Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn thắng lợi tp nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.82 MB, 160 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 3
1.1. Lịch sử phát triển của điều hòa không khí 3
1.2. Vai trò của điều hòa không khí đối với con người 4
1.3. Vai trò của điều hòa không khí đối với sản xuất 5
1.4. Các hệ thống điều hòa không khí dùng trong thực tế hiện nay 7
1.4.1. Máy điều hòa cục bộ 7
1.4.1.1. Máy điều hòa cửa sổ 7
1.4.1.2. Máy điều hoà hai cụm 8
1.4.2. Hệ thống điều hòa tổ hợp gọn 8
1.4.2.1. Máy điều hoà hai cụm không ống gió 8
1.4.2.2. Máy điều hòa hai cụm có ống gió 8
1.4.2.3. Máy điều hoà dàn ngưng đặt xa 9
1.4.2.4. Máy điều hòa nguyên cụm 9
1.4.3. Hệ thống điều hòa trung tâm nước 10
1.4.3.1. Khái niệm chung 10
1.4.3.2. Máy làm lạnh nước (Water chiller) 11
1.4.4. Máy điều hòa VRV 12
Chương 2. KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH VÀ TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ẨM 16
2.1. Khảo sát công trình 16
2.2. Thông số môi trường trong nhà và ngoài nhà 21
2.2.1. Chọn cấp điều hòa không khí 21
2.2.2. Chọn thông số thiết kế ngoài nhà 23
2.2.3. Chọn thông số thiết kế trong nhà 23
2.3. Tính toán cân bằng nhiệt ẩm 25
2.3.1. Nhiệt hiện xâm nhập qua kính do bức xạ mặt trời Q
11
26
2.3.2. Nhiệt truyền qua mái bằng bức xạ và do chênh lệch nhiệt độ, Q
21



28
2.3.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q
22
28
2.3.4. Nhiệt hiện truyền qua nền Q
23
31
2.3.5. Nhiệt hiện toả ra do đèn chiếu sáng Q
31
31
2.3.6. Nhiệt hiện toả ra do máy móc Q
32
32
2.3.7. Nhiệt hiện và ẩn do người toả Q
4
32
2.3.8. Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào Q
hN
và Q
âN
: Q
5
33
2.3.9. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q
6
. 34
2.3.10. Các nguồn nhiệt khác 35
2.4. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hoà không khí. 36
2.4.1. Sơ đồ điều hòa không khí 36

2.4.2. Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF( sensible heat factor): ε
h
37
2.4.3. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor): 
hf
38
2.4.4. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand Sensible Heat Factor): 
ht
38
2.4.5. Hệ số đi vòng bypass: 
BF
38
2.4.6. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF : 
hef
39
2.4.7. Nhiệt độ đọng sương của thiết bị: t
S
39
2.4.8. Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh 39
2.4.9. Xác định lưu lượng không khí qua dàn lạnh 40
2.4.10. Các bước tính toán sơ đồ tuần hoàn một cấp 40
Chương 3. TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ 45
3.1. Lựa chọn hệ thống điều hòa không khí 45
3.2. Chọn dàn lạnh 46
3.3. Chọn dàn nóng 49
3.4. Chọn thiết bị và đường ống 50
3.4.1. Bộ góp gas 50
3.4.2. Bộ chia gas 50
3.4.3. Chọn kích cỡ ống đồng 52

3.5. Hệ thống điện và điều khiển 53
3.5.1. Hệ thống cung cấp điện 53
3.5.2. Hệ thống điều khiển 54
3.6. Hệ thống dẫn nước ngưng 56
Chương 4. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI GIÓ 57
4.1. Hệ thống vận chuyển và phân phối gió 57
4.2. Tính toán hệ thống cung cấp gió tươi 57
4.3. Thiết kế hệ thống đường dẫn gió lạnh 66
4.4. Thiết kế hệ thống đường hút gió thải 70
4.5. Thông gió tầng hầm 75
4.6. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống vận chuyển và phân phối khí 77
4.7. Tăng áp cầu thang 79
4.7.1. Mục đích 79
4.7.2. Tính toán lưu lượng gió cần cung cấp và tổn thất áp suất 81
4.7.3. Bố trí lắp đặt hệ thống tăng áp cầu thang 83
4.7.4. Hệ thống điều khiển quạt tăng áp cầu thang 85
Chương 5. THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG 86
5.1. Thi công lắp đặt 85
5.1.1. Lắp đặt hệ thống điện điều hòa không khí 86
5.1.2. Lắp đặt dàn nóng, dàn lạnh 87
5.1.3. Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn không khí 88
5.1.4. Lắp đặt hệ thống đường ống thải nước ngưng 90
5.2. Công tác vận hành 90
5.2.1. Vận hành máy nén 91
5.2.2. Vận hành các thiết bị tự động 91
5.3. Công tác bảo dưỡng và sửa chữa 91
Chương 6. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 93
6.1. Kết quả khảo sát và tính toán 93
6.1.1. Không gian điều hòa 93
6.1.2. Hệ thống điều hòa không khí. 93

6.1.3. Hệ thống vận chuyển và phân phối không khí 96
6.1.4. Hệ thống tăng áp cầu thang 97
6.2. Thảo luận 97
6.2.1. Phương pháp thực hiện đề tài 98
6.2.2. So sánh đối chiếu 98
6.3. Ý kiến đề xuất 102
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

1

MỞ ĐẦU

Điều hòa không khí là một trong những lĩnh vực quan trọng trong đời sống
cũng như trong các ngành công nghiệp khác. Kinh tế và xã hội càng phát triển thì
nhu cầu về điều kiện sinh hoạt và làm việc của con người ngày càng cao.
Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta phát triển với tỉ lệ tăng trưởng
đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu về thiết bị lạnh cũng tăng theo nhanh chóng.
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng của rất nhiều hãng sản xuất, kinh doanh
máy và thiết bị dùng cho hệ thống điều hòa không khí.
Điều hòa không khí có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và sản
xuất. Hệ thống điều hoà không khí tạo ra môi trường tiện nghi, đảm bảo chất lượng
cuộc sống cao hơn, đặc biệt với nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió
mùa, nhiệt độ trung bình năm và độ ẩm tương đối cao. Đối với các ngành kinh tế
sản xuất, ngày nay người ta không thể tách rời kỹ thuật điều hoà không khí với các
ngành khác như cơ khí chính xác, kỹ thuật điện tử và vi điện tử, kỹ thuật phim ảnh,
máy tính điện tử, kỹ thuật quang học Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, để
đảm bảo máy móc, thiết bị làm việc bình thường cần có những yêu cầu nghiêm ngặt
về các điều kiện và thông số của không khí như thành phần độ ẩm, nhiệt độ, độ

chứa bụi và các loại hoá chất độc hại khác.
Đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt - lạnh, ngoài việc nắm
vững các kiến thức cơ bản, các phương pháp tính toán thiết kế thì việc tìm hiểu các
công việc liên quan đến lắp đặt, vận hành, sửa chữa… là rất cần thiết.
Dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Danh Giang – Trường đại học Nha
Trang, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho
Khách sạn Thắng Lợi – Tp Nha Trang”. Đề tài gồm những nội dung chính sau:
Chương 1. Tổng quan về điều hòa không khí.
Chương 2. Khảo sát công trình và tính cân bằng nhiệt ẩm.
Chương 3. Tính chọn máy và thiết bị hệ thống điều hòa không khí.

