Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Giáo trình ô nhiễm không khí part 8 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 33 trang )

- 233 -


Hình 6. 7: Ôxy hóa nhờ nhiệt
Khí ô nhiễm sau khi được ôxy hóa ở nhiệt độ cao sẽ trở nên sạch và được thải
vào trong khí quyển. Loại lò đốt này thường sinh ra ngọn lửa màu vàng, trong hình 6.8
có trình bày kỹ thuật này.
Lò đốt cũng có thể được dùng để xử lý methyl mercaptan, H
2
S, mùi methyl sulfid
từ trong các quá trình chế biến bột giấy, xử lý hơi sơn, hơi vani từ các nồi nấu, mùi
sinh ra từ rang cà phê, hơi bụi từ các lò sưởi trong gia đình. Trong lò sưởi nhiên liệu
đốt phụ được sử dụng làm chất tác động cho xảy ra quá trình cháy hoàn toàn dòng khí
bốc lên và dùng một buồng lắng để thu hồi lượng bụi sinh ra. Hình 6.9, 6.10 trình bày
những khoang đốt, nhiên liệu phụ và buồng lắng.
+ Đốt cháy bằng lửa: Đôi khi có trường hợp thích hợp với đốt trực tiếp, nó được
thực hiện bằng cách hòa trộn trực tiếp khí cần đốt và không khí rồi đốt bằng lửa. Một
thiết bò đánh lửa đặt trên đỉnh của ống khói được dùng để đánh lửa. Ngọn lửa được
hình thành khi ôxy trong không khí xung quanh được tiếp xúc với khí hydrocacbon
khuếch tán tới. Loại này áp dụng cho tất cả các nhà máy chế biến có phát sinh ra
hydrocacbon, hydro, amoniắc, hydroxyanua hoặc một số loại chất khác. Với một vài
loại chất khác tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm, cần phải được kiểm tra trực tiếp






- 234 -



Hình 6.8. Đốt trực tiếp

nhằm phát hiện kòp thời để bảo vệ cho cộng đồng con người và động, thực vật.
Đốt cháy trực tiếp nhờ ngọn lửa là cách tốt nhất để xử lý chất ô nhiễm. Hình 6.11
minh hoạ cho phương thức đốt này.
+ Đốt xúc tác: là cách đốt lượng khí bốc ra ở nhiệt độ thấp, cách này được
dùng khi khí phải đốt có nhiệt độ thấp và sạch, tức là khí chỉ chứa hơi và chất ô nhiễm
có thể cháy (mà hầu như không chứa bụi).
- 235 -

Hình 6.9. Ống thải lò sưởi
Quá trình đốt cháy khí thường ở khoảng nhiệt độ 350 – 450
0
C, có thể đốt cháy
trực tiếp hoặc thông qua chất xúc tác. Về nhiệt độ thì nó làm tăng và đẩy mạnh quá
trình ôxy hóa bằng cách đốt cháy hoặc phá hủy các yếu tố cần thiết có trong khí. Chất
xúc tác có tác dụng đẩy mạnh quá trình ôxy hóa các chất cháy trong dòng khí và có
thể làm giảm thấp nhiệt độ yêu cầu, kỹ thuật này đòi hỏi một mức độ tiêu thụ nhiên
liệu chậm. Hợp kim platin, một vài loại oxit hoặc vanadi pentoxit là những loại
thường dùng làm chất xúc tác, nhờ có chúng mà chỉ cần một nhiệt độ thấp cũng đủ
thực hiện quá trình cháy. Một vài ứng dụng của kỹ thuật này là đốt hỗn hợp khí từ
quá trình in thạch bản, phun sơn, nhà máy sản xuất acid nitric, nhà máy chế biến dầu
mỡ, chất béo. Hình 6. 11 và 12 minh họa hệ thống đốt cháy xúc tác.





- 236 -













Hình 6.10. Đốt cháy nhiên liệu phụ trên mái (dùng cho các ống khói lò sưởi)







- 237 -

6.1.4. Các hệ thống kiểm soát ô nhiễm khác
Trong các kho chứa các thùng dầu lửa, nơi có nhiều dầu bay hơi, có thể thu hồi
và ngưng tụ hơi hydrocacbon vào một thùng được treo trên mái, nhằm ngăn chặn
chúng lan toả vào trong khí quyển.
Trong việc kiểm soát mùi, việc bao kín và trung hòa có thể được thực hiện bằng
cách thêm vào một yếu tố thích ứng với mùi, đủ để át hết mùi ở nồng độ cao hoặc
trộn hai loại mùi có nồng độ tương đương, do đó chúng sẽ tự khử nhau. Một điều đáng
lưu ý là mùi dùng để trung hòa phải là không độc, không gây cháy, không gây dò ứng
hoặc ăn mòn. Ví d

ụ, khi muốn át mùi cho xử lý nước thải người ta phun vani vào, hơi
vani sẽ thay thế vò trí của hơi H
2
S và metal.
Hình 6.11. Loại phun khí đốt cháy

Có nhiều chất có thể gây ra mùi tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện không khí xung
quanh. Làm lạnh hơi có thể xử lý được những mùi do làm ngưng tụ các hơi. Trong các
lò tái chế và các cơ sở nghiền thực phẩm có thể ứng dụng của kỹ thuật này. Nhiều
loại khí hữu cơ và hơi sinh ra các mùi có thể được khử bớt mùi bằng việc tạo ra quá
trình ôxy hóa làm chuyển chúng sang dạng có ít mùi hơn, hóa chất dùng làm chất ôxy
hóa là clo, ozon, thuốc tím (KMnO
4
).
- 238 -

Hình 6.12: Quá trình đốt cháy xúc tác
Biện pháp khử mùi trong các nhà máy chế biến các loại thòt có thể ứng dụng biện
pháp xử lý mùi bằng phương pháp ôxy hóa nhờ hoá chất.
Những phương pháp tổng quát dùng để kiểm soát cho từng nguồn ô nhiễm khí từ
các nguồn cố đònh, bao hàm cả các kỹ thuật thường sử dụng được liệt kê để tham
khảo ở cuối chương này.
6.2. THIẾT BỊ VÀ KỸ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BỤI
Để kiểm soát ô nhiễm bụi, ngoài các biện pháp về quản lý như: thay đổi nguyên
liệu, nhiên liệu, thực hiện đúng các quy trình vận hành thiết bò và giảm công suất của
thiết bò, người ta thường sử dụng các phương pháp lọc bụi. Thông thường, các phương
pháp sau được sử dụng khá phổ biến:
- Phương pháp lọc bụi khô;
- Phương pháp lọc bụi ướt;
- Phương pháp lọc bụi bằng tónh điện;

