làm phát triển chủng

tụ cầu sinh độc tố ruột và gây nên chứng bệnh.
 Hội chứng da phồng rộp (Scalded skin syndrom)
Một số chủng tụ cầu vàng tiết ra độc tố exfoliatin, gây viêm da hoại tử và
phồng rộp. Bệnh này thường gặp ở trẻ mới đẻ và tiên lượng xấu.
 Hội chứng shock nhiễm độc (Toxic shock syndrome)
Thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt dùng băng vệ sinh dày, nhiễm
bẩn, bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Bệnh khư trú ở âm đạo và căn nguyên là tụ cầu
vàng, liên quan đến độc tố gây hội chứng shock nhiễm trùng, cấy máu không tìm thấy
tụ cầu vàng.
2.1.5. Hệ gen tụ cầu vàng Staphylococcus aureus
Hiện nay người ta cũng đã thành công trong giải trình tự gen của các chủng tụ cầu
vàng được kí hiệu: Newman, COL, UMRSA 252, MW2, MSSA476, N315, Mu50,
RF122 .v.v. [7, 15, 19, 8, 23, 18]. Ví dụ: Steven và cs đã thành công trong việc giải
trình tự bộ gen dài 2809422bp của chủng S. aureus COL. Kết quả giải trình tự đã
được ghi nhận trên Genbank với mã số: CP000046.1 cho hệ gen nhân và CP000045
cho hệ gen plasmid.Theo đó, trình tự gen của tụ cầu vàng có chứa ít các cặp G-C, điều
này gây ra mối quan ngại về sự chuyển gen từ các chủng tụ cầu vàng tới các tác nhân
gây bệnh Gram dương khác.
2.2. Nội độc tố ruột staphylococcal enterotoxin B.
2.2.1. Cấu trúc phân tử staphylococcal enterotoxin B
SEB là 1 trong các nội độc tố được sinh ra bởi vi khuẩn S. aureus. Thông thường
khi bị lây nhiễm vào cơ thể, SEB sẽ tác động chủ yếu lên các hệ thống vận chuyển ion
và nước của ruột, do đó được gọi là enterotoxin (độc tố ruột).
Độc tố ruột SEB bền với nhiệt là tác nhân chính thường gặp nhất trong các vụ
ngộ độc thực phẩm do S. aureus. Độc tố ruột SEB được hình thành khi tụ cầu S.
aureus sống trong điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ môi trường gia tăng đột ngột,
thiếu

Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 17 ]

2.2.2. Cơ chế gây độc của staphylococcal enterotoxin B
Staphylococcal enterotoxin B (SEB) là trung gian kích thích các lympho T ở hệ
miễn dịch của các vật chủ. Các độc tố liên kết trực tiếp đến phức hợp protein (MHC)
lớp II trên bề mặt tế bào đích, sau đó kích thích gia tăng số lượng lớn các lympho T.
SEB được coi là một "siêu kháng nguyên” của vi khuẩn vì có thể tạo thành một “cầu
nối” giữa MHC lớp II của các tế bào trình diện kháng nguyên và vùng Vβ của các thụ
thể tế bào T như CD 4, CD 8; từ đó, kích thích hoạt hóa các tế bào T biểu hiện các
đoạn gen Vβ mà không cần thiết phải có một quá trình chế biến và trình diện thông
thường. Điều này gây ra sự sản sinh một số lượng lớn của cytokine, interleukin 2 (IL-
2), các yếu tố hoại tử khối u β (TNF-β), và các interferon. Nếu ăn thực phẩm có SEB
bệnh nhân có các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn, và tiêu chảy. Các triệu
chứng này xuất hiện là do các cytokine trong các tế bào T của lông ruột được sinh ra ồ
ạt.
2.3. Thực trạng nhiễm Staphylococcus aureus ở Việt Nam
Tình hình nhiễm staphylococcus aureus có một số sự kiện:
Trong giai đoạn từ những năm 2008 – 2009, khi vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm
ngày càng được chú trọng, các cuộc nghiên cứu của các cơ quan TW được đẩy mạnh,
kết quả là có đến hàng trăm mẫu thực phẩm ngày Tết bị nhiễm Staphylococcus aureus
trên các sản phẩm mức, bánh kẹo.
Vào năm 2010, cuộc điều tra về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên các loại
thực phẩm đường phố đã đánh giá nguy cơ lây nhiễm Tụ cầu vàng là rất cao.
Vào năm 2011, hiện tượng nhiễm độc Tụ cầu vàng trên thức ăn đã làm cho một bé
gái ở Biên Hòa (Đồng Nai) tử vong.
2.4. Phòng ngừa, điều trị và xử lí bệnh
2.4.1. Phòng ngừa
Ở những vùng có điều kiện vệ sinh cá nhân kém, nơi đông dân cư, đặc biệt là
thiếu nước sạch trong sinh hoạt, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát
sinh mạnh.
- Phòng bệnh tụ cầu khuẩn cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác thì yếu tố vệ sinh
cá nhân là điều quan trọng, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là yêu cầu