2

Chương 4. Tính toán hệ thống vận chuyển và phân phối gió.
Chương 5. Thi công lắp đặt và vận hành bảo dưỡng.
Chương 6. Kết quả và thảo luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài song không
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô cùng bạn
đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Nha Trang, 30 tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Trọng Hưng


















3

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
1.1. Lịch sử phát triển của điều hòa không khí
Ngay từ thời cổ đại con người đã biết dùng lửa sưởi ấm vào mùa đông và
dùng quạt hay tìm vào các hang đá mát mẻ vào mùa hè.
Năm 1845, bác sĩ người Mỹ là John Gorrie đã chế tạo máy lạnh nén khí đầu
tiên để điều hòa không khí cho bệnh viện tư của ông.
Năm 1850, nhà thiên văn học Piuzzi Smith người Scotland lần đầu tiên đưa ra
dự án điều hòa không khí bằng máy lạnh nén khí.
Năm 1894, Cty Linde đã xây dựng một hệ thống điều hòa không khí bằng
máy lạnh ammoniac dùng làm lạnh và khử ẩm không khí mùa hè.
Đầu những năm của thế kỷ 20 thì con người đã có những tiến bộ lớn trong
lĩnh vực này. Đúng vào thời điểm này thì xuất hiện một nhân vật quan trọng đã đưa
ngành điều hòa không khí của Mỹ cũng như của thế giới đến một bước phát triển
vượt bậc, đó chính là Willis H. Carrier. Chính ông là người đưa ra định nghĩa điều
hòa không khí là kết hợp sưởi ấm, làm lạnh, gia ẩm, hút ẩm, lọc và rửa không khí,

tự động duy trì khống chế trạng thái không khí không đổi phục vụ mọi yêu cầu tiện
nghi hoặc công nghệ.
Năm 1911, Carrier lần đầu tiên xây dựng ẩm đồ của không khí ẩm và cắt
nghĩa tính chất nhiệt của không khí ẩm và các phương pháp xử lý để đạt được các
trạng thái không khí yêu cầu. Ông là người đi đầu trong việc xây dựng cơ sở lý
thuyết cũng như phát minh, thiết kế, chế tạo ra các thiết bị và hệ thống điều hòa
không khí.
Môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống rất quan trọng và được lựa chon
cẩn thận: amoniac, dioxit sunfua độc, CO
2
có áp suất ngưng quá cao… Đến năm
1930 hãng Du Pont de Nemours và Co (Mỹ) đã sản xuất ra môi chất lạnh Freon. Từ
đó điều hòa không khí mới có những tiến bộ nhảy vọt, và cho đến nay thì điều hòa
không khí đã thực sự trở thành không thể thiếu trong cuộc sống của con người cũng
như các ngành nghề kinh tế khác của xã hội.

4

Đối với Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Bởi vậy, điều hòa
không khí có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và sản xuất. Cùng với
sự phát triển của kinh tế cả nước trong những năm gần đây thì nhu cầu về kỹ thuật
lạnh nói chung và điều hòa không khí nói riêng đang gia tăng mạnh mẽ. Có thể thấy
rằng hầu như trong tất cả các nhà cao ốc, văn phòng, bệnh viện, khách sạn, nhiều
phân xưởng sản xuất đã được trang bị hệ thống điều hòa không khí nhằm tạo môi
trường dễ chịu và tiện nghi cho con người. Đối với nước ta nhu cầu về điều hòa
không khí là rất lớn, các thiết bị được nhập từ nhiều nước khác nhau ngày một
nhiều và hiện đại.
1.2. Vai trò của điều hòa không khí đối với con người
Sức khoẻ con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
năng suất lao động. Một trong những nội dung nâng cao sức khoẻ con người là tạo

ra cho con người điều kiện vi khí hậu thích hợp. Bởi vì nhiệt độ bên trong cơ thể
con người luôn giữ ở khoảng 37
0
C (đối với người bình thường). Do đó để duy trì ổn
định nhiệt độ của phần bên trong cơ thể, con người luôn thải ra một lượng nhiệt ra
môi trường xung quanh. Quá trình thải nhiệt này thông qua 3 hình thức cơ bản: đối
lưu, bức xạ và bay hơi. Để quá trình thải nhiệt đó diễn ra thì phải tạo ra một không
gian có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với cơ thể con người. Hệ thống điều hòa không
khí để tạo ra môi trường tiện nghi, đảm bảo chất lượng cuộc sống cao hơn.
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm và độ ẩm tương đối cao. Với nhiệt độ và độ ẩm cao cộng vào đó là bức xạ mặt
trời qua cửa kính, nhất là những toà nhà có kiến trúc hiện đại có diện tích kính lớn,
thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện - điện tử làm cho nhiệt độ không khí trong phòng
tăng cao, vượt xa giới hạn tiện nghi nhiệt đối với con người. Để đảm bảo cho con
người có một môi trường sống thoải mái thì chỉ có điều hòa không khí mới giải
quyết được vấn đề nêu trên.
Kinh tế nước ta hiện nay đã có bước phát triển đáng kể, đời sống của nhân dân
ngày càng được cải thiện, cho nên điều hòa không khí dân dụng đang phát triển
mạnh mẽ, do đó mà điều hòa không khí không còn xa lạ với người dân.