Các căn cứ để chọn thiết bò:
Để lựa chọn từng loại thiết bò thu bụi hoặc thiết bò lọc sạch bụi cần phải chú ý các
điều kiện sau:
1/ Tính chất của bụi: Kích cỡ, hình dạng, mật độ, độ ẩm, tính hút ẩm (tức là tính
hấp thụ hoặc hút hơi nước), tính dẫn điện, tính cháy, tính ăn mòn, độ mài mòn và tính
độc của bụi.
2/ Tính chất của dòng khí mang bụi: Nhiệt độ, độ chứa ẩm, tính ăn mòn, tính
- 239 -

cháy, áp suất, độ ẩm tương đối, mật độ, tính dính, tính dẫn điện và tính độc của dòng
khí có mang theo hạt bụi.
3/ Các tiêu chuẩn thải của nhà nước ban hành.
4/ Yếu tố phát sinh: Tốc độ sa lắng của bụi theo kích thước hạt bụi, lưu lượng
dòng khí, nồng độ bụi, tính chất hoạt động của nguồn liên tục hay gián đoạn, hiệu quả
mong muốn.
5/ Yếu tố kinh tế: Chi phi lắp đặt, vận hành, duy tu bảo dưỡng.
6/ Hiệu quả thu bụi: Kích cỡ hạt bụi có trong dòng khí là rất quan trọng cho khả
năng thu bụi của thiết bò thu bụi, hay hiệu quả thu bụi phụ thuộc kích cỡ hạt bụi và độ
phân tán. Ví dụ, với loại bụi lớn có thể có hiệu quả tốt với các loại thiết bò sử dụng
lực trọng trường ví dụ buồng lắng bụi, trái lại với thiết bò lọc bụi túi vải thì thích hợp
với các hạt bụi nhỏ nhưng lại nhanh bò bít kín hơn là với những hạt bụi lớn.
6.2.1. Phương pháp lọc bụi khô
Phương pháp lọc bụi khô thường dùng để thu hồi các loại bụi có thể tận dụng lại
hoặc tái chế. Ví dụ các loại bụi thuốc tây, cám, bụi gỗ… Các thiết bò sử dụng trong
phương pháp lọc khô bao gồm: buồng lắng bụi, xyclon, lọc túi vải và thiết bò quán
tính.
a. Buồng lắng bụi
Là một buồng kín trong đó vận tốc dòng khí chứa hạt bụi giảm tới một giá trò nào
đó, đủ để cho các hạt bụi, hạt sương lắng tách ra khỏi dòng khí bằng trọng lực. Thiết
bò này hầu hết có hiệu quả với những hạt bụi thô (kích thước lớn hơn 40 μm), kích

thước hạt càng lớn thì hiệu quả càng cao. Bởi vì thiết bò này sử dụng có hiệu quả với
một loại kích thước hạt nhất đònh, nên nó không có ý nghóa khi sử dụng để thu những
hạt bụi nhỏ. Buồng lắng thường dùng để tách những hạt bụi thô trước, tiếp đó là đưa
thiết bò khác có hiệu quả cao hơn để tách những hạt bụi nhỏ ví dụ túi vải, xyclon.
Một vài ứng dụng thiết bò này là dùng trong lò vôi, lò đốt và các nhà máy chế biến
thức ăn gia súc.
b. Cyclon (Hoặc thiết bò lọc bụi ly tâm)
Thiết bò bao gồm một hình trụ với một đường ống dẫn khí có lẫn bụi vào thiết bụi
theo đường tiếp tuyến với hình trụ và một đường ống tại trục thiết bò dùng để thoát
khí sạch ra. Vận tốc của dòng khí đi vào thường nằm trong khoảng 17 – 25 m/s sẽ tạo
ra dòng không khí xoáy với lực ly tâm rất lớn làm cho các hạt bụi giảm động năng,
giảm quán tính khi va đập vào thành thiết bò và lắng xuống phía dưới. Phía dưới là
một đáy hình nón và một phễu thích hợp để thu bụi và lấy bụi ra. Dòng khí có chứa
- 240 -

bụi được sự trợ giúp của quạt, làm cho chúng chuyển động xoáy trong vỏ hình trụ và
chuyển động dần xuống tới phần hình nón. Dòng khí chuyển động vượt quá xuống
phần hình nón, tạo ra một lực ly tâm làm cho hạt bụi bò văng ra khỏi dòng khí, va
chạm vào vách cyclon và cuối cùng rơi xuống phễu. Xyclon có thể được sử dụng dạng
đơn hoặc xyclon dạng chùm tức là bao gồm nhiều xyclon m
ắc song song với nhau
Hình 6.13. Xyclon lọc bụi
nhằm làm tăng hiệu quả lọc của tập hợp thiết bò, các thiết bò nhỏ do đường kính thu
nhỏ nên làm tăng lực ly tâm tác dụng lên hạt bụi. Với những cyclon nhỏ thì có một
vài khó khăn như là chúng dễ bò bít kín bởi bụi, vận tốc dòng khí cao khiến chúng sẽ
dễ bò mài mòn hơn các cyclon lớn.
Một vài ứng dụng quan trọng của loại thiết bò này là trong các nhà máy xi măng,
công nghiệp sắt thép, nghiền lúa gạo thực phẩm, nhà máy nhựa đường, lọc dầu. Hình
6.13 trình bày một tổ hợp cyclon lọc bụi cơ học, chúng được mắc song song.
c. Hệ thống lọc túi vải

Hệ thống này bao gồm những túi vải hoặc túi sợi đan lại, dòng khí có lẫn bụi
được hút vào trong ống nhờ một lực hút của quạt ly tâm. Những túi này được đan lại
hoặc chế tạo cho kín một đầu. Hỗn hợp khí bụi đi vào trong túi, kết quả là bụi được
giữ lại trong túi. Sử dụng túi lọc thì hiệu quả cao hơn là với các thiết bò lọc cơ học.
Khi túi lọc được dùng bằng túi lọc nỉ hoặc các sợi tự nhiên thì các hạt bụi rất nhỏ cũng
được giữ lại. Điều gây trở ngại đáng kể nhất là trở lực gây ra do túi. Để giảm bớt các
- 241 -

tác hại này thì có thể dùng thiết bò lọc tónh điện, va chạm, phát tán và lắng trọng lực
được chọn tùy theo từng loại bụi thu hồi.
Bụi càng bám nhiều vào các sợi vải thì trở lực do túi lọc càng tăng. Túi lọc phải
được làm sạch theo đònh kỳ, tránh quá tải cho các quạt hút làm cho dòng khí có lẫn
bụi không thể hút vào các túi lọc. Để làm sạch túi có thể dùng biện pháp rũ túi để
làm sạch bụi ra khỏi túi hoặc có thể dùng các sóng âm thanh truyền trong không khí
hoặc rũ bụi bằng phương pháp đổi ngược chiều dòng khí, dùng áp lực hoặc ép từ từ.
Những loại sơiï khác nhau và sự khác nhau về cách dệt được sử dụng tùy theo
từng mục đích. Một vài căn cứ để chọn túi lọc là nhiệt độ nung chảy, tính kháng axit
hoặc kháng kiềm, tính chống mài mòn, chống co và năng suất lọc của các loại vải.
Thông thường, năng suất lọc được lựa chọn trong khoảng 80 – 150 m
3
khí thải cho 1
m
2
vải lọc trong một giờ tùy theo nồng độ bụi và thành phần, tính chất của bụi. Một
vài loại s
ợi thường được dùng bao gồm sơiï bông, sợi len, nylon, sợi amiăng, sợi
silicon, sợi thủy tinh.