cơ bản để phòng bệnh, ăn uống hợp vệ sinh, nấu kỹ trước khi dùng, giữ gìn sạch sẽ
những vết trầy xước trên da. Những bệnh nhân tai biến mạch máu não nằm liệt giường
có thể dẫn đến xuất hiện những vết loét cần phải chăm sóc hổ trợ vận động như xoa
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 18 ]
bóp mạch máu lưu thông, còn đối với bệnh nhân đái tháo đường cần giữ gìn bàn chân
trách bị phòng loét.
- Các biện pháp như mang mũ hoặc khăn trùm đầu, mang khẩu trang và rửa tay
thường xuyên là biện pháp phòng chóng lây truyền hữu hiệu trong bệnh viện.
- Những người làm việc trong các bếp ăn tập thể hoặc trong các xưởng chế biến
thực phẩm cũng cần thực hiện các biện pháp phòng hộ trên.
- Đối với thực phẩm thì nên bảo quản cẩn thận, không để lẫn đồ ăn sống lẫn với
đồ ăn chín. Nếu nghi ngờ thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn thì nên loại bỏ.
- Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân làm việc trực tiếp với thực phẩm, chú
ý khám tai, mũi, họng.
- Không để những người bị viêm xoang, viêm mũi họng, có mụn mủ ở tay tham
gia chế biến thực phẩm.
- Dùng kẹp khi phục vụ thức ăn.
- Tăng cường uống vitamin, năng cao sức khỏe, rửa tay bằng nước nóng và xà
phòng, hạ pH thực phẩm để ức chế vi khuẩn phát triển
2.4.2. Điều trị
Nhiều chủng Tụ cầu kháng với nhiều kháng sinh nhất là penicillin nên cần làm
kháng sinh đồ. Có trường hợp sử dụng vaccine bản thân và vaccine trị liệu có kết quả.
2.4.3. Xử lí bệnh
- Đối với những tổn thương khu trú trên da thì không cần phải đều trị kháng
sinh trừ khi nhiễm khuẩn lan rộng hoặc có biến chứng. Tại chổ mưng mủ cần làm sạch
da tại chổ bằng dung dịch sát khuẩn, dùng kháng sinh trực tiếp bôi ngoài da. Các loại
áp-xe cần rạch mủ và kết hợp dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm. Những loại
nhiễm khuẩn xương, não thì cần dùng các loại kháng sinh đặc hiệu và khi điều trị thì
phải theo dõi chặt chẽ nhất là đối với những người cao tuổi người bị xơ vữa động