5

Trong ngành y tế, nhiều bệnh viện đã trang bị hệ thống điều hòa không khí
trong các phòng điều trị bệnh nhân để tạo ra môi trường vi khí hậu tối ưu giúp
người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Điều hòa không khí tạo ra các phòng vi
khí hậu nhân tạo với độ trong sạch tuyệt đối của không khí và nhiệt độ, độ ẩm được
khống chế ở mức tối ưu để tiến hành các quá trình y học quan trọng.
1.3. Vai trò của điều hòa không khí đối với sản xuất
Trong công nghiệp, ngành điều hòa không khí đã có bước tiến nhanh chóng.
Ngày nay người ta không thể tách rời kỹ thuật điều hòa không khí với các ngành

khác như cơ khí chính xác, kỹ thuật điện tử và vi điện tử, kỹ thuật phim ảnh, máy
tính điện tử, kỹ thuật quang học Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, để đảm
bảo máy móc, thiết bị làm việc bình thường cần có những yêu cầu nghiêm ngặt về
các điều kiện và thông số của không khí như thành phần độ ẩm, nhiệt độ, độ chứa
bụi và các loại hoá chất độc hại khác Ví dụ như trong ngành công nghiệp kỹ thuật
điện thì để sản xuất được dụng cụ điện cần khống chế nhiệt độ trong khoảng từ
20
0
C đến 22
0
C, độ ẩm từ 50 đến 60%.
Trong ngành cơ khí, chế tạo dụng cụ đo lường, dụng cụ quang học, độ trong
sạch và ổn định của nhiệt độ và độ ẩm là điều kiện quyết định cho chất lượng, độ
chính xác của sản phẩm. Nếu các linh kiện, chi tiết của máy đo, kính quang học
được chế tạo trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không ổn định làm cho độ co dãn
khác nhau về kích thước của chi tiết sẽ làm giảm độ chính xác của máy móc. Bụi
thâm nhập vào bên trong máy sẽ làm tăng độ mài mòn giữa các chi tiết dụng cụ chóng
hư hỏng, chất lượng giảm sút rõ rệt.
Trong công nghiệp sợi và dệt, điều hòa không khí có ý nghĩa quan trọng. Khi
độ ẩm không khí cao, độ dính kết, ma sát giữa các sợi bông sẽ lớn và quá trình kéo
sợi sẽ khó khăn, ngược lại độ ẩm quá thấp sẽ làm cho sợi dễ bị đứt, năng suất kéo
sợi sẽ bị giảm.
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nhiều quá trình công nghệ đòi hỏi có
môi trường không khí thích hợp. Nếu độ ẩm quá thấp sẽ làm cho sản phẩm khô
hanh, giảm khối lượng và chất lượng sản phẩm. Ngược lại độ ẩm quá cao cộng với

6

nhiệt độ cao thì đó là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển làm giảm chất lượng
sản phẩm hoặc phân huỷ sản phẩm. Bên cạnh đó lượng nhiệt và hơi ẩm toả ra bên

trong phân xưởng tương đối lớn, thường xảy ra hiện tượng đọng sương trên bề mặt
kết cấu bao che hoặc bề mặt thiết bị, máy móc gây mất vệ sinh tạo điều kiện cho vi
khuẩn, vi sinh vật phát triển. Tất cả các vấn đề bất lợi đó đều có thể giải quyết bằng
điều hòa không khí.
Trong công nghiệp chế biến và sản xuất chè, quá trình vo chè, ủ lên men có
tác dụng làm cho chất dinh dưỡng trong lá chè tiếp xúc với không khí và oxi hoá kết
hợp với các quá trình biến đổi sinh hoá khác tạo ra các axit amin, giữ màu sắc và
hương vị thơm ngon của chè. Các quá trình này đòi hỏi phải được tiến hành ở điều
kiện mát mẻ và độ ẩm thích hợp.
Các thông số của môi trường không khí trong các nhà máy sản xuất phim,
giấy ảnh cũng cần được duy trì ở mức nhất định và chặt chẽ bằng hệ thống điều hòa
không khí. Bụi rất dễ bám vào bề mặt phim, giấy ảnh làm giảm chất lượng sản
phẩm. Nhiệt độ cao trong phân xưởng làm nóng chảy lớp thuốc ảnh phủ trên bề mặt
phim. Ngược laị độ ẩm cao làm cho sản phẩm dính bết vào nhau.
Điều hòa không khí còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của bơm nhiệt,
một loại máy lạnh dùng để sưởi ấm vào mùa đông. Bơm nhiệt thực ra là một máy
lạnh với khác biệt là ở mục đích sử dụng. Gọi là máy lạnh khi người ta sử dụng hiệu
ứng lạnh ở thiết bị bay hơi còn gọi là bơm nhiệt khi sử dụng nguồn nhiệt lấy từ thiết
bị ngưng tụ.
Ở các nước tiên tiến, các chuồng trại chăn nuôi của công nghiệp sản xuất thịt
sữa được điều hòa không khí để có thể đạt được tốc độ tăng trọng cao nhất, vì gia
súc và gia cầm cần có khoảng nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để tăng trọng và phát triển.
Ngoài khoảng nhiệt độ và độ ẩm đó, quá trình phát triển và tăng trọng giảm xuống
và nếu vượt qua giới hạn nhất định chúng có thể bị sút cân hoặc bệnh tật.
Còn rất nhiều quá trình công nghệ khác cần đến hệ thống điều hòa không khí
để đảm bảo duy trì các thông số nhiệt độ, độ ẩm của không khí thích hợp đem lại
hiệu quả sản xuất cao.

7


1.4. Các hệ thống điều hòa không khí dùng trong thực tế hiện nay
1.4.1. Máy điều hòa cục bộ
Máy điều hoà cục bộ gồm có hai loại chính là máy điều hoà cửa sổ và máy
điều hoà loại tách năng suất đến 7 kW (24.000 Btu/h). Đây là loại máy nhỏ, hoạt
động hoàn toàn tự động, lắp đặt vận hành, bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, tuổi
thọ trung bình, độ tin cậy cao, giá thành rẻ thích hợp với các căn hộ nhỏ.
Nhược điểm cơ bản của hệ thống là rất khó lắp đặt cho các văn phòng lớn, hội
trường, phân xưởng, các toà nhà cao tầng như khách sạn, văn phòng vì khi đó việc
bố trí cụm dàn nóng khó khăn và làm mất cảnh quan của toà nhà.
1.4.1.1 . Máy điều hoà cửa sổ
Máy điều hoà cửa sổ là loại máy điều điều hòa không khí nhỏ nhất về năng
suất lạnh và kích thước cũng như khối lượng. Toàn bộ các thiết bị như máy nén, dàn
ngưng, dàn bay hơi, quạt dàn lạnh, quạt dàn ngưng, các thiết bị điều khiển đều
được lắp đặt trong một vỏ gọn nhẹ.
Ưu nhược điểm của hệ thống điều hòa cửa sổ:
- Chỉ cần cắm điện là máy chạy không cần công nhân lắp đặt có tay nghề cao.
- Có sưởi mùa đông bằng bơm nhiệt.
- Có khả năng lấy gió tươi qua cửa lấy gió tươi.
- Nhiệt độ phòng được điều chỉnh bằng thermostat với độ dao động tương
đối lớn, độ ẩm tự biến đổi theo nên không khống chế được độ ẩm, điều chỉnh theo
chế độ ON/OFF.
- Khả năng làm sạch không khí kém.
- Độ ồn cao.
- Khó bố trí trong phòng hơn so với loại 2 cụm.
- Phải đục một khoảng tường rộng bằng máy điều hòa. Không lắp đặt được
cho phòng không có tường trực tiếp ngoài trời.
- Vốn đầu tư thấp.
- Thích hợp cho các phòng nhỏ, căn hộ gia đình. Khó sử dụng cho các toà
nhà cao tầng vì làm mất mỹ quan phá vỡ kiến trúc.