Hình 6.14. Lọc bụi túi vải


Thiết bò lọc bụi túi vải thường đặt phía sau thiết bò lọc bụi cơ học để giữ lại những
hạt bụi nhỏ mà quá trình lọc bụi cơ học không giữ lại được. Khi các hạt bụi thô hoàn
toàn đã được tách ra thì lượng bụi giữ trong túi sẽ giảm đi. Một vài ứng dụng của túi
lọc là trong các nhà máy ximăng, lò đốt, lò luyện thép và máy nghiền ngũ cốc.
6.2.2. Phương pháp lọc bụi bằng tónh điện
- 242 -

Thiết bò lắng tónh điện là sử dụng một hiệu điện thế cực cao để tách bụi, hơi,
sương, khói khỏi dòng khí. Có bốn bước cơ bản được thực hiện là:
- Dòng điện làm các hạt bụi bò ion hóa;
- Chuyển các ion bụi từ các bề mặt thu bụi bằng lực điện trường;
- Trung hòa điện tích của các ion bụi lắng trên bề mặt thu;
- Tách bụi lắng ra khỏi bề mặt thu. Các hạt bụi có thể được tách ra bởi một áp lực
hay nhờ rửa sạch.
Thiết bò này có thể thu được những hạt bụi rất nhỏ (1 - 44 μm) với hiệu quả rất
cao có thể đạt tới 99,99 %. Khi dòng khí chứa quá nhiều bụi chứa trong nó thì ta đặt
một thiết bò thu bụi cơ học phía trước, lọc bớt lượng bụi thô trước khi lọc bằng thiết bò
lắng tónh điện. Axít, chất thải, nhiệt độ cao và vật chất có tính ăn mòn đều có thể làm
hư hại thiết bò. Thiết bò lắng tónh điện được ứng dụng trong các trường hợp: thu bụi tại
khâu tán than đá thành bột dùng trong nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện thép,
nghiền ximăng, sản xuất giấy. Hình 6 -15 trình bày thiết bò lắng tónh điện.
Hình 6.15. Thiết bò lắng tónh điện
6.2.3. Phương pháp lọc bụi ướt
Nguyên tắc của phương pháp lọc bụi ướt là người ta cho dòng không khí có chứa
bụi tiếp xúc trực tiếp với dung môi (thường là nước). Quá trình tiếp xúc có thể ở dạng
hạt (khi nước được phun thành các hạt nước có kích thước nhỏ và mật độ cao); dạng
bề mặt khi thiết bò có sử dụng lớp đệm (nước chảy trên các bề mặt vật liệu đệm);
dạng bọt khí khi sử dụng tháp sủi bọt hoặc tháp mâm. Các hạt bụi có thể kết dính lại
- 243 -


với nhau và bò giữ lại trong dung môi nhờ cơ chế va đập, tiếp và khuếch tán còn dòng
không khí sạch sẽ đi ra khỏi thiết bò.
Thiết bò thu bụi ướt có thể được phân loại dựa vào chất lỏng dùng để thu bụi.
Chất lỏng thu bụi được tẩm ướt trên bề mặt thiết bò thu, tạo ra một chất kết dính có
tác dụng làm cho các hạt bụi bò dính lại khi tiếp xúc với chúng, được tách ra khỏi
dòng khí nằm lại trên thiết bò thu. Chất lỏng thường xuyên được phun lên bề mặt thiết
bò thu bụi, còn có tác dụng mang lượng bụi đã tách ra khỏi dòng khí bám lại trên bề
mặt thiết bò thu, mang tới một vò trí nào đ
ó như là một chất thải. Tác dụng cơ bản của
loại thiết bò này là làm tăng độ lớn và trọng lượng các hạt bụi có kích thước nhỏ, bởi
vậy hiệu quả lọc bụi tốt hơn là các thiết bò lọc bụi cơ học. Sở dó các hạt bụi được làm
tăng trọng lượng bởi vì chúng có thể được làm ngấm hơi nước, chúng được tăng kích
thước bởi vì chúng được kết dính nhiều hạt bụi nhỏ lại với nhau. Kích thước các hạt
bụi cũng được làm tăng lên khi nhỏ các hạt bụi vào trong các đám bụi lơ lửng. Kết
quả là các hạt bụi này nặng hơn làm cho chúng bò tích tụ lại.
Tất cả các loại thiết bò xử lý khí thải sử dụng dung dòch hấp thụ đã nêu ở trên đều
có thể sử dụng cho mục đích xử lý bụi bằng phương pháp ướt. Ngoài các thiết bò đã
nêu ở trên chúng ta có thể sử dụng một số thiết bò sau đây để xử lý bụi.
a. Thiết bò rửa khí Ventury
Thực chất thiết bò rửa khí Ventury là thiết bò ứng dụng hiệu ứng của ống tăng tốc
Laval hay còn gọi là ống tăng tốc hỗn hợp. Ống tăng tốc hỗn hợp bao gồm hai đoạn
ống được nối với nhau bằng một ống hình trụ có tiết diện ngang nhỏ nhất so với các
tiết diện khác hay còn gọi là tiết diện thu hẹp của ống. Đoạn đầu là một hình côn có
đường kính nhỏ dần. Đoạn ống này làm việc theo chế độ ống tăng tốc có tiết diện nhỏ
dần. Vận tốc (ω
1
m/s) của dòng khí ở đầu vào khá lớn và tăng dần đến đoạn thu hẹp
sẽ có tốc vận tốc dòng khí bằng tốc độ âm thanh trong môi trường đàn hồi (a m/s). Ở
đoạn này tiêu chuẩn Mach (M = ω/a) sẽ nhỏ hơn 1. Ở đoạn thứ hai ống có tiết diện
tăng dần, nhưng nó vẫn làm việc theo chế độ ống tăng tốc nhưng có tiết diện tăng

dần. Trong đoạn này vận tốc (ω
2
m/s) càng ngày càng tăng và lớn hơn a (m/s), hay
nói khác đi, trong đoạn này M sẽ lớn hơn 1. Tại đoạn thu hẹp tiết diện nước được
cung cấp vào, do tốc độ dòng khí khá lớn nên nước được đánh tơi thành các hạt sương
rất mòn, mật độ cao và chiếm toàn bộ không gian của thiết bò. Hiệu suất của thiết bò
này rất cao có thể đạt trên 99 %. Tuy nhiên, tiêu hao năng lượng khá lớn do phải tạo
áp lực và vận tốc của dòng không khí đầu vào khá lớn như đã trình bày ở trên.
b. Thiết bò lọc bụi ướt hướng tâm
- 244 -