mạch hay đáy tháo đường.
- Cần sử dụng những loại kháng sinh phù hợp cho từng bệnh nhân. Thường
dùng gamma globuline để điều trị bệnh. Mặc dù S.aureus có thể sản xuất được men
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 19 ]
penicillinase phá hủy vòng beta-lactamase làm bất hoạt các loại kháng sinh như
penicilline G, Ampicilline Nhưng hiện nay trong điều trị nhiễm trùng S.aureus
người ta vẫn sử dụng peniclline và cephalosporine kháng với beta-lactamase.
- Nafcilline và Oxacilline là hai loại peniclline được dùng bằng đường tiêm.
Nếu nhiễm trùng nặng thì nên sử dụng cephalosporine thế hệ thứ nhất như
cephazoline.
- Nếu bệnh nhân không dung nạp với kháng sinh nhóm beta-lactamase thì nên
thay bằng vancomycine và clidamycine bằng đường tiêm. Dicloxaciline và
cephalexine là kháng sinh dạng uống.










Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 20 ]



Phần 2:



VẬT LIỆU

PHƢƠNG PHÁP










Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 21 ]
1.1. Phƣơng pháp lấy và gửi bệnh phẩm
1.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm:
Thí nghiệm được làm từ đầu 12/03/2012 đến 29/03/2012 tại phòng Xét Nghiệm –
Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh và Xét Nghiệm – Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Hồng
Ngự - Đồng Tháp.
1.1.2. Đối tƣợng thí nghiệm
Mẫu máu được lấy từ phụ nữ tại khoa Sản của Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Hồng
Ngự.
Trong công tác phân tích bệnh phẩm để chẩn đoán một bệnh nghi ngờ nhiễm
khuẩn; kỹ thuật lấy; gửi bệnh phẩm và kỹ thuật định danh đều là những giai đoạn quan
trọng, do đó các lỗi lầm xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào cũng đều đem lại kết quả sai
lệch.
Thu thập và vận chuyển bệnh phẩm là một bước quan trọng trong quá trình phân

lập và phát hiện các vi khuẩn gây bệnh. Thu thập và vận chuyển bệnh phẩm không
đúng cách sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán các tác nhân gây bệnh và điều trị.
Nguyên tắc thu thập mẫu cần bảo đảm:
 Đúng chủng loại.
 Đúng thởi gian.
 Đúng cách.
 Đủ số lượng.
 Đảm bảo chất lượng.
1.2. Cách lấy bệnh phẩm
Vị trí lấy bệnh phẩm
Vị trí lấy bệnh phẩm trên bệnh nhân được chia làm 2 nhóm:
a. Chỗ không có hỗn tạp vi sinh: gồm các lưu chất máu (máu, dịch nảo tủy, dịch
khớp, dịch màng phổi, màng tim, màng bụng,), các màng sinh thiết ở mô sâu.
Cần phải kiểm soát chặt chẽ sự ngoại nhiễm khi lấy và phân tích bệnh phẩm.
b. Chỗ có hỗn tạp vi sinh: gồm các chất bài tiết (đàm, phân, nước tiểu), niêm mạc
ở các lỗ thiên nhiên, da…, phải dùng kỹ thuật chọn lọc để phân lập vi khuẩn ra
khỏi hỗn tạp vi sinh.
Thời gian lấy bệnh phẩm
Tùy thuộc vào quá trình bệnh lý của bệnh.
Vì kết quả cấy khuẩn chỉ có thể hữu nghiệm đúng vào thời gian quan trọng nào
đó của bệnh, trong một vài trường hợp kết quả vô nghiệm từ một mẫu thử duy nhất
không hẵn đã chẩn đoán được bệnh nhiễm khuẩn, mà đôi khi phải lấy mẫu thử nhiều
lần trong vòng 24 – 48 giờ. Phải lấy bệnh phẩm trước khi dùng thuốc kháng sinh hay
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 22 ]
sulfamid. Trường hợp không thể được, phải ghi rõ cách trị liệu, nếu đã dùng penicillin
cần thêm penicillinase vào môi trường nuôi cấy hay nếu đã dùng sulfamides thì cần
cho thêm vào môi trường nuôi cấy chất Paraminobenzoic acid.
Qui luật lấy bệnh phẩm
Khi lấy bệnh phẩm cần phải tuyệt đối tôn trọng các quy luật sau:

a. Các dụng cụ lấy bệnh phẩm (kim, ống tiêm, que bông) phải tuyệt đối vô trùng.
b. Các dụng cụ chứa đựng bệnh phẩm phải có nắp đậy kín và phải vô khuẩn ngoại
trừ lọ đựng phân nhưng phải sạch.
c. Không bao giờ cho bệnh phẩm chạm vào hóa chất diệt khuẩn nào.
d. Tất cả bệnh phẩm phải được ghi nhãn và phiếu thử nghiệm rõ ràng.
e. Phải gửi bệnh phẩm ngay đến phòng thí nghiệm và phải phân tích bệnh phẩm
ngay sau khi nhận.
f. Phải cấy bệnh phẩm trước khi làm tiêu bản hay các thử nghiệm khác; khi cần
phải đếm tế bào trong một bệnh phẩm lỏng, phải trộn đều bệnh phẩm và rút ra
một thể tích cần thiết trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn trước khi quay ly tâm
bệnh phẩm, sau đó cận lắng để lấy mẫu cấy và phân nước nổi làm các xét
nghiệm về sinh hóa.
Các phƣơng tiện để lấy bệnh phẩm.
Các phương tiện này tùy thuộc vào từng loại bệnh phẩm:
a. Dụng cụ lấy bệnh phẩm:
 Ống tiêm và kim: để lấy các bệnh phẩm cần đâm xuyên qua da.
 Dao lấy máu: cào các vết đau trên da.
 Ống mao quản và khuyên cấy khuẩn: để lấy chất ngoại tiết lỏng bên ngoài.
 Que bông (2 que): dùng lấy bệnh phẩm ở các lỗ tự nhiên, nhọt vỡ.
b. Dụng cụ đựng bệnh phẩm:
 Chai có nắp vặn: đựng đờm, nước dạ dày, mảnh mô, phân.
 Ống nghiệm có nắp vặn: đựng bệnh phẩm lỏng.
 Hộp Petri.
 Chai lớn: đựng nước tiểu tìm trực khuẩn lao.
1.3. Cách gởi bệnh phẩm
Ngoại trừ máu, phải cho vào chai hay ống môi trường cấy máu ngay sau khi
lấy. Tất cả các bệnh phẩm khác nên cho vào môi trường chuyên chở Cary Blair với
que bông tẩm bệnh phẩm.
Nếu cần gửi đi xa nên hàn nắp chai môi trường chuyên chở Cary Blair bằng
paraffin và cho vào một hộp có 2 lớp, chèn bông cẩn thận cho khỏi vỡ; phiếu thử

nghiệm chèn vào 2 lớp của hộp.
Phải gửi ngay bệnh phẩm đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ.
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 23 ]



















ĐỊNH DANH
1. Staphylococci
8. Brucella
2. Streptococci
9. Haemophillus influenza
3. Neisseria gonorrhoeae
10. Pseudomonas

4. Neisseria meningitidis
11. Listeria monocytogenes
5. Bacillus anthracis
12. Enterobacteriaceae trừ shigella
6. Pneumococci
13. Leptospira
7. Yersinia pestis
14. Bacteroides và các vi khuẩn kị khí liên hệ


Sơ đồ 3: Qui trình phân lập và định danh các tác nhân gây gây bệnh từ máu người
MÁU LẤY VÔ KHUẨN

Môi trường cấy máu lỏng
BHI – SPS – PABA
ủ 37
o
C/24 giờ - 10 ngày

Có vi khuẩn mọc


Không có vi khuẩn mọc


Cách 3 ngày cấy lại trên
môi trường thioglycollate
lỏng ủ




Có vi khuẩn mọc


Không có vi khuẩn mọc


Báo cáo kết quả : “ không có vi
khuẩn mọc sau khi ủ 10 ngày ”.