8

1.4.1.2. Máy điều hoà hai cụm
Máy điều hoà có hai cụm gồm: cụm trong nhà và cụm ngoài trời. Cụm trong
nhà gồm dàn lạnh, bộ điều khiển và sử dụng quạt ngang dòng. Cụm ngoài trời gồm
máy nén, dàn nóng, quạt hướng trục. Hai đường nối với nhau bằng các ống gas.
Máy điều hoà hai cụm có ưu nhược điểm, trong đó việc giảm tiếng ồn trong
nhà, rất phù hợp với yêu cầu tiện nghi nên được sử dụng rộng rãi trong gia đình.
Ưu điểm của máy điều hoà loại tách là dễ lắp dặt, dễ bố trí dàn lạnh và dàn
nóng, ít phụ thuộc hơn vào kết cấu nhà, tiết kiệm diện tích lắp đặt, đảm bảo thẩm
mỹ cao.
Nhược điểm chủ yếu là không lấy được gió tươi nên cần có quạt gió tươi,
đường ống gas dài hơn, dây điện tốn nhiều hơn, giá thành đắt hơn. Khi hoạt động
gây ồn bên ngoài làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh,
1.4.2. Hệ thống điều hòa tổ hợp gọn
1.4.2.1. Máy điều hoà hai cụm không ống gió
Cụm dàn nóng của máy điều hoà tách có kiểu quạt hướng trục thổi nên trên
với 3 mặt dàn lạnh, cụm dàn lạnh cũng đa dạng hơn rất nhiều so với loại tách của hệ
thống cục bộ, ngoài loại treo tường còn có loại treo trần, giấu trần, kê sàn, giấu
tường
Ưu nhược điểm của loại máy này giống như máy cục bộ hai cụm, nhược điểm
chính của máy này là không có khả năng lấy gió tươi nên cần có quạt thông gió đặc
biệt cho các không gian nhiều người, khi gió lọt qua cửa không đủ cung cấp oxy
cho phòng.
1.4.2.2. Máy điều hoà tách có ống gió
Máy điều hoà tách có ống gió thường gọi là máy điều hoà thương nghiệp kiểu
tách, năng suất lạnh từ 12.000 Btu/h đến 240.000 Btu/h. Dàn lạnh được bố trí quạt
ly tâm cột áp cao nên có thể lắp thêm ống gió để phân phối đều gió trong phòng
rộng hoặc đưa gió đi xa phân phối cho nhiều phòng khác nhau.


9

1.4.2.3. Máy điều hoà dàn ngưng đặt xa
Đa số các máy điều hòa tách đều có máy nén bố trí chung với cụm dàn nóng.
Nhưng trong một số trường hợp máy nén lại nằm trong cụm dàn lạnh, người ta gọi
đó là máy nén có dàn ngưng đặt xa.
Máy điều hoà dàn ngưng đặt xa cũng có ưu nhược điểm của máy điều hoà
tách, nhưng do máy nén bố trí ở cụm dàn lạnh nên độ ồn trong nhà cao. Chính vì
điều đó mà máy điều hoà dàn ngưng đặt xa không thích hợp cho điều hoà tiện nghi,
chỉ nên dùng loại máy này cho điều hòa công nghệ hoặc thương nghiệp, những nơi
chấp nhận được độ ồn của máy.
1.4.2.4. Máy điều hòa nguyên cụm
a. Máy điều hòa lắp mái
Máy điều hòa lắp mái (Rooftop Air Conditioner) là loại máy điều hòa nguyên
cụm có năng suất trung bình và lớn, chủ yếu dùng trong thương nghiệp và công
nghiệp. Cụm dàn nóng và dàn lạnh được gắn liền với nhau thành một khối duy nhất.
Quạt dàn lạnh là loại quạt ly tâm có cột áp cao. Máy được bố trí ống phân phối gió
lạnh và ống hồi gió. Ngoài khả năng lắp trên mái của phòng điều hoà còn khả năng
lắp mái ở ban công hoặc trên mái hiên.
Các loại máy điều hoà lắp mái loại đời mới có nhiều ưu điểm hơn như máy
nén xoắn ốc nhẹ hơn 10% và gọn hơn 30% so với máy pittông, làm cho kích thước
máy gọn nhẹ hơn nhiều. Ưu điểm khác của máy nén xoắn ốc là đỡ rung, ít ồn và ít
tổn thất thể tích hơn so với máy nén pittông.
b. Máy điều hoà nguyên cụm giải nhiệt nước
Do bình ngưng của máy giải nhiệt nước rất gọn nhẹ, không chiếm diện tích và
không gian lắp đặt lớn như giải nhiệt gió nên thường được bố trí cùng máy nén và
dàn bay hơi thành một tổ hợp hoàn chỉnh. Toàn bộ máy và thiết bị lạnh như máy
nén, bình ngưng, dàn lạnh và các thiết bị khác được bố trí gọn vào trong một vỏ
dạng tủ. Do bình ngưng làm mát bằng nước nên máy thường đi kèm với tháp giải
nhiệt và bơm nước. Tủ có cửa gió cấp để lắp đường ống phân phối và có cửa gió hồi

cũng như cửa gió tươi, các phin lọc trên các đường ống gió.