Theo nghiên cứu mới nhất của tác giả giáo trình này thiết bò lọc bụi ướt hướng
tâm làm việc theo nguyên tắc là ứng dụng hiệu ứng của dòng không khí xoáy trong
không gian hẹp để gom bụi tập trung vào giữa thiết bò. Đây là đặc điểm rất quan
trọng và chúng ta đã thấy rất nhiều thực tế đó là các xoáy lốc không khí hoặc xoáy
nước. Vận tốc của chất lỏng trong dòng xoáy càng ngày càng tăng và tỷ lệ nghòch với
tiết diện của ống xoáy. Quá trình này làm cho các hạt bụi trong dòng khí chuyển động
với quãng đường đi dài hơn, thời gian tiếp xúc lâu hơn. Việc tạo ra lớn nước dùi đáy
thiết bò hợp lý kết hợp với việc tạo ra các hạt sương có kích thước hợp lý (d = 100 ÷
300 μm) và tập trung vào giữa nơi có nồng độ bụi cao nhất sẽ cho hiệu suất rất cao,
không thua kém thiết bò Ventury. Thiết bò này có cấu tạo rất đơn giản giống như một
tháp rửa khí rỗng. Điều khác biệt ở đây là dòng không khí đi vào từ bên dưới và tạo
ra dòng không khí xoáy với tốc độ khá lớn. Với ưu điểm hiệu suất cao, thiết bò làm
việc rất ổn đònh, giá thành rẻ và vận hành đơn giản, thiết bò này đã ứng dụng ở một số
nơi để xử lý bụi và có thể ứng dụng cho dòng khí chứa cả bụi và khí độc nhưng vẫn
cho hiệu suất cao; đương nhiên là khi đó phải lựa chọn dung môi cho thích hợp với hơi
khí độc cần xử lý. Thiết bò này có thể tránh được các nhược điểm thường gặp của các
thiết bò trên và thích ứng cho các loại bụi với các nồng độ bụi đầu vào khác nhau.
Ngoài chức năng xử lý bụi với hiệu suất rất cao thiết bò này cũng có thể sử dụng để
xử lý đồng thời khí độc có trong dòng khí.

6.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ NGUỒN DI ĐỘNG
Trong chương 1 chúng ta đã đề cập đến ô nhiễm do giao thông vận tải gây ra ở
thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. Nói đến các nguồn di động tức là
nói đến các phương tiện giao thông vận tải, do vậy kiểm soát các nguồn di động tức là
kiểm soát các phương tiện giao thông vận tải. Hầu hết các phương tiện giao thông vận
tải ngày nay đều sử dụng xăng hay dầu làm nhiên liệu khi hoạt động. Ngoài tiếng ồn
ra, khí thải là vấn đề cần quan tâm khi kiểm soát các phương tiện giao thông vận tải
như máy bay, xe ô tô, xe máy… Lượng khí thải sinh ra tuỳ thuộc vào tính năng kỹ
thuật của các phương tiện. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành, thí dụ lúc
khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi phanh (thắng).
- 245 -

Hình 6.16. Biểu đồ theo trọng lượng chất ô nhiễm ở Mỹ
Theo thống kê năm 1970 cho thấy, các phương tiện vận tải ở Mỹ đã góp phần tới
42% trọng lượng các chất ô nhiễm quan trọng; còn theo WHO năm 1981 lượng chất
độc hại sinh ra gây ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông vận tải là 51 %,
còn lại là do khí thải công nghiệp và các nguồn khác. Ở Mỹ, chỉ riêng các động cơ xe
tải đã chiếm tới 39% tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao rhông vận tải gây nên
trong số này. Với từng loại chất ô nhiễm không khí thì các phương tiện vận tải tạo ra
50% các hydrocacbon (HC), hơn 60% cacbon monoxit thải ra và khoảng 40% nitro
oxit (NO
x
). Tuy nhiên, các phương tiện vận tải chỉ thải ra một lượng rất nhỏ SO
x

bụi vào khí quyển, SO
x
và bụi có trong khí quyển hầu hết được sinh ra từ các nguồn
cố đònh.
Nếu các tác động tới đời sống động thực vật, tới sức khỏe con người tương đương

với trọng lượng chất ô nhiễm mà chúng sinh ra thì các phương tiện vận tải phải chòu
trách nhiệm khoảng dưới 10% những hiện tượng ô nhiễm không khí năm 1968 (xem
hình 6.17).
- 246 -

Hình 6.17. Tác động của ô nhiễm không khí ở Mỹ
Ví dụ: Theo trích dẫn của William Agnew trong PROGRESS IN AREA OF
PUBLIC CONCERN, tác động của 200 tấn CO lên sức khỏe con người tương đương
với 1 tấn SO
x
.
Số liệu từ EPA năm 1969 cho thấy tổng lượng các chất ô nhiễm là 281,2 triệu
tấn, trong đó 144,4 triệu tấn sinh ra từ các phương tiện vận tải (chiếm 51%). Các
phương tiện giao thông tạo ra khoảng 74% CO, 53% HC, 50% NO
x
và chỉ 0,03% SO
x

0,02 % bụi sinh ra trong khí quyển trong 1 năm.
Những số liệu trên do không trang bò hệ thống kiểm soát ô nhiễm cho các phương
tiện giao thông vận tải chúng cho thấy, cứ tiêu thụ 1000 gal dầu, lượng chất thải sinh
ra theo những con số sau: 2300 lb CO, 200 lb HC, 113 lb NO
x
, 12 lb bụi, 9 lb acid
axetic hữu cơ và 4 lb aldehyd.
Tại Việt Nam, tuy chưa có số liệu nghiên cứu tổng hợp và đầy đủ, nhưng riêng,
thành phố Hồ Chí Minh, các nghiên cứu bước đầu năm 1997 và 1998 cũng cho thấy
tải lượng chất ô nhiễm sinh ra do các hoạt động của giao thông vận tải là không nhỏ.
Trong các bảng 1.7 và 1.8 chương 1 đã th
ống kê bước đầu tải lượng các chất ô nhiễm

sinh ra tại thành phố Hồ Chí Minh do giao thông vận tải. Đây là những con số không
nhỏ.
- 247 -