Nhuộm Gram khảo
sát hình thể vi
khuẩn



 Cấy lại trên môi trường thích hợp.
 Làm trắc nghiệm sinh hóa.
 Trắc nghiệm huyết thanh ngưng kết.



Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 24 ]


























Sơ đồ 4: Qui trình thí nghiệm sinh hóa phát hiện Staphylococcus aureus
Khúm vi
khuẩn
trên BA

Nhuộm gram:
Cầu khuẩn gram (+)

Catalase


Catalase (-)

Catalase (+)

Oxidase
Oxidase (-)
Oxidase (+)
Micrococci
Định danh theo qui trình
Streptococci

Cấy tăng
sinh trên
BA

Chọn khúm vi
khuẩn mọc

COAGULASE
STAPHYLATEX

COAGULASE (+)

COAGULASE (-)

Staphylococcus
aureus
Staphylococci coagulase
(-) (SCN)



Kháng
NOUVOBIOCIN

S. Saprophyticus (+)

SCN khác (-)
Bài Thu Hoạch Người hướng dẫn: CN. Nguyễn Văn Tâm
SVTT: Nguyễn Thái Trương [ 25 ]
2.1. Cấy máu
2.1.1. Chỉ định cấy máu
Phải chỉ định cấy máu trước các trường hợp nhiễm trùng có thể có du khuẩn
huyết tạm thời (transient bacteremia) hay nhiễm trùng huyết (septicemia).
Do vậy, nên chỉ định cấy máu trước các bệnh nhân có một trong các triệu chứng
như: sốt, ớn lạnh, lạnh run, tiếng thổi tim (cardiac murmur) nghi ngờ viêm nội tâm
mạc, có xuất huyết ở da hay niêm mạc, xuất huyết dạng sao (splinder) trên móng
tay, choáng.
2.1.2. Thời điểm cấy máu
Phải cấy máu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh hệ thống. Trong bệnh viện,
bác sĩ phải cho cấy máu trước khi bắt đầu cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh. Tuy
nhiên trong các trường hợp bệnh nhân đang điều trị kháng sinh nhưng các triệu chứng
của du khuẩn huyết hay nhiễm trùng huyết vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ cũng
nên cho chỉ định cấy máu để phát hiện tác nhân vi khuẫn gây nhiễm trùng.
Thời điểm tốt nhất để cấy máu là khi bệnh nhân bị ớn lạnh hay đang lạnh run
trước khi sốt, hay lúc bệnh nhân đang lên cơn sốt.
Có thể cấy máu 2 lần trong vòng 1 giờ đầu.
2.1.3. Cách lấy máu để cấy
Lấy máu tĩnh mạch bằng phương pháp vô trùng (sát trùng da bằng cồn 70%,
chờ khô rồi mới chọc kim lấy máu). Thể tích máu được lấy để cấy chiếm 1/10 thể tích

môi trường cấy máu. Thông thường lấy 3-5ml máu để cấy vào môi trường cấy máu có
thể tích 50ml. Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ em, lấy chỉ 2-3ml cũng được.
2.1.4. Môi trường cấy máu
BHI, TSB, hay Columbia Broth cho vi khuẩn hiếu khí.
Để cấy yếm khí, thêm vào môi trường các chất khử như Thioglycollate, L –
cystein.
Để kháng đông, tốt nhất là dùng Sodium Polyanethol Sulfonate (SPS), nếu
không có thì dùng citrate hay heparin.
2.2. Theo dõi cấy máu
Chai cấy máu được ủ trong tủ ấm 35
o
C hay 37
o
C và theo dõi mỗi ngày trong 7
ngày xem có dấu hiệu vi khuẩn mọc hay không trong môi trường cấy máu lỏng: (1) có
hạt đóng trên mặt hồng cầu, (2) đục đều hay có màng, (3) tiêu huyết, (4) đông huyết
tương, (5) có gas, (6) có hạt trắng trong lớp hồng cầu hay mặt lớp hồng cầu.

×