10

Máy điều hoà nguyên cụm giải nhiệt nước có ưu điểm cơ bản là:
- Được sản xuất hàng loạt và lắp ráp hoàn chỉnh tại nhà máy nên có độ tin
cậy cao, tuổi thọ và độ tự động cao, giá thành rẻ, máy gọn nhẹ, chỉ cần nối với hệ
thống nước làm mát và hệ thống ống gió nếu cần là có thể hoạt động được.
- Vận hành kinh tế trong điều kiện thay đổi.
- Lắp đặt nhanh chóng, không cần thợ chuyên ngành lạnh, vận hành, bảo
dưỡng, vận chuyển dễ dàng.
- Bố trí dễ dàng trong các phân xưởng sản xuất và các nhà hàng, siêu thị chấp
nhận được độ ồn cao.
1.4.3. Hệ thống điều hòa trung tâm nước
1.4.3.1 . Khái niệm chung
Hệ thống điều hoà trung tâm nước là hệ thống sử dụng nước lạnh để làm lạnh
không khí qua các dàn trao đổi nhiệt FCU và AHU. Hệ thống điều hoà trung tâm
nước bao gồm:
- Máy làm lạnh nước (Water Chiller) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ
12
0
C xuống 7
0
C.
- Hệ thống ống dẫn nước lạnh.
- Hệ thống nước giải nhiệt.
- Nguồn nhiệt để sưởi ấm dùng để điều chỉnh độ ẩm và sưởi ẩm mùa đông
thường do nồi hơi nước nóng hoặc thanh điện trở cung cấp.
- Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ấm không khí bằng nước nóng
FCU (Fan Coil Unit) hoặc AHU (Air Hanling Unit).

- Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí.
- Hệ thống tiêu âm và giảm âm.
- Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và triệt khuẩn cho không khí.
- Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi,
gió hồi và phân phối không khí, điều chỉnh năng suất lạnh và điều khiển cũng như
báo hiệu và bảo vệ toàn bộ hệ thống.

11

Ưu điểm:
- Có vòng tuần hoàn an toàn là nước nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do rò
rỉ môi chất lạnh ra ngoài.
- Có thể khống chế nhiệt ẩm trong không gian điều hoà theo từng phòng riêng
rẽ, ổn định và duy trì các điều kiện vi khí hậu tốt nhất.
- Thích hợp cho các toà nhà như khách sạn, văn phòng với mọi chiều cao và
mọi kiến trúc mà không làm mất cảnh quan.
- So với ống gió thì ống nước nhỏ hơn, do đó tiết kiệm được nguyên vật liệu
xây dựng.
- Có khả năng xử lý độ sạch không khí cao đáp ứng mọi yêu cầu vệ độ sạch
bụi bẩn, tạp chất và mùi
- Ít phải bảo dưỡng, sửa chữa
- Năng suất lạnh hầu như không bị hạn chế. So với hệ thống điều hoà VRV,
vòng tuần hoàn môi chất lạnh đơn giản hơn nhiều nên dễ kiểm soát.
Nhược điểm:
- Vì dùng nước làm chất tải lạnh nên về mặt nhiệt động, tổn thất exergy lớn hơn.
- Cần phải bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU.
- Vấn đề cách nhiệt đường ống nước lạnh và cả khay hứng nước ngưng khá
phức tạp.
- Lắp đặt vận hành khó khăn, đòi hỏi công nhân vận hành lành nghề.
- Cần định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy lạnh và các dàn FCU và

AHU.
1.4.3.2. Máy làm lạnh nước (Water chiller)
a. Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước
Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước thường là một tổ hợp hoàn chỉnh nguyên
cụm bao gồm có máy nén, bình ngưng giải nhiệt nước, bình bay hơi và các thiết bị
phụ khác. Tất cả mọi công việc lắp ráp, thử bền, nạp gas đều được tiến hành tại nhà
máy chế tạo nên chất lượng rất cao, chỉ cần nối với hệ thống nước giải nhiệt và hệ
thống nước lạnh là máy có thể vận hành được ngay.

12

Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước thường được sử dụng với bơm và tháp
giải nhiệt nước để tiết kiệm nước giải nhiệt.
b. Máy làm lạnh nước giải nhiệt gió
Máy làm lạnh nước giải nhiệt gió chỉ khác máy làm lạnh nước giải nhiệt
nước ở dàn ngưng tụ làm mát bằng gió. Do khả năng trao đổi nhiệt của dàn ngưng
giải nhiệt gió kém nên diện tích trao đổi nhiệt của dàn lớn hơn, cồng kềnh hơn nên
làm cho năng suất lạnh của một tổ hợp máy nhỏ hơn so với máy làm lạnh nước giải
nhiệt nước.
Máy làm lạnh nước giải nhiệt gió có ưu điểm là không cần nước làm mát nên
giảm được hệ thống nước làm mát như bơm, tháp giải nhiệt, đường ống nước. Máy
thường đặt trên mái nên cũng đỡ tốn diện tích sử dụng, tuy nhiên vì trao đổi nhiệt ở dàn
ngưng kém nên nhiệt độ ngưng tụ cao hơn dẫn đến công nén cao hơn và điện năng tiêu
thụ lớn hơn cho một đơn vị lạnh so với máy làm lạnh nước giải nhiệt bằng nước
1.4.4. Máy điều hòa VRV
Do các hệ thống ống gió CAV (Constant Air Volume) và VAV (Variable Air
Volume) sử dụng ống gió điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của phòng quá cồng kềnh, tốn
nhiều không gian và diện tích lắp đặt, tốn nhiều vật liệu làm đường ống nên hiện
nay nhiều hãng như Daikin của Nhật Bản đã đưa ra giải pháp VRV (Variable
Refrigerant Volume), Mitsubishi với hệ thống VRF (Variable Refrigerant Flow),

hay hệ thống RMV của REE… có thể điều chỉnh năng suất lạnh qua việc điều chỉnh
lưu lượng môi chất. Thực chất là phát triển máy điều hoà tách về năng suất lạnh
cũng như số dàn lạnh trực tiếp đặt trong các phòng, tăng chiều cao lắp đặt và chiều
dài đường ống giữa các cụm dàn nóng và dàn lạnh để có thể ứng dụng cho các toà
nhà cao tầng như văn phòng, khách sạn. Vì đối với những toà nhà cao tầng từ trước
đến nay chỉ có hệ thống điều hoà trung tâm nước lạnh và ống gió đảm nhận, nhưng
so với hệ thống ống gió thì hệ thống dẫn môi chất lạnh nhỏ hơn nhiều.
Các hệ thống VRV, VRF hay RMV… có chung nguyên lý làm lạnh và máy
tương đối giống nhau. Ở đây ta tìm hiểu về hệ VRV (đây là sản phẩm điều hòa