Từ mức độ phát thải chất ô nhiễm do không trang bò thiết bò kiểm soát ô nhiễm
cho các phương tiện vận tải, so sánh với mức độ thải có thiết bò kiểm soát như sau: Từ
kết quả thống kê năm 1971 đạt 80% HC, 69% CO và ở California có tồn tại một điều
luật bắt buộc phải kh
ống chế NO
x
thì NO
x
cũng đạt tới 33 %. Điều này đồng nghóa với
khi đốt 1000 gallon dầu mà có thiết bò kiểm soát ô nhiễm thì nó ở mức là 713 lb CO,
40 lb HC và ở California đạt 76 lb NO
x
.
Trong ba loại khí ô nhiễm cơ bản thoát ra trực tiếp từ các ống xả (CO, HC, NO
x
)
thì chất có tính độc nhất là CO. Tuy nhiên, HC và NO
x
cũng là những chất khá quan
trọng trong vai trò làm ô nhiễm không khí. Chất ô nhiễm cấp II hay là những màn
sương mù tạo ra trong khí quyển, sau khi những chất ô nhiễm cấp I lan tỏa vào khí
quyển cũng là một điều rất đáng quan tâm. Những chất như NO
2
, O
3
, PAN và

aldehyde đã được nói tới trong phần trước. Bụi sinh ra thành phần chủ yếu là chì và
cacbon. Bởi vậy ngày nay người ta đã điều chế ra loại xăng không chứa chì nhằm làm
giảm bớt mối nguy hại của chì sinh ra do đốt cháy nhiên liệu. Đó là chưa kể việc các
nhà khoa học đang nghiên cứu tìm ra các loại nhiên liệu khác thay thế nhiên liệu cho
xe ô tô hiện nay, ít hoặc không sinh ra các chất ô nhiễm trên.
Một loại chất ô nhiễm khác là bari, là một chất được pha thêm vào trong nhiên
liệu dùng làm chất chống tạo khói. Trong nhiên liệu còn được pha thêm bo, mangan,
nikel, phospho được thêm vào làm phụ gia chống ăn mòn cho các động cơ xe. Cadimi
và axit clohydric sinh ra từ tetra ethyl chì, amiăng và HC đang được nghi ngờ là chất
hữu cơ gây ung thư.
6.3.1. Mức độ thải khói của các phương tiện và tiêu chuẩn cho nhiên liệu sử dụng.
Yêu cầu hạn chế khói thải vào môi trường đối với các phương tiện giao thông
hiện nay là rất cần thiết. Tại Mỹ đã ban hành một điều luật đầu tiên về việc kiểm
soát khói thải của các phương tiện (được thông qua năm 1974), khi đó tại California
yêu cầu tất cả các phương tiện đều phải trang bò thiết bò hạn chế bay hơi cho bộ
truyền động. Những phương tiện không được trang bò hệ thống giảm thiểu bay hơi từ
bộ truyền động, là những phương tiện sản xuất năm 1961 và 1962. Năm 1963, Tập
đoàn sản xuất ô tô Mỹ tự nguyện trang bò thêm bộ hạn chế bay hơi cho bộ truyền
động cho tất cả các loại xe sản xuất ra. Năm 1968 chính quyền liên bang Hoa Kỳ lập
ra một tiêu chuẩn đầu tiên, quy đònh về việc thải khói cho các phương tiện. Trong
năm 1970 được chỉnh sửa lại thành “Luật lọc sạch khí”, tiêu chuẩn chính thức ra đời
- 248 -

năm 1973 - 1974 và được hoàn chỉnh năm 1975 - 1976. Những văn bản được đưa ra
xem xét để thông qua tháng 12 năm 1972 được trình bày trong bảng (6.1).
Bảng 6.1. Tiêu chuẩn thải khí ô nhiễm của ô tô (a)
1968 1970 1971 1973-1974 1975-1976
Bộ truyền động
Không - - - -
Khí thải từ ống

khói (b)
HC
CO
NO
x
( NO
2
)

275ppm
1,5%
-

2,2g/mi ©
23g/mi ©
-

2,2g/mi
23g/mi
-

3,4 g/mi
3,9 g/mi
3,0 g/mi

0,41 g/mi
3,4 g/mi
0,40 g/mi
HC bay hơi - - 6 g/mẫu (d) 2 g/mẫu 2 g/mẫu
Bụi (e) - - - - 0,1 g/mẫu

Ghi chú:
(a) Nhiên liệu diesel dùng cho các xe tải nặng thì tiêu chuẩn thải HC, CO và NO
x
cũng
tương đương với nhiên liệu xăng cho xe tải, xe hơi. Không đề cập tới tiêu chuẩn bay
hơi.
(b) Với các động cơ lớn, xăng dầu và nhiên liệu diesel theo tiêu chuẩn 1973-1974 sau
đó cộng thêm 16g NO
x
/ 1 HP và 40 g CO/HP công suất động cơ.
(c) Với các động cơ nhỏ nhẹ. (Động cơ nhỏ hơn 50 inch
3
). Tính như động cơ dùng xăng,
HC 275 ppm, CO 1,5 % , lưu lượng khí thải.

(d) Không được cung cấp số liệu cho tới năm 1972
(e) Mẫu thử nghiệm cho nhiên liệu diesel trong năm 1973 cho thấy, độ đục của khói
tăng 20% khi tăng tốc, tăng 15% khi lôi kéo vật nặng, tăng 50% khi leo dốc cao (20
% độ đục của khói tương đương với số 1 trong biểu đổ Ringelmann, 40% tương
đương với số 2, 50% tương đương với số 2,5).

Quy đònh “Làm sạch khí thải” được chính phủ liên bang Hoa Kỳ đưa ra nhằm lập
nên một tiêu chuẩn thải cho tất cả các phương tiện mới và đang được chế tạo và đưa
ra một mức để thử nghiệm chắc chắn từng phương tiện. Nhà sản xuất ra ô tô phải lưu
lại các số liệu thử nghiệm để cung cấp cho EPA xem xét kỹ độ tin cậy và mỗi phương
tiện phải có giấy phép sử dụng theo những tiêu chuẩn lập ra. Hình 6.16 cho thấy
những chứng chỉ yêu cần theo công ty sản xuất ô tô Chrysler. Điều này buộc các nhà
sản xuất và phân phối phải tuân theo: Không được tách thiết bò lọc khí ra hoặc phải
- 249 -