13

không khí trung tâm dùng biến tần được sử dụng nhiều hiện nay trên thị trường).
Máy điều hoà VRV chủ yếu dùng cho điều hoà tiện nghi và có các đặc điểm sau:
- Tổ ngưng tụ có hai máy nén trong đó một máy nén điều chỉnh năng suất lạnh
theo kiểu ON/OFF, còn một máy điều chỉnh bậc theo máy biến tần nên số bậc điều
chỉnh từ 0 đến 100% gồm nhiều bậc điều chỉnh, đảm bảo tiết kiệm năng lương rất
hiệu quả.
- Các thông số vi khí hậu được khống chế phù hợp với từng nhu cầu vùng kết
nối trong mạng điều khiển trung tâm.
- Các máy VRV có dãy công suất hợp lý lắp ghép với nhau thành các mạng
đáp ứng nhu cầu năng suất lạnh khác nhau từ 7 kW đến hàng ngàn kW cho các toà
nhà cao tầng hàng trăm mét với hàng ngàn phòng đa chức năng.
- VRV giải quyết tốt vấn đề hồi dầu về máy nén do đó cụm dàn nóng có thể
đặt cao hơn dàn lạnh đến 50m và các dàn lạnh có thể cách nhau cao tới 15m. Đường
ống dẫn môi chất lạnh từ cụm dàn nóng tới cụm dàn lạnh xa nhất tới 150m tạo điều
kiện cho việc bố trí máy dễ dàng trong các toà nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn
mà trước đây chỉ có hệ thống trung tâm nước đảm nhiệm.
- Do đường ống dẫn gas dài, năng suất lạnh giảm nên Daikin đã dùng máy
biến tần điều chỉnh năng suất lạnh, làm cho hệ thống lạnh không những được cải

thiện mà còn vượt nhiều hệ thống máy thông dụng.
- Độ tin cậy cao do các chi tiết được lắp ráp, chế tạo toàn bộ tại nhà máy với
chất lượng cao.
- Khả năng bảo dưỡng sửa chữa rất năng động và nhanh chóng nhờ các thiết
bị tự phát hiện hư hỏng chuyên dùng cũng như sự kết nối để phát hiện hư hỏng tại
trung tâm qua Internet.
- So với hệ thống trung tâm nước, hệ VRV rất gọn nhẹ vì cụm dàn nóng bố trí
trên tầng thượng hoặc bên sườn toà nhà còn đường ống dẫn môi chất lạnh có kích
thước nhỏ hơn nhiều so với đường ống nước lạnh và đường ống gió.

14

- Hệ VRV có 9 kiểu dàn lạnh khác nhau với tối đa 6 cấp năng suất lạnh rất đa
dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của khách hàng.
- Có thể kết hợp làm lạnh và sưởi ấm phòng trong cùng một hệ thống kiểu
bơm nhiệt hoặc thu hồi nhiệt hiệu suất cao.
 Những lợi thế của hệ thống VRV so với hệ thống trung tâm nước
- Hệ thống thông thường điều hoà không khí cho toàn bộ toà nhà, trái lại hệ
thống VRV chỉ làm lạnh riêng lẻ cho từng phòng. Do đó rất lý tưởng cho việc bố trí
đối với từng loại cao ốc điển hình. Hơn thế nữa, có thể điều khiển chính xác theo
từng mức độ phù hợp với điều kiện của mỗi phòng. Điều khiển riêng biệt tạo ra tính
kinh tế và hiệu quả hơn cho hệ thống.
- Tiết kiệm năng lượng kết hợp sử dụng HRV để thông gió, cải thiện đáng kể
hiệu quả năng lượng.
- Tiết kiệm không gian lắp đặt: hiệu quả sử dụng không gian được nâng cao
do máy nhỏ gọn, chiều dài ống lớn và có khả năng đáp ứng một hệ thống không khí
cỡ lớn chỉ với tuyến ống đơn.
- Linh hoạt trong thiết kế:
+ Đường ống cho phép linh hoạt hơn khi thiết kế hệ thống.
+ Công nghệ máy nén mới loại bỏ việc cần tính toán đường ống, rút ngắn

thời gian thiết kế.
+ Dễ dàng thay đổi cách bố trí do công suất dàn lạnh có thể đạt đến 130%
công suất dàn nóng.
- Độ tin cậy cao
+ Chức năng tự chẩn đoán giúp kiểm tra và phát hiện các sự cố nhanh
chóng và chính xác.
+ Chức năng tự khởi động lại đảm bảo hệ thống hoạt động lại có chế độ cài
đặt đã định trước ngay cả khi làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.

15

- Lắp đặt đơn giản:
+ Thiết bị nhỏ gọn và nhẹ có thể được vận chuyển bằng các phương pháp
nâng thông thường.
+ Số lượng ống ít hơn giúp việc bố trí đơn giản hơn, việc kiểm tra sau khi
lắp đặt không quá phức tạp.
Nhược điểm của hệ thống VRV là không lấy được gió tươi, để cấp gió tươi
cho phòng và tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hoà không khí cần bố trí thêm
thiết bị thông gió thu hồi nhiệt đi kèm. Giá thành của hệ thống VRV tương đối cao
nên chủ yếu phục vụ cho điều hòa tiện nghi chất lượng cao.





















16

Chương 2. KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH VÀ TÍNH CÂN BẰNG
NHIỆT ẨM
2.1. Khảo sát công trình
Khách sạn Thắng Lợi tọa lạc tại số 4 đường Pasteur, Nha Trang, có hai mặt
tiếp giáp hai trục đường Lê Lợi và Pasteur nên có vị trí khá thuận lợi để kinh doanh.
Khách sạn có dạng L, hướng Đông.
Khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, phục vụ du khách quốc tế và trong nước đến
lưu trú. Ngoài ra còn tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, hoạt động giải trí, liên
hoan, tiệc cưới, nhà hàng…
Khách sạn là một tòa nhà lớn, kiến trúc hiện đại 13 tầng, cao gần 50m tính từ
mặt đất, tọa lạc trên mặt bằng rộng khoảng 3000m
2
.
Tầng hầm có diện tích 2470m
2
, gồm các hạng mục: bar, vũ trường, gara để xe,
căn tin nhân viên, phòng bơm, phòng máy nén, hệ thống cung cấp điện, kho,…
Tầng 1 có diện tích 2959m