trao tận tay người tiêu dùng thiết bò xử lý ô nhiễm khí chưa qua sử dụng trước và sau
khi bán hàng. Nhà sản xuất cũng phải cho khách hàng biết được những chỉ dẫn thích
hợp để duy tu bảo dưỡng thiết bò và những quy đònh kèm theo về khả năng gây ô
nhiễm không khí. Với trường hợp vi phạm một trong những yêu cầu thì chủ phương
tiện hoặc nhà sản xuất phải chòu phạt 10.000 USD. Thi hành đạo luật của chính phủ
liên bang, tổ chức EPA yêu cầu giảm 90% HC và CO thoát ra trong năm 1975 so với
lượng thoát ra năm 1970 và giảm 90% các oxit nitơ trong năm 1976. Chính phủ liên
bang cũng khuyến cáo EPA là cũng phải điều tra nhiên liệu, các thành phần thêm vào
nhiên liệu trước khi được bán ra cho người tiêu dùng. Với các cơ sở tiêu thụ phải chòu
nộp phạt 10.000 USD nếu không đăng ký thành phần nhiên liệu bán ra. EPA phải
chấn chỉnh hoặc ngăn chặn các nhà sản xuất hay phân phối bán ra những nhiên liệu
hoặc những nhiên liệu có thêm các thành phần phụ mà có gây nguy hại khi thải ra
môi trường hoặc phải trang bò thiết bò kiểm soát ô nhiễm không khí cho các phương
tiện vận tải. EPA đã xác đònh rằng nếu nồng đôï chì trung bình vượt quá 2 μg/m
3
trong
khoảng 3 tháng hoặc hơn thì gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng con người. Yêu
cầu phải giảm 60 - 65% lượng chì thêm vào nhiên liệu. EPA cũng quan tâm tới nồng
độ sulfur thấp, cũng như lượng phospho thấp chứa trong nhiên liệu xe cộ.
EPA cũng đưa ra đònh mức thêm vào xăng dầu trong năm 1974 là 2,0 g chì/gal
dầu, 0,01 g phospho/1 gal dầu. Do tác động của các quy đònh mới của chính quyền
liên bang, các trạm vận chuyển xăng dầu sẽ phải vận chuyển một lượng xăng dầu
tăng dần kể từ 1/6/1974. Nó được bảo vệ trong thiết bò có xúc tác để cần làm giảm
NO
x
thoát ra theo tiêu chuẩn 1975 - 1976.
Sau đạo luật trên, chính phủ Mỹ đã ban hành luật của chính quyền liên bang bao
gồm các trách nhiệm về kiểm soát ô nhiễm, các quy đònh, các giới hạn và thử nghiệm
tất cả các xe cộ được bán tới tay người tiêu dùng.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đề ra các điều luật đối với ô nhiễm

không khí do các phương tiện giao thông vận tải gây ra. Xử phạt khá nặng nề với các
phương tiện giao thông xả khói quá tiêu chuẩn quy đònh. Tuy nhiên, do tính đặc thù là
các phương tiện đã quá cũ, không có phụ tùng thay thế nên mức độ ô nhiễm là khá
trầm trọng, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Năm 1993, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành “Quy đònh về
kiểm soát ô nhiễm môi trường tp Hồ Chí Minh”, trong đó có nêu “Tiêu chuẩn thải khí
cho các phương tiện giao thông vận tải – Tiêu chuẩn thải khí cho các loại xe mới” như
sau:
- 250 -

1. Tất cả các loại xăng phải tuân theo tiêu chuẩn 15.04 của Uỷ ban Kinh tế Liên
Hiệp Quốc cho các Điều lệ châu Âu trước khi cho phép lưu hành tại thành phố Hồ Chí
Minh;
2. Tất cả các loại xe chạy dầu phải tuân theo tiêu chuẩn số 15.03 của Ủy Ban
Kinh tế Liên Hiệp Quốc cho các Điều lệ châu
Âu trước khi được phép lưu hành tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn 15.03 của Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc cho các Điều lệ châu
Âu
xác đònh giới hạn xả khói khi kiểm tra động cơ dầu ở tốc độ ổn đònh là 15 đơn vò khói
Hartridge trong điều kiện gia tốc tự do.
3. Tất cả các loại xe mô tô, xe hai bánh gắn máy ph
ải tuân theo tiêu chuẩn US 40
CFR 86.410-80 quy đònh mức xả khói như sau:
- Hydrocarbon: nhỏ hơn 5,0 g/km
- Cacbon monoxit: nhỏ hơn 12,0 g/km
Bãng 6.2. Tiêu chuẩn thải khí 15.03 và 15.04
Trọng lượng xe
Tiêu Chuẩn
15.03

Tiêu chuẩn
15.04
(Reference weight-RW) CO HC NO
x
CO HC+NO
x
RW ⊆ 750
750 < RW ⊆ 850
850 < RW ⊆1020
1020 < RW ⊆1250
1250 < RW ⊆1470
1470 < RW ⊆1700
1700 < RW ⊆1930
1930 < RW ⊆ 2150
2150 < RW
65
71
76
87
99
110
121
132
143
6,0
6,3
6,5
7,1
7,6
8,1

8,6
9,1
9,6
8,5
8,5
8,5
10,2
11,9
12,3
12,8
13,2
13,6

58

67
76
84
93
101
110

19

20,5
22
23,5
25
26,5
28

Ghi chú:
- Trọng lượng xe = trọng lượng xe không tải + 100 Kg
- Tất cả các giá trò được tính bằng g/lần thử nghiệm.
6.3.2. Kiểm soát ô nhiễm không khí cho từng phương tiện giao thông
- 251 -

a. Thiết bò kiểm soát độ bốc hơi ở bộ truyền động
Hình 6.18. Hệ thống thông gió kín cho bộ truyền động
Sự bốc hơi ở bộ truyền động hoặc rò rỉ (sự rò rỉ xảy ra vào khoảng giữa các
piston và vách xi lanh) xảy ra ở mọi loại xe trừ tất cả các xe hơi sản xuất từ năm
1962. Một thiết bò gọi là “thông gió bộ truyền động –PCV” nhằm làm ngăn chặn sự
rò rỉ dầu từ bộ truyền động vào trong xi lanh để rồi bò đốt cháy trong máy, thiết bò
thông gió cho bộ truyền động sẽ có tác dụng làm thoát hơi dầu ra khí quyển. Một điều
cơ bản là PCV hoặc van xả khói phải sạch và nên kiểm tra kỹ những biến đổi của
dầu. Dầu bôi trơn phải được thay sau khi đi được 12.000 dặm hoặc 12 tháng vận hành.
Hình 6.18 trình bày một mô hình khép kín của hệ thống thông gió bộ truyền động theo
hãng Chrysler.
b. Thiết bò kiểm soát cho khí thải bốc ra
Để làm giảm bớt lượng khí thải thoát ra thì có nhiều cách, trong đó có một cách
đơn giản nhất là dựa trên nguyên tắc làm giảm lượng HC và CO bốc ra, bằng cách
cấp thêm khí tươi vào luồng khí thải nóng, nhằm cung cấp lượng ôxy cần thiết cho
quá trình đốt cháy được thực hiện hoàn toàn, tiếp đó là hệ thống này được thải ra khỏi
hệ thống khói thải. Muốn thực hiện được những công việc này thì cũng phải có một số
thay đổi trong phần động cơ, như là tăng tác động của quá trình đốt cháy, trong đó có
cả tăng kích thước buồng đốt. Việc sửa đổi bao gồm sửa đổi một bơm khí chạy bằng
động cơ, thiết bò kiểm soát và phân phối khí cho từng ống thải, sửa đổi bộ chế hòa
khí, sửa đổi bộ phối khí và nhà sản xuất phải có những hướng dẫn duy tu bảo dưỡng
xe cộ.
- 252 -