2
, gồm 1 phòng tập thể dục, 1 phòng họp, 1 phòng
sale & marketing, 1 phòng thủ quỹ, 1 phòng kế toán, 1 coffee shop, 1 coffee lounge,
1 phòng pantry, 2 vip room, 1 nhà hàng, 4 shop, ngân hàng Sacombank, hồ bơi,
sảnh, 1 bếp, 2 khu vệ sinh, hành lang, cầu thang.
Tầng 2 có diện tích 1555m
2
gồm văn phòng công ty, phòng họp, phòng giám
đốc, phòng phó giám đốc, 2 nhà hàng (phục vụ ăn uống, liên hoan, tiệc cưới), 1
phòng kỹ thuật, 1 bếp, sảnh, hành lang, 2 khu vệ sinh, cầu thang.
Tầng 3 có diện tích 1789m
2
gồm 3 phòng hội nghị, 6 phòng karaoke, 1 phòng
Business center, 1 phòng nhân viên, 1 phòng kỹ thuật, sảnh, hành lang, cầu thang, 2
khu vệ sinh.
Tầng 4 có diện tích 1685m
2
gồm 4 phòng vip massage, 1 phòng food massage,
11 phòng massage, 1 phòng sauna, 1 phòng steambath, 1 bể sacuzzi, 1 phòng nhân
viên, 4 phòng standard, 6 phòng deluxe R, 2 phòng deluxe L, 1 phòng deluxe C, 1
phòng excuitive suite, 2 phòng primer suite, 1 phòng dụng cụ, hành lang, sảnh, 1
khu vệ sinh, 1 kho, cầu thang.

17

Từ tầng 5 đến tầng 8 có diện tích 1362m
2
, có 28 phòng nghỉ, bao gồm: 13
phòng deluxe L, 6 phòng deluxe R, 1 phòng deluxe C, 1 phòng excuitive suite, 2
phòng primer suite, 4 phòng standard, 1 phòng standard D, hành lang, cầu thang.

Tầng 9, 10 có diện tích 1284m
2
có 26 phòng nghỉ, bao gồm: 11 phòng deluxe
L, 6 phòng deluxe R, 1 phòng deluxe C, 4 phòng standard, 1 phòng standard D, 1
phòng excuitive suite, 2 phòng primer suite, 1 kho, hành lang, cầu thang.
Tầng 11 có diện tích 1206m
2
, có 18 phòng nghỉ, bao gồm: 5 phòng standard L,
6 phòng deluxe L, 1 phòng deluxe C, 6 phòng grand deluxe, cầu thang, hành lang.
Tầng 12 có diện tích 1206m
2
, gồm 1 coffee bar, sân golf mini, sân thượng để
dàn nóng, 1 kho, 1 khu vệ sinh, cầu thang.
Bảng 2.1. Các hạng mục chính của Khách sạn Thắng Lợi
Tầng Phòng
Diện
tích, m
2
Chiều cao,
m
Bar, vũ trường 315 2,8
Dressing room 24 2,8
Bãi đậu xe 1200 2,8
Trạm điện 55 2,8
Kho 1 30 2,8
Kho 2 15 2,8
Kho 3 20
2,8
Khu vệ sinh 1 70 2,8
Khu vệ sinh 2 30 2,8

Khu vệ sinh 3 15
2,8
Trạm bơm 90 2,8
Boiler 25 2,8
Giặt ủi 100 2,8
Hầm
Căntin nhân viên 40 2,8
Cafe shop 173 3,6
Nhà hàng 332 3,6
Cafe lounge, sảnh 270 3,6
Shop 1 10 3,6
Shop 2 12 3,6
Tầng 1
Shop 3 16 3,6

18

Shop 4 19 3,6
Họp 14 3,6
Sale & Marketing 16 3,6
Thủ quỹ 8 3,6
Kế toán 33 3,6
Pantry 25 3,6
Sacombank 38 3,6
Vip room 1, 2 31 3,6
Front office 22 3,6
Tập thể dục 45 3,6
Bếp 220 3,6
Hồ bơi 200 1,5
Khu vệ sinh 1 40 3,6

Khu vệ sinh 2 30 3,6
Giám đốc 26 3,6
Phó giám đốc 27 3,6
Văn phòng 75 3,6
Họp 20 3,6
Làm việc 1 26 3,6
Làm việc 1 26 3,6
Restaurant 2 485 3,6
Restaurant 3 243 3,6
Sảnh 194 3,6
Bếp 35 3,6
Khu vệ sinh 1 45 3,6
Tầng 2
Khu vệ sinh 2 35 3,6
Karaoke 1, 2, 3, 4, 6 15 3,6
Karaoke 5 20 3,6
Hội nghị 1 410 3,6
Hội nghị 2 90 3,6
Hội nghị 3 72 3,6
Bussiness center 36 3,6
Sảnh 370 3,6
Nhân viên 14 3,6
Tiếp tân karaoke 40 3,6
Kỹ thuật 7 3,6
Khu vệ sinh 1 70 3,6
Tầng 3
Khu vệ sinh 2 16 3,6
Food massage 42 2,5
VIP massage 1, 2, 3, 4 15 2,5
Massage 8 2,5

Tầng 4
Khu vệ sinh 30 2,5

19

Kho 6 2,5
Bể Sacuzzi 30 2,5
Steambath 4 2,5
Sauna 3 2,5
Nhân viên 30 2,5
401÷404 Standard P.Nghỉ 26 2,95
405 Deluxe C P.Nghỉ 29 2,95
406÷411 Deluxe R P.Nghỉ 30 2,95
412, 414 Primer suite P.Nghỉ 48 2,95
413 Excutive suite P.Nghỉ 55 2,95
415, 416 Deluxe L P.Nghỉ 26 2,95
501÷504 Standard P.Nghỉ 26 2,95
505 Deluxe C P.Nghỉ 29 2,95
506÷511 Deluxe R P.Nghỉ 30 2,95
512, 514 Primer suite P.Nghỉ 48 2,95
513 Excutive suite P.Nghỉ 55 2,95
515÷525 Deluxe L P.Nghỉ 26 2,95
526 Standard D P.Nghỉ 33 2,95
Tầng 5


Tầng 6, 7,
8 tương tự

527, 528 Deluxe L P.Nghỉ 26 2,95

901÷904 Standard P.Nghỉ 26 2,95
905 Deluxe C P.Nghỉ 29 2,95
906÷911 Deluxe R P.Nghỉ 30 2,95
912, 914 Primer suite P.Nghỉ 48 2,95
913 Excutive suite P.Nghỉ 55 2,95
915÷923 Deluxe L P.Nghỉ 26 2,95
925 Standard D P.Nghỉ 33 2,95

Tầng 9,10
924, 926 Deluxe L P.Nghỉ 26 2,95
1101÷1104 Standard P.Nghỉ 26 2,95
1105 Deluxe C P.Nghỉ 29 2,95
1106÷1111 Deluxe R P.Nghỉ 30 2,95
1112 Primer suite P.Nghỉ 30 2,95
1113 Presidential P.Nghỉ 108 2,95
1114÷1119 Grand deluxe P.Nghỉ 37 2,95

Tầng 11
1120 Standard-L P.Nghỉ 33 2,95
Café bar 224 2,8
Tầng 12
Khu vệ sinh 30 2,8


20

- Không gian sử dụng điều hòa không khí gồm các hạng mục như: vũ trường, nhà
hàng, quán bar, phòng hội nghị, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng massage…
- Nhà bếp, nhà vệ sinh, kho và một số hạng mục khác chỉ sử dụng hệ thống hút gió
để làm thông thoáng.

♦ Chi tiết được thể hiện ở bản vẽ phần phụ lục.
 Kết cấu tường bao của công trình
Bảng 2.2. Kết cấu của tường bao
STT

Lớp
Chiều dày,

δ, (mm)
Hệ số dẫn nhiệt,
λ (W/mK)
1 Vữa xi măng 10 0,93
2 Gạch xây dựng

200 0,52
3 Vữa xi măng 10 0,93

Ngoài kết cấu bao che bằng tường gạch, khách sạn còn sử dụng kính màu để
tăng tính thẩm mỹ cũng như lấy ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất. Kính sử dụng
là loại kính màu xanh dày 8mm, có khung nhôm. Hệ số truyền nhiệt của kính lấy
theo bảng 4.13/[1] là k = 5,89 W/m
2
K.
 Kết cấu của trần nền
Bảng 2.3. Kết cấu của trần nền


ST
T
LỚP

Chiều dày,

δ (mm)
Hệ số dẫn nhiệt,
λ (W/mK)
1 Đá lát Graphit 10 0,6
2 Vữa xi măng 25 0,93
3 Bê tông cốt thép 250 1,55
4 Lớp không khí 690 2,6.10
-2
5 Thạch cao 12 1,67
3





Hình 2.2. Cấu trúc của trần nền
Hình 2.1. C
ấu trúc xây
dựng của tường


21

 Kết cấu của mái
Mái của tòa nhà được thiết kế là mái bằng bêtông.
Bảng 2.4. Kết cấu của mái
ST
T

Lớp
Chiều dày

δ, (mm)
Hệ số dẫn nhiệt,
λ (W/mK)
1 Sơn cách ẩm
2 Cách nhiệt
50
0,536
3 Vữa xi măng 25 0,93
4 Bê tông cốt thép 150 1,55
5 Lớp không khí 690 2,6.10
-2
6 Thạch cao 12 1,67

Các tầng từ tầng hầm đến tầng 4 đều có trần giả toàn bộ không gian điều hòa.
Khối phòng từ tầng 5 đến tầng 11 chỉ có trần giả nhà vệ sinh, không sử dụng trần
giả trong không gian điều hòa.
2.2. Thông số môi trường trong nhà và ngoài nhà
2.2.1. Chọn cấp điều hoà không khí
Theo mức độ quan trọng của công trình hệ thống điều hòa được chia làm 3 cấp
như sau:
- Điều hòa không khí cấp 1: là điều hòa tiện nghi có độ tin cậy cao nhất, nó
duy trì được các thông số vi khí hậu trong nhà ở mọi phạm vi biến thiên nhiệt ẩm
ngoài trời cả về mùa hè và mùa đông.
- Điều hòa không khí cấp 2: là điều hòa tiện nghi có độ tin cậy trung bình, nó
duy trì được các thông số vi khí hậu trong nhà với phạm vi sai lệch không quá 200
giờ trong một năm khi có biến động khí hậu cực đại ngoài trời của cả mùa hè và
mùa đông.

- Điều hòa không khí cấp 3: là điều hòa tiện nghi có mức độ tin cậy thấp hơn
cả, nó duy trì được các thông số vi khí hậu trong nhà với phạm vi sai lệch không
quá 400 giờ trong một năm.

1

2
5

6

3

4

Hình 2.3. Kết cấu của mái

22

Ta thấy cấp điều hòa không khí quy định sai lệch cho phép các thông số trong
nhà nhưng thực chất lại liên quan đến việc chọn thông số thiết kế ngoài trời nên ta
cần xác định được cấp điều hòa để chọn các thông số thiết kế ngoài nhà.
Điều hòa không khí cấp 1 tuy có mức độ tin cậy cao nhất nhưng chi phí đầu
tư, lắp đặt, vận hành rất lớn nên chỉ sử dụng cho những công trình điều hòa tiện
nghi đặc biệt quan trọng hoặc các công trình điều hòa công nghệ yêu cầu nghiêm
ngặt như: Lăng Bác, các phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử, quang học, cơ khí
chính xác…
Điều hòa không khí cấp 2 thường chỉ áp dụng cho các công trình chủ yếu như:
khách sạn 4-5 sao, bệnh viện quốc tế…
Điều hòa không khí cấp 3 có mức độ tin cậy thấp nhất tuy nhiên trên thực tế

nó lại được sử dụng nhiều nhất do mức độ đầu tư ban đầu thấp nhất. Hầu hết các
công trình dân dụng như: điều hòa không khí khách sạn, văn phòng, siêu thị, hội
trường, rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà ở… chỉ cần chọn điều hòa không khí cấp 3 là
được.
Bảng 2.5. Thông số tính toán ngoài nhà các cấp điều hòa 1, 2, 3
Mùa nóng Mùa lạnh
Cấp điều hòa
không khí
Nhiệt độ,
0
C Độ ẩm, % Nhiệt độ,
0
C Độ ẩm, %
Cấp 1 t
max
t
min
Cấp 2
max tbmax
t t
2


min tbmin
t t
2


Cấp 3 t
tb max


φ
13-15
(của tháng
nóng nhất)
t
tb min


φ
13-15
(của tháng
lạnh nhất)

Trong đó: t
max
: nhiệt độ tối cao tuyệt đối.
t
min
: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối.
t
tbmax
: nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất.
φ
13-15
: độ ẩm lúc 13-15h của tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất ghi
nhận được theo TCVN 4088-1985 và TCVN 5687-1992.

×