Một cách khác là khống chế hệ thống đốt cháy, bộ phận được thiết kế dùng trong
động cơ với các thông số nhằm đạt được mức độ khống chế cho quá trình cháy hoàn
hảo hơn. Hệ thống bao gồm một thiết bò khống chế hỗn hợp khí - nhiên liệu, thay đổi
tốc độ đánh lửa, hướng dẫn về chế độ bảo dưỡng. Tiếp đó là một ống dẫn nhiệt thải
ra ngoài nhằm làm giảm mức độ thải HC và CO ra ngoài, thiết bò này có thể lắp ngay
vào xe cộ. Hệ thống các thiết bò thải hơi khói yêu cầu phải sửa chữa theo đònh kỳ,
cũng như bột đánh lửa, bộ chế hòa khí, đặc biệt là khi động cơ chạy không tải, tốc độ
đánh lửa và cách điều chỉnh đường cấp nhiên liệu - khí.
c. Thiết bò khống chế hơi bốc lên
Sự bay hơi của nhiên liệu được giảm bớt bởi việc lắp đặt thùng đựng nhiên liệu
trong một hộp chứa, bảo đảm không bò nứt vỡ khi nhiên liệu dãn nở ra. Thông gió cho
thùng đựng nhiên liệu bằng cách dẫn hỗn hợp tới một thiết bò tách chất lỏng và chất
khí, chất lỏng được quay trở lại thùng, còn hơi thì được bơm áp lực cao đẩy qua một
hộp đựng than hoạt tính. Hơi này lưu lại trong hộp tới khi một bơm hút hoạt động, hút
chúng vào ống dẫn đưa tới buồng đốt cháy, hơi được đốt cháy tại đây. Bộ lọc khí bằng
than hoạt tính được thay thế sau khi hoạt động được 12.000 dặm hoặc khoảng 12
tháng. Một vài hệ thống kiểm soát hơi bay lên không dùng tới than hoạt tính, nhưng
cách thay thế này là bộ truyền động và động cơ được chứa trong một cái hộp. Hình
6.19 trình bày một hệ thống hạn chế độ bốc hơi năm 1971 của hãng General Motor.
Hệ thống này cho phép một phương tiện thải 2,2 g HC và 23 g CO khi chạy được một
dặm đường. Hệ thống kiểm soát độ bay hơi có thể điều chỉnh cho độ bay hơi thấp hơn
6g/1 mẫu thử nghiệm tại năm đó.
d. Nâng cao mức yêu cầu hạn chế chất thải
Tiêu chuẩn của Mỹ cho khí thải NO
x
(được thông qua những năm 1973 - 1974)
đòi hỏi khá cao. Hãng Dupont và Esso đã và đang tiến hành nghiên cứu một thiết bò
dựa trên nguyên tắc là dùng tuần hoàn lại một phần lượng khí thải, bằng cách pha
loãng vào hỗn hợp nhiên liệu - khí, điều này có tác dụng làm giảm lượng NO
x

tạo
thành. Khí được lấy từ ống thải ở vò trí trước bộ phận tiêu âm và được đưa trực tiếp
vào bộ chế hòa khí giữa tiết diện Venturi và đóa tiết lưu.
- 253 -


Hình 6.19. Hệ thống kiểm soát độ phát thải chì từ nhiên liệu General Motor 1975
Hình 6.20 Hệ thống kiểm soát độ phát thải chì (General Motor, 1975)
Hình 6.20 Trình bày một hệ thống kiểm soát độ phát thải General Motor 1975, hệ
thống này về cơ bản tương tự với kiểu năm 1971, nhưng khác ở một số điểm như: sử
dụng tới tia lửa, một bơm nén khí và thay đổi chất xúc tác nhằm làm giảm NO
x
thoát
ra đạt tới tiêu chuẩn năm 1975. Hệ thống này phụ thuộc vào việc sử dụng nhiên liệu
có chứa chì tự do, bởi vì sự thay đổi chất xúc tác có thể khử được mùi hôi của chì.
Tất cả các xe ô tô đời 1971 bán ra tại California yêu cầu phải được trang bò hệ
thống kiểm soát ô nhiễm do NO
x
thải ra. Hình 6.21 trình bày hệ thống kiểm soát ô
- 254 -


Hình 6.21
. Hệ thống kiểm soát NO
x
tự vận hành
nhiễm của hãng Chrysler. Hệ thống này đạt hiệu quả kiểm soát bởi nhiệt độ cháy tối
thiểu của quá trình cháy. Trong hệ thống lọc sạch khí của hãng Chrysler, được thực
hiện bởi một tập hợp các yếu tố như van xả, tốc độ đánh lửa chậm do xe di chuyển
chậm và sử dụng một nhiệt kế hoạt động ở mức nhiệt độ thấp. Việc biến đổi một trục

cam trong động cơ là nguyên nhân làm cho các van phải hoạt động gối nhau liên tục
và kết quả là cả van lấy khí vào và van xả khí đều mở trong cùng một thời gian dài.
Trong khoảng thời gian này, hỗn hợp nhiên liệu - khí vừa mới được đưa vào để đốt thì
được pha loãng bởi lượng khí thải lấy vào từ cylanh. Lượng khí nhỏ để pha loãng này
rất quan trọng để điều khiển cho nhiệt độ cháy đạt tới mức cao nhất. Tia lửa đốt cháy
được điều khiển bởi một nút solenoit, nằm tại vò trí giữa bộ phận phối khí và bộ chế
hòa khí. Nút solenoit này trong trạng thái bật thì lại có 3 nút điều khiển khác là nút
điều khiển tốc độ xe hơi, nút nhiệt độ khí, nút bơm hút thải nhiệt. Bộ đánh lửa không
đánh lửa khi gia tốc xe đạt tới 30 ppm, nếu áp lực trong bơm hút nhiệt giảm thấp hơn
15 mmHg, bộ đánh lửa được hoạt động lại, tuy nhiên, nhiệt độ này xấp xỉ thấp hơn 60
o
F. Hệ thống làm mát được hoạt động khi nhiệt kế chỉ tới gần 185
o
F. Làm mát nhằm
giảm nhiệt độ trong cylanh.
Công ty Motor Ford đã nghiên cứu hình thành một phương án giúp cho xe cộ ít
thải khí độc hại, đó là phương án kết hợp hai lớp chất xúc tác đối nghòch nhau để làm
biến đổi HC, CO cũng như NO
x
và có mục đích sử dụng loại xăng không có chì. Đây
là một bước tiến dài có ý nghóa lớn để lập ra một tiêu chuẩn thải khói theo bảng 6.2.
Mục tiêu sau này của Mỹ là giảm thiểu nạn ô nhiễm bụi. Theo kết quả đã được
thống kê, với các xe mới mang ra sử dụng năm 1975 là 3g bụi/ dặm và mục tiêu đạt
được cho năm 1980 là lượng bụi thải từ 0,1 - 0,03 g/dặm. Việc sử dụng loại xăng xe
- 255 -

không có hoặc có ít chì sẽ giảm được lượng bụi thải ra. Trong nhiên liệu không chỉ có
chì mà còn có cadimi, axit clohydric là những chất được thêm vào để sản xuất ra xăng
dầu hoặc là những loại nhiên liệu khác. Việc không sử dụng chì trong thành phần
nhiên liệu, cũng giúp cho hiệu quả của lớp xúc tác kép được cao hơn trong việc tách

các khí NO
x
. Hãng Dupont là một hãng có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng các
cylon để hạn chế bụi cho dòng khí thải: hoặc khí thải được làm lạnh sau khi đi ra khỏi
ống thải, bởi vậy các hạt bụi sẽ được đông cứng lại; hoặc khí thải được đi qua một
buồng lắng có bố trí các lưới đan bằng dây kim loại, đây là nguyên nhân làm các hạt
bụi lớn bò va đụng và lắng xuống. Những hạt bụi lắng xuống sẽ được chuyển tới một
cyclon chứa và được giữ lại theo một hộp thu và lấy đi theo đònh kỳ.
e. Lựa chọn động cơ sử dụng
Có nhiều động cơ để có thể lựa chọn, bao gồm động cơ hơi nước, động cơ tuốc
bin khí (loại này dùng quá nhiều khí, có thể giảm được lượng thải HC và CO nhưng
không khống chế được NO
x
), động cơ phun nhiên liệu theo lớp, động cơ diesel dùng
piston tự do (có nhiều mùi, khói và NO
x
, SO
x
nhưng ít HC và CO), xe hơi chạy điện
(ắc quy kẽm - khí, ắc quy nikel – halide - lithi, ắc quy natri - sulfur), động cơ Wankel
(buồng đốt trong), động cơ Stirlling (động cơ nhiệt động lực dùng nhiên liệu khí để
đốt cháy). Một trong những loại này thì động cơ tốt nhất là động cơ dùng năng lượng
mặt trời (cung cấp điện bằng các tế bào quang điện, dạng đặc biệt này là được cung
cấp điện từ ắc quy tương tự như động cơ dùng xăng). Với loại động cơ này thì các
hydrat, các amoni hoặc rượu dùng làm nhiên liệu phụ cùng với các bình điện khi động
cơ cần có gia tốc cao.
Các nhiên liệu được cải tiến khác như: các nhiên liệu diesel, khí dầu mỏ hóa lỏng
(LPG), khí tự nhiên nén ở áp suất cao (CNG), khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), năng
lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân và gần đây còn có một nguồn nhiên liệu được
sản xuất là khí hydro hóa lỏng. Các nông trang ở Anh thường dùng khí metal lấy từ

phân gà để chạy các xe hơi của họ. Với các động cơ tuốc bin thì dầu lạc hay tất cả
những loại gì có thể đốt cháy đều có thể dùng là nhiên liệu.
Các phương tiện vận tải có thể dùng các nhiên liệu hóa lỏng là một vấn đề gây
nguy hại ở các thành phố lớn, nơi mà các phương tiện giao thông và nạn ô nhiễm
đang trở nên cực kỳ nghiêm trọng.
Câu hỏi kiểm tra và đánh giá:
1. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí từ nguồn cố đònh?
2. Nguyên lý làm việc của các thiết bò xử lý khí thải?
- 256 -

3. Yêu cầu khi lựa chọn dung dòch hấp thu?
4. yêu cầu khi lựa chọn chất hấp phụ?
5. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí từ nguồn di động?
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Trần Ngọc Chấn, Kỹ thuật thông gió, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1998.
2. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý, tập 2, 3; Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000 – 2001.
3. Lê Ba, Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, 1980
4. Võ Thò Ngọc Tươi, Võ Văn Bang, Vũ Bá Minh, Quá trình và thiết bò công nghệ
hóa học, tập 3, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, 1993.
Tiếng Anh
1. US. Departerment of Helth, Education and Welfare, Air pollution Control Field
Operation Manual, PHS, Pub. N
0
937, Washington D.C., U.S. Government Printing
Office, 1962.
2. Taro Hayashi, Ronald H. Howell, Masuru Shibata, Katsuhiko Tsuji, Industrial
Ventilation and Air Conditioning, University of Osaka Prefecture, Sakai, Osaka,
Japan, 1985.

3. William L.Heumann, Industrial Air Pollution Control Systems, Section 2, 1985.
4. H. Brauer. Y.B.G. Varma, Air pollution Control Equipment, 1981.
5. Richard Prober, Richar Bond, Conrad P. Straub, Handbook of Environmental
Control, Vol.1: Air Pollution, 1972.





- 257 -

CHƯƠNG VII
LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU KHÍ
Mẫu ô nhiễm khí tồn tại hai dạng mẫu đó là: mẫu nguồn, trong đó chứa đựng các
chất ô nhiễm tại các nguồn đặc biệt; mẫu không khí xung quanh là mẫu khí trong đó
chứa đựng các chất ô nhiễm phân tán khắp trên bề mặt trái đất. Mẫu không khí xung
quanh là đối tượng chính để nói tới trong chương này.
PHẦN THỨ NHẤT: LẤY MẪU KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
7.1. MỤC ĐÍCH CỦA LẤY MẪU KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
Mục đích của việc lấy mẫu khí xung quanh nhằm kiểm soát chất lượng môi
trường không khí, dựa trên một cơ sở chuẩn về chất lượng môi trường không khí. Các
trạm quan trắc môi trường sẽ lựa chọn và xác đònh các số liệu nếu chúng gần với các
giá trò chuẩn. Bởi vì các trạm quan trắc cấp nhà nước, cấp đòa phương nếu cùng thực
hiện biện pháp lấy mẫu theo phương pháp chuẩn, phân tích theo phương pháp chuẩn
thì các số liệu này có thể dùng để so sánh được. Về tổng quát, xác đònh các mẫu
không khí xung quanh cung cấp cho ta một hệ thống số liệu, dùng làm các thông tin
nền cho việc xác đònh lượng ô nhiễm và nguồn phát sinh ô nhiễm.
7.2. TRÌNH TỰ CỦA VIỆC LẤY MẪU
Trình tự lấy mẫu dựa trên cơ sở mẫu chất ô nhiễm, kỹ thuật thu chất ô nhiễm, lựa
chọn thiết bò (phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu) và phương pháp phân tích (có quan hệ

với thiết bò sử dụng). Mẫu không khí xung quanh liên quan đến việc phân tích lưu
lượng không khí đã thu vào khi lấy mẫu (m
3
). Thông qua lưu lượng không khí này mà
ta có thể xác đònh ra được lượng chất ô nhiễm có trong mẫu, lượng chất ô nhiễm được

×